10 tiểu thuyết được truyền cảm hứng bởi Shakespeare – Nguyễn Ngân (dịch)

Shakespeare được biết đến là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Anh. Những tác phẩm nổi tiếng của ông thường có chủ đề về tình yêu và bi kịch trong tình yêu với những yếu tố về: tình yêu bị cản trở, tham vọng, sự ghen ghét, nỗi sợ hãi. Bởi vậy, không có gì là đáng ngạc nhiên khi Shakespeare đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, từ Herman Melville cho đến Angela Carter…

Shakespeare được biết đến là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Anh. Những tác phẩm nổi tiếng của ông thường có chủ đề về tình yêu và bi kịch trong tình yêu với những yếu tố về: tình yêu bị cản trở, tham vọng, sự ghen ghét, nỗi sợ hãi. Bởi vậy, không có gì là đáng ngạc nhiên khi Shakespeare đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, từ Herman Melville cho đến Angela Carter.

Ông đã xử lý các nguyên mẫu trước khi bất kỳ ai biết về sự tồn tại của nó, ông có khả năng nắm bắt cảm xúc hoặc tình huống và đẩy nó lên cao trào để tạo ra những tác phẩm kinh điển, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho những thế hệ sau. Đó là tác phẩm Noughts & Crosses của Malorie Blackman được truyền cảm hứng từ vở kịch Romeo and Juliet; tác phẩm Lunar Park của Bret Easton Ellis, lấy cảm hứng từ vở Hamlet và The Tempest là cảm hứng cho tác phẩm The Magus của John Fowles.

  1. Moby-Dick (tạm dịch: Con Cá Voi Moby Dick) của Herman Melville (lấy cảm hứng từ vở kịchMacbeth/King Lear)

Moby Dick hay con cá voi là một tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm của tác giả người Mỹ, Herman Melville. Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của thủy thủ lang thang Ishmael, và chuyến đi của mình trên một con tàu săn cá voi được chỉ huy bởi thuyền trưởng tên Ahab – người đã cố truy đuổi một con cá voi trắng khổng lồ, hung dữ và bí ẩn tên Moby Dick. Trong tác phẩm này, Melville sử dụng biểu tượng cách điệu, ngôn ngữ, và ẩn dụ để khai mở các chủ đề phức tạp. Thông qua cuộc hành trình của nhân vật chính, các khái niệm của lớp và địa vị xã hội, thiện và ác, và sự tồn tại của Thiên Chúa là tất cả sự trải nghiệm như Ishmael phỏng đoán dựa trên niềm tin cá nhân của mình và vị trí của mình trong vũ trụ. Cũng như hai vở kịch Macbeth và Lear nói về sự phá vỡ trật tự tự nhiên của sự vật, thuyền trưởng Ahab đã bất chấp, đương đầu với tự nhiên để quyết tâm tiêu diệt con mồi.

  1. The Daughter of Time (tạm dịch: Người con gái của thời gian) của Josephine Tey (lấy cảm hứng từ vở kịch lịch sử Richard III)

Câu chuyện kể về thanh tra Alan Grant, một vụ tai nạn đã khiến ông phải nằm liệt giường, kể từ đó Alan thích thú với việc nghiên cứu các bí ẩn lịch sử thông qua những bức ảnh. Ông đặc biệt giành sự quan tâm của mình đối với bức ảnh của vua Richard III, một vị vua nổi tiếng ác độc. Alan không tin  Richard là kẻ sát nhân nên đã lao vào tìm kiếm sự thật. Cuối cùng, bằng những lập luận logic, ông đã đi đến kết luận rằng việc cáo buộc Richard là sát nhân là chuyện bịa đặt được thêu dệt bởi Tudor.

  1. Brave New World (tạm dịch: Một thế giới dũng cảm) của Aldous Huxley (lấy cảm hứng từ vở kịch The Tempest)

Huxley đã sử dụng khá nhiều tài liệu của Shakespeare trong tác phẩm này của mình, và tựa đề của cuốn tiểu thuyết chính là lời trích dẫn từ cuốn The Tempest (tạm dịch: Giông tố). Cuốn sách là lời chế nhạo đối với Utopia (khái niệm về một xã hội hoàn hảo), nó vẽ ra một xã hội xấu xa không lối thoát đối với lớp trẻ. Huxley đã khám phá ý tưởng về sức mạnh của nghệ thuật, bản chất của con người, giống như Shakespeare đã sử dụng trong tác phẩm này – mà có thể đây là vở kịch cuối cùng của ông.

  1. Cakes and Ale (tạm dịch: Bánh và Rượu) của W Somerset Maugham (lấy cảm hứng từ vở kịchTwelfth Night)

Maugham có thể là một nhà văn lỗi thời nhưng đây là một tác phẩm vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn. Tạo hình nhân vật Rosie Driffield “người đàn bà lẳng lơ” thể hiện thành kiến về giới, nhưng chủ nghĩa khoái lạc của Rosie được truyền cảm hứng từ nhân vật Sir Toby Belch trong tác phẩm Twelfth Night.

  1. The Talented Mr Ripley (tạm dịch: Ngài Ripley thiên tài) của Patricia Highsmith (lấy cảm hứng từ vở kịch Macbeth)

Giống như Macbeth, Ripley muốn những thứ mà người khác có, và cũng giống như Macbeth giết Duncan, Ripley đã tiếp cận với cậu bé vàng Dickie Greenleaf để tìm kiếm cơ hội thay thế. Tác phẩm là hàng loạt những lời dối trá từ đầu đến cuối, thật đáng buồn khi những lời thật lòng hiếm hoi lại là nguồn cơn cho biết bao tội lỗi. Cuốn sách truyền tải nhiều thông điệp đáng suy ngẫm về cái giá của sự lừa dối, cái giá phải trả để trở thành một con người khác và sống trái với chính mình.

  1. The Black Prince (tạm dịch: Hoàng tử đen) của Iris Murdoch (lấy cảm hứng từ vở kịch Hamlet)

Đây là một tác phẩm tuyệt vời kể về một chuyện tình đầy ám ảnh, mang đậm phong cách sáng tác của Murdoch và được truyền cảm hứng bởi Freud và Plato cũng như Hamlet. Câu chuyện kể về giai đoạn sau của cuộc đời nhân vật chính, một tác giả tuổi ngũ tuần người London, Bradley Pearson và quãng thời gian ông đem lòng yêu con gái của một người bạn, cũng là đối thủ văn học của mình, Arnold Baffin. Murdoch đã thể hiện tài năng xuất chúng của mình khi viết về đề tài tình yêu với những diễn biến không thể tiên đoán trước.

  1. The Dogs of War (tạm dịch: Lính đánh thuê) của Frederick Forsyth (lấy cảm hứng từ vở kịchJulius Caesar)

Những khám phá của Shakespeare về bạo lực và sự phản bội đã truyền cảm hứng cho nhiều tác giả cùng thời. Forsyth đã mượn lời văn trong tác phẩm Julius Ceasar để làm tựa đề cho cuốn sách của mình, nói về cuộc chiến của lính đánh thuê tại Châu Phi. Chủ đề được phản ánh thông qua vở kịch tàn bạo này là câu chuyện về những người đàn ông tàn nhẫn hoạt động theo những quy tắc riêng của họ, nhất quán nhưng nhẫn tâm.

  1. Wise Children (tạm dịch: Những đứa trẻ thông minh) của Angela Carter (lấy cảm hứng từ tác phẩm The Taming of the Shrew et al)

Câu chuyện về những đứa trẻ sinh đôi và những nghịch lý trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Carter cũng giống như những chi tiết Shakespeare đã từng thể hiện trong tác phẩm của mình. Cuốn tiểu thuyết kể về cặp song sinh Dora và Nora Chance, họ khám phá những khái niệm về tình cha con và sự loạn luân. Cuốn tiểu thuyết có năm chương cũng giống như vở kịch The Taming of the Shrew (tạm dịch: Thuần hóa cô nàng đanh đá) có năm hồi.

  1. Love in Idleness của Amanda Craig (lấy cảm hứng từ vở kịch A Midsummer Night’s Dream)

Đây là phiên bản hiện đại của A Midsummer Night’s Dream (tạm dịch: Giấc mộng đêm hè), lấy bối cảnh tại Tuscany. Một câu chuyện hài hước, kín đáo chế giễu trò hề giao lưu văn hóa dí dỏm, chứa đựng ngôn ngữ hài hước của Shakespeare, đồng thời là câu chuyện hiện đại về tình yêu và sự dối trá.

10. A Thousand Acres (tạm dịch: Một nghìn mẫu Anh) của Jane Smiley (lấy cảm hứng từ vở kịchKing Lear)

Smiley đã kể lại câu chuyện King Lear trong thời hiện đại tại tại tiểu bang Iowa trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của cô. Cuốn tiểu thuyết được lấy bối cảnh là một trang trại rộng một ngàn mẫu Anh thuộc sở hữu của một người cha và ba cô con gái của mình. Câu chuyện được kể từ quan điểm, cái nhìn của cô con gái lớn nhất, Ginny. Thay vì gạt bỏ hai cô con gái  nhỏ tuổi hơn với tính cách xấu xa và tham lam như Shakespeare đã làm thì  trong cuốn tiểu thuyết của mình Smiley đã khám phá những bí mật gia đình là nền tảng cho bộ phim truyền hình, và chỉ ra tầm quan trọng, giá trị của đất đai.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa King Lear và A Thousand Acres, bao gồm cả các chi tiết cốt truyện và phát triển nhân vật. Thậm chí một số tên tuổi của các nhân vật chính trong hai cuốn tiểu thuyết đều có sự tương đồng: Larry là Lear, Ginny là Goneril, Rose là Regan, và Caroline là Cordelia.

N.N dịch

(VNQĐ online)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder