Ác giả truyện Cây táo ông Lành và cao bồi bang Texas – Tạ Hữu Đỉnh

Người ta bảo tác giả bị “đánh’ đau lắm. Mà đấy vẫn còn là may, vì Hoàng Cát là thương binh cụt một chân, cho nên chỉ bị mất việc làm, bị treo bút không được viết lách gì nữa, chứ nếu không thì cứ gọi là tù mọt gông!…

Người ta bảo tác giả bị “đánh’ đau lắm. Mà đấy vẫn còn là may, vì Hoàng Cát là thương binh cụt một chân, cho nên chỉ bị mất việc làm, bị treo bút không được viết lách gì nữa, chứ nếu không thì cứ gọi là tù mọt gông!…

Phần một:

Lần đầu tiên tôi được biết cái tên Hoàng Cát, không phải do được đọc tác phẩm của ông, mà do nghe thấy người ta đồn ông bị “đánh”, vì cái truyện viết cho thiếu nhi: “Cây táo ông Lành”. Nghe đâu cái tên ông Lành, chẳng may lại trùng với tên một ông to ở trung ương cho nên mới thành ra to chuyện. Kể ra, thiên hạ trùng tên, trùng tuổi cũng là chuyện thường tình. Nươc ta bây giờ ở đâu đó vẫn có Lê Quý Đôn, có Nguyễn Công Hoan đấy. Nhưng Lê Quý Đôn ngày xưa là quan Bảng nhãn, còn Lê Quý Đôn bây giờ rất có thể chỉ là một bác thợ cày. Thì cũng vẫn là “quý” chứ có sao đâu? Nhưng nhà cái ông to ấy lại cũng có cây táo, cho nên mới sinh ra nông nỗi…

Người ta bảo tác giả bị “đánh’ đau lắm. Mà đấy vẫn còn là may, vì Hoàng Cát là thương binh cụt một chân, cho nên chỉ bị mất việc làm, bị treo bút không được viết lách gì nữa, chứ nếu không thì cứ gọi là tù mọt gông!…

Thấy chuyện lạ, tôi cũng định tìm đọc xem đầu cua tai nheo ra sao mà to chuyện thế? Nhưng chẳng đào đâu ra cái của quốc cấm ấy. Thế rồi thời gian trôi đi, chuyện mới đã thành ra cũ. Rồi đời sống mải làm mải ăn, hơi đâu mà để ý đến cái thừ giời ơi đất hỡi ấy nữa.

Nhưng rồi một hôm đọc báo Nghệ Thuật mới (phụ trương báo Người Hà Nội, số Tết Ắt Mùi 2015), thấy bài : “Xông đất nhà thơ Tố Hữu” của Phùng Quán, thì cái tên Hoàng Cát và truyện “Cây táo ông Lành” lại được nhắc đến. Phùng Quán viết:
“…Tôi bâng khuâng đưa mắt nhìn cây táo già và cây hồng tơ, đứng sát bên rào sắt trước tiền sảnh biệt thự. Đây là hai cái cây nổi tiếng đã đi vào thơ: “Cây táo đầu hè rung rinh quả ngọt”, “Quả son nhún nhẩy đên lồng cành tơ”. Nhìn cây tôi bỗng chạnh nhớ đến anh lính trẻ thương binh Hoàng Cát viết văn. Chỉ vì cây táo này mà có lần anh phải mang hoạ vào thân. Anh viết truyện thiếu nhi “Cây táo ông Lành” và đã bị trừng phạt vì có dụng ý nói xấu cán bộ lãnh đạo cao cấp. Giá hồi đó anh đổi thành “Cây nhót hay cây ổi ông Lành” chắc đã không phải khổ…”.

Thế là một lần nữa sụ tò mò lại trỗi dậy, tôi lại muốn đọc cái truyện ấy. Nhưng tìm đâu ra? Nhà thơ Hoàng Cat, tôi và bạn bè tôi chẳng có ai quen biết ông. Nghĩ mãi, chỉ thấy còn một chút hy vọng mỏng manh và cũng rất hú hoạ là hỏi máy tinh.

Ôi chao! Thật không thể tưởng tượng được, một văn bản truyện đã bị đào sâu chôn chặt gần nửa thế kỷ trước rồi. Thế mà nay lại hiện lên nguyên vẹn trên màn hình, chỉ sau vài cái nhấn chuột! Để bạn đọc tiện theo dõi, trộm phép tác giả, tôi xin trích tóm lược nội dung truyện như sau:

“Chẳng ai biết tên ông ấy là gì? Thấy ông hiền lành lại yêu trẻ, cho nên người ta gọi ông là ông Lành. Lâu ngày thành tên. Vườn nhà ông rộng, có nhiều cây ăn quả. Nhưng ông quý nhất cây táo lai. Cạnh cây táo ông đã cất một ngôi nhà chuẩn bị cho cậu con trai duy nhất của ông lấy vợ. Nhưng làm xong nhà thì con trái ông xung phong đi bộ đội. Thế là nhà mới đành bỏ không. Đến nay, tuy vẫn mang tên “nhà mới”, nhưng mái tranh đã có vài chỗ dột vì chuột bọ và thiếu vắng hơi người.
Bà vợ ông mất từ năm 1967, vì bom Mỹ. Ông ở một mình. Muốn có đứa cháu cho vui cửa vui nhà, nhưng chưa thực hiện được.

Bên ngoài hàng dậu nhà ông là con đường ống chạy xuyên qua làng. Sáng nào lũ trẻ cũng ríu rít qua đấy nhặt táo rụng rồi đến lớp Vốn yêu trẻ, ông lấy đó làm nguồn vui. Nhiều lần thấy chúng ném đất, đá cho táo rụng, ông cũng không la mắng. Ông chì nhẹ nhàng bảo chúng đừng làm hỏng mái nhà. Bọn trẻ cũng ngoan, biết vâng lời ông.

Nhưng một hôm ông đang ngồi chẻ lạt, buộc cái nạng để chống cành táo khỏi ngả xuống vườn, thì “bịch” một cái, hòn đất rơi trúng đầu ông vỡ tung toé. Cũng máy là hòn đất mềm. Ông chỉ choáng váng một chút. Khi mở mắt ra ông thấy thằng Thìn mặt tái mét, nó ấp úng: “Cháu, cháu lỡ, xin ông tha!”. Đang cơn bực mình, ông Lành ném con rựa đánh “phịch”: “Ông, ông cái con khỉ!”. Sợ quá, thằng Thìn co cẳng cắm đầu chạy. Gặp lũ trẻ, nó liền bịa ra cách để doạ các bạn. Nó phồng má, trợn mắt lên bảo: “Này chúng bay ơi! Tao vừa đến chỗ cây táo nhà ông Lành. Tao đang nhặt mấy quả rụng. Bỗng nghe thấy tiếng ư hừm rất to. Tưởng có người ở trên cây, tao nhìn lên thì…eo ơi! Một cái sọ dừa đen ngòm đang trừng trừng nhìn tao. Tao sợ quá ù té chạy đến đây. Hú vía!”.

Chẳng trông thấy ma bao giờ, nhưng bọn trẻ đứa nào cũng rất sợ ma. Thế là từ hôm ấy chúng bảo nhau bỏ con đường đi qua gốc táo nhà ông Lành. Chúng đi vòng ra đường cái đến lớp. Con đường nhà ông Lành trở nên vắng ngắt. Táo rụng vàng ối dưới gốc cũng chẳng có đứa nào đến nhặt.

Chẳng hiểu nguyên nhân vì sao? Tiếc những quả táo vàng ươm rơi rụng, ông Lành nhặt đầy một rổ, rửa sạch để chờ bọn trẻ. Ông vừa rửa xong thì thấy thằng Mùi hớt hải chạy qua.. Ông gọi và giữ nó lại đưa táo cho nó. Nhưng thằng Mùi lắc đầu, bảo: “Không! Táo có ma đầu lâu đen, cháu không ăn đâu!”. “Ai bảo cháu thế?” Thằng Mùi thuật lại chuyện thằng Thìn nói mấy hôm trước, rồi bảo: “Hôm nay cháu ngủ quên, sợ muộn học cháu mới liều chạy qua đây đấy ông ạ!”. Vỡ lẽ, ông Lành mắng: “Cha tổ chúng bay! Chỉ khéo bịa chuyện để doạ nhau chứ làm gì có ma đầu lâu. Đấy là cái tổ kiến ông để cho kiến nó bắt sâu khỏi hại táo đấy!”. Rồi ông Lành lấy cây chọc tổ kiến, lũ kiến đen bò ra bâu đầy ngọn sào để thằng Mùi biết rõ sự thật…

Đêm ấy ông Lành không ngủ được, nằm nghe tiếng táo rung lộp độp, lẫn tiếng tí tách sương rơi, khiến ông nghĩ càng thêm ân hận. Vì trước đây có lần cô giáo Hà đã hỏi ông mượn ngôi nhà mới làm lớp học. Nhưng ngại bọn trẻ nghịch ngợm, ông không cho. Nhưng bây giờ thì ông đã đổi ý…

Sáng hôm sau ông Lành đến lớp Một, với hai mục đích là báo cho cô Hà biết để cô chuyển lớp học đến ngôi nhà mới của ông. Và gặp lũ trẻ nói cho chúng hiểu, trên cây táo của ông chỉ có cái tổ kiến, chứ không phải là cái đầu lâu đen như thằng Thìn nói.

Vừa trông thấy ông, lũ trể đã cầm vài quả táo và hò reo chạy ra đón ông. Riêng thằng Thìn ngồi sụp xuống chân bàn, hai tai nó đỏ dừ.

Mùa táo chín 1973”.

x x x

Dưới truyện “Cây táo ông Lành” là những dòng trích bài Xã luận nhan đề: “Tăng cường tính Đảng. Đi sâu vào đời sống nhân dân, tạo một khí thế mới trong văn nghệ ta”. In trên Tạp chí Học tập, số 11- 1974.

“Một truyện ngắn về thiếu nhi đăng trên tuần báo Văn nghệ trong thời gian qua thuộc loại nấm độc nguy hiểm. Với lối viết kiểu “biểu tượng hai mặt”, truyện này gieo rắc hoài nghi trong quần chúng đối với sự lãnh đạo của đảng ta, gieo rắc tư tưởng chống lại đường lối cách mạng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền chuyên chính vô sản của chúng ta. Mô tả cuộc sống heo hút, tâm trạng u buồn của một ông già, người vợ chết vì bom, người con trai độc nhất “vô bộ đội đợt đầu tiên kể từ ngay sau khi có lệnh hoà bình”, truyện này không những bộc lộ quan điểm sai lầm của chủ nghĩa nhân đạo tư sản trong vấn đề chiến tranh, mà còn có tác dụng như một lời kêu gọi phản đối chiến tranh cách mạng, có hại cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước của nhân dân ta. Trong điều kiện chuyên chính vô sản, cuộc đấu tranh giữa hai con đường ở miền Bắc tiếp tục diễn ra gay go, phức tạp, tác giả truyện ngắn này đưa ra hình ảnh cái đầu lâu khủng khiếp và nói về việc “từ bỏ con đường này đi theo con đường khác” là có ý gì? Phải chăng đây là sự phản ứng giai cấp trước một số biện pháp như kiểm tra hành chính, thu lại ruộng đất bị lấn chiếm, chống bọn ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và bọn làm ăn phi pháp, bọn đầu cơ móc ngoặc v,,,v…mà nhà nước dân chủ nhân dân đã áp dụng để bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề “ai thắng ai” ở miền Băc? Cùng với lối viết bóng gió, xuyên tạc “nhà mới mà đã dột vì chuột bọ”, tác giả đe doạ “bỏ” con đường tác giả cho là “con đường tắt” để đi con đường khác. Đó là một sự thách thức chế độ ta. Chuyện đã không chân thật, chủ đề lại lấp lửng, chi tiết lại đáng ngờ, gieo rắc những quan điểm, tư tưởng sai trái, đây rõ ràng là một truyện xâú và có hại. Vì tính chất độc hại của nó, truyện ngắn này đã bị đông đảo bạn đọc phản đối”…

Tạ Hữu Đỉnh

TÁC GIẢ TRUYỆN CÂY TÁO ÔNG LÀNH VÀ CAO BỒI BANG TEXAS (tiếp) – Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh

Như vậy là hoàn cảnh xã hội và thân phận công dân của hai người, tuy hình thức bên ngoài thì rất giống nhau, nhưng bên trong thì khác nhau một trời một vực. Và cũng do đọc bài báo này, tôi mới biết nước Mỹ ngoài nền tự do dân chủ chân chính, còn có tự do theo kiểu “cao bồi”!

Phần hai:

Từ “mĩ” trong ngôn ngữ nước ta có nghĩa là “đẹp”. Nhưng nước Mỹ trứơc đây đối với người Việt Nam chúng ta thì không thể có nghĩa là đẹp được…Ngày xưa trong sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay trong các cuộc học tập, đăng đàn diễn thuyết, người ta thường chỉ chích đế quốc Mỹ, gọi Mỹ là: “Con hổ giấy”, là: “Thằng người khổng lồ chân đất sét”, là: “Tên sen đầm quốc tế”… Và khẳng định rằng: “Chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết!”.

Nhất là từ ngày Mỹ đem quân vào miền Nam nước ta, trực tiếp bắn giết nhân dân ta, rồi leo thang ném bom bắn phá miền Bắc nước ta, một nước độc lập có chủ quyền đã được Liên Hiệp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận. Thì nước Mỹ đã lộ nguyên hình là kẻ thù xâm lược nước ta. Cho nên Mỹ chẳng những đã không đẹp, trái lại đã trở nên rất xấu!

Nhưng đó là chuyện từ ngày xửa ngày xưa rồi. Còn từ ngày ta đổi mới tư duy, mở cửa hội nhập, muốn làm bạn với tất cả các nước, rồi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận bao vây kinh tế nước ta và thiết lập quan hệ ngoại giao với ta, thì nước Mỹ đã trở thành bạn bè đối tác của nước ta rồi.

Và…cũng từ ngày đó, chẳng biết có chỉ thị nghị quyết gì bảo thôi hay không? Mà tất cả các cơ quan ngôn luận truyền thông báo chí và các nhà li luận khi viết cũng như khi đăng đàn rao giảng đều thôi không nhắc đến các cụm từ cũ như: “Đế quốc Mỹ là con hổ giấy”, hay: “Mỹ là tên sen đầm quốc tế” nữa. Mặc dù Mỹ vẫn đang có quân đồn trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như Mỹ vẫn đang đứng đầu trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Và cũng từ ngày ấy đến bây giờ, chẳng biết chủ nghĩa tư bản có còn giẫy chết nữa không? Nhưng xem ra nó vẫn còn sống, chứ chưa chết!…
Và bây giờ, tuy nước Mỹ đã là bạn của ta, nhưng xã hội vôn lắm mầu nhiều vẻ, bạn bè cũng có nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau. Có bạn tâm giao, bạn xã giao hoặc bạn sơ giao. Bạn tâm giao là bạn cùng chí hướng, cùng lý tưởng, cùng phe xã hội chủ nghĩa, cùng chia ngọt sẻ bùi, vừa là đồng chí vừa là anh em. Như ta với Lào, Trung Quốc hay Liên Xô trước đây. Cho nên khi đón bàn tâm giao đến thăm, vị đại diện nước chủ nhà, sau cái bắt tay thật chặt, là cái ôm vai, vỗ lưng, rồi ba cái áp má nữa mới là xong cái thủ tục mở đầu của cuộc viếng thăm. Còn các nước chỉ là bạn bè hợp tác kinh tế, thương mại theo kiểu: “Đi buôn có bạn, đi bán có phường”. Thì vị đại diện nước chủ nhà chỉ chìa ra một cái bắt tay vừa phải, không cần chặt, mà cũng không lỏng. Không ôm vai, không vỗ lừng, không áp má. Và nhất là không cần cúi đầu. Trái lại, đầu phải thẳng, hay có thể ngửa lên một chút cũng chẳng sao. Trong khi phía khách (chẳng biết có phải do nền văn hoá của họ, hay vì kính phục ta) mà họ cúi đầu rất thấp?… Khi hai bàn tay chủ và khách vừa nắm vào nhau, thì bàn tay kia của vị chủ nhà đã ra dấu cho khách quay mặt ra phia trước để các phóng viên đài, báo chụp ảnh ghi hình.

Tuy nhiên, cái nghi thức long trọng đó cũng có lúc xẩy ra tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Khách đang tươi cười, niềm nở nhìn chủ nhà để bày tỏ sự vui mừng, thì chủ nhà đã quay mặt nhìn ra phia trước cười rất tươi với những chiếc ống kính vô tri vô giác!…

Khoảng ba, bốn thập niên trước đây, nhà thơ Việt Phương đã có câu thơ rất nổi tiếng: “Tổng thống Mỹ cũng có thể là đồng chí”. Vâng! Nhưng đó là ở thì tương lai. Còn quá khứ và hiện tại, các đời Tổng thống Mỹ chưa có ai là đảng viên đảng cộng sản. Cũng như nước Mỹ hiện nay mới chỉ là bạn bè có quan hệ ngoại giao, hợp tác đầu tư kinh tế với nước ta như các nước tư bản khác, chứ nước Mỹ chưa phải là đồng chí của ta. Và có lẽ do vậy mà sự hiểu biết về con người, về cuộc sống và đất nước của nhau còn rất hạn chế. Kể cả người đang viết những dòng này cũng vậy.

Nhưng rồi nhờ bài báo: “Gặp gỡ nước Mỹ” của Vũ Cao Phan (Văn nghệ số 1+2, ngày 3/1/2015) đã giúp tôi khắc phục một phần nào sự thiếu sót đó. Và xin phép tác giả, tôi xin trích một số đoạn để bạn đọc cùng chia sẻ:

“…Tôi (tức Vũ Cao Phan) có lần ghé một bệnh viện ở San Francico bất ngờ đọc thấy dòng chữ trên tấm bảng ngay lối cửa chính: “Mọi bệnh nhân đều được điều trị hoàn toàn bình đẳng, bất kể tuổi tac, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quyền công dân hay thân phận pháp lý. Bệnh viện không được trì hoãn việc điều trị cho dù bệnh nhân ý có hay không có khả năng chi trả hoặc bảo hiểm”. (…) trong hai ngoặc đơn này là những dòng Anh ngữ nguyên bản.

“…Tôi kể chuyện này: Một công ty Mỹ quyết định mua lại một công ty Pháp ở Paris, trong kế hoạch phát triển thương hiệu của mình. Thương thảo mọi điều khoản xong, họ đồng ý ký tắt trong Wonking hỉrch (bữa ăn trưa làm việc) ngay tại căng tin. Vào bàn, người Mỹ chợt thấy phía trước ba nhân viên Pháp đang. vui vẻ với cá hồi và rượu vang. Bữa ăn vẫn diễn ra nhưng việc ký tá được hoãn lại. Hoãn lại có nghĩa không bao giờ nữa. Việc dùng chất cồn trong công, tư sở bị cấm hoàn toàn, cấm nghiêm ngặt,,,”.

“…Ở San Francico, gần ngay chỗ tôi ở một lá “cờ hoa” được làm cho rách nát tả tơi còn hơn cả một bãi rác, cắm trước một căn nhà cổng cửa mở toang. Chẳng ai can thiệp, kể cả chính quyền (ở xứ khác, chủ nhân của nó chắc đã bị bỏ tù…”.
“..Trên một quảng trường ở Seattle tình cờ tôi thấy một công dân da đen đăng đàn công kích chính sách của Tổng thống Obama, thoá mạ cả cá nhân Tổng thống, thỉnh thoảng lại thõng thượt ngồi xuống chiêu nước và nhai kẹo cao su. Chẳng ai đứng nghe, cũng chẳng ai hỏi đến, chỉ có một người ngang qua đặt dưới chân “diễn giả” hình như là đôi chiếc hot dog (bánh mì kẹp thịt)”…

“…Trên một con đường cao tốc phụ cận Houston, chẳng rõ nguyên nhân gì, bất ngờ một chiếc xe vượt qua chặn đường một chiêc xe khác, người trong xe bước ra, rút súng (đây là xứ cao bồi Texas mà, chưa kể ở Mỹ ai cũng có quyền sở hữu súng) bắn thủng cả bốn lốp chiếc xe kia rồi ung dung bước lên xe mình lái đi…”.

* * *
Đoạn kết:

Đọc bài: “Gặp gỡ nước Mỹ”, bỗng tôi nẩy ra ý nghĩ so sánh về hoàn cảnh và thân phận của tác giả truyện “Cây táo ông Lành” với ông “diễn giả” da đen ở quảng trường Seattle nước Mỹ. Hai người đều là công dân của hai quốc gia độc lập, có chủ quyền và có nền tự do dân chủ như nhau. Nhưng một người co thể tự do đăng đàn công khai đả kích chính sách của Tổng thống. Thậm chí thoá mạ cả cá nhân Tổng thống cũng chẳng ai bảo sao, kể cả cơ quan chính quyền. Còn người kia, đã từng hi sinh một phần quan trọng xương máu của mình để bảo vệ đất nước và chế độ, nhưng chỉ vì một cái truyện ngắn viết cho thiếu nhi có con đường vòng, đường tắt và có nhân vật trùng tên với một ông cán bộ lãnh đạo, mà bị chụp cho cái mũ: :”Chống chế độ xã hội chủ nghĩa”, bị mất việc làm, và bị treo bút gần 20 năm. Nếu không có “Đỏi mới” thì cái tội tày đình đó còn chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt!

Như vậy là hoàn cảnh xã hội và thân phận công dân của hai người, tuy hình thức bên ngoài thì rất giống nhau, nhưng bên trong thì khác nhau một trời một vực. Và cũng do đọc bài báo này, tôi mới biết nước Mỹ ngoài nền tự do dân chủ chân chính, còn có tự do theo kiểu “cao bồi”!

Để cuộc sống của con người được tốt đẹp hơn. Mong sao cái thứ tự do “cao bồi”, và cả cái kiểu ra tay mẫn cán, “chuyện bé xé ra to”, rồi chụp cái mũ “phản động” lên đầu người dân thấp cổ bé họng, không có khả năng tự bảo vệ mình, để tâng công, nhằm mưu cầu danh lợi cho cá nhân mình sẽ chẳng bao giờ tái diễn nữa.

TP Uông Bí, tháng 3/2015

T.H.Đ

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder