– Anh bạn trẻ, tôi xin cảm ơn anh về tất cả những gì anh làm cho tôi. Thề trước thánh Isaac và thánh Abraham, cuộc đời ta trải nhiều năm nhưng chưa từng gặp một người nào theo đạo Gia-tô như anh từ Đất Thánh trở về mà lại sẵn sàng thương và giúp đỡ một người Do Thái khốn khổ như tạ Xin thánh Jacob ban phước lành cho anh….(Trần Kiểm dịch và giới thiệu)..
– Anh bạn trẻ, tôi xin cảm ơn anh về tất cả những gì anh làm cho tôi. Thề trước thánh Isaac và thánh Abraham, cuộc đời ta trải nhiều năm nhưng chưa từng gặp một người nào theo đạo Gia-tô như anh từ Đất Thánh trở về mà lại sẵn sàng thương và giúp đỡ một người Do Thái khốn khổ như tạ Xin thánh Jacob ban phước lành cho anh….(Trần Kiểm dịch và giới thiệu)
Chương 2
Lâu đài Rotherwood gồm nhiều khu nhà ngăn cách nhau bằng những cái sân lớn, nó không giống chút nào với những lâu đài khác lênh khênh những tháp canh cao ghê gớm đã trở thành phong cách chung của nền kiến trúc Anh và giới quý tộc Normanrd. Lâu đài của Cedric de Saxon cổ hơn nhiều; dáng dấp trông man rợ và dễ sợ với ai nhỡ lạc vào. Có hai hàng rào bao quanh lâu đài, hàng rào được xây cất sao cho những người bắn cung hay dùng gươm, giáo có thể ngăn cản được dễ dàng không cho quân địch tới gần. Một cái hào rộng và sâu lượn khắp một vòng. Nước trong hào được lấy từ một cái suối cạnh lâu đài. Một chiếc cầu bằng gỗ thô có thể kéo lên khi bị tấn công và hạ xuống khi muốn vào lâu đài. Cedric de Saxon ở trong lâu đài đó. Chủ lâu đài ở hàng họ thane hay franklin; ông thuộc dòng dõi quý tộc và là người Saxons chính cống, điều ông tự hào cao nhất. Ông coi người Normanrd là những kẻ đi chinh phục và tiếm quyền và ông tự coi mình là người bảo hộ nhà quý tộc Athelstane, máu mủ ruột thịt của hoàng gia; ông mơ tưởng đặt lại ông này lên ngôi vua thay cho Richard Coeur de Lion, ông vua thích tìm phiêu lưu trận mạc trên Đất Thánh hơn là cai quản chính thần dân mình. Nhưng đối với Richard Plantagenêt nguồn gốc là Normanrd thì hạnh phúc của những người Saxons thô kệch liệu có quan trọng gì!
ít ra, đó là quan niệm của Cedric.
Cedric ở với cô cháu gái, lady Rowena, cô này nhờ những quan hệ đặc biệt nên có thể hy vọng làm nữ hoàng Anh. Ông quý tộc saxon Ceđric có ý định xe duyên cô với người bạn thân của mình là Athelstane…
Cuối ngày hôm đó, Cedric đi đi lại lại trong một căn phòng rộng rãi nhưng thấp. Bữa ăn tối đã được dọn lên từ lúc nãy trên một chiếc bàn dài; Cedric ngồi vào bàn ăn. Ông ngồi vào chiếc ghế cao theo phong tục là chỗ của chủ nhà. Phía đầu bàn bên kia, trước mặt ông, cũng có một chiếc ghế cao lúc này còn trống.
Thỉnh thoảng ông đưa mắt nhìn chiếc ghế, vẻ sốt ruột; ông lấy tay xoa đầu con nọ con kia trong đám chó săn giống mâtins hay lévriers mõm nhọn đang xúm xít quanh ông.
Cedric không hài lòng; ông đã đói mà cô cháu lại chưa chịu xuống nhà để dùng bữa với ông; mặt khác, Gurth, tên chăn lợn và Wamba, tên hề cũng chưa trở về mặc dầu trời đã tối. Ông e ngại rằng một trong hai ông láng giềng Réginal Fronđe Boeuf hay Philippe de Malvoisin ra cướp đàn lợn của ông. Ngoài sự lo lắng đó ra, ông còn sốt ruột vì không có anh hề bên cạnh để mua vui cho ông. Hơn nữa từ trưa ông không ăn uống gì và bây giờ đã quá giờ ăn khuya từ lâu rồi.
– Lady Rowena làm gì lâu thế? – Ông hỏi một trong các cô hầu đứng trong phòng.
– Dạ, cô nương xuống ngay đây ạ. – Cô hầu gái trả lời. – Cô chỉ còn chải đầu nữa thôi ạ.
– Thế còn thằng Gurth, thằng Wamba đâu?
Hay chúng bị những quân ăn cướp Normanrd bắt mất rồi? Chúng còn chưa về ư? – Ông hỏi thêm.
– Dạ, lệnh giới nghiêm điểm mới chưa đầy một tiếng và…
– Quỷ tha ma bắt mày đi, Oswald ạ! – Ông quát mắng tên hầu rượu. – Sao mày dùng từ ngữ của kẻ địch đó hả? Từ giới nghiêm là từ Nor-manrd, nó chỉ dùng để nói với những tên nô lệ của chúng… Nhưng chúng hãy coi chừng! Ta sẽ cho chúng biết ta là ai! Cedric de Saxon này chưa phải thân già không cầm nổi thanh kiếm… – Rồi, đưa tay lên mắt soi, ông lặng đi một lúc không nói… – A! Hỡi Wilfrid, Wilfrid, con trai ta, nếu không vì mê mệt lady Rowena phải rời nhà của tổ tiên ra đi thì nay ta đã không phải trơ trọi một mình chống đỡ với quân thù!
Vừa hay lúc đó có tiếng tù và thổi, nhưng lập tức bị lũ chó sủa át ngay đi. Phải cần đến ông chủ và các người hầu cầm roi mới làm yên được chúng.
– Này chúng bay! Chạy ra cửa xem ai gọi thế? – Sau cùng ông Cedric mới ra được lệnh.
Một vài phút sau một người chạy vào báo có hai người đi đường, cha Aymer và ông dòng Brian de Bois-Guilbert, đến nhờ cho đoàn của họ trú chân.
– Cha Aymer, người Normanrd đấy! Hiệp sĩ Brian de Bois-Guilbert ta biết tên: ông là người tên tuổi nhất trong dòng đạo templier nhưng trái lại những thói hư tật xấu của ông ấy thì chồng chất đến mức các frère của ông không ngờ được.
Ông ta độc ác, tính khí thất thường, nóng nảy và không thương người. Thêm nữa, ông là người Normanrd, nhưng thôi, không cần, ta hãy tỏ cho họ biết người Saxons chúng ta hiếu khách và biết tôn trọng mọi luật lệ về cái việc đó. Hãy để họ vào.
Khi mọi người đi làm theo lệnh ông, ông quay ra nói với cô hầu của cháu gái ông:
– Elgitha này, con hãy nói với cô con là những người lạ đến đêm nay là khách của ta và như thế, nếu thấy tiện, cô có thể dùng bữa ở trên phòng của cô cũng được.
– Sao lại thế ạ? – Elgitha hỏi. – Cô con rất thích nghe tin tức về Palestinẹ.Chúng tôi đã nói là Cedric vốn coi cháu gái mình như là một hoàng hậu tương lai. Cô được ông cậu rất kiêng nể, không bao giờ bị Ông quát mắng giận dữ. Thế cho nên lần này ông chỉ cau mày nhấn mạnh thôi:
– Cứ nói ý tôi như vậy còn tùy cô nương làm theo ý muốn.
Người hầu gái vừa ra khỏi phòng thì anh hầu rượu bước vào phòng, sau bốn gia nhân cầm đuốc đi trước. Đi sau họ là Aymer và ông dòng tem-plier.
Hai người đã thay trang phục. Cedric rất đàng hoàng đứng dậy và chào hỏi họ bằng tiếng mẹ đẻ. Ông dòng đáp lễ bằng tiếng Pháp, điều đó làm ông Cedric người Saxons khó chịu, song nhớ ra bổn phận chủ nhà, ông giơ tay mời họ ngồi vào bàn. Ông lệnh mang thức ăn lên. Khi chủ khách sắp bắt đầu ăn thì người hầu rượu cầm cây gậy trắng gõ lên sàn nhà, thể thức như đối với một nữ hoàng, báo: “Lady Rowena an tọa!” Mọi người đứng lên chào; Cedric nhảy bổ về phía cô nương và dẫn cô về chỗ ngồi với tất cả sự kính trọng sâu sắc. Lady Rowena có một thân hình đẹp nhất ở tuổi thanh xuân. Da cô trắng hồng rực rỡ, mắt cô rất đẹp và xanh biếc một màu khiến mặt cô mang một nét dịu dàng hiếm có. Người ta cũng nhận thấy cô có thói quen sai khiến và được vị nể nên cô phần nào có một dáng vẻ kiêu kỳ. Mớ tóc dài của cô được chải chuốt và uốn thành những lọn xoắn cài ghim rất nghệ thuật.
Brian bị choáng ngợp khi cô xuất hiện nên không tài nào rời mắt khỏi cộ Cedric nhận thấy và có nhận xét: điều này không làm vừa ý ông dòng templier xưa nay chỉ hành động theo ý của mình. Aymer muốn đánh lạc đề liền mời cô chủ lâu đài đi dự một cuộc thi đấu sẽ diễn ra ở Ashbyđe-la-Zouche.
– Thưa ông, chúng tôi sẽ đi, – Cedric trả lời, – người đồng hương của chúng tôi là Athelstane de Coningsburgh sẽ nhận đấu với những nhà vô địch Normanrd tài giỏi nhất.
Trong khi họ trò chuyện, Gurth và Wamba đã về tới nhà và hai người rất ngạc nhiên thấy những kẻ mình định đánh lạc lại cùng ngồi ăn với chủ.
Mặt khác Wamba rất băn khoăn không biết làm sao người khách hành hương lại cùng vào với nhóm theo hầu hai viên lãnh chúa. Người này ngồi trên một chiếc ghế đẩu đặt gần lò sưởi và cố tránh.mặt Cedric. Trong khi các ông khách ăn đã đỡ đói, một gia nhân vào báo có một người Do Thái tên la Isaac d’Yorke đến xin nghỉ qua đêm.
Cedric trả lời:
– Cứ cho anh ta vào, bất kỳ anh ta là ai. Vào một đêm giông bão như thế này, các con vật cũng còn tìm đến kẻ tử thù của chúng là con người để xin được che chở hơn là đứng giữa trời chống đỡ với thiên nhiên đang lồng lộn nữa là.
– Để anh Gurth tiếp hắn, – Wamba ăn nói tự do như thường lệ. – Một anh chăn lợn là xứng danh để tiếp một anh Do Thái.
– Ôi Đức mẹ Marie! – Ông cố đạo làm dấu nói. – Làm sao người ta lại đưa đến trước mặt chúng ta một tên Do Thái phản bội thế kia!
Ông cha cố cũng như ông dòng templier không muốn lùi ra cho ông già ướt sũng nước được vào ngồi ăn. Những gia nhân cũng khuỳnh tay ra che chỗ nên ông già khốn khổ chẳng biết ngồi vào đâu thì người khách hành hương đứng dậy nhường chỗ và thức ăn cho người đại diện bộ lạc Israel ấy.
Trong khi đó, ông cố đạo và ông Cedric bàn luận về các giống chó săn. Sau câu chuyện chuyển sang những cuộc chiến ở Palestine và những người đi theo Richard Coeur de Lion.
– Này, rót rượu! – Cedric nói tọ – Các quý khách, chúng ta hãy nâng cốc chúc sức khỏe những người can đảm, những người dũng cảm đang chiến đấu ở Đất Thánh!
– Không có những vị lãnh chúa Saxons đi theo vua Richard trong thập tự chinh của ngài hay sao? – Lady Rowena có ý ngầm hỏi.
– Có chứ, thưa quý bà, – Brian trả lời. – Có những lãnh chúa Saxons rất sáng giá chỉ nhường bước trước những hiệp sĩ bảo vệ lăng tẩm Saint-Sépulcre thiêng liêng.
– Không nhường bước trước ai hết. – Một tiếng nói bỗng vang lên.
Mọi người quay lại nhìn người vừa xen vào câu chuyện một cách bất ngờ. Đó là vị khách hành hương.
– Tôi xin nhắc lại, – người này nói một cách cương quyết: – không thua kém ai hết. Những hiệp sĩ Anh đi theo vua Richard giá trị không kém các hiệp sĩ Normanrd. Ở Saint-Jeanđ’Acre, nhà vua tổ chức một trận đấu thách thức bất cứ ai đến nhận đấu; có năm nhà quý tộc người Anh theo hầu nhà vuạ Mỗi người ra nhận thách ba cuộc và ba lần làm địch thủ ngã xuống nếm mùi cát bụi. Hẳn hiệp sĩ Brian de Bois-Guilbert phải biết rõ điều này hơn ai hết vì trong những người thua cuộc có bảy hiệp sĩ templier.
Brian tức giận như điên, ngòi bút khó lòng tả được; tay ông đặt lên đốc kiếm nhưng ông kịp nhận ra mình không được tự ý gây sự Ở chốn này. Cedric hãnh diện về những kỳ tích của các lãnh chúa dân tộc mình nên không có nhận xét gì.
– Thế các vị thắng cuộc đó tên là gì?
– Người thứ nhất chính là vua Richard, rồi đến bá tước Leicester, ngài Thomas Multon de Guisland, ngài Edwin Turneham và ngài Foulk Doilly.
Ông Cedric mặt mày hớn hở hỏi tiếp:
– Anh mới kể có bốn. Vị thứ năm là ai?
Người lạ mặt lưỡng lự một chút, sau trả lời:
– Đó là một hiệp sĩ trẻ được các bạn đấu nhận vào toán mình cho đủ con số. Tên anh ta là gì tôi không nhớ nữa.
Ông dòng templier lên tiếng, nói rằng tên chàng hiệp sĩ đó là Ivanhoé, và Ivanhoé đã thắng ông, tức Brian de Bois-Guilbert. Ông nói tiếp:
– Sự nghiệp binh đao không hợp với tôi, ngựa tôi trượt chân đúng lúc tôi đưa mũi giáo quyết định. Tôi lấy làm tiếc là anh ta không có mặt ở Ashbyđe-la-Zouchẹ Tôi sẽ yêu cầu anh để tôi phục thù và tôi tin chắc rằng tôi sẽ cho anh ta nếm mùi cát bụi. Anh ta phải biết rằng cái không may đã làm tôi thất bại lần ấy sẽ không xảy ra và như vậy sự khôn ngoan sẽ làm anh ta suy nghĩ lại…
– Vì danh dự, anh ấy sẽ nhận thách thức của ông. – lady Rowena ngắt lời. – Tôi xin đảm bảo cho hiệp sĩ Ivanhoé: anh ấy không phải là người nghi ngờ giá trị con người ông khi ông vắng mặt.
– Lady Rowena, con nói quá nặng lời đấy. – Ông Cedric nhận xét. – Con biết tại sao ta đuổi con trai ta khỏi cái nhà này nhưng nếu phải bảo vệ danh dự của con trai ta thì ta không sẵn sàng.sao? Hiệp sĩ templier không phải là người nghi ngờ về lòng dũng cảm của con trai ta, ta chắc như vậy.
Lady Rowena đứng dậy, nhẹ nhàng cúi đầu chào những người có mặt rồi lui về phòng, theo sau là các cô hầu.
Từ đáy sâu lòng mình, Brian cảm thấy mình bị cô gái chủ nhà lăng nhục. Nhất định rồi, ngày hôm nay sẽ được ghi nhớ như một ngày đen đủi trong đời ông: Sau việc người hành hương nhắc cho ông nhớ cuộc thi đấu thất bại cay đắng, người cha và người em họ của Ivanhoé còn nhận xét hình như ông có sự thách đố với một người vắng mặt mà người đó không thể làm gì được.
Sự việc nhỏ đó xảy ra đã kết thúc sớm cuộc họp. Vả lại những khách lỡ đường cũng đã mệt; người hầu rượu dẫn Aymer và Brian về buồng của họ. Những người trong đoàn thì ngủ chung buồng với các gia nhân. Còn ông già Do Thái được dẫn về một chái lâu đài lâu nay vẫn bỏ không; Gurth tàn nhẫn chỉ cho lão một cái buồng nhỏ rỗng không, chỉ có một vài bộ da cừu và một ít rơm vứt trong xó.
Khi mọi người chuẩn bị ai về chỗ nấy thì Wamba tiến lại gần vị khách hành hương mời ông ta về phòng mình cạn một chén rượu mật ong.
– Cái thằng rồ đứng trước mặt anh đây là người Saxons đấy, nhà hành hương ạ. Anh bẻ gãy cái thói kiêu ngạo của cái tay dòng templier người Normanrd ấy là một làn hương thơm thổi vào lòng chúng tôi, làm chúng tôi khoan khoái, nở từng khúc ruột.
– Tôi tuân thủ sự điều độ, – người khách lạ trả lời, – nên tôi không dám nhận lời mời của anh.
Wamba định nhấn lại lần nữa thì người hầu gái thứ nhất của lady Rowena đến, nhân danh cô chủ, mời nhà hành hương đi theo cộ Cô dẫn anh ta vào một phòng trang hoàng sang trọng; lady Rowena đang chờ anh ở đấy và hỏi thăm anh tin tức về Ivanhoé. Người khách lạ run sợ và trả lời ấp úng là anh không quen biết lắm Ivanhoé, là anh mới thoát vòng vây quân địch và anh chuẩn bị về nước Anh. Anh khuyến khích cô công chúa hãy can đảm, Ivanhoé sẽ lành lặn trở về đất nước thôi..Bạn đọc đã đoán ra là Ivanhoé bị cha đuổi ra khỏi nhà vì tội tình cảm của anh đối với lady Rowena với thời gian đã đổi thành tình yêu. Mặc dầu ông Cedric le Saxon hãnh diện thấy tình cảm đó mỗi ngày một phát triển, – việc này cho phép ông nghĩ tới việc thông gia với một gia đình có cô con gái là công chúa thực thụ, – mặc dầu vậy, nhưng vì ông quá công minh chính trực và thấm nhuần quá nhiều những nguyên tắc cứng nhắc về giống nòi nên ông không thể để tình trạng trên kéo dài được nữa. Thế không phải là vì nhà quý tộc Athelstane mà ông chọn làm chồng cho cháu gái ông sao? Chỉ mỗi cuộc hôn nhân ấy mới đảm bảo vững chắc cho triều đại Saxons mà thôi. Sự gắn bó giữa con trai ông và lady Rowena là một cản trở và đấy là nguyên nhân buộc ông đuổi con trai với hy vọng sự xa cách sẽ hàn gắn vết thương lòng. Những hành động sáng giá của hiệp sĩ Ivanhoé đạt được đã gây tiếng tăm cho anh là người gan dạ trước mọi thử thách. Lòng tự hào của Cedric là lớn nhưng không phải vì thế mà nỗi buồn của ông khi nghe tin con ông là bạn chiến đấu của vua Richard, con cháu của cái giống đi tiếm quyền, được dịu đi…
Người khách hành hương đi một mình về phía được chỉ định để qua đêm, việc đó thật là la… trừ khi người đó đã biết trước cái cách xếp đặt ở nơi đây. Đến chỗ các nhà cửa bị đổ nát một phần, anh gặp một gia nhân liền hỏi xem người Do Thái ở đâu.
– Kia, ở cái buồng kia. Buồng của anh ở xa hơn. – Người đầy tớ trả lời.
– Anh cho tôi biết anh Gurth chăn lợn ở đâu. – Người đó hỏi thêm.
Khi anh được chỉ dẫn rồi, anh liền về phòng, vật mình xuống ổ rơm và như thiu thiu ngủ. Tuy nhiên suốt đêm anh nghĩ đến những bí mật: môi anh lập bập, mắt anh ướt lệ.
Khi những tia sáng đầu tiên của buổi ban mai nhợt nhạt xuyên qua màn sương đêm, người hành hương nhỏm dậy, đi theo hành lang rồi bước vào phòng người Do Thái. Đêm qua, người này ngủ không yên giấc vì trông nét mặt của lão không được tỉnh táo. Người lạ mặt để bàn tay lên vai ông già làm ông giật mình sợ hãi..- Nhân danh Chúa Abraham, xin hãy thương lấy già này. Già chẳng có gì cho anh cả.
– Isaac, tôi không đến đòi tiền chuộc của lão đâu, – người khách hành hương trả lời. – Đừng sợ gì cả.
– Ôi mong Chúa của các vị tiên tri ban phước lành cho anh! – Ông già Do Thái đỡ sợ hơn nói.
– Nhưng mới sớm tinh mơ thế này anh đến hỏi tôi làm gì?
– Đến báo cho lão biết hãy khôn ngoan rút ngay khỏi nơi này, nếu lão còn muốn giữ nguyên túi tiền của lão.
– Ôi Chúa của Moise! Nhưng ai có lợi gì mà gây tai nạn cho một lão già khổ sở như tả Tuy nhiên, không phải là ngài Cedric chính trực chính đại rồi…
– Không phải, già Isaac ạ, không phải là ông Cedric, đó là ông dòng Brian…
– Ôi, lạy Chúa của Israel!
-… Ông dòng sáng nay đã lệnh cho các nô lệ người Sarrasins của ông ta phải theo dõi khi nào lão đi là phải bắt ngay lão, dẫn đến lâu đài bạn thân của ông ta là Philippe de Malvoisin hay Reginald Frontđe-Boeuf.
– Không thể thế được đối với một người Do Thái khốn khổ như tôi!
– Thôi đừng than vãn nữa, ông Isaac ạ. Tôi nghe và hiểu tiếng Sarrasine rất rõ, điều tôi nói ra là chắc chắn… Thôi đi nào, mau lên, tôi với lão cùng đi.
Ông già Do Thái nhìn người bạn trẻ một cách nghi ngờ. Ông tự hỏi không biết có phải anh bạn định giăng bẫy lừa ông không. Nhưng cử chỉ nhân từ của anh đêm qua, sự tàn ác của ông dòng templier làm ông hoảng sợ, khiến ông quyết định được ngaỵ Ông thu vội cái sắc giấu dưới tấm da dê và nhét nó vào túi áo măng-tô.
– Chạy trốn thôi, anh bạn, nhưng xin anh đừng để ý đến chiếc sắc của tôi giấu trong áo nhé, toàn giấy của gia đình…
– Mà kêu lẻng xẻng như tiền vàng! – Người hành hương ngắt câu và nói theo, giọng chế giễu.
– Xin thề trước Chúa của Abraham, tôi khẳng định rằng…
– Đừng khẳng định gì cả, ông Isaac ạ, và đừng sợ tôi điều gì cả. áo quần rách rưới tôi mặc không tỏ rõ lời hứa trước Chúa của tôi rồi sao?
– Chúng ta hãy chạy trốn Brian, trốn Malvoisin, trốn Frontđe-Boeuf! Xin Chúa của David che chở chúng ta!’ Hai người lữ hành lẻn đi không gây một tiếng động. Người hành hương đi về buồng của Gurth. Anh bước vào và thấy anh chăn lợn đang nói chuyện với Wamba.
– Gurth, anh có thể mở cửa đường ngầm cho chúng tôi không? Tôi với ông già Do Thái muốn đi sớm.
– Gì thế, đồ quỷ sứ! Kẻ nào dám nói với ta bằng cái giọng như vậy ? à ra anh, anh làm ta ngạc nhiên đấy.
– Lão đã ăn cắp cái gì của ông chủ ta đấy?
– Wamba trợn tròn mắt hỏi. – Lão giấu cái gì dưới áo măng-tô đấy?
– Các ngươi chỉ có thể ra qua cổng lớn thôi, – Gurth nói tiếp, – nhưng ta không mở sớm hơn thường lệ đâu.
Người khách lạ tiến lên, thầm thì bên tai anh chăn lợn mấy câu; tức thì anh này như bị điện giật, anh chăm chú nhìn người khách hồi lâu.
– Vâng, đi theo tôi, tôi xin mở cửa. – Gurth nói.
– Gurth, anh đi tìm cho tôi con la, anh dắt ra đây một thể con la của ông Isaac.
Gurth đi làm ngay, một lúc sau mang đến hai con vật. Người hành hương nói tiếp:
– Đến Ashby, tôi sẽ trao trả lại cho người nhà ông Cedric. Sau đó, ông ghé tai thầm thì mấy câu nữa với Gurth.
– Nhất định rồi… – Gurth trả lời. – Tôi xin hứa…
Wamba không hiểu làm sao Gurth thay đổi thái độ nhanh chóng thế. Anh nhún vai làm các khánh nhạc trên đầu kêu lanh canh. Anh nói:
– Chà! Mình triết lý đấy nhưng thực chất chỉ là một anh rồ Saxon…
Hai người đi qua chiếc cầu kéo thì lên ngựa, nhanh chóng đi khỏi lâu đài.
Gurth đứng một lúc bên cạnh con hào. Bây giờ trong mắt anh hiện lên niềm vui nhiều hơn là sự ngạc nhiên. Anh rồ Wamba, lạ lùng nhìn anh bạn Gurth đang luôn mồm nói:
– Ôi thánh thần Withold… Thánh thần Withold! Ai có thể ngờ được một điều như thế…
Ôi, thánh thần Withold…
Hai người khách đã đi xạ Người hành hương đã dẫn ông bạn đường qua những đường to, lối nhỏ chằng chịt, ông không kịp mở miệng nói câu nào vì người dẫn đường trẻ đi rất nhanh. Sau cùng họ tới được một con đường rộng: sắp đến một thành phố.
– Chúng ta tới đây, còn nửa giờ đi nước kiệu nữa là tới Sheffield, – người hành hương nói. – Ông Isaac ạ, chúng ta phải chia tay nhau ở đây thôi.
– Anh bạn trẻ, tôi xin cảm ơn anh về tất cả những gì anh làm cho tôi. Thề trước thánh Isaac và thánh Abraham, cuộc đời ta trải nhiều năm nhưng chưa từng gặp một người nào theo đạo Gia-tô như anh từ Đất Thánh trở về mà lại sẵn sàng thương và giúp đỡ một người Do Thái khốn khổ như tạ Xin thánh Jacob ban phước lành cho anh…
– Thôi đi, thôi đi, tôi chỉ làm bổn phận của người theo đạo Christ.
– Tuy nhiên, anh bạn trẻ ạ, ta muốn thưởng cho anh…
Vì thấy người đối thoại có vẻ từ chối, ông già Do Thái nói tiếp:
– Ồ! Tôi biết anh không muốn nhận tiền của tôi, nhưng… tôi cũng biết anh muốn gì rồi..- Muốn gì nào? – Người trẻ tuổi ngạc nhiên hỏi.
– Tôi muốn giúp anh một cái áo giáp thật tốt và một con ngựa chiến, anh nghĩ sao?
– Sao! Ai bảo ông là tôi… ? – Người trẻ tuổi giật mình kêu lên.
– › này! Không phải phong tục những người theo đạo Gia-tô của anh, những chàng trai trẻ kiên cường cầm chiếc gậy hành hương và khoác chiếc áo nghèo khổ là để đến Đất Thánh Pales-tine cầu Chúa Jesus đó sao? Tuy nhiên những chàng trai trẻ đó thường là những lãnh chúa không sợ đọ sức với những hiệp sĩ tên tuổi nhất trên các chiến trường hay… trong một cuộc đua đọ sức thi tài… hê, hê… anh bạn trẻ, anh nghĩ thế nào khi ta muốn mua biếu anh một con ngựa chiến và một chiếc áo giáp bằng thứ kim loại tốt nhất… Nào, anh bạn hiệp sĩ trẻ tuổi và kiên cường… Không… đừng ngắt lời tôi… tôi đã thấy một cái dây vàng dưới áo măng-tô của anh khi anh nhảy lên mình ngựa… đó không phải là huy hiệu của những hiệp sĩ hay sao?
– Nếu mắt tôi cũng tinh như mắt bác thì tôi hỏi trong cái sắc ở áo măng-tô bác giấu cái gì quý giá không mà chăm sóc giữ gìn cẩn thận thế?
Isaac tái mặt trả lời:
– Đừng tưởng nó là vàng đâu, đối với anh, tôi có thể nói… nó là tiền lẻ, một dúm, một dúm thôi mà… Với lại, cái tôi hứa cho anh không phải là của tôi đâu. Anh sẽ đến gặp tay lái buôn giàu có Kirgath Jairam ở Manchester: ông ta có bốn áo giáp làm từ Milan và sáu con ngựa chiến xứng cho một vị hoàng đế cưỡi…
Vừa nói, Isaac vừa nhảy trên lưng lừa xuống, rồi viết mấy chữ ả Rập trên một tờ giấy cuốn.
-… Anh sẽ đưa giấy này cho Kirgath, ông ấy sẽ để anh chọn cái áo giáp nào tốt nhất, con ngựa nào khỏe nhất.
– Nhưng mà, ông Isaac a…
– Ồ! Anh bạn trẻ, tôi biết là anh không có tiền, nhưng cần gì, sau cuộc thi đấu anh trả lại tôi sau.
– Nhưng có thể tôi bị thua! ông biết rằng nếu tôi thua, ngựa, áo giáp, vũ khí của tôi là thuộc về người thắng cuộc.
Đôi tay ông già Do Thái run run khi nghĩ đến cảnh tượng đó… – Không, hiệp sĩ, anh sẽ thắng, ta cảm thấy thế… nhưng giữ gìn cẩn thận áo giáp… dùng đúng mức con ngựa… lão muốn nói là, nhất là phải bảo vệ lấy thân mình rồi còn thì, Chúa của Abra-ham sẽ che chở cho anh. Tạm biệt.
– Rất cám ơn điều ông căn dặn, ông Isaac ạ.
Tôi sẽ chú ý và tôi hy vọng được trả ân ông.
Hai người chia tay nhau đi vào thành phố, mỗi người theo một ngả đường.
Chương 3
Hoàng tử Jean, em của vua Richard, trị vì nước Anh trong khi vua đi vắng. Jean vận dụng hết ảnh hưởng của mình để quận công nước áo giam giữ nhà vua lâu hơn nữa mặc dầu Jean đã nhận được của nhà vua nhiều bổng lộc. Dần dần, ông tập họp chung quanh ông những lãnh chúa chia sẻ các quan điểm với ông và sẵn sàng ủng hộ Ông vì hoàng tử Jean chiếm được ngôi vua là rất có lợi cho họ. Người này đã nhận được đất đai, người kia lâu đài, toàn là chiếm đoạt cả, vì những người chủ sở hữu cũ, toàn là người Saxons, đã bị đi đày, bị giam cầm hay nhiều khi bị ám sát. Giả sử vua Richard trở lại thì trật tự và công bằng cũng được lập lại: thế là tất cả những kẻ xu nịnh hoàng tử Jean sẽ mất hết của cải và ân huệ họ được hưởng khi vua đi vắng.
Bên cạnh cái tầng lớp xu nịnh ấy là những người thuộc giới quý tộc nhỏ bé và dân chúng, chính gốc Saxons, bị người Normanrd khinh bỉ;.những người này, trái lại, mong mỏi vua cha trở về.
Còn những người khác nữa, do thất thế sinh tuyệt vọng thì đương đầu với chính quyền Nor-manrd:
đó là những người nổi loạn, những người không chịu khuất phục, những người tù biệt xứ mà cái đầu bị mang treo giá; thông thường họ gọi những người này là outlaws mà băng nhóm của họ ẩn sâu trong rừng, rình cướp của những người đi đường riêng lẻ hoặc vào cướp các nhà không được bảo vệ chắc chắn. Tuy nhiên phải công nhận rằng một tình cảm hiệp sĩ nung nấu trong lòng thủ lĩnh của họ như một thủ lĩnh đáng gờm và nổi tiếng Robin Hood: những người Normanrd và những kẻ phản bội Saxons bị cướp, và của cướp được thỉnh thoảng đem chia cho những người Saxons khốn khổ…
Tuy nhiên, mặc cho những nguyên nhân của tình trạng khốn cùng trên, dân chúng cũng như những nhà quý tộc đều yêu thích và chú trọng đến cuộc thí võ sắp mở và là một cảnh diễn to lớn của thế kỷ này.
Cuộc thi sẽ diễn ra ở Ashby, quận Leicester; những đấu thủ phải là những nhà vô địch nổi tiếng nhất; chính hoàng tử Jean đến xem, mang vinh dự lớn cho cuộc đua tài. Một ngày hội vui như vậy gây sự chú ý chung của mọi người: vào buổi sớm ngày quy định, lũ lượt những người đủ mọi lứa tuổi và đủ đẳng cấp xã hội kéo nhau đến chen chúc ở nơi được chọn làm trường đua.
Đó là một nơi được chọn tốt nhất: không cách xa thành phố mấy và là một bãi cỏ lớn mượt mà, một bên có rừng bao bọc, bên kia đây đó có những cây sồi cao lớn kỳ lạ. Khu đất như đã được thiên nhiên tạo ra cấp tốc để phục vụ cho cuộc thi: vì cả bốn phía khu đất đều thoai thoải như một vòng đài lớn; một khoảng rộng ở giữa, nhẵn nhụi và phẳng đều được bao quanh bởi các hàng rào chắc chắn. Ở phía bắc và phía nam người ta để hai lối ra vào cho đấu sĩ có những cánh cửa rộng bằng gỗ. Ở cửa bắc có năm chái nhà tuyệt đẹp treo các tấm biển hiệu nâu hay đen là những màu được năm hiệp sĩ thách đấu chọn. Ở trước mỗi chái nhà treo cái khiên của hiệp sĩ ở chái đó; bên cạnh là anh chăn ngựa của hiệp sĩ giả trang thành người rợ, người rừng hay mặc bất cứ áo quần kỳ lạ nào theo ý vị của chủ nhân. Một lều vải ở giữa coi như cái lều danh dự được dành cho Brian de Bois-Guilbert; ông này nổi tiếng – thắng trong tất cả các trận đấu – nên được tôn làm thủ lĩnh và niềm nở tiếp đón trong đoàn thách đấu. Các bạn chiến đấu của ông là ngài Reginald Frontđe Boeuf, ngài Philippe de Malvoisin, ngài Hugnes de Grant-mesnil và hiệp sĩ Ralph de Vipont.
Một hàng rào bao quanh các lều và các hiệp sĩ thách đấu có một lối đi riêng rộng ngót một thước để ra trường đấu.
ở cửa phía nam đối diện, cũng một hàng rào như vậy bao quanh một khu đất rào kín là nơi các hiệp sĩ đến thi đấu tụ tập. Đối diện với khu rừng người ta lập một bục cao để đón hoàng tử Jean, những người cùng đi và gia đình của họ.
Theo phong tục, các hiệp sĩ thắng cuộc sẽ bầu trong đám các bà đến dự hội lấy một bà làm hoàng hậu của hội thi, hội này diễn ra không quá ba ngày: ngày đầu có những trận đấu đôi; ngày thứ hai là một cuộc đấu tập thể, lực lượng hai bên bằng nhau; ngày thứ ba, một cuộc thi bắn cung giữa những tay cung cự phách trong nước đọ với những tay cung của lính đánh thuê nước ngoài đến từ xứ Normandie.
Những người đến xem chen vai thích cánh trong những hàng rào dành riêng cho họ; một số trèo lên cây để xem. Cedric de Saxon, lady Rowena, nhà quý tộc Athelstane và các người hầu, kể cả Wamba đến ngồi trên bục như tất cả các bục khác rất đơn giản, trơ trụi tương phản với cái bục cao trải thảm đẹp đẽ và cờ bay phấp phới dành cho hoàng tử Jean và những người cùng đi.
Mọi người đều nóng ruột chờ hoàng tử đến; họ tranh luận về giá trị và cơ may thắng cuộc của những người đứng ra thách đấu.
Khán giả bỗng nhiên nhốn nháo.
Một tiếng hét lên:
– Đồ chó Do Thái, hãy cút đi, biến đi cho khỏi gai mắt chúng ta!
Chính họ nhằm Jsaac d’York mà mắng; Isaac bị xua đuổi khắp nơi. Cô con gái Rebecca quàng tay ông và tỏ ra khiếp sợ vì những lời chửi rủa cha mình. Giữa lúc xảy ra những sự việc đó, hoàng tử Jean bước vào trường đấu và tiến lên bục danh dự. Trong những người cùng đi, người.ta nhận thấy trước nhất cha Aymer, nam tước Waldemar Fitzurse, một cận thần già nua nhất của nhà vua, hiệp sĩ De Bracy, người Normanrd dẫn đầu một đoàn quân nhân sang nước Anh; những người còn lại gồm thủ lĩnh các băng nhóm đã bị mua chuộc, những nam tước ăn cướp và trụy lạc là thành viên của đoàn tùy tùng thường xuyên của nhà vua tạm quyền và một số những người thuộc dòng đạo templiers.
Hoàng tử đã nghe thấy những lời đe dọa dội lên đầu ông già Do Thái, là người hoàng tử quen biết vì đang thương thuyết với hoàng tử về một khoản tiền cho vay to lớn. Khi hoàng tử tiến lên bục thì một người yeoman (người dân thường) vai đeo một cánh cung dài thước tám, lưng thắt một túi đựng mười hai mũi tên, chạy ra dọa Jsaac sẽ cho ông nếm một mũi tên.
– Hỡi tên cho vay nặng lãi xấu xa kia, ngươi đã hút bao nhiêu máu mủ của đồng bào ta, đã làm tất cả chúng ta khuynh gia bại sản, hãy coi chừng ta điên tiết lên rồi đây. Thề có thánh Odin và thánh Thor linh thiêng! Ta sẽ bắn thủng bụng ngươi ra bằng một trong những mũi tên không bao giờ trượt đích này…
Hoàng tử nghe vậy ngắt lời:
– Các vị nghe thấy không? Tay cung này xem ra không mấy khiêm nhường!
– Một tay cung không sợ ai và sống là người tự do! – Người dân yeoman trả lời; mắt anh ta kiêu hãnh, trừng trừng nhìn hoàng tử.
– De Bracy, nhà ngươi hãy cho người theo dõi cái gã hung hăng này; nếu đến ngày thi bắn hắn không làm được như lời hứa thì ngươi hãy cho bắt giam hắn lại để phạt vì cái tội nói dối và cái thói huênh hoang! Và Jsaac, kẻ xuất vốn của ta, hãy ngồi vào chỗ cùng với những tên hèn hạ Saxons kia!
Những người mà hoàng tử bảo hèn hạ là ám chỉ Cedric và cô cháu gái, Athelstane và những người cùng đi. Cedric định trả lời, nhưng lady Rowena đặt tay lên cánh tay ông cho ông bớt giận.
Về phần mình, nam tước Waldemar Fitzurse thầm thì mấy câu với hoàng tử Jean; ông trách hoàng tử đã có những lời nói tàn nhẫn đối với các nhà quý tộc Saxons..Hoàng tử Jean tiếp tục đi lên. Ông ngạc nhiên về sắc đẹp của Rowena mà hiệp sĩ De Bracy vừa chỉ cho ông.
– Khẩn trương lên, khẩn trương lên, đã quá giờ rồi, đừng để chậm nữa. – Ông Fitzurse nói to lên cốt để chấm dứt mau hơn nữa sự kiện vừa xảy ra.
Các khán giả hoan hô, vui thích trước nhất là vì cảnh diễn mong đợi mãi nay được bắt đầu.
(Kho tư liệu của Hội NVHP)
(còn tiếp)