Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế – Hans Christian Andersen

Vanhaiphong: Truyện song ngữ  cho học sinh tham khảo: – Kìa! Hoàng đế cởi truồng kìa….

 

Ngày xưa có một vị hoàng đế giàu sang và quyền lực thích quần áo mới đến nỗi ngài luôn muốn mình phải là người đầu tiên sở hữu những bộ quần áo mới đẹp nhất, độc đáo nhất trong thiên hạ. Suốt ngày ngài chỉ làm một việc duy nhất là thay quần áo mới. Ngài chẳng ngó ngàng gì tới binh sĩ, triều chính. Người ta thường nói: “Hoàng đế đang lâm triều.” Nhưng đối với vị vua này, người ta phải nói: “Hoàng đế đang bận thay quần áo.”, có vậy ngài mới vừa ý.

Cho đến một hôm, những người thợ may không thể nghĩ ra được kiểu cách nào khác nữa. Hoàng đế tức giận kêu lên:

– Các người thật là lũ bất tài! Ta không cần các ngươi nữa!

Thế là hoàng đế cho dán cáo thị ở khắp nơi: “Ai may được cho Hoàng Đế một bộ quần áo đẹp nhất sẽ được trọng thưởng”

Thợ may ở khắp nơi kéo đến rất đông, nhưng những bộ quần áo họ may đều không làm hoàng đế vừa ý.

Một hôm, có hai người lạ mặt đến hoàng cung tự xưng là thợ dệt và khoe rằng họ có thể dệt ra một thứ vải tuyệt đẹp xưa nay chưa từng có trong thiên hạ. Quần áo may bằng thứ vải ấy có một đặc tính kỳ lạ: ai là kẻ nịnh nọt hoặc ngu xuẩn thì không cách nào nhìn thấy được bộ quần áo, dù đứng rất gần.

Hoàng đế tự nhủ: “ Đấy mới là bộ quần áo duy nhất, ta chỉ cần mặc vào là biết ngay trong đám quan lại của ta đứa nào nịnh nọt, đứa nào ngu xuẩn, đứa nào không làm tròn bổn phận… Ta phải may một bộ như vậy mới được.”

Hai người thợ may bày ra hai khung cửi rồi ngồi vào làm như đang dệt thật, nhưng tuyệt nhiên khung chẳng có gì. Họ đòi bằng được thứ sợi tơ đẹp nhất, thứ vàng quý nhất, đem bỏ túi rồi giả vờ làm việc trên khung cửi rỗng tuếch. Hoàng đế nóng lòng muốn xem họ làm việc, nhưng nhớ đến đặc tính kỳ lạ của thứ vải ấy, tự nhiên Ngài đâm ngại. Ngài bèn sai quan thừa tướng đến xem.

Quan thừa tướng vừa giương to đôi mắt vừa tự nhủ:

“Lạy chúa, ta chẳng nhìn thấy gì cả.”

Nhưng may mà ông nén lại được, không nói ra điều ấy. Hai người thợ may đến gần bắt chuyện và hỏi ngài xem vải có đẹp không.

– Thật là tuyệt! Hoa văn, màu sắc thật không thứ vải nào sánh nổi. Chiếc áo sẽ rất hợp với vị chủ nhân tương lai của nó!

Quan tể tướng trả lời nhưng trong lòng lo ngay ngáy. Ông lo họ bắt đầu ngờ rằng mình là kẻ nịnh nọt, ngu xuẩn, ngốc nghếch và trễ nải với công việc.

Hai người lợi dụng dịp may, lại kỳ kèo xin thêm vàng để thêu vào vải. Họ lại thủ vàng vào túi và say sưa làm việc trên khung cửi rỗng không.

Chẳng bao lâu, hoàng đế lại cử một viên đại thần khác đến xem vải. Hai người chỉ vào tấm vải tưởng tượng và chứng minh cho quân đại thần đây là tấm vải xưa nay trên đời có một không hai.

Quan đại thần tự nhủ: “Mình đâu phải là thằng ngu hay là mình không làm tròn phân sự. Dẫu sao cứ dấu biến đi là hơn cả.”

Nghĩ vậy, ngài vờ ngắm nghía, vuốt ve tấm áo tưởng tượng rồi đưa tay lên xoa cằm, gật gù chép miệng. Sau đó ngài quả quyết với hai người kia là ngài chưa thấy thứ vải nào đẹp bằng và cũng như quan thừa tướng lần trước, ngài lại trở về và kính cẩn tâu với hoàng đế:

– Muôn tâu bệ hạ, không có gì đẹp bằng, chiếc áo ấy hợp với bệ hạ vô cùng.

Khắp kinh thành nô nức bàn tán về thứ vải kỳ lạ ấy. Không thể dằn lòng được, hoàng đế đành phải đích thân đến xem vải. Ngài không quên dắt theo một bọn nịnh thần.

Đến nơi ngài thấy hai người vẫn đang mải mê làm việc. Hoàng đế nghĩ thầm:

“Quái, ta chẳng nhìn thấy gì cả. Chẳng lẽ một vị hoàng đế mà lại ngu ư?” Ngài bèn gật đầu lia lịa:

– Đẹp lắm, đẹp lắm. – Ngài làm ra vẻ hài lòng ngắm nghía hai chiếc khung cửi, không dám thú nhận là chẳng thấy gì.

Bọn nịnh thần xuýt xoa phụ họa:

– Thật tuyệt vời. – Và họ khuyên hoàng đế nên mặc bộ quần áo vô song đó trong ngày lễ rước thần sắp tới.

Hoàng đế liền ban cho hai thợ dệt mỗi người một tấm bội tinh và danh hiệu “Thợ dệt của đức vua”. Trước ngày lễ rước thần, hai thợ dệt làm việc cật lực dưới ánh sáng của 16 ngọn đèn. Họ giả vờ cắt, may, khâu, đính suốt đêm.

Cuối cùng bộ quần áo cũng coi như may xong, kịp cho lễ rước thần. Hoàng đế và các vị đại thần tới. Hai ông thợ dệt của nhà vua vờ giơ tay lên trời như nâng vật gì và tâu:

– Thưa bệ hạ tôn kính, đây là bộ quần áo chúng thần đã làm. Đây là quần, còn đây là áo. Quần áo này nhẹ như màng nhện, mặc vào tưởng như không và đấy cũng là một trong những đặc tính quý báu của thứ vải vô giá này.

– Đúng đấy ạ! – Bọn nịnh thần phụ họa theo, dù chẳng ai trong số họ thấy gì.

Hai người thợ may lại nói:

– Muôn tâu thánh thượng, cúi xin người cởi quần áo ra và đứng trước gương lớn, để chúng thần mặc quần áo mới cho người.

Hoàng đế cởi sạch trơn quần áo để hai người thợ dệt mặc đồ cho mình. Cả hai làm bộ như mặc từng cái quần mới vào người hoàng đế, rồi quàng tay quanh thân ngài như khoác đai lưng. Hoàng đế quay qua quay lại ngắm nghía trước gương. Bọn nịnh thần đồng thanh hô:

– Trời, bộ quần áo này sao mà đẹp quá chừng, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chúng thần chưa bao giờ được chiêm ngưỡng một kiệt tác thần tiên giữa cõi trần như vậy.

Quan trưởng lễ báo tin:

– Long tán đã đến, chờ Hoàng Thượng đi rước thần.

Nhà vua đáp:

– Ta đã sẵn sàng:

Rồi ngài lại nhìn vào gương mà ngắm nghía. Các quan thị vệ có nhiệm vụ đỡ đuôi áo, thò tay sát đất giả đò như cầm lên một vật gì, rồi vừa đi vừa đỡ cái vật vô hình đó trên không, chẳng dám nói là mình không nhìn thấy gì!

Ngoài phố mọi người cũng liên tục trầm trồ khen bộ quần áo mới của hoàng đế, vì không ai muốn mang tiếng là ngu xuẩn hay không làm tròn trách nhiệm. Nhưng rồi, từ một góc nào đó, một đứa bé thốt lên:

– Kìa! Hoàng đế cởi truồng kìa.

Rồi người nọ nhắc lại với người kia:

– Kìa! Hoàng Đế cởi truồng, có một đứa bé bảo Hoàng Đế cởi truồng kìa!!

Cuối cùng toàn thể dân chúng đều kêu lên:

– Hoàng Đế cởi truồng thật!!

Hoàng Đế đã nghe thấy. Ngài cảm giác hình như dân chúng nói đúng. Nhưng ngài nghĩ bụng: “Dẫu sao mình vẫn phải dự lễ rước thần xong cái đã!”

Vậy là… ngài vẫn đàng hoàng đi theo đám rước cho đến lúc tan cuộc, và các quan thị vệ của ngài vẫn đi đằng sau, khúm núm để đỡ lấy cái đuôi áo tưởng tượng!

——————-

THE EMPEROR’S NEW CLOTHES

Many years ago, there was an Emperor, who was so excessively fond of new clothes, that he spent all his money in dress. He did not trouble himself in the least about his soldiers; nor did he care to go either to the theatre or the chase, except for the opportunities then afforded him for displaying his new clothes. He had a different suit for each hour of the day; and as of any other king or emperor, one is accustomed to say, “he is sitting in council,” it was always said of him, “The Emperor is sitting in his wardrobe.”

Time passed merrily in the large town which was his capital; strangers arrived every day at the court. One day, two rogues, calling themselves weavers, made their appearance. They gave out that they knew how to weave stuffs of the most beautiful colors and elaborate patterns, the clothes manufactured from which should have the wonderful property of remaining invisible to everyone who was unfit for the office he held, or who was extraordinarily simple in character.

“These must, indeed, be splendid clothes!” thought the Emperor. “Had I such a suit, I might at once find out what men in my realms are unfit for their office, and also be able to distinguish the wise from the foolish! This stuff must be woven for me immediately.” And he caused large sums of money to be given to both the weavers in order that they might begin their work directly.

So the two pretended weavers set up two looms, and affected to work very busily, though in reality they did nothing at all. They asked for the most delicate silk and the purest gold thread; put both into their own knapsacks; and then continued their pretended work at the empty looms until late at night.

“I should like to know how the weavers are getting on with my cloth,” said the Emperor to himself, after some little time had elapsed; he was, however, rather embarrassed, when he remembered that a simpleton, or one unfit for his office, would be unable to see the manufacture. To be sure, he thought he had nothing to risk in his own person; but yet, he would prefer sending somebody else, to bring him intelligence about the weavers, and their work, before he troubled himself in the affair. All the people throughout the city had heard of the wonderful property the cloth was to possess; and all were anxious to learn how wise, or how ignorant, their neighbors might prove to be.

“I will send my faithful old minister to the weavers,” said the Emperor at last, after some deliberation, “he will be best able to see how the cloth looks; for he is a man of sense, and no one can be more suitable for his office than he is.”

So the faithful old minister went into the hall, where the knaves were working with all their might, at their empty looms. “What can be the meaning of this?” thought the old man, opening his eyes very wide. “I cannot discover the least bit of thread on the looms.” However, he did not express his thoughts aloud.

The impostors requested him very courteously to be so good as to come nearer their looms; and then asked him whether the design pleased him, and whether the colors were not very beautiful; at the same time pointing to the empty frames. The poor old minister looked and looked, he could not discover anything on the looms, for a very good reason, viz: there was nothing there. “What!” thought he again. “Is it possible that I am a simpleton? I have never thought so myself; and no one must know it now if I am so. Can it be, that I am unfit for my office? No, that must not be said either. I will never confess that I could not see the stuff.”

“Well, Sir Minister!” said one of the knaves, still pretending to work. “You do not say whether the stuff pleases you.”

“Oh, it is excellent!” replied the old minister, looking at the loom through his spectacles. “This pattern, and the colors, yes, I will tell the Emperor without delay, how very beautiful I think them.”

“We shall be much obliged to you,” said the impostors, and then they named the different colors and described the pattern of the pretended stuff. The old minister listened attentively to their words, in order that he might repeat them to the Emperor; and then the knaves asked for more silk and gold, saying that it was necessary to complete what they had begun. However, they put all that was given them into their knapsacks; and continued to work with as much apparent diligence as before at their empty looms.

The Emperor now sent another officer of his court to see how the men were getting on, and to ascertain whether the cloth would soon be ready. It was just the same with this gentleman as with the minister; he surveyed the looms on all sides, but could see nothing at all but the empty frames.

“Does not the stuff appear as beautiful to you, as it did to my lord the minister?” asked the impostors of the Emperor’s second ambassador; at the same time making the same gestures as before, and talking of the design and colors which were not there.

“I certainly am not stupid!” thought the messenger. “It must be, that I am not fit for my good, profitable office! That is very odd; however, no one shall know anything about it.” And accordingly he praised the stuff he could not see, and declared that he was delighted with both colors and patterns. “Indeed, please your Imperial Majesty,” said he to his sovereign when he returned, “the cloth which the weavers are preparing is extraordinarily magnificent.”

The whole city was talking of the splendid cloth which the Emperor had ordered to be woven at his own expense.

And now the Emperor himself wished to see the costly manufacture, while it was still in the loom. Accompanied by a select number of officers of the court, among whom were the two honest men who had already admired the cloth, he went to the crafty impostors, who, as soon as they were aware of the Emperor’s approach, went on working more diligently than ever; although they still did not pass a single thread through the looms.

“Is not the work absolutely magnificent?” said the two officers of the crown, already mentioned. “If your Majesty will only be pleased to look at it! What a splendid design! What glorious colors!” and at the same time they pointed to the empty frames; for they imagined that everyone else could see this exquisite piece of workmanship.

“How is this?” said the Emperor to himself. “I can see nothing! This is indeed a terrible affair! Am I a simpleton, or am I unfit to be an Emperor? That would be the worst thing that could happen—Oh! the cloth is charming,” said he, aloud. “It has my complete approbation.” And he smiled most graciously, and looked closely at the empty looms; for on no account would he say that he could not see what two of the officers of his court had praised so much. All his retinue now strained their eyes, hoping to discover something on the looms, but they could see no more than the others; nevertheless, they all exclaimed, “Oh, how beautiful!” and advised his majesty to have some new clothes made from this splendid material, for the approaching procession. “Magnificent! Charming! Excellent!” resounded on all sides; and everyone was uncommonly gay. The Emperor shared in the general satisfaction; and presented the impostors with the riband of an order of knighthood, to be worn in their button-holes, and the title of “Gentlemen Weavers.”

The rogues sat up the whole of the night before the day on which the procession was to take place, and had sixteen lights burning, so that everyone might see how anxious they were to finish the Emperor’s new suit. They pretended to roll the cloth off the looms; cut the air with their scissors; and sewed with needles without any thread in them. “See!” cried they, at last. “The Emperor’s new clothes are ready!”

And now the Emperor, with all the grandees of his court, came to the weavers; and the rogues raised their arms, as if in the act of holding something up, saying, “Here are your Majesty’s trousers! Here is the scarf! Here is the mantle! The whole suit is as light as a cobweb; one might fancy one has nothing at all on, when dressed in it; that, however, is the great virtue of this delicate cloth.”

“Yes indeed!” said all the courtiers, although not one of them could see anything of this exquisite manufacture.

“If your Imperial Majesty will be graciously pleased to take off your clothes, we will fit on the new suit, in front of the looking glass.”

The Emperor was accordingly undressed, and the rogues pretended to array him in his new suit; the Emperor turning round, from side to side, before the looking glass.

“How splendid his Majesty looks in his new clothes, and how well they fit!” everyone cried out. “What a design! What colors! These are indeed royal robes!”

“The canopy which is to be borne over your Majesty, in the procession, is waiting,” announced the chief master of the ceremonies.

“I am quite ready,” answered the Emperor. “Do my new clothes fit well?” asked he, turning himself round again before the looking glass, in order that he might appear to be examining his handsome suit.

The lords of the bedchamber, who were to carry his Majesty’s train felt about on the ground, as if they were lifting up the ends of the mantle; and pretended to be carrying something; for they would by no means betray anything like simplicity, or unfitness for their office.

So now the Emperor walked under his high canopy in the midst of the procession, through the streets of his capital; and all the people standing by, and those at the windows, cried out, “Oh! How beautiful are our Emperor’s new clothes! What a magnificent train there is to the mantle; and how gracefully the scarf hangs!” in short, no one would allow that he could not see these much-admired clothes; because, in doing so, he would have declared himself either a simpleton or unfit for his office. Certainly, none of the Emperor’s various suits, had ever made so great an impression, as these invisible ones.

“But the Emperor has nothing at all on!” said a little child.

“Listen to the voice of innocence!” exclaimed his father; and what the child had said was whispered from one to another.

“But he has nothing at all on!” at last cried out all the people. The Emperor was vexed, for he knew that the people were right; but he thought the procession must go on now! And the lords of the bedchamber took greater pains than ever, to appear holding up a train, although, in reality, there was no train to hold.

 

 

H. Chri. Andersen

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder