Đường tàu được dọn tại nhiều nơi cùng một lúc, mỗi đội dọn một khác. Mỗi khúc đều chừa lại vài mét ở hai đầu, tiếp giáp với đội bên cạnh. Phần chừa lại ấy, đến giờ phút cuối cùng mới dọn, sau khi hoàn thành việc dọn toàn bộ quãng dường bị tuyết phủ…
Đường tàu được dọn tại nhiều nơi cùng một lúc, mỗi đội dọn một khác. Mỗi khúc đều chừa lại vài mét ở hai đầu, tiếp giáp với đội bên cạnh. Phần chừa lại ấy, đến giờ phút cuối cùng mới dọn, sau khi hoàn thành việc dọn toàn bộ quãng dường bị tuyết phủ.
Bác sĩ Zhivago – Chương 07
15.
Việc dọn tuyết chiếm mất hết ba ngày đêm. Toàn bộ gia đình Zhivago, kể cả Niusa, đều hăng hái tham gia. Đây là giai đoạn thú vị nhất trong cuộc hành trình của họ.
Vùng này có một cái gì bí ẩn, tiềm ẩn điều chưa được nói đến cùng. Nó mang hơi hướng của cuộc khơi nghĩa của Pugachov qua cách miêu tả của Puskin(1) và chất Á Đông trong chuyện của Axakov(2), vẻ bí hiểm của vùng này càng làm tăng thêm bởi cảnh tàn phá, bởi thái độ hết sức kín đáo của số dân cư ít ỏi còn ở lại địa phương: họ có vẻ sợ sệt, né tránh các hành khách trên xe lửa và cũng chẳng nói năng gì với nhau vì sợ bị tố cáo.
Hành khách được phân loại thành từng đội riêng và được đưa tới chỗ làm cách biệt nhau. Khu vực làm việc có lính gác bảo vệ.
Đường tàu được dọn tại nhiều nơi cùng một lúc, mỗi đội dọn một khác. Mỗi khúc đều chừa lại vài mét ở hai đầu, tiếp giáp với đội bên cạnh. Phần chừa lại ấy, đến giờ phút cuối cùng mới dọn, sau khi hoàn thành việc dọn toàn bộ quãng dường bị tuyết phủ.
Mấy hôm nay trời trong sáng và lạnh giá. Ban ngày họ làm việc, chỉ trở về toa để ngủ đêm. Mọi người làm theo từng ca ngắn để khỏi bị mệt, vả lại xẻng thì ít, mà nhân công quá thừa. Việc dọn tuyết theo kiểu đó chỉ đem lại hứng thú.
Chỗ gia đình Zhivago xúc tuyết rất thoáng đãng và đẹp mắt. Ở chỗ đó, mặt đất chạy thoai thoải xuống phía Đông đường sắt, rồi uốn lên như sóng đến tận chân trời.
Trên một ngọn đồi có một ngôi nhà đơn độc, trống gió từ bốn phía, chung quanh có một vườn cây, chắc về mùa hè cây lá rậm rạp nhưng bây giờ thì cành lá thưa thớt, bị tuyết phủ, không còn khả năng che chở ngôi nhà.
Màn tuyết san bằng và nắn tròn vạn vật. Nhưng căn cứ vào những chỗ lồ lõm chính trên sườn đồị mà ngần ấy tuyết vẫn không hoàn toàn phủ kín được, thì hẳn là về mùa xuân người ta phải thấy có một con suối chảy xuống lạch nước của chiếc cầu cạn chạy dọc theo một đường khe ngoằn ngoèo, con suối ấy giờ đây đã bị khuất lấp hẳn dưới lớp tuyết sâu, như một đứa trẻ cuộn tròn dưới một tấm chăn lồng bồng.
Ngôi nhà có người ở hay bị bỏ hoang và đổ nát sau khi Uỷ ban ruộng đất của xã hoặc huyện trưng thu? Những người ở nhà đó bây giờ ở đâu? Số phận họ ra sao? Họ đã trốn ra ngoại quốc hay bị nông dân giết chết? Hay là họ đang sống ở huyện ly với tư cách các nhà chuyên môn có học vấn đáng khen ngợi? Nếu họ ở lại đây đến giờ phút cuối cùng, liệu Strelnikov có nể nang gì họ, hay đã bị đàn áp cùng với bọn kulak rồi.
Ngôi nhà trên đỉnh đồi gợi tính tò mò và giữ vẻ lặng lẽ u buồn. Nhưng bây giờ chả ai nêu câu hỏi và có hỏi cung không ai trả lời. Riêng mặt trời rọi xuống mặt tuyết bằng phẳng làm lóe lên thứ ánh sáng trắng chói loá. Lưỡi xẻng ấn xuống lớp tuyết ấy và hất lên ìtng tảng mới ngọt và đều đặn làm sao? Ở các vết cắt tuyết phát toả những tia sáng khô, ánh như kim cương, trông đẹp xiết bao! Tất cả cảnh ấy gợi nhở những ngày thơ ấu xa xôi. Thuở ấy, cậu bé Yuri Zhivago, đầu đội cái mũ nồi màu sáng có viền, mình mặc chiếc áo tưlúp lót da cừu có khoang đen, cứ ngồi ở sân gọt các hình kim tự tháp, hình lập phương, hình những chiếc bánh ga-tô, các pháo đài và các thành phố có hang động! Ôi, đời sống thuở ấy mới ngon lành làm sao! Vạn vật quanh mình mới đẹp mắt và ngon miệng làm sao!
Nhưng cả ba ngày sống ngoài trời thế này cũng đem lại cho họ cảm giác no nê. Và không phải vô cớ, buổi tối, những người đi làm về được phát một ổ bánh mì, còn nóng hổi, không biết được chở từ đâu tới và do ai đặt làm. Vỏ bánh thơm phức, có nhiều vết rạn nứt nhỏ ở hai bên, trông đã thấy ngon, và đáy chiếc bánh khá dày, được nướng rất khéo, còn dính những hạt than nhỏ xíu.
Chú thích:
(1) Trong chuyện “Con gái viên đại uý”.
(2) Trong cuốn “Gia phả” kể chuyện vùng đài nguyên Baskiria.
16.
Người ta đâm ra yêu mến khu nhà ga đổ nát, như quyến luyến với nơi trú ngụ tạm thời trong một cuộc tham quan các núi tuyết. Vị trí, hình dáng bên ngoài, đặc điểm của mấy chỗ hư hại của nó cứ in sâu trong trí nhớ của họ.
Hàng ngày họ trở lại ga lúc mặt trời lặn. Dường như mặt trời trung thành với quá khứ, nên hôm nào cũng lặn ở chỗ cũ, phía sau cây bạch dương già mọc ngay trước cửa sổ buồng trực điện thoại.
Bức tường ngoài ở chỗ này đổ sập vào trong, lấp kín cả căn phòng. Nhưng góc sau của căn phòng, đối diện với cái cửa sổ còn nguyên vẹn, thì chưa bị đổ. Mọi thứ ở đó vẫn còn: giấy bồi tường màu cà phê, cái lò sưởi bằng sứ có ống thông hơi tròn, đậy bằng một cái mũ đồng, ngoắc với một đoạn dây xích nhỏ bản kê khai đồ đạc đóng khung đen móc vào tường.
Cũng hệt như trước ngày xẩy ra tai hoạ, mặt trời khi lặn xuống sát mặt đất lại với các lớp sứ của lò sưởi, lại hâm nóng lớp giấy bồi tựờng màu cà phê và lại in lên tường các cành bạch dương như phủ một tấm khăn san.
Ở phần khách của toà nhà, có một cái cửa ra vào đã bị chắn lại của phòng khám bệnh. Trên cánh cửa có dòng chữ hẳn được viết vào những ngày đầu cuộc Cách mạng tháng Hai hoặc trước đó ít lâu, nội dung như sau:
“Vì lý do thuốc men và bông băng, kính xin quý vị bệnh nhân tạm thời đừng lo phiền. Chiểu theo lý do vừa nói, tôi niêm phong cửa và xin kính cáo với quý vị về việc này. Chánh y sĩ tổng Ust – Nemda”.
Khi người ta dọn nốt các đống tuyết còn chừa lại giữa các khúc đã dọn, thì trước mặt hiện ra con đường ray đều đặn, thẳng băng, chạy tít về phía xa như một mũi tên. Hai bên đường nhấp nhô những núi tuyết trắng, được tạo ra từ lớp tuyết hất dưới đường tàu, và được viền suốt chiều dài bằng hai bức tường rừng tùng đen đen.
Trong tầm mắt, ở những chỗ khác nhau trên đường ray, có từng tốp người cầm xẻng đang đứng. Lần đầu tiên họ nhìn thấy nhau đông dủ và ngạc nhiên về chuyện họ đông đảo đến ngần này.
17.
Được biết tàu sẽ chuyển bánh sau vài giờ nữa, dù chiều đã xế và đêm sắp buông. Trước khi tàu chạy tiếp, hai vợ chồng Zhivago đi ngắm lần cuối vẻ đẹp của tuyến đường vừa được dọn sạch. Trên mặt đường đã chẳng còn ai. Hai vợ chồng đứng một lúc, nhìn về phía xa, trao đổi vài lời nhận xét, rồi quay lại toa của họ.
Trên đường trở về, họ nghe thấy những tiếng hét giận đữ, khản cả cổ của hai người đàn bà đang chửi bới nhau. Họ nhận ra ngay đó là tiếng Ogryskova và Chiagunova. Hai chị kia cũng đi cùng chiều với vợ chồng Zhivago, từ đầu tàu về phía cuối tàu nhưng họ ở bên phía nhà ga, còn vợ chồng Zhivago ở bên phía rừng. Ngăn cách giữa hai cặp là bức tường dài các toa tàu . Hai chị kia luôn luôn hoặc vượt xa lên trước, hoặc tụt hẳn lại phía sau, so với vợ chồng Zhivago.
Hai phụ nữ ấy đang bị xúc động mạnh và đuối sức đi rõ rệt. Căn cứ vào giọng nói của họ mà đoán, lúc thì cụt ngủn và tru tréo, lúc lại thấp xuống thành tiếng thì thào, chắc là trong lúc đi họ bị thụt chân xuống tuyết hoặc cất bước không nổi. Rõ ràng Chiagunova rượt theo Ogryskova và mỗi lần đuổi kịp, có lẽ lại thọi cho cô kia vài quả.
Chị ta chửi như tát nước vào mặt tình địch, những câu chửi có bài bản hẳn hoi, ở miệng một con công cái và một tiểu thư như chị ta nghe còn trắng trợn gấp trăm lần tiếng chửi tục thô thiển và chói tai của cánh đàn ông.
– Này con đi đĩ kia! – Chiagunova thét. – Đồ đĩ rời đĩ rạc, đĩ có tàn có tán kia! Người ta đi đâu là thấy mặt con đĩ đi theo đấy, cái váy quét đất con mắt thì láo liên! Đồ đàng điếm, thằng già nhà tao ôm ấp mày chưa đủ thoả mãn hay sao, mà mày còn đi quyến rũ một thằng bé non nớt. Cứ cong tớn cái đuôi lên, nó phải làm hư một thằng bé mới thoả kia.
– Thế mày là vợ chính thức của Vasia chắc?
– Bà thì bà cho mày biết thế nào là chính với chả thức, đồ đĩ ngựa, con hủi cùn hủi cụt! Mày mà còn mở mồm ăn xằng nói bậy, thì bà cho mày ăn đất. Chớ có trêu gan bà!
– Này, này, buông tay ra, buông tao ra! Con điên! Mày muốn gì ở tao, đồ chó dại?
– Bà muốn mày bị chết đâm chết chém chứ còn muốn gì, đồ tứ chiếng giang hồ, quân mèo mả gà đồng, con thối thây kia.
– Ừ thì tao là mèo mả gà đồng, ừ thì tao là tứ chiếng giang hồ đúng như mày nói đấy! Thế còn mày thì sao? Mày là tiểu thư danh giá quá nhỉ. Mày sinh ra dưới cống, lấy chồng gầm cầu có bầu với chuột và đẻ ra con chim… Cứu tôi với, cứu tôi với các ông các bà ơi! Cái mụ thần đanh đỏ mỏ nó giết tôi mất thôi! Ôi xin các ông các bà hãy cứu một đứa con gái, một đứa trẻ mồ côi…
Tonia giục chồng:
– Mình đi nhanh lên anh. Em không chịu nổi đâu. Khó nghe quá. Chuyện này rồi sẽ dẫn đến hậu quả chả hay ho gì.
Bác sĩ Zhivago – Chương 07 – Phần 18 -> 22
18.
Bỗng dưng tất cả đều thay đổi, cả phong cảnh lẫn thời tiết Đồng bằng đã hết, đường tàu bắt đầu chạy giữa các quả đồi giữa vùng núi non. Gió bấc từng thổi suốt thời gian qua, nay tắt hẳn. Gió Nam thổi tới ấm áp như hơi một lò sưởi mở cửa.
Nơi đây, rừng cây mọc từng đám dày trên sườn đồi. Mỗi lần đường sắt cắt ngang qua đó, xe lửa phải leo lên dốc một quăng dài, đến lưng chừng mới lại trườn xuống khoáng dốc thoai thoải phía bên kia. Nó vừa bò lên rừng cây vừa thở hồng hộc, bò lết mình chậm rãi như một ông lão gác rừng dẫn đường cho một đoàn lữ khách cứ luôn luôn quay đầu, ngoái cổ nhìn sang hai bên để quan sát đủ mọi thứ.
Nhưng bây giờ vẫn chưa có gì để mà quan sát. Rừng cây vẫn chìm trong sự thanh bình và giấc ngủ như mùa đông, chỉ thỉnh thoảng một vài bụi cây nhỏ hay các cây lớn rì rào gỡ những cành nhánh ở dưới thấp ra khỏi đám tuyết đang dần dần lún xuống, như thể chúng cởi bỏ chiếc kiềng hoặc cái cổ áo quá chật.
Mấy ngày nay Zhivago tự nhiên lúc nào cũng thấy buồn ngủ. Chàng cứ nằm bệt một chỗ và ngù li bì, thỉnh thoảng mới thức đậy nghĩ ngợi và lắng tai nghe. Nhưng hiện thời vẫn chưa có gì đáng nghe cả.
19.
Trong lúc bác sĩ Zhivago nằm ngủ thoả thích, thì mùa xuân hâm nóng và làm tan toàn bộ cái khối tuyết khổng lồ đã rơi xuống ngày càng rời Moskva và tiếp tục rơi suốt dọc đường chàng đi, cái khối tuyết mà họ từng đào xúc ba ngày đêm ở xã Ust-Nemda, cái khối tuyết dày và sâu rộng trải khắp những vùng rộng hàng ngàn đặm.
Thoạt tiên, tuyết tan trong ruột, âm thầm và kín đáo. Khi một nửa cái công việc lớn lao ấy đã hoàn tất, thì không thể giấu giếm nó được nữa. Phép lạ lộ ra ngoài. Từ dưới lớp tuyết nứt vỡ, nước bắt đầu chảy ra và lên tiếng. Các cánh rừng hiểm trở rùng mình thức giấc. Thôi thì nước tha hồ tưng tăng nô giỡn. Nó bay xuống từ ghềnh cao, nó trải rộng thành ao hồ, nó tràn lan khắp chốn. Chẳng mấy chốc khu rừng đầy ắp tiếng nước chảy, mù mịt hơi nước và thoang thoảng hương thơm của nước. Trong rừng, các dòng nước bò ngoằn ngoèo như rắn, soi thủng các ụ tuyết cản đường chảy của chúng, tràn rào rào qua những chỗ bằng phẳng và ầm ầm lao xuống dưới thác, toả ra vô vàn bụi nước. Đất ứ nước. Từ trên độ cao chóng mặt, gần như chạm mây trời, những cây thông cây tùng cổ thụ cũng phải vươn rễ ra uống nước, tạo nên các đám bọt màu nâu nhạt y hệt bọt bia trên râu ria người uống.
Bầu trời say sưa uống cạn mùa xuân và choáng váng vì hơi men của nó, thở ra đầy mât. Những đám mây, ngoài ria lua tưa như mép tấm nỉ, bay là là phía trên cánh rừng rồi trút xuống những cơn mưa rào ấm áp, thoang thoảng mùi đất và mui mồ hôi, rửa sạch mặt đất khỏi các mảnh vỡ nát cuối cùng của chiếc áo giáp đen may bằng tuyết.
Zhivago tỉnh dậy. xê dịch người ra sát cái khuôn cửa hình vuông mà người ta đã gỡ mất khung, chàng chống khuỷu tay nhỏm lên và bắt đầu lắng nghe.
20.
Tàu càng tới gần vùng hầm mỏ thì dân cư càng đông đúc, khoảng cách giữa các ga càng ngắn dần và tàu càng dừng lại nhiều hơn. Khách lên xuống tàu không còn hiếm hoi như trước Những hành khách đi các dộ đường ngắn hơn không tìm chỗ nằm ngủ, mà ban đêm chỉ ngồi ghé đâu đó cạnh cửa toa hoặc giữa toa, thì thầm bàn luận với nhau về những công việc tại dịa phương chỉ riêng họ hiểu, rồi họ xuống tàu ngay ở ga sau đó.
Qua các mẩu chuyện của số khách người địa phương nối tiếp nhau lên xuống toa trong ba ngày qua, Zhivago rút ra kết luận, rằng ở miền Bắc, quân bạch vệ đang thắng thế và đã hoặc sắp chiếm thành phố Yuratin. Ngoài ra, nếu thính giác không đánh lừa chàng và nếu không có một người nào đó trùng họ tên với anh bạn cùng nằm viện với chàng ở thị trấn Meliuzev, thì quân bạch vệ tại hướng này do Galiulin chỉ huy.
Zhivago không nói một lời về chuyện đó với gia quyến để họ khỏi lo lắng vô ích, khi các tin đồn ấy chưa được xác nhận là đúng.
21.
Gần nửa đêm, Zhivago thức giấc vì cảm giác sung sướng lờ mờ dâng lên trong lòng chàng mỗi lúc một mạnh khiến chàng phải tỉnh dậy. Tàu đang đỗ ở một ga nào đó. Nhà ga chìm trong bóng tối mờ mờ của một đêm trắng. Cảnh tối sáng ấy thấm dượm một cái gì vừa tinh tế vừa mãnh liệt. Nó chứng tỏ tầm rộng và độ khoáng đạt của địa phương. Nó gợi nhắc rằng nhà ga này nằm trên một địa thế cao, mở rạ tầm nhìn rộng rãi và phóng khoáng.
Trên sân ga, có những bóng người đi ngang toa, vừa đi vừa trò chuyện nho nhỏ, chân bước nhẹ nhành không một tiếng động. Điều đó cũng khiến Zhivago ưa thích. Chàng nhận ra rằng sự giữ gìn lời ăn tiếng nói và bước chân đi kia chứng tỏ thái độ tôn trọng vào giờ phút khuya khoắt đối với những người đang nằm ngủ trên tàu, một điều chỉ có ngày xưa, thời trước chiến tranh.
Bác sĩ đã lầm. Trên sân ga bắt đầu rộn lên tiếng nói to, tiếng ủng lệt sệt, như ở bất cứ ga nào khác. Nhưng gần đây có một thác nước. Nó mở rộng giới hạn của đêm trắng bằng hơi mát trong lành và không khí tự do. Nó đã tạo nên cảm giác sung sướng của chàng lúc đang ngủ. Tiếng rì rào đều đều, triền miên của thác nước lấn át mọi âm thanh ở nhà ga và làm cho chúng mang vẻ im lặng giả dối.
Zhivago lại ngủ thiếp đi thật say chàng không đoán được là có thác nước, nhưng được ru bởi sự lưu chuyển huyền bí của khí trời Trên sân toa, phía dưới chỗ chàng nằm, có hai người đang trò chuyện. Người này hỏi người kia:
– Thế nào, ở vùng ông người ta đã dẹp yên bọn chúng chưa? Đã đè bẹp bọn chúng chưa?
– Tụi con buôn ấy à?
– Ừ, tụi con buôn ấy!
– Dẹp yên, ghép chúng vào khuôn phép rồi. Bây giờ tụi chúng ngoan ngoãn như bầy cừu. Người ta bắn bỏ vài tên là tụi còn lại im re. Người ta đã thu thuế đảm phụ.
– Một xã thu được nhiều hay ít?
– Bốn chục ngàn.
– Xạo?
– Tôi bịa ra làm quái gì?
– Trời đất, những bốn mươi ngàn!
– Bốn mươi ngàn pút(1).
– Thế thì chỗ các ông tài thật, thánh thật!
– Bốn mươi ngàn thùng bột loại mịn.
– Suy cho cùng thì cũng chẳng có gì lạ. Vùng này đất cát phì nhiêu, đúng đất buôn bán bột mì. Suốt từ đây, dọc theo bờ sông Rynva ngược lên Yuratin, làng mạc cứ san sát, bao nhiêu là bến tàu thuyền và các kho nông sản. Nào anh em nhà Secxtobitov, nào cha con nhà Perecatchikov, toàn những nhà buôn kếch sù.
– Khẽ chứ, làm gì cứ oang oang lên thế. Ông khua mọi người dậy bây giờ.
– Ừ thì khẽ – Người vừa nói ngáp dài.
Người kia đề xuất:
– Này, ta chợp mắt một lát đi. Hình như tàu sắp chạy.
Trong lúc ấy, từ phía đuôi tàu chợt vang lên tiếng động mạnh, mỗi phút một dữ dội thêm, át cả tiếng thác đổ, rồi một chuyến tàu tốc hành kiểu cũ xầm xầm lao qua trên tuyến đường ray thứ hai, chốc lại vượt đoàn tàu đang đứng ở ga.
Chuyến tàu kia phóng hết tốc lực, kéo còi ầm ĩ, nhấp nháy đèn lần cuối cùng, rồi mất hút ở phía trước.
Trên sàn tàu, câu chuyện lúc nãy lại tiếp tục.
– Bây giờ thì tàu mình chuyển bánh được rồi.
– Chưa đâu.
– Vừa rồi chắc là Strelnikov. Đoàn tàu bọc thép đặc nhiệm mà.
– Chắc thế
– Gặp bọn phản cách mạng thì ông ấy đúng là một con dã thú.
– Ông ta đi đánh Galep đấy.
– Đi đánh ai kia?
– Đánh ataman (2) Galep. Người ta bảo hắn đang cùng quân Tiệp Khắc vây Yuratin. Hắn đã chiếm giữ bến tàu sông ataman Galep ấy mà.
– Tôi nhớ tên hắn là Galiep, bá tước Galiep.
– Chả bá tước nào có tên như thế. Phải là Ali Kuban. Ông nhầm tên lung tưng rồi.
– Cũng có thể là Kuban lắm.
– Thế thì lại là chuyện khác.
Chú thích:
(1) Đơn vị đo lường cũ của Nga, tương đương 16,38 kg.
(2) Một tước hiệu chỉ người chỉ huy cao nhất của một đơn vị quân đội thời trước ở Nga.
Gần sáng, Zhivago lại tỉnh dậy một lần nữa. Chàng lại vừa trải qua một giấc mơ thú vị. Cảm giác sung sướng và được giải phóng vẫn chan chứa trong lòng chàng. Tàu đang đứng yên, có thể ở ga mởi, cũng có thể vẫn ở ga cũ. Lại có tiếng thác nước, xem chừng vẫn cái thác nước nọ, nhưng một ngọn thác khác thì sao, biết đâu đấy.
Zhivago lại bắt đầu ngủ chập chờn, chàng nghe mơ màng có tiếng chân chạy, tiếng cãi cọ huyên náo. Kostet cãi nhau với viên chỉ huy đoàn âp giải, cả đôi bên đều to tiếng. Ngoài trời không khí còn trở nên dễ chịu hơn trước, toát ra một cái gì mới mẻ hơn trước. Một cái gì huyền diệu, xuân sắc, trắng pha đen, thưa mỏng, như cơn lốc tuyết tháng năm, khi các bông tuyết ẩm ướt đang tan rơi xuống không làm mặt đất trắng ra mà còn nhuộm nó đen hơn một cái gì trong suốt, trắng pha đen, thơm thơm. “À, hoa anh đào!” – Zhivago đoán biết trong giấc ngủ.
Còn tiếp
(Kho tư liệu của Hội NVHP)