Bàn thêm về câu chuyện Vua Hùng thọ gần 700 tuổi – nhà thơ Nguyễn Đình Minh

Do nhầm lẫn về truyền thuyết và lịch sử, hoặc vì mục đích nào đó mà những tấm bia đồng dưới chân 18 bức tượng Vua Hùng ở Công viên Đồng Xanh ghi những số liệu chú thích đến kỳ quái…

Do nhầm lẫn về truyền thuyết và lịch sử, hoặc vì mục đích nào đó mà những tấm bia đồng dưới chân 18 bức tượng Vua Hùng ở Công viên Đồng Xanh ghi những số liệu chú thích đến kỳ quái…

Vị vua “yểu mệnh” nhất cũng… thọ 217 năm!

Khi đọc thông tin trên trang mạng của Nhà thơ Văn Công Hùng về những bức tượng Vua Hùng tại khu Công viên Đồng Xanh nằm ở xã An Phú, cách Pleiku khoảng 10 km, mà “choáng”. Bởi không thể nghi ngờ thông tin của một nhà văn đang giữ trọng trách trong BCH Hội NVVN khoá VIII ; mặt khác những tấm ảnh là minh chứng hùng hồn. Lần tìm thông tin trên Wb về chủ nhân của khu vui chơi hoá ra Công viên này của Công ty Cổ phần Gia Lai CTC và được giới thiệu trên website như một công viên lớn tầm quốc gia.

Ngày 25.6.2013 anh Nguyễn Thành Công – Giám đốc công ty du lịch Hồng Nhật Hải Phòng có vào chào tuor tại cơ quan. Nhân tiện tôi ngỏ ý anh giới thiệu về khu văn hoá này. Theo anh, tại đây có khu Văn hóa tâm linh gồm Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương được xây theo kiến trúc truyền thống với mái nhà Rông cách điệu cao 18m. Trong điện thờ, tượng Vua Hùng cao 6m, nặng gần 3 tấn gỗ mít sơn son thiếp vàng, kiến trúc văn hóa Việt bố trí sắp đặt hài hòa được thực hiện bởi các nghệ nhân từ thủ đô Hà Nội. Trước điện thờ là tượng 18 Vua Hùng uy nghi… chỉ có điều có những chú thích về lịch sử là có vấn đề – anh nói.

Tôi chợt nhớ người bạn thân dạy học ở vùng này là Đoàn Ngọc Bách, hiện anh đang là PGĐ một trung tâm GDTX của tỉnh bèn gọi để hỏi thêm. Trong máy, tiếng bạn cười dòn: “Ông ơi, có cái công viên ấy, nó vốn là khu đất cằn cỗi và là sân phơi Hợp tác xã An Phú, công viên được đầu tư xây dựng từ năm 1998 với diện tích 14 ha. Chúng tôi đã vào đó mấy lần, và anh em tri thức có đưa ý kiến phản ứng nhưng chưa có chuyển biến gì”. Các số liệu mà Đoàn Ngọc Bách cẩn thận ghi lại càng khiến tôi kinh ngạc hơn.

Cuối cùng thì tôi cũng thực hiện tuor du lịch hè 2013, và đích nhắm đầu tiên là thẳng tiến khu công viên này. Quả đúng như những điều đã được nghe thông tin trước đây. Tại công viên, tượng 18 vị Vua Hùng xếp thành 2 hàng trước nhà thờ tổ. Đặc biệt dưới chân tượng đều có những tấm biển đồng ghi rõ thời gian trị vì, tuổi thọ, số vợ con và sự phát triển của các chi cháu chắt chút chít. Theo đó, vị vua thọ nhất có tới 692 năm tuổi là Hùng Chiêu Vương ( tức Lang Liêu trong truyền thuyết “Bánh chưng bánh dày”) và vị vua trị vì lâu nhất là Hùng Hiền Vương (Lạc Long Quân) với 400 năm trên ngai vàng. Vị vua “yểu mệnh” nhất là Hùng Nghị Vương cũng… thọ 217 năm!

“Văn bia không đốt như văn tế”

Thấy chúng tôi xem rất kỹ và chụp ảnh, một nhân viên  của khu công viên nói:   “Dạ, thưa các chú, số liệu này chúng cháu đều có trích nguồn dẫn”. Té ra có 1 tấm biển chú thích quay ngược mặt vào phía trong mà ban đầu cứ ngỡ là hòn đá  đặt vô lý. Trên tấm đá ghi: “Những số liệu về tên, húy, tuổi, số vợ, con, cháu của 18 Vua Hùng ghi chú trước bức tượng được trích từ nguồn tài liệu Giới thiệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tác giả Vũ Kim Biên nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn do Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ xuất bản 2006“) .

Việc dẫn nguồn trên tưởng là chính xác, nhưng sự thật các cuốn ngọc phả Hùng Vương hoàn toàn không phải là cứ liệu lịch sử, đó chỉ là những truyền thuyết mang đậm dấu ấn dân gian. Bởi vậy khi đưa ra làm văn bia, những nhà thiết kế đã lầm lẫn ở chính điểm này và muốn thông tin đó như cứ liệu lịch sử. Cụ “Tam nguyên Yên Đổ” Nguyễn Khuyến từng dạy “văn bia không đốt như văn tế”, điều ấy có nghĩa là văn bia có tính lưu truyền nên nếu sai, hoặc dở thì mang lại nhiều tai hại cho cả người lập bia lẫn người đọc bia. Trở lại câu chuyện ở công viên này, có thể thấy việc khắc những chi tiết về các vị Vua Hùng trên bia, tạo ra hệ quả xấu. Thực tế, đã có nhiều khách viếng thăm châm biếm “Hoá ra các Vua Hùng là người hành tinh khác”? Những người chú ý đến sử Việt và khách nước ngoài thì thắc mắc không biết vì sao. Còn những người nóng giận thì cho đây là một trò bịp bợm câu khách. Và khi đã là du lịch văn hoá thì cốt lõi là thông qua thông tin được cung cấp để hiểu văn hoá, nhưng những chứng tích văn  hoá được xây dựng theo kiểu này sẽ mất hẳn tác dụng, gây cho du khách những thất vọng lớn.

Và nguyên nhân đều phải quy cho những người tham gia làm công viên ( chí ít cũng là người làm ở hạng mục này) đều quá nghèo vốn văn hoá, nông cạn về kiến thức lịch sử. Mặt khác trong quá trình xây dựng lại cẩu thả, không tranh thủ kiến thức của các sử gia, các nhà văn hoá. Việc làm bừa những nội dung văn hoá ở thời đại Hùng Vương, một thời đại gốc của dân tộc, thời đại mà dân tộc ngưỡng mộ và tự hào là một việc cần được xem xét nghiêm túc về trách nhiệm.

Sự thật về tuổi các Vua Hùng

Hiện tại có rất nhiều ngọc phả chép về thời đại Hùng Vương, tại Đền Hùng còn lưu 3 bản. Trong đó sớm nhất là “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền”, còn gọi là “Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền”( soạn năm 986, thời Lê Đại Hành) và các bản “Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền”( soạn năm 1470, thời Lê Thánh Tông), và “Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền” ( soạn năm 1572, thời Lê Anh Tông ).

Tuy nhiên như đã nói trên, các ngọc phả này mang đậm tính truyền thuyết, trong nó chứa một cốt lõi lịch sử thời Hùng Vương chứ không phải là lịch sử thời Hùng Vương. Chính vì vậy mà con số tuổi thọ, năm trị vì của các Vua Hùng hoàn toàn không chính xác. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ  trong “Việt sử tiêu án” viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được”.

Song ở thời điểm này các nhà sử học đã đưa ra được sự thật có tính thuyết phục hơn. Theo đó có 2 quan điểm được công bố. Quan điểm thứ nhất dựa theo “Ngọc phả Hùng Vương” và “Đại việt sử ký toàn thư” cho rằng: triều đại Hùng Vương kéo dài 2.622 năm, bắt đầu từ năm lên ngôi của Kinh Dương Vương ( 2879 TCN) và kết thúc vào năm 258 TCN khi vua Hùng mất ngôi vào tay Thục Phán An Dương Vương. Nếu đem  tổng số năm của thời đại Hùng Vương chia cho 18, thì mỗi vua Hùng trị vì đến 145 năm. Tuy vậy, triều đại Hùng Vương không phải có 18 ông vua, mà là 18 ngành (nhánh), mỗi ngành có nhiều ông vua nối nhau trị vì và dùng chung vương hiệu, khi ngành khác thay thế mới đổi vương hiệu mới. Theo bản Ngọc Phả được soạn thời Lê Đại Hành, 18 ngành có tổng cộng 180 đời vua, như vậy nếu chia trung bình ra thì mỗi ông vua chỉ trị vì chỉ trên 14 năm mà thôi.

Quan điểm thứ 2 được nhiều nhà sử học ủng hộ cho rằng  triều đại Hùng Vương chỉ tồn tại trong hơn 400 năm. Bởi nếu thời Hùng Vương tồn tại 2.622 năm thì nhà nước của chúng ta hình thành cách đây tới 5.000 năm, trong khi các kết quả khảo cổ cho thấy, 4000 năm trước, chúng ta vẫn ở giai đoạn Hậu kỳ Đá mới (văn hóa Phùng Nguyên). Từ đây dựa vào “Đại Việt sử lược” ghi: “Đời vua Trang Vương nhà Chu (696 – 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người dị kỳ biết dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”. Tính từ thời Chu Trang Vương đến năm Thục Phán thay Hùng Vương tổng cộng là 400 năm. Như vậy 18 đời vua Hùng  kéo dài 4 thế kỷ và trung bình mỗi vua Hùng có 24 năm trên ngai vàng.

Từ đây có thể thấy rất rõ, nếu căn cứ theo lịch sử thì không thể có chuyện các Vua Hùng thọ tới vài thế kỷ như những tấm văn bia ghi ở công viên Đồng Xanh. Việc  dựng tượng 18 Vua Hùng là việc tốt, nhưng các chú giải mập mờ thiếu vốn văn hoá lịch sử vô hình chung có thể gây ra phản cảm và các tác động ngược lại. Nên chăng tại đây cần xoá bỏ các tấm biển đồng dưới chân tượng, chỉ ghi tên các vị vua. Mặt khác nên có tấm bi lớn dẫn dắt cho du khách hiểu về các Vua Hùng theo cách giải mã các ngọc phả thì chúng ta lại có thêm việc làm tốt nữa là tăng cường nhận thức về lịch sử nước nhà cho du khách. Đây cũng là việc cần làm của các khu di tích liên quan đến lịch sử.

Dưới đây là liệt kê các triều đại Hùng Vương theo cách bố trí tại khu văn hóa này:

TT

Các đời Vua Hùng

Trị vì

Tuổi thọ

1

Kinh Dương Vương

215 năm

260 năm

2

Hùng Hiền Vương* (Lạc Long Quân)

400 năm

506 năm

3

Hùng Quốc Vương

221 năm

260 năm

4

Hùng Diệp Vương

309 năm

648 năm

5

Hùng Hy Vương

200 năm

599 năm

6

Hùng Huy Vương

87 năm

500 năm

7

Hùng Chiêu Vương

200 năm

692 năm

8

Hùng Vi Vương

100 năm

642 năm

9

Hùng Định Vương

80 năm

602 năm

10

Hùng Uy Vương

90 năm

512 năm

11

Hùng Chinh Vương

107 năm

514 năm

12

Hùng Vũ Vương

96 năm

456 năm

13

Hùng Việt Vương

105 năm

502 năm

14

Hùng Anh Vương

99 năm

386 năm

15

Hùng Triều Vương

94 năm

286 năm

16

Hùng Tạo Vương

92 năm

273 năm

17

Hùng Nghị Vương

160 năm

217 năm

18

Hùng Duệ Vương

150 năm

221 năm

Thực ra, chuyện về vương hiệu, húy, tuổi thọ, thời gian trị vì cũng như số vợ, số con cháu… của 18 vua Hùng được ghi trong các bản Ngọc phả. Có khá nhiều bản Ngọc phả liệt kê về các đời vua Hùng, hiện còn ít nhất 3 bản lưu lại được. Trong đó sớm nhất là bản “Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền”, còn gọi là “Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền”, soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (năm 986, thời vua Lê Đại Hành). Muộn hơn có “Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền”, do Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố soạn năm Hồng Đức nguyên niên (năm 1470, thời vua Lê Thánh Tông), và “Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền”, do Hàn lâm học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (năm 1572, thời vua Lê Anh Tông).

Những thông tin được ghi trong Ngọc phả không phải là lịch sử, bởi nó là do con cháu đời sau chép lại từ những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian qua con đường truyền miệng, mang nhiều màu sắc thần thoại, hoang đường. Nếu như các văn bản lịch sử thời Hùng Vương có tồn tại thì chúng cũng đã bị người Hán hủy hoại trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, với mục đích tiêu diệt văn hóa Việt, đồng hóa dân tộc Việt.

Người Việt đã lưu giữ ký ức của dân tộc mình và truyền cho con cháu qua các chuyện kể, và theo thời gian, những yếu tố hư cấu, thần kỳ được bồi đắp vào. Chuyện về các vua Hùng cũng vậy. Do đó, tuy không phải là lịch sử nhưng trong Ngọc phả có bóng dáng của lịch sử, mà muốn tiếp nhận thì phải biết chắt lọc thông tin, kết hợp với các sử liệu khác được viết ra trong đời sau, cùng kết quả của khảo cổ học. Các nhà sử học hiện đại cũng đã cố gắng làm điều đó để có hình dung rõ nét nhất về nước Việt thời các vua Hùng, và dĩ nhiên không có chuyện mỗi vua Hùng sống và trị vì suốt mấy trăm năm.

Về số năm trị vì của các vua Hùng, các nhà sử học đưa ra hai quan điểm. Theo quan điểm thứ nhất, triều đại Hùng Vương kéo dài 2.622 năm, bắt đầu từ năm lên ngôi của Kinh Dương Vương (năm Nhâm Tuất, 2879 trước công nguyên) và kết thúc vào năm Quý Mão (258 trước công nguyên) khi vua Hùng mất ngôi vào tay Thục Phán An Dương Vương. Mốc thời gian này được xác định theo Ngọc phả Hùng Vương và Đại việt sử ký toàn thư. Nếu đem 2.622 năm chia cho 18, mỗi vua Hùng trị vì đến 145 năm.

“Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được”, nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết trong “Việt sử tiêu án”.

Cái điều mà Ngô Thì Sĩ không thể hiểu được ấy, nhiều sử gia ngày nay đã tìm cách lý giải. Theo đó, triều đại Hùng Vương không phải có 18 ông vua, mà là 18 ngành (nhánh), mỗi ngành có nhiều ông vua nối nhau trị vì và dùng chung vương hiệu, khi hết một ngành mới đổi vương hiệu mới (chẳng hạn có nhiều ông vua nối nhau cùng gọi là Hùng Hiền Vương, thuộc ngành đầu tiên). Theo bản Ngọc Phả được soạn thời Lê Đại Hành, 18 ngành có tổng cộng 180 đời vua, như vậy nếu chia trung bình ra thì mỗi ông vua chỉ trị vì chưa đến 15 năm.

Mặt khác, nhiều nhà sử học cho rằng, ngay cả con số 18, dù là 18 đời vua hay 18 ngành vua, cũng mang tính tượng trưng, ước lệ chứ không nên hiểu một cách cụ thể, chính xác. 18 là con số đẹp, bội số của 9, con số thiêng của người Việt (khi thách cưới, vua Hùng thứ 18 cũng đòi các chàng trai muốn lấy công chúa Mỵ Nương phải mang đến voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao).

Quan điểm khác cho rằng, triều đại Hùng Vương chỉ tồn tại trong hơn 400 năm, căn cứ vào việc cuốn “Đại Việt sử lược” ghi: “Đời vua Trang Vương nhà Chu (696 – 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người dị kỳ biết dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”. Tính từ thời Chu Trang Vương đến năm Thục Phán thay Hùng Vương cai trị đất Việt, có thể thấy 18 đời vua Hùng chỉ diễn ra trong hơn 4 thế kỷ, như vậy trung bình mỗi vua Hùng trị vì 24 năm.

Quan điểm này được nhiều sử gia ủng hộ hơn, bởi nếu triều đại Hùng Vương kéo dài 2.622 năm thì nhà nước của chúng ta hình thành cách đây tới 5.000 năm, trong khi các kết quả khảo cổ cho thấy, 4000 năm trước, chúng ta vẫn ở giai đoạn Hậu kỳ Đá mới (văn hóa Phùng Nguyên), trình độ kinh tế – kỹ thuật chưa thể đủ để hình thành quốc gia. Thời đại Hùng Vương tương ứng với giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thời đồ đồng, tương ứng với nền văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 2.500 – 2.600 năm. Năm 258 trước công nguyên, triều đại Hùng Vương kết thúc, như vậy “tuổi thọ” của nó tính ra cũng chỉ khoảng 400 năm mà thôi.

N.Đ.M

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder