Truyện ngắn – Lê Mạnh Thường (Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng)
Truyện ngắn – Lê Mạnh Thường (Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng)
“Con là đứa con gái hư hỏng. Không chịu nghe lời bố mẹ. Nếu không tu tỉnh sẽ có ngày chuốc lấy hậu hoạ!”.
Ấy là những lời mẹ tôi đánh giá, khuyên can, cảnh báo đối với tôi. Cách nay chí ít cũng ba năm rồi. Còn bố tôi hồi đó, sau khi cho tôi ăn mấy cái bạt tai lật mặt, ông nghiến răng trèo trẹo, mắt long lên: “Hỏng, hỏng thật rồi! Loại mày sau này chỉ có nước ra đứng đường. Cút ngay cho khuất mắt tao!”.
Cút thì cút, chuyện nhỏ như con thỏ ăn cỏ. Tôi đưa tay quẹt nước mắt, trâng tráo nhìn lại bố rồi chạy vào phòng vớ ngay chiếc ba lô. Lúc quay ra cửa, tiện thể thấy con mèo khoang đang nằm sưởi nắng ở thềm nhà, tôi co chân phang cho nó một cú chí mạng. Con mèo đang lim dim bỗng rống lên tiếng kêu man dại. Nó lộn ngửa ra sân, ngỡ ngàng nhìn tôi rồi lồm cồm bò dậy. Nó oằn oại bước đi.
Tôi lao ra cổng. Mẹ tôi khóc nấc lên. Thằng Bi ngơ ngác nhìn theo chị. Bố tôi nhổ toẹt bãi nước bọt ra sân rồi phủi đít quay vào.
Cuộc đời đi bụi của một con bé mười lăm tuổi bắt đầu.
*
Thực ra, ban đầu sự việc cũng chẳng có gì là ghê gớm. Chẳng qua bố mẹ tôi cứ quan trọng hoá vấn đề. Làm như tôi sắp trở thành một con điên. Con rồ. Hết thuốc chữa. Sắp phải đi viện tâm thần hay trại giáo dưỡng không bằng.
Có gì đâu!
Trộm cắp? Không!
Cãi lại bố mẹ? Không!
Đánh em? Không!
Học dốt? Không!
Bỏ nhà đi hoang? Không!
Thế mà ông bà ấy cứ dồn tôi vào chân tường. Tức thế không biết!
Thôi được, tức nước thì phải vỡ bờ. Đó là điều tất nhiên.
Có chăng, nó là thế này, không hiểu hồi bố mẹ tôi thụ thai rồi mẹ mang thai tôi, ông bà ăn phải thứ gì mà khi sinh ra, tôi là đứa trẻ lớn hơn những đứa khác cùng lứa. Bố mẹ tôi là công nhân nhà máy đóng tàu. Công việc vất vả, lương ba cọc ba đồng nên riêng cái khoản sữa mua ngoài để nuôi tôi cũng ngốn một khoản khơ khớ. Bố mẹ tôi phải thắt lưng buộc bụng, thiếu thốn trăm bề để nuôi tôi (sau mấy năm nữa lại nuôi thêm thằng cu Bi) lớn lên.
Mãi sau này bố tôi đi học thêm đại học. Học xong về làm phó phòng rồi trưởng phòng kỹ thuật của nhà máy. Mẹ tôi cũng chuyển lên làm phòng tài chính. Cuộc sống của gia đình tôi mới được cải thiện đáng kể. Những thứ vật chất có giá trị bắt đầu gõ cửa bước vào nhà tôi. Bố mẹ tôi, cả tôi và thằng Bi vui lắm.
Mười bốn tuổi, tôi đã là một cô bé lớn phổng phao. Cao bằng mẹ. Cơ thể tôi phát triển sớm, căng tràn. Tôi cảm nhận thấy cái sức sống mãnh liệt đang rừng rực trong người mình như một cô gái mười bảy thực thụ. Dáng người cao lớn, đầy đặn. Nước da trắng bóc. Ria mép lún phún. Mái tóc dài. Đôi mắt long lanh. Cặp vú thây lẩy cứ rung ra rung rinh sau làn áo. Trông tôi như một cô gái Nga đích thực. Mẹ tôi bảo vậy.
Tôi bắt đầu để ý đến những người khác giới. Trong con người tôi có một sự thèm muốn mơ hồ nào đó mà không thể gọi tên được. Mỗi khi xem ti vi thấy có cảnh trai gái tình tứ, ôm hôn nhau là người tôi cảm thấy rạo rực, họng khô khốc. Tôi thèm có được một sự va chạm, cọ xát dù chỉ là rất nhẹ giữa hai cơ thể nam và nữ.
Trong lớp học, tôi được xếp ngồi bàn thứ hai, bên phải. Bàn này có bốn bạn nữ. Tôi viện cớ người to cao hơn nhiều bạn nên xin phép cô chủ nhiệm được xuống ngồi bàn cuối. Mong muốn của tôi được toại nguyện.
Ngồi cạnh tôi là Nguyên. Cậu ta trông hiền lành, nhỏ con hơn tôi. Hình thức cũng tạm được. Như vậy là tốt rồi. Tôi thầm nghĩ. Được ngồi cạnh Nguyên tôi cảm thấy chộn rộn trong lòng vì cậu ta là đàn ông. Tôi tha hồ được hít cái mùi mồ hôi rất đàn ông của Nguyên. Thỉnh thoảng ngồi nghe cô giáo giảng bài, tôi giả vờ say sưa nghe giảng. Cánh tay phải của tôi nhích dần, nhích dần sang cọ vào tay Nguyên. Lần đầu cậu ta rụt lại. Tôi vờ như không biết. Một vài lần sau Nguyên để yên cánh tay mình một chỗ. Tôi sướng rơn trong người.
Phòng ngủ của tôi được dán đầy hình ca sĩ Đàm Vĩnh Long. Cái anh chàng ca sĩ này làm cho tôi chết mê chết mệt. Vẻ điển trai, nụ cười khêu gợi và giọng hát của anh ấy đã hút hồn tôi. Tôi mê mẩn ngắm anh ấy suốt ngày mà không biết chán. Tôi ước ao, giá như được một lần ôm anh ấy, được anh ấy gắn một nụ hôn lên môi thì tôi sẽ mãn nguyện suốt đời.
Còn bây giờ, đã thành thói quen, mỗi khi vào phòng, đi học về, đi ngủ hoặc vừa ngủ dậy, tôi đều lí nhí chào và không quên tặng một nụ hôn lên tấm hình của anh. Tôi coi Đàm Vĩnh Long là thành viên không thể thiếu được trong căn phòng. Anh ấy là thần tượng của tôi. Tôi tôn thờ anh ấy.
Có những đêm nằm ngủ, trong cơn mơ tôi bắt gặp Đàm Vĩnh Long, mà có khi là Nguyên, cậu bạn cùng bàn nắm tay tôi, nhìn tôi bằng ánh mắt thiết tha. Chỉ thế thôi mà người tôi nóng như lửa. Tôi kẹp chặt chiếc gối ôm, co người lại và riết mạnh. Cảm giác khó chịu, bức bối đè nén con người tôi. Tôi như muốn vỡ tung ra từng mảnh.
Tôi đã lớn rồi ư?
Sự thể tệ hại hơn bắt đầu vào một đêm mưa.
Đang ôm gối ngủ ngon bỗng tiếng sấm nổ cùng những hạt mưa rơi trên những mái nhà bên cạnh làm tôi bừng tỉnh. Đã gần hai giờ sáng. Cơn khát ập đến, tôi vội mò mẫm đi xuống cầu thang để lấy nước uống. Đi qua phòng bố mẹ, tôi sững sờ nhìn vào. Cửa phòng he hé. Ánh điện trong phòng ngủ đủ cho tôi thấy cảnh bố và mẹ đang say sưa làm tình. Tôi bạo dạn bước lại, nép vào cửa. Cơ thể cường tráng của bố tôi đang nằm lên ghì chặt mẹ. Thân hình của bố nhấp nhô lên xuống theo từng nhịp thở. Tiếng rên của mẹ khe khẽ nhưng đầy sức cổ vũ và biểu hiện sự thoả mãn tột đỉnh. Tôi cứng đơ người. Chết lặng. Tôi lảo đảo về phòng và đổ ập xuống giường. Những hình ảnh vừa chứng kiến cứ ám ảnh tôi, dày vò đầu óc tôi. Tôi muốn đốt mình thành than, muốn được giải phóng cái gì đó còn vướng mắc trong con người mình. Cứ nghĩ lại những cảnh ấy, tôi mụ mị hẳn đi. Tôi khát thèm lắm rồi. Đêm ấy tôi thức trắng.
Sức học của tôi sút dần. Chậc! Khi mà những phương trình, những con số, những bài văn dần dần bốc hơi ra khỏi cái đầu u muội, thay vào đó là những hình ảnh ái ân, những thèm khát, những ham muốn cọ xát thân thể thì việc giảm sút học tập là điều đương nhiên.
Quá dễ hiểu. Tôi trấn an mình như vậy.
Cô giáo chủ nhiệm có gặp mẹ tôi và nói chuyện về những thay đổi của tôi trong thời gian qua. Mẹ tôi sửng sốt. Mẹ không tin con gái mình lại có những biểu hiện lạ như vậy. Mẹ tôi hỏi han, tâm sự, khuyên nhủ tôi. Bố tôi quát tháo, hậm hực nhìn tôi. Mặc kệ. Tôi không muốn nhìn mặt bố mẹ tôi nữa. Cứ mỗi lần nhìn thấy bố mẹ tôi lại nghĩ đến cảnh làm tình hùng hục của họ trong cái đêm mưa chết tiệt ấy. Chính bố mẹ tôi đã đổ thêm dầu vào lửa. Họ đã kích thích sự ham muốn tột cùng về thân xác trong tôi. Tôi bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ của mẹ. Tôi bây giờ chỉ muốn làm những gì theo bản năng, làm những gì mà mình muốn. Con người trong tôi bắt đầu nổi loạn. Tôi muốn mình được tan chảy như dòng nham thạch của núi lửa đang phun trào.
Tôi muốn làm đàn bà…
*
– Cô cho cháu mượn năm trăm, cháu có việc cần!
– Việc gì?
– Cháu đi chơi với bạn!
– Khi nào trả?
– Vài hôm nữa cháu trả. Vẫn như cũ cô nhé?
– Vẫn thế. Năm nghìn một trăm một ngày!
– Một ngày cháu hai lăm nghìn ạ?
– Biết rồi còn phải hỏi. Tiền đây, ký vào sổ đi!
– Cảm ơn cô nhé, cháu đi đây!
Tôi vội nhét năm trăm ngàn vào túi quần jean rồi bước ra khỏi quán net của bà Loan “mặt ngựa”. Năm trăm vay nóng cộng với bốn trăm rưỡi tiền mẹ cho mấy lần để mua sách vở, quần áo mà chưa mua hết. Chín trăm rưỡi, tiêu nhoè!
Người đầu tiên tôi nghĩ đến đó là thằng Thạch Sùng. Tôi rảo bước đến điểm dừng xe buýt để đi về hướng nhà nó.
Tôi đã trở thành đối tác của bà Loan “mặt ngựa” vài tháng nay. Những lúc buồn tôi thường trốn học đến đây tập chat. Rồi quen và mê mẩn lúc nào không hay. Bà Loan quả là người hào phóng. Đã mấy lần tôi thiếu tiền bà đều cho nợ. Nếu cần, bà còn cho mượn tiền. Tất nhiên, tôi là đứa sòng phẳng. Chẳng bao giờ thèm khất hoặc quỵt nợ như một vài đứa khác nên bà rất ưu ái với tôi. Cũng chính từ quán net này tôi đã quen thằng Thạch Sùng và con Matiz. Tôi nghe chúng gọi nhau như thế nên cũng gọi theo. À, hình như thằng Thạch Sùng đặt biệt danh cho con Matiz là vì nó mặc cái quần jean xanh bạc, phía sau hai túi quần nó có hai miếng vải tròn xoe như hai chiếc đèn hậu của xe Matiz nên tiện thể nó gọi luôn như vậy. Cũng được. Mà tôi cũng chẳng cần biết tên thật của chúng làm gì. Chỉ biết chúng chơi được. Có nhiều hôm nó còn trả tiền chat cho tôi. Bạn bè biết hỗ trợ kịp thời cho nhau khi túng thiếu. Thế là tốt rồi. Tôi thầm nghĩ.
Chiếc xe buýt chật kín người lặc lè chuyển bánh về phía ngoại ô.
*
– Ô, chào Gấu Trúc!- Thạch Sùng lại đặt cho tôi biệt danh như vậy. Cũng được. Tôi có vẻ thích thú- Sao lại tự nhiên đến đây?
– Giận ông bà bô à?- Con Matiz cũng ở đây từ bao giờ. Nó vừa rít mạnh hơi thuốc vừa đánh mắt hỏi tôi.
– Bị đánh!- Tôi đáp cụt ngủn rồi vứt cái ba lô bèo nhèo vào góc giường.
– Ai đánh? Thằng nào đánh?- Thạch Sùng sáng mắt lên hỏi hấp tấp.
– Bố, à, ông bô đánh. Tức quá, bỏ đến đây!
– À, ra thế. Chuyện vặt. Tụi này bị đánh nhiều, quen rồi. Cứ ở đây vài hôm hẵng về. Cho ông bà ấy biết!
Tôi chẳng buồn nói. Nằm ngửa xuống giường. Tay gác lên trán, mắt nhìn lên tấm trần nhựa xỉn màu khói. Căn nhà ẩm mốc, hôi hám, bụi bặm. Chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc đồng hồ quả lắc cũ kỹ treo trên tường. Thỉnh thoảng nó lại phát ra những tiếng “kính coong, kính coong” buồn bã.
Thạch Sùng liếc nhìn vẻ tự nhiên của tôi có vẻ thích thú. Matiz chìa gói thuốc Esse Classic về phía tôi:
– Làm điếu cho tỉnh đi, nghĩ làm quái gì nhiều cho mệt óc!
Tôi lắc đầu, nở nụ cười nhạt nhìn nó. Matiz người gầy nhẳng, ngực lép kẹp. Chiếc áo pull xám màu. Da ngăm đen. Mái tóc ngắn như con trai. Móng tay sơn đỏ chót. Chỉ có hàm răng của nó là đẹp. Bố mẹ nó bỏ nhau từ hồi nó còn bé. Bao nhiêu năm ở với bà nội chán quá nên nó lấy quán net làm trụ sở, lấy nhà thằng Thạch Sùng làm nơi trú ẩn.
Thạch Sùng cũng chẳng khá hơn là bao. Bố nó đang đi trại cải tạo. Mẹ nó nghe đâu đang bán hàng tận Móng Cái. Thằng em nó về quê sống cùng ông bà ngoại. Nó không chịu được ở quê nên ra đây sống dật dờ qua ngày. Chúng nó mau chóng kết thân với nhau trong quán net. Cuộc sống của Thạch Sùng và Matiz cứ thế trôi đi, lúc đói lúc no. Nhưng mà chúng nó sướng. Tôi nghĩ. Cả hai đứa không bị bố đánh, không bị mẹ theo dõi rồi kể là kể lể như tôi. Chúng tha hồ làm những gì mình thích. Và, mỗi khi khát thèm về thể xác, chúng lại được bù đắp cho nhau. Thích thật.
– Gấu Trúc đói bụng chưa?
– Đói rồi
– Matiz ra ngõ mua đồ ăn đi, gà rán nhé! Hôm nay chiêu đãi Gấu Trúc. Tiền đây- Thạch Sùng móc túi lấy ra mấy tờ năm mươi ngàn đưa cho Matiz.
– Em có tiền đây!- Tôi đưa xấp tiền chín trăm rưỡi cho Matiz. Nó tròn xoe mắt:
– Chà, nhiều thế! Móc của mẹ à?
– Hừm, đây ứ thèm!- Tôi xẵng giọng trả lời.
– A ha, nhà giàu có khác. Nhưng mà Gấu Trúc cứ để đấy, chúng ta tiêu dần! Còn lâu còn dài mà! Hôm nay anh khao!
Thạch Sùng cầm xấp tiền trả lại cho tôi. Hắn cười lộ hàm răng ám khói nhìn tôi đầy thiện cảm.
Matiz lật đật chạy ra ngõ mua đồ ăn, vẻ mặt nó tơn tớn trông thật buồn cười .
*
Tôi không biết phải diễn tả cái cảnh này như thế nào nữa. Cảm xúc vừa sợ hãi vừa thích thú, vừa điên cuồng trộn lẫn vào nhau bởi lần đầu tiên trong đời tôi đã dám làm một việc kinh thiên động địa. Thoáng một chút ngượng ngập, rụt rè ban đầu, tôi đã mạnh dạn trút bỏ bộ quần áo mặc trên người để tham gia cuộc làm tình tập thể.
Chiếc giường gỗ thâm sì kêu ken két, rung lên bần bật vì phải chịu sức nặng của ba thân hình nồng nỗng đang quấn vào nhau như những con rắn lột. Cả ba đứa vừa thở hổn hển vừa khe khẽ rên đầy khoái cảm. Lần đầu tiên trong đời được nếm trái cấm làm tôi mụ mị hẳn đầu óc. Cái đập nước bị căng tức bao lâu nay trong tôi bị vỡ tan tành. Người tôi nhẹ tênh tênh. Tôi đang bồng bềnh trôi theo dòng nước xiết. Thỉnh thoảng tôi bị nước hắt vào mặt, vào mũi làm cho sặc sụa. Lúc lại nhúi nhùi trong nước. Bỗng dòng nước lao thẳng vào mỏm đá sắc lẹm làm tôi đau điếng. Máu chảy đầm đìa. Người tôi tê dại. Ánh mắt lờ đờ của tôi đủ nhận ra khuôn mặt của Thạch Sùng và Matiz đang trườn qua từng ngõ ngách trên cơ thể tôi. Chúng đang siết chặt thân hình tôi như con trăn siết một chú nai tơ vừa tóm được. Khi toàn thân tôi mềm nhũn rồi thì chúng thỏa sức cấu xé và ngấu nghiến hôn tôi.
Cứ thế, tôi chìm sâu trong cơn đê mê hoan lạc với những tràng âm thanh ma quái phát ra từ những thân hình nóng rẫy, nhèm nhẹp nước. Âm thanh đó lại được sự đồng lõa nhiệt tình bằng tiếng kêu ken két từ chiếc giường gỗ nhà Thạch Sùng.
Hình ảnh của bố mẹ trong cái đêm mưa gió chết tiệt ấy lại hiện lên trong đầu tôi. Nó như thể một đoạn phim được tua đi tua lại nhiều lần trong cái đầu tối thui của tôi. Tôi muốn ném cái đoạn phim đáng ghét ấy vào sọt rác cho nhẹ đầu nhưng không thể nào làm được. Nó biến hóa như một con quỷ độc ác. Càng cố quên đi thì nó lại cứ lẽo đẽo theo tôi. Nó bám chặt vào cái óc bã đậu của tôi. Càng nghĩ tôi căm ghét bố mẹ. Tại sao bố mẹ lại có thể vô ý hớ hênh đến mức như vậy chứ? Đã thế lại còn quát tháo om sòm. Còn nhẫn tâm đánh mắng tôi. Tôi cảm thấy mình như một kẻ cô độc trong chính ngôi nhà của mình. Bố mẹ không chịu hiểu tôi, hiểu những khát khao thân xác của tôi. Tôi biết, con người tôi thật bệnh hoạn vô cùng. Nhưng tôi không muốn thế. Tôi hoàn toàn không muốn thế. Tôi căm ghét chính bản thân mình…
Tôi vẫn đang trôi trên dòng sông nước xiết. Cuộc truy hoan vẫn đang vào hồi quyết liệt. Trong đầu tôi lại hiện lên một khuôn mặt thân quen. Nguyên. Cậu ta thật đáng ghét. Chính Nguyên đã làm tôi bị một phen cụt hứng và xấu hổ vô cùng. Tôi nhớ mãi.
Tối hôm ấy, không kìm được sức căng trong cơ thể, tôi đạp xe đến nhà Nguyên. Lấy cớ mượn cuốn vở ghi môn toán, tôi ngập ngừng bấm chuông. Nguyên xuất hiện. Cậu ta mặc quần đùi, áo may ô, mắt đeo kính cận. Tôi vừa la đà nói chuyện vừa đờ đẫn nhìn Nguyên. Nguyên thật thà chạy vào nhà, lát sau quay ra cầm cuốn vở trên tay. Cậu ấy còn hướng dẫn thêm cho tôi cách giải bài tập. Con ngõ tối thui đã tiếp thêm cho tôi can đảm. Tôi ôm choàng lấy Nguyên. Bàn tay tôi lần mò tìm kiếm. Đôi môi tôi nháo nhác tìm môi. Nguyên sững lại trong giây lát rồi cậu ta đứng yên. Tôi tham lam, ngấu nghiến cày xới cánh đồng Nguyên. Cơ thể Nguyên cũng đang căng cứng như tôi. Tôi thì thầm đòi Nguyên cho tôi hơn thế nữa. Bỗng như có một luồng điện chạy qua, Nguyên bừng tỉnh rồi hốt hoảng xô tôi ra. Nguyên nói giọng gấp gáp “Đừng, đừng làm thế, chúng ta còn nhỏ, bạn về đi!”. Nguyên quay ngoắt người rồi chạy ào vào nhà đóng sầm cổng lại. Như một chiếc xe đang bon bon trên đường bỗng bị đinh đâm thủng lốp. Tôi chết lặng. Xấu hổ. Liệu Nguyên có khinh bỉ mình không? Nguyên có nói cho mọi người biết chuyện này hay không?
Tôi thẫn thờ đạp xe trở về. Trên người vẫn còn thoảng mùi mồ hôi đặc trưng của Nguyên. Lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn và âu lo. Nước mắt ứa ra hai gò má căng tròn. Tôi khóc tấm tức vì cái căn bệnh ham muốn thể xác đang hành hạ mình. Tôi muốn chết quách cho xong…
Dòng sông đã cạn. Tôi dạt vào một phiến đá cạnh bờ. Tóc tai rũ rượi, xơ tướp như vừa trải qua một trận quần thảo với những con thú dữ. Cơ thể tôi nhão nhèo, bải hoải. Bên cạnh, Thạch Sùng và Matiz cũng đã gác chân lên nhau khẽ ngáy tự bao giờ.
Giờ này, chắc bố mẹ đang nháo nhác đi tìm tôi…
*
Liên tiếp bốn ngày trời, ba chúng tôi cứ lặp đi lặp lại cái cách làm tình như những con vật. Thửa ruộng nắc nẻ, cạn khô của tôi đã đầy ắp nước. Tôi không còn cảm giác khát thèm như những ngày trước nữa. Tôi thầm cảm ơn Thạch Sùng và Matiz đã đem đến cho tôi những điều thật tuyệt. Lúc này tôi chỉ thèm ngủ. Ngủ để lấy lại sức sau những đêm thức khuya làm tình. Ngủ để quên đi những nỗi lo sợ mơ hồ nào đó có thể đến với mình.
Trưa nay, Thạch Sùng đi ra ngoài về. Có hai đứa, một nam một nữ đi theo nó.
– Đây là Mãng Cầu và Cún Bông. Đều là bạn của anh cả!- Thạch Sùng giới thiệu với tôi về hai nhân vật mới.
Cả hai đứa đều ăn mặc sành điệu. Xinh hơn cặp Thạch Sùng- Matiz nhiều. Tôi thầm nhận xét.
Mãng Cầu đăm đắm nhìn tôi, ánh mắt long lanh. Tôi thoáng chút bối rối. Cảm giác thèm được cọ xát như con thú đang say ngủ bỗng dưng thức dậy.
– Trông dễ thương quá!- Cún Bông thốt lên- Trông như kiều ấy!
– Rất vui được làm quen với Gấu Trúc?- Mãng Cầu chìa bàn tay về phía tôi, nụ cười thân thiện hé nở trên môi.
– Sao anh lại biết tên…?- Tôi vừa đưa tay ra vừa ngập ngừng hỏi.
– Thạch Sùng đã kể cho anh nghe về em rồi. Tuyệt lắm Gấu Trúc ạ!
– Chà chà, không có lí gì mà hôm nay chúng ta không đi làm một bữa để mừng cho buổi hội ngộ tuyệt vời này!- Thạch Sùng lên tiếng mời mọc.
– OK, OK! Đúng rồi, Thạch Sùng nói thật có lí. Đi thôi mọi người ơi!- Matiz và Cún Bông nhao nhao đồng lõa, vẻ mặt chúng xí xớn hẳn lên.
– Chú chỉ được cái nói đúng!- Mãng Cầu nheo mắt nhìn Thạch Sùng rồi quay sang tôi- Thế nào Gấu Trúc? Ta đi thôi em!
Làm sao mà có thể cưỡng lại cái sự sung sướng, vui vẻ này được, tôi gật đầu tắp lự. Mãng Cầu nắm tay tôi dung dăng dung dẻ cùng cả bọn bước ra khỏi ngõ để đến nhà hàng Thiên Phúc gần đó.
*
Đi bụi như thế này quả là vui, vui thật! Cả bọn ngồi quây quần trong nhà hàng lịch sự. Tiếng nhạc du dương, thức ăn ngon, rượu bia bát ngát. Cả bọn vừa ăn vừa ôm vai bá cổ nhau, khói thuốc phả ra như cháy nhà.
Trong vòng tay của Mãng Cầu, tôi quay cuồng đầu óc. Tôi đã uống mấy li rượu vốtka trong những tiếng hô “một… hai… ba..dô!” của cả bọn. Tôi ngoẹo hẳn sang một bên, tựa lên vai Mãng Cầu. Đầu ong ong, đau như búa bổ. Mặc kệ, bọn chúng vẫn ăn uống và nói chuyện râm ran. Khói thuốc cứ phụt ra mù mịt.
Tôi nghe tiếng Mãng Cầu và Thạch Sùng bàn nhau đi chơi, ra thăm mẹ nó ngoài Móng Cái. Nghe đến thế, Matiz và Cún Bông lại nhao nhao hưởng ứng.
Mãng Cầu ghé vào tai tôi:
– Dậy đi Gấu Trúc ơi, dậy đi chúng ta cùng đi chơi nữa mà!
– Đ..i…đ..â..u..?- Tôi phều phào hỏi lại.
– Chúng ta đi Móng Cái, mẹ Thạch Sùng ở ngoài đó bị ốm!
Đi thì đi! Ăn chơi sợ gì mưa rơi! Tôi đứng dậy, mềm oặt như sợi bún. Cún Bông và Mãng Cầu xốc nách dìu tôi đi…
Hình như cả bọn đã nhảy lên chiếc xe khách Móng Cái màu đỏ. Chiếc xe rú ga lao đi…
Tôi chỉ nhớ mang máng vậy…
*
Bây giờ thì tôi đã là một cô gái mười tám. Vẫn còn đó những nét xinh đẹp, dễ thương của một thời. Nhưng giờ đây, tôi đã trở thành một con người khác hoàn toàn. Tôi đã trở về từ một nơi xa lắc xa lơ. Nơi đó là tâm bão. Cơn bão đời đã nhấn chìm tôi. Tôi vẫy vùng, chới với và quay tít mù theo vòng xoáy của những cuộc bán mua đầy tủi hận. Vòng xoáy của cơn bão đã biến một cô bé mười lăm hừng hực sức sống và luôn khát thèm thể xác thành một con bù nhìn xác xơ, tàn tã trên cánh đồng nước mắt mênh mông. Tôi không thể tin được cuộc đào thoát đó lại thành công đến vậy. Hơn hai năm vẫy vùng trong tuyệt vọng, như có phép nhiệm màu, tôi đã thoát được ra khỏi cái thế giới hãi hùng, kinh tởm đó để trở về với gia đình. Giờ đây, mỗi khi trời đổ mưa, nghe tiếng sấm ì ùng vang lên làm tôi sợ hãi. Người co rúm như con mèo khoang nằm trong vòng tay mẹ. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt thất thần của mẹ, nghe tiếng thở dài ngao ngán của bố mà tôi như tan nát cõi lòng. Trong ngần ấy thời gian tôi lưu lạc nơi đất khách, bố mẹ đã cố công kiếm tìm tôi khắp nơi. Bố phải nghỉ việc ở nhà máy để thường xuyên lên biên giới dò la, hỏi han thông tin về tôi nhưng tất cả đều vô vọng. Khi tôi biết nghĩ và thương bố mẹ thì đã muộn mất rồi!
Bây giờ thì tôi đã ngấm đòn. Trận đòn đời đã giáng cho tôi những cú quá mạnh làm tôi gục hẳn. Tôi muốn quên đi tất cả những gì đã trải qua, muốn được ngủ một giấc thật sâu, thật dài trong vòng tay mẹ. Tôi rất muốn vậy nhưng những giấc ngủ còn chập chờn ấy thỉnh thoảng lại bị gián đoạn. Khi có yêu cầu của bên công an, mẹ lại đưa tôi đến để cung cấp thông tin cho họ. Những lúc đó, dù không muốn nhưng tôi cũng phải rùng mình nhớ lại những giây phút kinh hoàng mà mình đã nếm trải trên xứ người. Tôi run rẩy ngồi nép bên mẹ như con chim non bị rơi ra khỏi tổ. Mắt đờ đẫn nhìn người cán bộ điều tra rồi kể trong hoảng loạn những thước phim chầm chậm trôi qua…
Tôi lờ đờ mở mắt ra. Mình đau ê ẩm. Cổ họng khô khốc. Thân hình nhũn nhèo. Áo ngực phành ra. Tôi giật mình hoảng hốt rồi định thần lại, ngơ ngác nhìn xung quanh. Sao tôi lại ở đây? Một căn nhà lá tồi tàn, trống trải. Gió rít từng cơn kin kít qua kẽ nứa làm phên nhà. Trời tối sẫm. Tiếng muỗi vo ve như báo hiệu cho tôi biết một bữa tiệc máu tươi sắp bắt đầu. Tôi ngồi thu lu trên chiếc giường tre ọp oẹp, đảo mắt nhìn xung quanh. Sao lại thế này? Thạch Sùng, Matiz đâu rồi? Mãng Cầu, Cún Bông cũng đi đâu hết rồi? Đây là nơi đâu?
Tôi vừa cất lời kêu lên mấy tiếng thì bỗng có tiếng loạch xoạch, chiếc cửa gỗ chợt mở. Có hai người, một đàn ông và một đàn bà cầm chiếc đèn pin bước vào. Ánh đèn lia vào mặt tôi.
– Các người là ai…?- Tôi lắp bắp hỏi.
– Làm gì mà la ầm lên thế hả cô bé? – Gã râu xồm gằn giọng.
– Đây là đâu? Thả tôi ra không tôi la lớn bây giờ?
– Đây hả? Đây là biên giới! – Mụ đàn bà cười khẩy.
– Các bạn của tôi đâu rồi? Sao lại bỏ tôi ở đây?
– Các bạn hả? – Mụ cười ngất- Cháu bé ơi, cháu ngây thơ quá. Các bạn của cháu đã bán cháu cho bọn ta rồi. Bây giờ các bạn của cháu đang mặc sức ăn chơi ở bên kia cửa khẩu. Cháu hãy ngoan ngoãn nghe theo lời ta, nếu không thì đừng trách ta tàn ác!
– Không, không! Thả tôi ra, thả tôi ra! Bố mẹ ơi, cứu con với…!- Tôi hoảng hốt gào lên rồi nhảy xuống giường để lao ra cửa.
– B..ố..p!- Con ranh, mày định làm loạn chắc?- Gã rít lên.
Một cái bạt tai của gã đàn ông vung lên làm tôi ngã dúi dụi. Gã lao lại túm tóc của tôi giật ngược ra sau, mặt tôi ngửa lên, máu mũi trào ra mằn mặn.
– Làm thủ tục rồi đưa nó đi!- Mụ già hất hàm ra lệnh.
Gã râu xồm nhanh chóng lấy dây trói tay tôi lại rồi dán băng dính vào miệng. Xong, cả hai xốc nách kéo tôi đi ra cửa. Một chiếc xe tải bịt kín đã chờ sẵn. Chúng bê tôi lên rồi vứt vào thùng xe. Trên xe có ba cô gái nữa cũng bị trói giống như tôi. Sầm! Tiếng cửa xe đóng mạnh.
Chiếc xe nổ máy, từ từ lao đi đưa tôi vào cõi trần gian…
*
Tôi nằm trong căn phòng của mình. Làn gió buổi sáng mát rượi chui qua cửa sổ vào vuốt ve, chơi đùa cùng tôi. Bố mẹ đã đi làm từ lâu, cu Bi đi học. Chỉ còn tôi với bà nội ở nhà. Bố đã đón bà nội ở quê ra để chăm sóc tôi những lúc bố mẹ vắng nhà. Căn phòng giờ đây sao mà rộng lớn quá chừng. Những tấm hình của ca sĩ Đàm Vĩnh Long tôi đã bóc xuống hết rồi. Giờ đây, anh ấy đã không còn ở trong tim tôi nữa. Ánh mắt nhìn của anh ấy không còn gây xúc cảm đối với tôi. Tôi đã chai sạn với tất cả những mơn trớn đầu đời.
Không biết giờ này Nguyên đang làm gì nhỉ? Chắc là cậu ấy đang ở trên giảng đường. Chắc Nguyên đang bỡ ngỡ và ngập tràn hạnh phúc với cuộc sống trong những ngày đầu của đời sinh viên xa nhà.
Tôi đưa mắt nhìn ra khoảng sân nhỏ. Con mèo khoang đang gối đầu lên chiếc giày của tôi ngủ ngon lành. Chắc nó lôi chiếc giày của tôi xuống sân để đùa giỡn đây mà. Ánh nắng mùa thu chiếu lên khuôn mặt nó. Cái miệng chúm chím hồng hào trông thật dễ thương. Một cơn gió nhẹ thổi qua, đôi tai nó giật giật như thể lời cảm ơn của nó đối với bầu trời, trông đáng yêu vô cùng.
Tôi mỉm cười nhìn con mèo khoang, một cảm giác nhè nhẹ, lâng lâng trong lòng.
Và gió, gió lại đến để xoa dịu những gì nơi cơn bão đi qua…
23/7/2012
L.M.T