Cho một ngày sinh – Đoàn Thị Tảo

So với chị Đoàn Lê thi Đoàn Thị Tảo không nổi tiếng và đa tài bằng. Đoàn Lê vừa viết văn, làm thơ, sáng tác kịch bản, đạo diễn phim và hội hoạ. Tuy nhiên, dù chỉ theo một nghiệp thơ, nhưng về độ mẫn cảm và tinh tế thì Đoàn Lê tài hoa kia chắc gì đã sánh bằng cô em Đoàn Thị Tảo.

 

Thế là chị ơi
Rụng bông gạo đỏ
Ô hay trời không nín gió
Cho ngày chị sinh

Ngày chị sinh trời cho làm thơ
Cho nét buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làm một câu hát cổ,
Để người lý lơi

Vấn vương với sợi tơ trời
Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc thành bài hát Chị tôi.

Trong ảnh: Đoàn Thị Tảo và chị gái Đoàn Lê (áo kẻ)

 

Trích các đoạn hồi ức của nhà thơ Đoàn Thị Tảo về Đoàn Lê.

(Theo  Triệu Bình Thanh)

Bài thơ chị viết năm 20 tuổi để tặng chị Đoàn Lê của mình, khi chị gái sinh đứa con đầu lòng, được Trọng Đài phổ nhạc.

17 tuổi, chị Đoàn Lê bước vào cuộc hôn nhân thứ nhất với rất nhiều những mộng tưởng. Chị có con gái đầu lòng khi 18 tuổi khi vẫn đang học lớp Sân khấu – điện ảnh khóa đầu tiên. Cái gánh nặng này mà người phải chia sẻ không ai khác, lại chính là em gái Đoàn Thị Tảo.

Sinh con được 15 ngày, Đoàn Lê gửi con gái cho em nuôi để đi theo đoàn làm phim. “Nuôi trẻ nhỏ mà lại là nuôi bộ thì vất vả là chuyện đương nhiên. Mà thời đó khổ lắm, thiếu thốn đủ thứ, đường cũng chẳng có chứ đừng nói sữa” – chị Tảo nhớ lại.

Rồi thì cả hai đứa con gái chị Đoàn Lê lúc bé đều một tay chị Tảo nuôi. Cuộc hôn nhân đầu của chị Đoàn Lê tan vỡ. Chị bồng hai đứa con ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Chỗ dựa của chị cũng lại là người em gái của mình.

Sau này, chị Lê đi bước nữa, lấy chồng cũng chẳng dư dật gì. “Tôi thường phải về nhà xin vàng của mẹ đem bán để “cứu trợ” cho chị ấy” – chị Tảo kể. Vì vậy, mới có người nói, thực ra Đoàn Thị Tảo vừa là mẹ, vừa là chị của Đoàn Lê thì đúng hơn.

Đến khi mẹ mất, chị lại sang ở với con gái Đoàn Lê 10 năm để trông nom các cháu thay chị. Chừng ấy năm, ngoảnh đi ngoảnh lại, Đoàn Thị Tảo mới giật mình nhận ra:

“Quỹ đời tiêu gần hết
Chút thời gian còn loay hoay tổng kết
Thừa: Mồ hôi nước mắt
Thiếu: Hạnh phúc nụ cười”

Và cho đến bây giờ, em Tảo vẫn là người chăm chút mọi việc trong gia đình thay chị Lê. Bởi chị biết rằng, Đoàn Lê là người đam mê nghệ thuật nên dường như Đoàn Thị Tảo sinh ra để bù đắp những phần còn thiếu hụt và luôn là “cái bóng” của chị gái mình.

Mấy chục năm trời phiêu bạt, vinh quang nhiều mà cay đắng cũng không ít, chị Đoàn Lê lại quay về với người em gái Đoàn Thị Tảo. Hai chị em sống cùng nhau ở một biệt thự mà chị Tảo gọi là chốn thiền ở chân núi vùng Vân Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng), đầy hương hoa bưởi.

“Chị tôi bây giờ” mà chị Tảo viết có những câu thật buồn về thân phận chị mình và mình, cũng như bài thơ “Cho một ngày chị sinh”. Chị Tảo viết “Chị tôi bây giờ” cũng là tự vận về nỗi cô đơn ở những câu kết:

“Lên rừng rừng lắm gai
Xuống bể, bể sóng lớn
Cả tin nhiều lận đận
Trừ dần mà vẫn sai”

Đoàn Thị Tảo thương người chị hồng nhan bạc mệnh, nhưng cũng là thương chính mình khi thắc thỏm: Có ai đi tìm tôi? Rồi chị lại tựa vào những ký ức của tuổi thơ hai chị em để sống.

Chị Tảo chơi với những kỷ niệm, tiếc những bông hoa bưởi người chị đánh rơi trên đường gồ ghề xa xôi. Và đến nay, hai chị em vẫn cùng chơi với những bông hoa  bưởi nhặt về tự ngày nào khi đã bước sang tuổi ngoại lục tuần.

So với chị Đoàn Lê thi Đoàn Thị Tảo không nổi tiếng và đa tài bằng. Đoàn Lê vừa viết văn, làm thơ, sáng tác kịch bản, đạo diễn phim và hội hoạ. Tuy nhiên, dù chỉ theo một nghiệp thơ, nhưng về độ mẫn cảm và tinh tế thì Đoàn Lê tài hoa kia chắc gì đã sánh bằng cô em Đoàn Thị Tảo.

Có một điểm chung nhất, dường như số phận đã gắn hai người phụ nữ đa đoan – hai chị em ấy – vào nhau

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder