Chợ Tết – Ngô Thy Học

Ngô Thy Học là một cây viết trẻ đã có nhiều tác phẩm đăng trên báo chí. Dường như ở tác giả này có một nội lực khá mạnh trong  thể hiện các thể loại văn chương, sự nhạy bén khi tiếp cận với các đề tài muôn vẻ từ cuộc sống

Ngô Thy Học là một cây viết trẻ đã có nhiều tác phẩm đăng trên báo chí. Dường như ở tác giả này có một nội lực khá mạnh trong  thể hiện các thể loại văn chương, sự nhạy bén khi tiếp cận với các đề tài muôn vẻ từ cuộc sống, nhưng nổi lên vẫn là các tác phẩm gắn với ký ức ấu thơ, ký ức miền quê yêu thương của tác giả.

Xin trân trọng giới thiệu một tác phẩm trong chùm rất nhiều bài gửi về.

Chợ Tết – Ngô Thy Học

(Truyện ngắn)

 

Người đàn bà xỏ lại đôi quang gánh, thị lẽo đẽo bước chân ra chợ. Cái xóm chợ quê thường ngày vẫn ồn ào, náo nhiệt giờ , náo nhiệt độ dăm ba nữa là đến đêm 30 Tết.

Trời mùa này lại rét nhiều. Gió về  thổi dữ.

Hôm trước, thị đã thấy hoa đào phơn phớt đỏ ở vườn ai nở rộ. Đã thấy màu quýt chín chúm chím quả rồi… Nhà nhà đã sửa soạn, cánh thợ nghèo đi làm gỗ sơn trang trí lại bàn ghế và mấy nhóm thợ thủ công thì cắt tỉa hoa trong số các chậu cảnh đặt trước nhà rộng, khang trang ở cuối chợ.

Thị lần nào cũng quẩy thúng rau qua đây. Chỉ chừng một quãng thì khựng lại, người đàn bà che lại cái mặt, thị không muốn ngẩng nhìn vì đôi mắt đã kéo màng để lồ lộ ra lớp trắng. Nhưng tiếng còi xe bíp bíp, kêu oong oong ngoài cổng lớn thì thị không thể nhầm được. Đứa con trai nhà ông Chủ Tịch quát tháo: “Đi đứng kiểu gì? Không có mắt à”. Nó trỡn trợ, dậm cái chân khỏe xuống đất, vẻ mặt khó chịu rồi đóng cửa kính lại đi mất hút.

Thị – người đàn bà góa phụ, đã hai đời chồng.

Thị đã mót cái tuổi bốn mươi như người ta nói là “hết xuân sắc”, thân xác thì đã mòn mỏi như loài hoa khô trong mùa đông tới. Người đàn bà khốn nạn ấy cũng sống trong căn nhà ọp ẹp cuối cái ngõ chợ lụp xụp thôi.

Người đàn bà cố đưa con mắt ráo hoảnh lên nhìn một lượt khắp chợ. Thị bỏ tẹt cái mủng nón xuống đất, sau đấy để gọn ghẽ những bó rau tươi lên. Chợ Tết nhiều thứ, người nhà giàu quần áo đủ ấm, đầu đội mũ chống rét, cái miệng thì cười sỗ sàng. Họ xúm lại vào quầy bán thịt,  ít ai để ý đến thị. Người đàn bà khép nép, lấy chiếc khăn cũ lau con mắt đang ướt nhèm ra hai mép mi. Thị không thấy. Hay cố tình che đậy đi cái túng quẫn, đau khổ trong mình. Thị run rẩy, thấy lành lạnh hai bờ vai yếu ớt, gầy guộc.

Chợ Tết đông ngùn ngụt người. Hoa ngày Tết ở chợ cũng bán nhiều. Hai ông cháu đã sáng sớm chở những chậu hoa Tết ra chợ. Người ta xúm lại mua nhưng chỉ để xem cho vui, rồi hoa cúc cũng ố màu nhạt,phai sắc. Trơ lại những cành đào gộc, già, mà ở thân chỉ đâm ra mấy nụ lũn phũn nở. Hoa đào cũng đẹp lắm! Nhà thị cũng trồng một cây trước cửa. Mấy Tết trước ra nụ nhiều không xuể thế mà năm nay lại trổ ít hoa. Hoa ra, nở đã rụng. Thị đâm lo. “Chắc mùa rét này sớm quá!”.

Cái đói, cái nghèo của con người sao không lo cho được. Thị biết chừng nào thì mình chết đâu. Nhưng sống là phải liệu, không liệu lấy gì có bát ăn cho đủ qua những ngày thiếu thốn đây?

Chợ Tết ngày hôm nay rôm rả tiếng người trò chuyện. Kẻ lũ lượt đi xe hớt tóc, mua quần áo. Kẻ mua câu đối đỏ… có đủ kiểu người ở chợ lẫn trong những nụ cười tươi mới, sung túc.

Ở góc quán kia, người ta họp lại thi nhau xem quẻ. Thanh niên  đến đông hơn. Thị ít khi xem về bói tướng, thị không tin, nhưng ông thầy mù ấy nói đúng mồn một. Thị sướng mà thành khổ. Trước đấy, thị không phải người dân ở vùng này  nhưng theo một ông chồng rồi xuống dưới đồng bằng làm ăn, sau thì định cư hẳn ở huyện này. Người ta đồn về thị. “Người đàn bà xấu số”.

Thị nói lắp bắp, giọng nghèn ngẹn ở cổ: “chắc hôm nay, mình bán ế”. Thúng rau xanh vẫn đầy, không ai xém xỏ tới gánh hàng của người đàn bà nghèo. Cái xóm chợ rồi cũng vãn, thưa thớt dần…

Người đàn bà đội cái mủng lên, thị lom khom tìm trong những bãi rác thải, nhặt lọ chai nhựa vất vào thúng. Người giàu qua đây phải phóng chiếc xe cho nhanh, không như thị còn đứng hàng giờ bới lộn. Thị gom lại số hàng đã thu lượm được đem về bán ở một quán rộng. Ông chủ là người nhân hậu, bao giờ ông cũng trả thêm số tiền cho thị. Thương cái cảnh người đàn bà góa phụ.

Thị ấy, người đàn bà đã luống tuổi già. Cái già làm con người ta sợ sệt hơn những tháng ngày giá rét. Tuổi già lại ốm đau, đủ bệnh tật. Sức khỏe yếu thì sao chống đỡ nổi những cơn bệnh co giật trong người.

Thị ốm, thị gầy và đâm mù lòa từ lúc chồng chết. Ông chồng thứ nhất của thị thì  chết vì chó dại cắn. Cái chết nghe dữ lắm. Dân trong làng đổ xô đến, người trai tráng khỏe mạnh giữ chặt tấm thân ông nhưng ông  chết dữ quá. Toàn thân co giật, con mắt mở chừng, nước miếng ứa ra trắng như phiến. Người trẻ, người già nói đi nói lại. Thì ông chết cũng vì con chó Tây cái lão nhà Chủ Tịch hà tiện đó.  Đêm 30 Tết, mụ vợ lão còn cho chó ra cắn đứa ăn mày. Thế mới biết người giàu khó ở. Ông chồng thị đi làm cho nhà lão đã  lâu, không đòi được nợ, con trai Chủ Tịch huyện chỉ trả rẻ mạc số tiền công làm nhà thôi. Ông không chịu.

Vợ ngăn không được. “Đói khổ lắm rồi. Chúng nó thì thức ăn thừa vất cho chó, khác nào lấy thức ăn của kẻ nghèo cho súc vật ăn chứ!”. Ông hầm hập cái mặt. Rồi thì đêm ấy, thị nghe được tin dữ. Y chết…

Y chết đã gần năm năm rồi.

Được ba năm thì người đàn ông tên Để đến sống. Gã có lớp da đen mốc và người thấp, vết thẹo dài bên mặt. Thị gặp gã ở chợ Chuối, lúc đấy gã đang dọn bàn ghế cho khách ăn. Gã thô thiển, nói năng sốc sáo nhưng được cái tốt người, tốt tính. Gã tỏ ra quan tâm thị từ khi nào chẳng biết. Nhưng thoáng có thị ở ngõ chợ quê này thì gã đã cười vui vẻ hẳn. Gã kém thị bốn tuổi.

Cái tuổi đuổi cái xuân. Thế mà đã gót bao mùa xuân qua đi. Thị lủi thủi sống qua ngày, sống vặt vẽo qua hè, thu, đông, rồi chờ xuân ấm áp. Có người mong chờ sự sung sướng bên mâm cơm đủ đầy của kẻ giàu, còn kẻ nghèo thì đợi chờ sự hạnh phúc của một tấm áo, đôi giày xỏ, có khi chỉ là bát bánh nước nhạt phèo cuối chợ.

Thị rơm rớm nước mắt. Thị đã khóc nhiều đấy. Người đàn bà tủi phận, nghèo.

Ngẫm ra thì ai cũng sợ kiếp sống của mình quá ngắn ngủi, nhưng nó đã đầy khi người ta nhận ra mình đến thế giới này để làm gì. Một ngày không báo trước, người ta sẽ đi khỏi mặt đất này. Cũng như tỉ tỉ, linh hồn có quốc tịch trái đất, chẳng lưu lại gì. Rồi thị cũng sẽ đem tất cả ký ức, để một ngày nào đó tìm niềm hạnh phúc nhỏ nhoi bên mình.

Thị nghĩ tới những ngày xuân ấm áp. Cây hoa đào già đã có nụ, hoa đào nở là xuân sắp về rồi. Thị quẩy gánh rau bán sớm.

Sáng 30 Tết. Người đàn bà ấy vẫn ngồi bán ở chợ. Hoa ngày Tết đã nhiều, khắp chợ đâu đâu cũng hoa, cũng người huyên náo. Thị lau nước mắt ứa ra. “Tết sắp đến rồi, ông cháu tôi gửi cho cô cành đào hoa xuân này”. Lâu rồi, có lẽ không ai biết cái nụ cười méo xệch sau chiếc nón mủng đó là một nụ cười vui. Đứa con gái mới lớn đã thấy dòng nước mắt lăn dài trên gương mặt già nua đó. Như đã hiểu. Nó đứng im  không nói. Đôi tay giúp thị cho cành đào vào thúng. Hoa đào đỏ, nụ phơn phớt nở trong gió lạnh cuối đông. Cành gầy gộc nhưng mầm xanh đã bật mắt ra lá non.

Chợ cuối ngày 30 Tết lạnh. Vậy mà thị vẫn cảm thấy ấm áp trong cái nắm tay của đứa con gái và những nụ cười hạnh phúc trẻ thơ đâu đây. Luồng gió lạnh tạt qua, hương vị cái Tết đến gần.

 

 

Ngô Thy Học

(Tiên Lãng- Hải Phòng)

Email:hoanang090@gmail.com

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder