Nguyễn Bính về rồi, nữ sĩ đọc bài thơ giận tím mặt. Nàng quyết định cắt đứt quan hệ với Nguyễn Bính. Bạn bè biết chuyện liền có thơ giễu lại Nguyễn Bính:
Chơi chữ cam, chơi chữ chua cay, câu chuyện cũ càng, còn cáu kỉnh. Cô cấm cửa, cuối cùng cũng cắt!
Tuy nhiên, chuyện “không nhìn mặt nhau nữa” như trường hợp với nữ sĩ kia không xảy ra nhiều trong đời Nguyễn Bính….
Nguyễn Bính về rồi, nữ sĩ đọc bài thơ giận tím mặt. Nàng quyết định cắt đứt quan hệ với Nguyễn Bính. Bạn bè biết chuyện liền có thơ giễu lại Nguyễn Bính:
Chơi chữ cam, chơi chữ chua cay, câu chuyện cũ càng, còn cáu kỉnh. Cô cấm cửa, cuối cùng cũng cắt!
Tuy nhiên, chuyện “không nhìn mặt nhau nữa” như trường hợp với nữ sĩ kia không xảy ra nhiều trong đời Nguyễn Bính.
Sinh thời, nhà văn Chu Văn và họa sĩ Nguyệt Hồ rất hay kể cho tôi nghe những kỷ niệm của họ với nhà thơ Nguyễn Bính. Nhà văn Chu Văn thì mãi tới thời kỳ làm Trưởng ty Văn hóa tỉnh Nam Định, ông mới sống cùng Nguyễn Bính.
Còn Nguyệt Hồ thì làm bạn với Nguyễn Bính ngay từ thuở họ đang đặt những bước chân đầu tiên vào làng văn nghệ. Nguyệt Hồ xuất hiện trước Nguyễn Bính.
Ông sống ở Nam Định nhưng thường xuyên được các ông chủ báo ở Hà Nội mời vẽ minh họa. Chính Nguyệt Hồ giới thiệu Nguyễn Bính với ông chủ bút báo “Tiểu thuyết thứ năm” là nhà thơ Lê Tràng Kiều để Nguyễn Bính được đăng tác phẩm đầu tiên ở tờ báo này là bài “Cô hái mơ”.
Đấy là vào những năm cuối thập kỷ ba mươi, đầu thập kỷ bốn mươi ở thế kỷ trước, thời kỳ dòng Thơ Mới xuất hiện. Giống như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính cũng bắt đầu làm thơ khi còn rất trẻ và sống ở tỉnh nhỏ.
Tại Nam Định ngày ấy có một nhóm văn nghệ sĩ chơi với nhau:
Nguyễn Bính, Nguyệt Hồ, Vũ Hoàng Chương, Phong Giao, Trúc Đường…
Nhưng nhóm này không chỉ quan hệ bạn bè khép kín trong phạm vi một tỉnh mà họ còn chơi với nhiều văn nghệ sĩ Thủ đô và các tỉnh khác như
Tô Hoài, Lê Tràng Kiều, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Anh Thơ, Ngân Giang, Nguyễn Vĩ, Hoàng Tấn, Trúc Khê, Vũ Trọng Can, Trúc Sơn, Hoàng Lập Ngôn, Trương Tửu…
Hồi ấy đường sá, xe cộ khó khăn, nhưng họ tìm đến với nhau như cơm bữa. Họ chơi với nhau thân tình, rất thoáng đãng nghệ sĩ nhưng vẫn giữ cái nếp sống đạo lý, tự trọng và quý tài năng của nhau.
Họa sĩ Nguyệt Hồ kể rằng, ngày ấy các nhà thơ chơi với nhau lấy tài năng thi ca, tài ứng đối, tài chơi chữ… để hấp dẫn nhau, quý trọng nhau nên tình bạn của họ rất bền chặt.
Chẳng hạn, một lần nhà thơ Trúc Khê mời một nhóm bạn gồm Nguyễn Bính, Ngân Giang, Trần Huyền Trân về nhà mình ở Ngô Sơn chơi. Họ ngồi uống rượu dưới trăng. Ông chủ nhà Trúc Khê ra đề tài “Đêm hội Ngô Sơn” để các bạn xướng họa:
Non Ngô dưới ánh trăng rằm
Duyên may hội ngộ tri âm buổi này
Trần Huyền Trân liền đọc tiếp:
Rượu nồng chưa nhấp đã say
Nhưng tình đã thấy rót đầy lòng nhau
Nguyễn Bính đọc:
Chắc rằng gặp mãi nhau đâu
Duyên bèo nước có bền lâu bao giờ?
Ngân Giang tiếp:
Tiệc này dưới ánh trắng mờ
Tiệc sau e bóng người thơ lạc loài
Họ cứ thế đọc tiếp thành một bài thơ dài. Và điều đáng khâm phục là giọng thơ của người nào mang phong cách riêng của người ấy.
Trong số bạn bè văn chương thời đó, Nguyễn Bính được coi là người hay chữ nhất. Ông thường xuất khẩu thành thơ và những áng thơ đó không hề xoàng xĩnh.
Đây là câu chuyện vào thời kỳ Nguyễn Bính đã phải rời báo “Trăm hoa” về làm việc ở Ty Văn hóa Nam Định. Cái đêm ấy chắc phải thức khuya sáng tác nên hôm sau tới nhà bạn chơi, trông Nguyễn Bính lờ đờ mệt mỏi. Họa sĩ Nguyệt Hồ liền “xuất khẩu” bài thơ “tục” chơi chữ rất sành điệu trêu Nguyễn Bính:
Văn nghệ hay là văn gừng
Sao ông lửng khửng lừng khừng vậy ôi?
Hay là tối đã tác rồi
Sáng không tác được mệt nhoài tứ chi?
Cứ tưởng Nguyễn Bính đang mệt thế không ứng đối ngay được, không ngờ ông nhấp một ngụm nước rồi đọc luôn:
Sáng tác hay là tối tác đây?
Tối không tác đủ tác ban ngày
Xem ra sáng tác không bằng tối
Tối tác, ông ơi, sướng gấp hai!
Các bạn ngồi đó đều cười, gật gù khen tài ứng đối của Nguyễn Bính. Nhưng cũng có khi vì cách chơi chữ quá sắc sảo mà Nguyễn Bính làm mất bạn.
Nguyễn Bính chơi thân với một nhà thơ nữ còn trẻ, nhưng nàng lại “dính bùa yêu” của một người nhiều gấp đôi tuổi nàng. Năm 1954, Nguyễn Bính từ miền Nam tập kết ra Bắc, ông tìm đến thăm nữ nhà thơ nọ. Nữ nhà thơ tiếp ông thân ái.
Nàng để đĩa cam lên bàn. Trong lúc nàng hí húi bổ cam mời Nguyễn Bính thì ông đã viết xong hai câu thơ toàn vần C để trêu bạn, nhét xuống dưới đĩa cam:
Cô cầm cam, cụ cầm cô, cô cứ cỳ cèo co céo cụ
Cụ càng cao, cô càng cáu, cô càng cay cú cái cò con!
Nguyễn Bính về rồi, nữ sĩ đọc bài thơ giận tím mặt. Nàng quyết định cắt đứt quan hệ với Nguyễn Bính. Bạn bè biết chuyện liền có thơ giễu lại Nguyễn Bính:
Chơi chữ cam, chơi chữ chua cay, câu chuyện cũ càng, còn cáu kỉnh. Cô cấm cửa, cuối cùng cũng cắt!
Tuy nhiên, chuyện “không nhìn mặt nhau nữa” như trường hợp với nữ sĩ kia không xảy ra nhiều trong đời Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính rất dễ yêu song cũng hay thất tình. Mỗi lần thất tình ông thường trút nỗi niềm vào thơ. Những bài thơ như thế của Nguyễn Bính thường là hay.
Chẳng hạn, một lần Nguyễn Bính cùng Vũ Hoàng Chương nhảy tàu hỏa lên Bắc Giang chơi. Ở đây Nguyễn Bính có một người bạn là nhà thơ Bàng Bá Lân. Bàng Bá Lân cùng nhóm thơ Bắc Giang mới lập một hội gọi là “Tao đàn Sông Thương”.
Tại Tao đàn này có một nữ sĩ, rất xinh đẹp từng hút hồn Nguyễn Bính bấy nay. Nguyễn Bính “kết lắm”, nhưng nữ sĩ thì có vẻ chỉ mê thơ chàng chứ không mặn mà với con người chàng cho lắm.
Lần này Nguyễn Bính kéo Vũ Hoàng Chương lên để mong sự trợ giúp của bạn cho cuộc tình đi đến độ đơm hoa kết trái. Nhưng không ngờ tình hình càng trở nên xấu đi.
Trên đường về, ngồi trong toa tàu, Nguyễn Bính đã làm tức thì những câu thơ và đọc cho Vũ Hoàng Chương nghe:
Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bao giờ bên đục bên trong hài hòa
Ngậm ngùi một bước một xa
Đến đây là… đến đây là… là thôi!
Cái câu “Đến đây là… đến đây là… là thôi!” thật kỳ tài. Chỉ có tâm trạng kẻ thất tình thì câu thơ mới dùng dằng, ngắt quãng kiểu ấy. Về sau, hai câu cuối của Nguyễn Bính đưa vào bài “Rượu xuân”.
Các nhà thơ thời Thơ Mới, dù sống ở tỉnh lẻ như Nguyễn Bính cũng ít nhiều biết chút tiếng Hán, tiếng Pháp. Vốn chữ Hán không nhiều nhưng Nguyễn Bính dịch thì rất giỏi.
Một lần tại tòa soạn báo “Tiều thuyết thứ năm” hội ngộ khá đông bạn bè, Nguyễn Bính muốn có chút tiền khao các bạn một bữa, ông liền đề nghị mọi người thi dịch thơ. Ông chủ bút Lê Tràng Kiều cũng hưởng ứng, liền “ra đề” bằng một bài thơ Đường:
Hoàng mai thời thiết gia gia vũ
Phương thảo trì đường cứ cứ oa
Hữu ước bất lai hoa dạ bán
Nhàn sao kỳ tử lạc đăng hoa
Mọi người cầm bút dịch, gạch xóa mãi chưa xong thì Nguyễn Bính đã xin được đọc bản dịch của mình:
Ao hồ tiếng ếch gần xa
Cỏ thơm ngào ngạt, ngoài nhà mưa rơi
Nửa đêm cái hẹn sai rồi
Quân cờ gỗ nhảm làm rơi hoa đèn
Mọi người phải thừa nhận bài thơ Nguyễn Bính dịch khá hay. Ông chủ bút Lê Tràng Kiều cao hứng liền “ra” tiếp “đề” khác:
Nhất ấp xuân giao vạn lý tình
Đoạn trường phương thảo, đoạn trường oanh
Nguyễn tương song lệ đồ vi vũ
Minh nhật lưu quân bất xuất thành
Lần này Nguyễn Bính lại dịch xong đầu tiên:
Một chén tiễn đưa tình vạn lý
Oanh buồn rầu rĩ, cỏ buồn phai
Mong đem lệ tưới thành mưa lớn
Ngăn bước đường anh buổi sớm mai
Nghe đến đây mọi người lặng đi vì bài dịch quá hay. Ông chủ bút đành phải “ra đề” dễ hơn cho các nhà thơ khác tham gia dịch. Song cũng chỉ dịch thêm vài bài nữa là ông cho dừng lại vì nó liên quan đến số tiền nhuận bút ông phải thưởng.
Hôm ấy, Nguyễn Bính giật giải nhất. Số tiền đủ để ông khao cả nhóm bạn tại một quán ăn khá sang trọng của Hà thành.
Sinh hoạt, quan hệ của các nhà thơ trẻ hồi ấy là thế. Tài năng và phong cách sống của Nguyễn Bính là thế. Họ không giầu. Vả lại họ không quá câu nệ vật chất trong cư xử. Cách họ giao kết bạn bè thật trọng thị, chí tình chí nghĩa. Có lẽ đấy mới là cái tình đích thực của thi nhân!
(Theo Tienphong)