Cô giáo trầm giọng:
– Bác là họa sĩ. Bây giờ bác lại làm thơ… Hôm xưa cháu còn ngờ ngợ. Bác là tác giả bức trang “Quê ngoại” sao giống y như ở quê cháu; Đợt triển lãm ở Cung Văn Hóa, ngày nào mẹ con cháu cũng đến xem một lần.”
Cô giáo trầm giọng:
– Bác là họa sĩ. Bây giờ bác lại làm thơ… Hôm xưa cháu còn ngờ ngợ. Bác là tác giả bức trang “Quê ngoại” sao giống y như ở quê cháu; Đợt triển lãm ở Cung Văn Hóa, ngày nào mẹ con cháu cũng đến xem một lần.”
Lâu lắm tôi mới có cảm giác lúng túng run run như hôm nay bước vào văn phòng “Trung tâm Đào tạo Tin học”.
-Thưa cô tôi muốn xin học có được không ạ!
Cô gái xinh xắn ngang tuổi con gái tôi trố mắt ngạc nhiên như vật thể lạ ở hành tinh khác (Có lẽ chưa ai bạc đầu vào đây xin học)
Cô giáo khẽ gật đầu, lịch sự mời ngồi, từ tốn rút ngăn kéo lấy tờ đơn in sẵn nói nhỏ nhẹ: “Bác điền đầy đủ những gì cần thiết”
Tôi đã cho tay vào túi rút kính viết mấy chữ vào chỗ trống, nhưng bàn tay cầm bút của tôi mấy tháng nay đã bướng bỉnh lúc nào cũng muốn nhảy múa không chịu phục tùng như thói quen. Tôi vội xoa hai bàn tay vào nhau rồi giơ lên đầu kéo mái tóc già nua, vô tổ chức cài vào mang tai vì gió quạt khá mạnh. Tôi nói như năn nỉ:
-Thưa cô cho tôi cầm về nhà viết có được không ạ, tôi không mang theo kính. Tôi sẽ nộp ngay chiều nay, nhà ở không xa lắm…
Một phút ngần ngừ, cô giáo gật đầu nhắc lại: “Chiều nay trước 6 giờ bác ạ”.
Tôi hấp tấp ra về, mừng vui lẫn lộn. May quá nếu phải cầm bút viết tại chỗ thì xấu hổ ngượng chết người vì nét chữ nghệch ngoạc. Một năm nay tôi không cầm nổi cây bút vẽ được nét chính xác nên phải làm thơ; một câu thơ vụt đến không ghi chép được; viết ra cũng không ai đọc nổi. Điều đó đau khổ biết chừng nào…
Có lẽ có một vị thần may mắn giúp đỡ tôi đã qua được cửa thứ nhất đáng sợ nhất.
Buổi khai giảng, toàn học sinh ngang tuổi con cháu còn mặc áo đồng phục nhà trường. Tôi ngượng ngùng tìm vào góc khuất ngồi lắng nghe. Trước kia tôi có học được mấy chữ tiếng Pháp, nửa thế kỉ không dùng đến, nay rơi rụng hết, trong máy tính đang học toàn chữ “Ăng lê” mọi thứ như nhìn vào bức vách. Tôi như người đi nhìn thấy biển chỉ đường, đáng lẽ rẽ bên phải lại quặt sang trái để xóa đi hết công sức đã cặm cụi gõ từng chữ. Thậm chí làm sập máy phải khởi động lại từ đầu.
Dù cố gắng lắng nghe ghi chép theo kiểu nhận dạng, viết theo kiểu thảo riêng nhưng chẳng hiểu gì… Như con bò già thả xuống đường phố ngơ ngác giữa dòng người tuổi “teen” đang rầm rập chạy tới tấp…
Tôi biết đây là một thế giới mới – Cuộc cách mạng Tin học đầy bí ẩn và nhiều tiện ích. Cái tủ sách của tôi, chữ chì giấy rơm vàng óng đồ sộ góp nhặt mấy chục năm nay giờ chỉ là vật kỉ niệm. Muốn tìm hiểu khoa học, văn hóa, lịch sử chỉ việc gõ vào “Google” chưa đầy phút sau sẽ có hàng triệu dữ liệu để lựa chọn. Nhiều thư viện ảo có hàng vạn đầu sách kim cổ, đông tây. Một tài liệu mấy trăm trang gửi qua “Email” chỉ mấy phút sau người ở bên kia bán cầu đã nhận được. Một thế giới phẳng nghe kì lạ như chuyện cổ tích…
Riêng tôi có cái lợi trước mắt: Không phải cầm cây bút dập dập, xóa xóa, cắt cắt; dán dán… Chỉ thế thôi cũng đáng bắt tôi phải nhẫn lại khổ luyện, nhưng làm sao theo học được, vì thế tôi phải tới xin phép được bỏ học, vì không tiếp thu được chương trình.
Hôm sau tôi đến sớm hơn thường lệ.
Chắc cái mặt tôi nhăn nhó đến thảm hại, lúng túng chưa biết nói mở đầu thế nào… Rồi cũng thu hết can đảm bước vào văn phòng và sẽ nói tuốt tuột những gì định nói.
Thấy tôi bước vào, cô giáo đang cầm cốc nước đặt nhanh xuống bàn đứng lên hồ hởi đón tôi như đã hẹn trước, kêu học sinh đang giúp việc pha hai li cà phê bốc khói. Tôi như bị mê hoặc chỉ biết ngồi nghe. Nhâm nhi hết li cà phê, cô giáo mời tôi ra ngồi trước máy tính bắt thao tác: “Mở máy và tắt máy”, Tôi phải làm tới ba bốn lần mới thành thục rồi nhấn vào một ô vuông có chữ “W”để ra màn hình trắng tinh, gõ trên bàn phím chữ A, B, C rồi cô giáo đọc cả câu như ngày xưa viết chính tả: “Cộng hòa Xã hôi chủ nghĩa Việt nam”. Tôi lại gõ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Cô giáo nhắc gõ lại; Tôi vẫn gõ như thế mấy lần vẫn không đúng, có lẽ trong đầu tôi đã khắc đậm dòng chữ kia lâu rồi không sao tẩy xóa được một cách nhanh chóng. Đôi lúc loay hoay thế nào lại gõ ra toàn chữ Tây không dấu như bị phù thủy hóa phép. Đang loay hoay, cô giáo đi qua nhắc tôi đặt chuột nhấn vào chữ E góc phải máy tính ra chữ V. Tôi làm theo chỉ một động tác nhỏ đã thay đổi hết. Tôi càng thấy loại máy này giỏi hơn tôi tưởng, dù chưa được học hết và sắp phải bỏ cuộc.
Cô giáo nhạy cảm như biết tâm trạng của tôi cô nói nhẹ nhàng rành mạch:
– Cháu cho bác mượn bộ máy này về nhà, bác tự tìm hiểu,
Thấy tôi ngơ ngác, cô giáo nói thêm:
– Cháu chuẩn bị nhận về một lô máy mới mở lớp nâng cao hơn. Bác cứ cầm về dùng – không nghĩ ngợi gì – thỉnh thoảng cháu cho người qua giúp bác những gì mắc míu…
Tôi như bị thôi miên không nói chen được câu nào.
Bộ máy tính được chuyển về nhà, đặt lên bàn tôi vẫn đọc sách, nối điện nguồn chu đáo. Tôi gõ một lúc được hai ba bài vè ca ngợi quê hương đổi mới. Cô giáo cho mượn thẻ chì to như thanh kẹo lạc in ra hàng loạt tặng những bạn chí cốt và được tâng bốc lên tận mây xanh. Tôi cũng khoe công nghệ Tin học với mọi người. Nhà thơ lớn từ chối: “Tôi chỉ sáng tác được khi nghe tiếng bút cọ loẹt xoẹt trên giấy mới có cảm xúc làm thơ”. Một họa sĩ giàu kinh nghiệm, trong diễn đàn vận động vẽ tranh cổ động nêu ý kiến: “Cấm dùng photoshop, phải dùng bút lông mới diễn đạt được tình cảm của họa sĩ với tác phẩm”… Đó là chuyện của mấy chục năm trước, lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật đã phải kêu lên mới có năm mươi phần trăn nghệ sĩ thoát mù Tin học. Và đến tận bây giờ vẫn còn nhiều nhà thơ mang bản chép tay đọc từng câu cho nhân viên chế bản gõ từng chữ…
Cô giáo nhìn tôi chân tình: “Bác đã nghỉ hưu vẫn muốn học thêm thế này quý lắm. Các anh các chị nhà bác có người cha thật hạnh phúc. Cháu thèm khát được như vậy”.
Cô giáo trầm giọng:
– Bác là họa sĩ. Bây giờ bác lại làm thơ… Hôm xưa cháu còn ngờ ngợ. Bác là tác giả bức trang “Quê ngoại” sao giống y như ở quê cháu; Đợt triển lãm ở Cung Văn Hóa, ngày nào mẹ con cháu cũng đến xem một lần.”
Tình cờ một lần tôi nhắc đến ngày sinh nhật. Cô giáo lúng túng như đụng vào vết thương, xị mặt: “Cháu là đứa trẻ sinh ra ngày chiến tranh khốc liệt, cả nước lên đường chiến đấu. Bà điện báo viên nhà ga thấy đứa trẻ được quấn chiếc áo bộ đội, túi áo ngực thêu 2 chữ lồng vào nhau đang đói sữa đã mang về nuôi. Cháu không biết giờ sinh và ngày sinh chính xác. Cháu đang làm ở phòng Kế Toán xin ra cổng làm Soát Vé cứ để mắt ai có bàn chân ngón cái xòe ra là tìm hiểu nguồn gốc mà bặt vô âm tín. Cháu cứ mơ ước tìm gặp được người mẹ người cha hoặc anh em mà vô vọng.
Nghe cô giáo nói hoàn cảnh đáng thương ấy. Tôi cũng thấy mủi long nhưng không biết nói gì.
Cô giáo của tôi, một ngày sinh nhật (gần đúng) Tôi bao gói bức tranh: “Quê Ngoại” thật trang trọng mang tới mừng sinh nhật.
Đứa con cô giáo rút dây gói lấy ra bức tranh mừng rú lên
Tôi thầm cám ơn anh lính năm xưa để lại đứa con giàu lòng nhân ái cho tôi mang ơn sâu nặng…!
L.B.H