Bố Khoa là thủy thủ, thường phải đi xa nhà rất nhiều ngày. Chiều nao đi học về Khoa cũng chờ điện thoại của bố. Hôm nào không có là em ăn chẳng ngon. Mỗi lần bố gọi điện về có cả tiếng song tràn vào điện thoại. Tiếng gió của biển xa, tiếng rẽ nước của con tàu. Ở một nơi xa lắm bố bảo rất nhớ em.
Khi nào nói chuyện với bố, Khoa cũng hỏi ở đó có gì mới không? Những câu hỏi thể hiện long ham hiểu biết, tại sao lại thế? Nhiều lúc bố Khoa cũng phải lúng túng không trả lời được. Khoa không đi được nên rất thích nghe kể về cảnh đẹp của những miền khơi xa. Như là một phóng viên du lịch quan sát thấy gì mới, bố Khoa lại gọi điện về, kể cho em nghe. Nhiều khi hai bố con nói chuyện đến hang giờ. Đôi khi bố còn quay trực tiếp trên facebook những hòn đảo tàu đi qua cho cả nhà xem. Mẹ lúc này là người thuyết minh của Khoa. Nghe mẹ nói em như thấy biển hiện ra bên mình.
Mặt biển ở đâu cũng rất rộng không nhìn thấy bờ. Đảo san hô nhô lên mặt nước và chìm dưới đáy đại dương. Nước cạn, những rạn san hô hình khuyên ẩn hiển trong sóng biển. Chúng như những con đường ngoằn ngoèo nấp mình trong mặt nước. Đó là nơi trú ngụ của rất nhiều loại cá tôm. Những ngày nước cạn nhìn thấy cả chúng đi kiếm mồi. Các loại nhuyễn thể bám vào đá san hô nhiều vô kể…
Là một đứa trẻ khiếm thị, Khoa không hình dung được mặt biển rộng bao la. Mỗi lần sau khi bố tắt máy em lại đặt ra rất nhiều câu hỏi, như: Tại sao đảo san hô cũng lớn dần theo thời gian? Các rạn san hô tại sao lại có hình khuyên? Biển rộng như thế thì sao con tàu đi được đúng đường? Hôm nào bố về nhà, em sẽ đòi bố cho đi biển cùng một chuyến xem nó rộng đến mức nào? Chỉ có đi tới nơi em mới biết thế nào là biển rộng. Biển đảo có nhiều điều bí ẩn với em.
Hỏng mắt, Khoa sẽ cảm nhận biển bằng cách nào? Em lại cảm thấy buồn. Hỏng mắt, chỉ có đôi tay. Em xòe bàn tay, nó nhỏ chưa che kín một góc quyển vở. Đồ Sơn, Khoa đã tới rồi. Biển chỉ là những con song vỗ bờ, là những hạt nước tung lên kè đá, là bãi cát ướt khi em chạy chân trần…
Nhớ tới tấm bản dồ giáo khoa, em mở túi trải nó ra mặt bàn. Mặt biển được kí hiệu là một tấm gương phẳng nhẵn. Những vết gợn là con song vỗ bờ. Đường viền là bờ biển xa. Con con tàu của bố Khoa kí hiệu là gì? Sờ hết tấm bản đồ em không thấy con tàu nào? Em lấy mảnh vỏ hạt dưa đặt lên bản đồ. Con tàu của bố đây rồi, nó quả nhỏ so với đại dương bao la.
Mặt biển Đông rất rộng với những hòn đảo nhấp nhô chìm nổi trên mặt nước. Bờ biển Việt Nam dài cong cong hình chữ S. Nó bắt đầu từ cửa song Bắc Luân trên phía Bắc, tới mũi Cà Mau ở phía Nam, lại ngược lên phía Bắc tới sát biên giới Campuchia. Bán đảo Cà Mau như một mũi tàu hướng ra biển. Phía ngoài là Hòn Khoai như đang chờ con tàu đến với mình. Khoa ước mong một ngày được tới Hòn Khoai.
Làm tấm bản đồ này mặc dù phải lược bỏ rất nhiều nhưng bố Khoa vẫn không quên hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng nằm ở gần giữa biển Đông. Cô giáo giảng đó là phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc. Dự báo thời tiết ngày nào cũng có hình hai quần đảo này. Các em xem là thấy ngay thôi. Các bạn mắt sang chỉ cần nói thế. Riêng Khoa cô thường tới nơi cầm tay em chỉ lên bản đồ nổi, trong khi các bạn cùng lớp đang quan sát trên bảng.
Quần đảo Hoàng Sa rất gần bờ Việt Nam. Khoảng cách từ đảo cực Tây về bờ biển miền Trung chỉ bằng một nửa khoảng cách từ đảo cực Đông tới bờ bên kia. Nhóm đảo phía Tây Nam đứng quần tụ tạo thành một vầng trăng khuyết. Đảo Hoàng Sa ở vị trí trung tâm. Hôm trưng bầy tư liệu cổ: Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, Khoa cũng được mẹ cho đi nghe chú thuyết minh giới thiệu. Nhưng phải về nhà xem bản đồ nổi Khoa mới hiểu. Hòn đảo lớn nhất quần đảo là đảo Phú Lâm. Nó thuộc về nhóm phía Đông Bắc của quần đảo.
Với Thái Bình Dương, diện tích nước Việt Nam trên bờ Tây rất nhỏ so với diện tích mặt biển Đông. Hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa như bức tường thành trấn giữ phía Đông. Quần đảo Trường Sa nằm hẳn về phía Nam của biển Đông. Bà nội Khoa kể: Đảo lớn nhất Ba Bình, có tên gọi được viết tắt từ bốn chữ Vạn Lý Ba Bình, khắc trên ngôi miếu cổ. Điều đó cho thấy người Việt đến quần đảo này từ rất lâu rồi. Ý thức về biển của dân ta có từ thời vua Hùng dựng nước, qua việc Mai An Tiêm ra khai phá đảo hoang. Khoa sờ trên bản đồ: Đảo Trường Sa lớn có phần nổi như hình tam giác. Nó là đảo lớn thứ tư của quần đảo. Nhờ có vị trí quan trọng hòn đảo này được mang tên Trường Sa. Trên đảo có đền thờ Bác Hồ và ngôi chùa của người Việt. Đảo có phần nổi cao nhất quần đảo so với mặt nước biển là đảo Song Tử Tây. Trên đảo có tượng Quốc công Trần Hưng Đạo – Anh hung dân tộc. Nói về Trường Sa, Khoa không thể quên đảo Sinh Tồn – nơi có ngôi chùa lớn nhất quần đảo. Bà nội em mặc dù đã già cũng mong muốn được ra Trường Sa lễ Phật và những linh hồn tổ tiên dân tộc Việt đã nằm lại biển khơi. Nhiều lắm những hòn đảo không có được hình ảnh trên bản đồ.
Khoa ước mong một ngày mai em sẽ có bản đồ riêng của từng quần đảo để được quan sát kĩ hơn từng hòn đảo, từng bãi đá, phần đất thiêng liêng của Tổ Quốc
Hải Phòng, ngày 24/03/2016