Trong triển lãm về Ernest Hemingway ở Thư viện John F. Kennedy, một phụ nữ tên Besty Fermano đã phát hiện thấy tên bà ngoại mình trong những tư liệu liên quan đến nhà văn. Đó chính là Frances Elizabeth Coates – bạn cùng lớp với Hemingway đồng thời cũng là nhân vật chính trong một mối tình ngắn ngủi nhưng có nhiều ảnh hưởng đến tác giả…
Trong triển lãm về Ernest Hemingway ở Thư viện John F. Kennedy, một phụ nữ tên Besty Fermano đã phát hiện thấy tên bà ngoại mình trong những tư liệu liên quan đến nhà văn. Đó chính là Frances Elizabeth Coates – bạn cùng lớp với Hemingway đồng thời cũng là nhân vật chính trong một mối tình ngắn ngủi nhưng có nhiều ảnh hưởng đến tác giả.
Chân dung bà Frances Elizabeth Coates
– Ernest Hemingway từng trải qua bốn cuộc hôn nhân và nhiều mối tình trong cuộc đời mình. Câu chuyện về những bóng hồng xung quanh cuộc đời của ông vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của báo chí và là chất liệu của điện ảnh, văn học. Mới đây, những lá thư giữa Hemingway và một người bạn cũng lớp thời phổ thông đã hé lộ thêm những thông tin thú vị liên quan đến thời điểm hình thành giọng văn đặc trưng trong phong cách của ông.
Trong triển lãm về Ernest Hemingway ở Thư viện John F. Kennedy, một phụ nữ tên Besty Fermano đã phát hiện thấy tên bà ngoại mình trong những tư liệu liên quan đến nhà văn. Đó chính là Frances Elizabeth Coates – bạn cùng lớp với Hemingway đồng thời cũng là nhân vật chính trong một mối tình ngắn ngủi nhưng có nhiều ảnh hưởng đến tác giả. Cho đến nay, Fermano là người duy nhất trong gia đình cô biết về câu chuyện tình lãng mạn giữa bà cô và nhà văn thông qua những bức thư cũ mà bà cô lưu giữ.
Mặc dù mối tình của hai người đã nhanh chóng kết thúc khi họ rời trường trung học nhưng Coates vẫn giữ những bức thư mà họ đã trao đổi trong suốt thời gian hai người yêu nhau. Biên tập của Dự án Những lá thư của Hemingway Sandra Spanier cho biết những bức thư mà Fermano công bố đã tiết lộ một “giọng văn” khác hoàn toàn với giọng văn mà chúng ta vẫn biết trong những sáng tác của nhà văn: “Đó đúng là giọng của một chàng thanh niên mới lớn, ỡm ờ tán tỉnh bạn gái và có phần khoác lác. Cậu ấy vừa cố gắng khiến cho cô bé cảm thấy ngưỡng mộ, vừa biết pha những câu đùa ý nhị, điều đó thật sự quyến rũ”.
Năm 1918, khi mới 19 tuổi, Hemingway đã bị thương khi tham gia thế chiến thứ nhất. Thời gian đó, ông đã viết cho chị gái mình để nài nỉ bà chuyển lời với Coates là hãy viết thư cho ông. “Nói với cô ấy là em trai chị đang đứng ở cửa tử rồi. Và cô ấy hãy vui lòng viết thư cho em. Nhớ cho cô ấy địa chỉ để lần sau cô ấy không thể từ chối viết thư cho em nữa. Nói với cô ấy là em yêu cô ấy hay bất cứ điều gì tương tự như thế”. Vào thời gian đó, Hemingway có thể là một nhà văn trẻ không danh tiếng nhưng giọng điệu thẳng thắn, đanh gọn trong phong cách của ông đã bắt đầu xuất hiện.
Mặc dù tình cảm chủ yếu chỉ xuất phát từ phía Hemingway nhưng bà Coates vẫn giữ những lá thư giữa hai người suốt nhiều thập kỷ qua cùng với những mẩu báo về cuộc sống của Hemingway: thành công sáng chói của ông trên văn đàn, những cuộc hôn nhân của ông, và cả tin tức về vụ tự sát của ông. Bà thậm chí còn viết một truyện ngắn về một người bạn tên là “Ernie” đến giờ vẫn còn được cất giữ trong một khung ảnh bằng gỗ cùng với một tấm ảnh của Hemingway hồi còn học phổ thông. Bà cũng rất kín tiếng trong mối quan hệ với nhà văn thời trẻ, nhưng cũng miêu tả ông vô cùng chi tiết trong một bài báo của mình: “một chàng thanh niên ngượng ngùng nhưng đáng yêu, một người phiền phức với mái tóc sẫm màu và bờ môi rất đỏ. Gương mặt sáng bừng mỗi khi cậu ấy cười”.
Bức thư cuối cùng mà hai người trao đổi với nhau là vào năm 1927, sau khi người con đầu tiên của Hemingway chào đời. Bà Coates đã viết cho Hemingway để thông báo cho ông biết là bà rất thích cuốn tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và muốn gặp mặt ông. Nhưng không may cho Hemingway, chồng của bà Coates – cũng là một người bạn cùng lớp cũ của Hemingway tên là John Grace cũng muốn gặp mặt ông. Do đó, không ai biết liệu Hemingway có trả lời bức thư đó hay hai người có gặp nhau hay không.
T. H
(nguồn VNQĐ)