Tản văn của Cù Thị Thương…
Tản văn của Cù Thị Thương
Bận rộn mưa sinh nơi thành thị bộn bề, nhận được tiếng gọi mẹ về gặt lúa trên face. Bà mẹ việt Nam tất tả gánh hai bó lúa vàng ruộm với nụ cười tươi rói : Con ơi! Mùa rùi về quê gặt thôi”. Ta lại sắp xếp ba lô lên đường về nhà hai ngày cuối tuần ít ỏi.
Bắt đầu quặt vào con đường nhựa trắng thênh thang hai hàng hoa ngân xuyến lác đác những chiếc xe cong người ngược gió. Ta đã thấy thênh thang một mùi hương dìu dịu. Và cảnh đồng ngát gió mở ra miên man vàng. Con đường cô quạnh nhận mặt ta. Cô bé năm nào gò lưng tới trường ướt áo dù mưa hay nắng. Áo trắng chảy dài trên con đường hoa nắng. Và ta nhận ra ta: vẫn cô bé năm nào với tuổi thơ dữ dội
Ước mơ đã dần thành hiện thực để nhận ra những mất mát nhiều đến vậy! Để đưa tay chạm vào mơ ước, bàn chân đã tất tả long đong chạy suốt một tuổi hoa niên nhiều nông nổi. Không biết bao lần ngỡ dừng lại trước mùa đông, lại mê mải đi tìm để nhận ra ước mơ chỉ là cố sống là chính mình trước cuộc đời có quá nhiều bước ngoặc. Xuân, hạ, thu, đông đã qua bao mùa được mất để cô bé năm nào không còn quá nhiều mơ mộng nhưng lại dễ dàng yêu mọi thứ ở trên đời.
Cánh đồng vàng chạy thẳng vào trái tim người đàn bà. Người đàn bà mỉm cười mở toang lòng hít tất thảy những thênh thang ấy. Để nhận ra lớp bụi thời gian như một thứ nước a xít đánh bóng thêm những hồi ức thiếu thời. Sau tất cả những trải nghiệm của cuộc đời, cái ước mơ cuối cùng lại đơn giản chỉ là có thể biết tất cả cái hay cảm nhận tất thảy cái đẹp của cuộc đời này. Không cần xin một vé đi tuổi thơ bởi những dấu yêu vẫn còn đó xếp nếp trong từng trang sách cuộc đời. Và người vẫn từng bước …từng bước đi qua. Cuộc đời bao la còn quá nhiều bí ẩn vì vậy người trưởng thành ah! Hãy bước tới thế giới và nhận ra mình vẫn luôn chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên với cuộc đời này thôi. Vẫn mãi là một đứa trẻ nhỏ bé và nhiều nông nổi vì vậy không cần trở lại tuổi thơ người mới là đứa trẻ.
Hãy bước tới cuộc đời rộng lớn!
Một làn rơm phủ rợp một khúc quanh, ta mỉm cười hít căng lồng ngực. Từ dìu dịu đến luyến láy tự nhiên và chân thật. ta chợt nhận ra tại sao bao năm qua mình vẫn không thể quen với mùi nước hoa nơi thành đô phồn hội? Chợt xúc động muốn chia sẻ cho cả thế giới về mùi hương từ những sợi rơm xanh mướt chuẩn bị ngả nắng khô cong. Nhận ra những sợi rơm mới phụt lúa sớm ngày mới chạm nằng vài giờ ngắn ngủi. thanh dịu đến từng cảm giác của tâm hồn. Và ta cười : ta biết mình dần cô độc trước cuộc đời.
Bao nhiêu năm cấy cày vất vả. Người quê không mấy mặn mà với nghề trồng lúa. Người quê thích ngồi mát. Chân tay không sạm nắng, không dính bùn đất. Người quê thành công nhân và hàng ngày hít mùi thuộc da, mùi dầu mỡ công nghiệp. Ta nhớ một cô em lần đầu đi làm trong xưởng giầy da đã nhất quyết nghỉ làm bởi không thể chịu được mùi da, mùi keo, mùi máy móc. Bất chấp những lời mắng mỏ của gia đình “ Sướng không biết đường sướng chỉ rước khổ vào thân”. Em cười với ta “ Em quen với mùi nắng gió, mùi đất, mùi cánh đồng, mùi rơm rạ “. Ta bất chợt hỏi em: Mùi đó thế nào? Và bắt gặp sự lúng túng của em. Ta mỉm cười nắm tay em : chị hiểu!
Ta hiểu chứ! Dù đã sống và có lẽ đã quen với cuộc sống nơi phố phường thì đứng trước quê ta vẫn chỉ mãi như một cô bé hồn nhiên như cây cỏ quê nhà. Ta vẫn chỉ như một cô bé sợ hãi nhìn cha đập bàn trước quyết định thi trường nông nghiệp: “Muốn học nông nghiệp thì ở nhà học thi đại học lại chân lấm tay bùn thì tốn tiền của làm gì?”. Ta hiểu ươc vọng của gia đình ta là thoát cảnh nhà nông. Nhưng ta lại không hiểu tại sao nhà nông lại khao khát bỏ nghề nông như vậy?
Ta vẫn yêu cái cảm giác tự hào tràn trề khi nhìn lại một mảnh ruộng mình vừa quốc xong và hít thở bầu không khí bao la của đất trời tràn vào trong lá phổi và những giọt mồ hôi róc ránh như những dòng suối nhỏ mát lanh trên từng chân lông. Ta yêu những sự sống bừng bừng mỗi ngày và đổi màu theo từng tuổi đời. Ta yêu những dòng sông bốn mùa tưới mát cánh đồng mùa khô hạn và nơi bờ đê ngút gió những cánh diều lãng đãng đuổi mây trôi. Ta chỉ biết yêu điều đã mất nhưng những người quê lẽ nào họ yêu điều họ không có được?
Ta cô độc để ta biết nhà ta chỉ còn một mảnh ruộng đồng sâu. Những dự án chạy dài để ta biết mình có quê sắp là phố. Sau này người sẽ hỏi nhà ở đâu ? Chứ không hỏi “ quê ở đâu?” Vì thế, có lẽ ta sẽ chỉ còn những kí ức về hương quê. Dù trở về “ quê” ta cũng không thể tìm được cảm giác này. Giữa đất trời thênh thang dìu dịu một mùi hương tự nhiên, thanh khiết.
CTT