Cù Thị Thương: Thơ trẻ Hải Phòng- để dài hơi

Đội ngũ sáng tác trẻ Hải Phòng với những cái tên đã vững chắc như Trần Thị Lưu Ly, Thy Nguyên vài ba năm gần đây xuất hiện thêm nhiều tác giả trẻ đầy triển vọng: Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Ngọc Mỹ, Lương Kim Phương…Nhưng để những tác giả trẻ này viết dài hơi và tiếp tục có nhiều tác phẩm vượt lên những tác phẩm đã góp phần làm nên gương mặt của mình là một câu chuyện dài.

vanhaiphong.com Chi hội nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng phối hợp với Ban văn trẻ Hải Phòng tổ chức trại viết 2017, trong đó có chương trình tọa đàm tại khu dự trữ sinh quyển thế giới – quần đảo Cát Bà, trong hai ngày từ ngày 13 đến 14-10. Tại đây, bên cạnh hoạt động nghiên cứu thâm nhập thực tế vùng biển đảo; các Nhà văn thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng đã trao đổi với những người viết văn trẻ Hải Phòng nhiều vấn đề về chuyên môn và truyền cho họ cảm hứng sáng tác.

Dưới đây, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Cù Thị Thương, thành viên Ban văn trẻ, phóng viên Ban VH-XH Báo Hải Phòng; bài viết đề cập đến một vấn đề đã diễn ra tại tọa đàm.

Trăn trở để dài hơi

“ Làm thế nào đi dài hơi trên con đường văn chương?” Là câu hỏi mà tác giả trẻ Lương Kim Phương gửi tới các nhà thơ tại tọa đàm “Cuộc sống qua con mắt người viết trẻ” được Chi hội nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng phối hợp với Ban văn trẻ Hải Phòng tổ chức tại Cát Bà trong hai ngày từ ngày 13 đến 14-10. Đó không những chỉ là băn khoăn được gợi ra tại tọa đàm khi nhìn lại lực lượng các tác giả trẻ Hải Phòng thành công luôn dừng lại ở tác phẩm đầu tiên.

Nhà thơ Dư Thị Hoàn năm 1988 bắt đầu xuất hiện trên văn đàn với tập thơ Lối nhỏ và gây được tiếng vang lớn vào tuổi 41. Trong tập thơ đầu tiên của mình Dư Thị Hoàn ký gửi vào thơ nỗi buồn khó nói, nỗi đau khó diễn tả, những nỗi giằng xé trong tâm can mình. Đó cũng chính là những “lối nhỏ” để nhà thơ giãi bày lòng mình, những suy nghĩ, quan điểm của mình trước bản thân, con người và thời đại. Dư Thị Hoàn cảm thấy bất an, nhiều lúc như mất niềm tin vào thực tại. Nhà thơ Thi Hoàng chia sẻ: “Thơ Dư Thị Hoàn được viết lên bởi những xung đột nên có những nỗi niềm tác giả muốn chia sẻ với người đọc”. Thế nên, đời thơ của Dư Thị Hoàn còn sống mãi trong lòng người đọc đầu tiên phải kể đến những bài thơ sáng tác đầu đời này của chị.

Nhà thơ Thi Hoàng cũng chia sẻ thêm: “Đầu tiên cũng phải kể đến quan niệm văn chương của từng tác giả. Có người làm thơ để vui, có người coi văn chương như một cái nghề, cao nhất là nghiệp. Từ đó, để có thể dài hơi trên con đường văn chương ngoài câu chuyện của tài năng còn cần một quá trình bồi dưỡng kiến thức văn hóa để có một cái phông văn hóa”.

Nhà thơ Nguyễn Đình Minh chia sẻ về trường hợp thơ của tác giả trẻ Thy Nguyên với 4 tập thơ: “Cầm mưa”, “Ga nổi”, “Sân người”, “Phố đông người” và mới đây là tập trường ca “Đời đá”, mặc dù tạo được những ấn tượng, nhưng chủ đề viết trong các tập thơ của chị lại tập trung vào mảng đề tài gia đình. Nếu bứt phá, Thy Nguyên có thể đi xa hơn với các đề tài khác. Vì vậy, để “dài hơi” trên con đường văn chương, các tác giả phải đọc và học nhiều để nâng tầm hiểu biết rộng sâu, ở đây, không chỉ là phương pháp sáng tác, tri thức các bộ môn văn học, khoa học mà còn là mọi miền văn hóa; đồng thời thâm nhập thực tế nhiều, chú ý quan sát, cọ sát mọi biểu hiện cuộc sống, tìm đề tài trong cuộc sống muôn màu, đây là một cách thức tạo ra nguồn chất liệu không bao giờ vơi cạn.

Nhà thơ Kim Chuông nhận định văn chương có qui luật riêng mà quan trọng hơn tác giả phải có được những kiến văn, nhãn tự, ngôn từ để thể hiện ý cho người đọc thấy, cách cảm cho người đọc rung động.

Bắc bậc bứt phá

Ảnh Nguyễn Văn Hải – CLB viết văn trẻ Hải Phòng

Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh vượt qua hàng nghìn tác giả để đoạt giải nhì cuộc thi thơ có uy tín của giới văn chương cả nước do Tạp chí văn nghệ quân đội tổ chức trong hai năm (2015-2016) với chùm thơ “Khi anh nói yêu em”, “La la bé nhỏ”, “Mở cửa ngục” ám ảnh về những kiếm tìm miền siêu tưởng, những bày tỏ trong thẳm sâu của linh cảm đời sống. Trước đó, Nguyễn Thùy Linh đoạt giải “Trăng vàng” của cuộc thi thơ lục bát “Tổ quốc và đạo pháp” với chùm thơ “ Bà nội”, “Làng” được nhà thơ Nguyễn Việt Chiến (ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam) đánh giá cao với những câu thơ giàu thi  ảnh và thi cảm đem đến một mỹ cảm mới cho người đọc. Có thể thấy được “khả năng” bay cao của cây bút này nhưng muốn tiếp tục trên con đường văn chương Thùy Linh cần nhiều hơn nữa tâm tư để trải nghiệm với đời và với thơ.

Tác giả Trần Ngọc Mỹ xuất bản được ba tập thơ “Khát những mùa yêu”, “Bài thơ vỗ cánh”, “Ban mai của bé” và tập tản văn “Cho những mùa hoa giấu yêu” và giành được một số giải thưởng thơ của trung ương và địa phương. Đây có lẽ là cây bút đều tay nhất của làng thơ trẻ đất Cảng với những tác phẩm thường xuyên đăng trên các địa chỉ thơ uy tín cả nước như: Tạp chí Văn nghệ quân đội, Báo văn nghệ, Trang văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Báo Quân đội nhân dân, Báo nhân dân…Nhà thơ Phan Nam nhận định: “Một hồn thơ dạt dào tình yêu, bút lực dồi dào và cảm quan tinh tế trước bộn bề con chữ”. Trần Ngọc Mỹ hiện làm công việc khác ngoài văn chương nhưng với sự đọc phong phú và một cách cảm sâu sắc, óc quan sát tinh tế, chị gần như bắt được cái thần cuộc sống quanh mình cùng sự lồng ghép cảm xúc để thăng hoa trên những con chữ.

Trước đó, Những gương mặt thơ mới của văn đàn đất Cảng như Lương Kim Phương, Nguyễn Tuấn, Phạm Xuân Trường… bắt đầu có những sáng tác đều đặn và có một lượng người đọc yêu mến trên các trang thơ của các báo và tạp chí, thậm chí trên facebook. Tuy nhiên, như nhà thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan chia sẻ tại tọa đàm: “Thơ trẻ hiện nay có nhiều hình thức thể hiện nhưng để nghi dấu ấn trong lòng bạn đọc thì thơ phải có hình ảnh để tác giả thổi hồn, và đưa vào đó những triết lý nhân sinh”. Chính những hình ảnh thơ đó tác động mạnh đem đến cho thơ một tầng sâu tư tưởng và sự loang thấm tới tâm hồn người đọc.

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder