ĐẤT VIỆT TRỜI NAM Chương 34
Đan Thành
Lý Hằng đem binh ra mũi Ngọc1
Toa Đô quay thuyền vào xứ ThanhĐẤT VIỆT TRỜI NAM Chương 34
Đan Thành
Lý Hằng đem binh ra mũi Ngọc1
Toa Đô quay thuyền vào xứ Thanh
Thoát Hoan họp với các tướng xong, hằm hằm nổi giận quay về Thăng Long, gọi công chúa An Tư đến, mắng:
– Người Nam các ngươi chẳng có tín nghĩa chi cả, đã nói muốn nghị hoà lại bỏ trốn hết, còn phục binh giết hại của ta mấy nghìn quân sĩ. Có phải ngươi được đưa đến đây để mê hoặc ta không?
Nói xong rút thanh kiếm đến roẹt một nhát, cầm lăm lăm trong tay muốn chém. Công chúa An Tư chẳng nói gì, chỉ cười mủm mỉm. Thoát Hoan càng tức, quát:
– Chẳng lẽ ngươi không sợ chết hay sao mà còn cười?
– Không phải thiếp không sợ chết, nhưng thái tử làm thiếp buồn cười quá.
– Ta có gì đáng cười?
– Nhà Nguyên đã thay nhà Tống làm chủ Trung Nguyên là nơi lễ giáo, vậy mà thái tử chẳng hiểu thế nào là lễ giáo cả, sao không buồn cười.
– Sách thánh hiền ta đọc hàng bồ, hành sự có đạo. Sao không biết lễ giáo?
– Thái tử đã nói như vậy, thiếp cũng xin thưa, theo đạo tam tòng2 thiếp đã lấy chàng, chỉ biết có chàng thôi. Có điều gì hầu hạ không chu đáo thiếp xin chịu lỗi. Còn chuyện chinh chiến bên ngoài làm sao thiếp biết được. Các tướng đánh dẹp không nên lại tìm chỗ người đàn bà mà đổ lỗi, liệu còn đáng là trang nam tử nữa không?
Thoát Hoan nghe An Tư nói vậy, không biết làm sao, tra gươm vào vỏ, nói:
– Đấy là ý của các tướng chứ ta đâu có định bỏ nàng. Thôi hãy mau cùng ta đi xuống Thiên Trường đuổi bắt vua Nam.
An Tư làm già, nói:
– Thái tử cứ đi đi. Thiếp xin ở lại kinh thành đợi chàng, đi theo nhỡ có điều gì không được như ý, người ta bảo tại thiếp thì biết nói thế nào. Mấy nữa thiếp không quen ở nơi dã ngoại, nhỡ ra đau yếu chẳng vướng víu cho thái tử lắm hay sao?
– Ta biết rồi, không còn ai dám nói chi nữa. Đến Thiên Trường đã có hành cung, không sợ phải ở dã ngoại đâu.
Thoát Hoan nói xong liền để lại một vạn quân cho Lý Quán giữ Thăng Long, ba vạn quân cho Khoan Triệt đóng ở Đông Bộ Đầu, đem An Tư, Xuân Hồng, Bạch Tuyết, Vương Lan đi theo, lệnh cho A Lý Hải Nha đốc xuất quân thuỷ bộ xuống thẳng Thiên Trường, lại gọi Lưu Thế Anh, Phàn Tiếp đến dặn:
– Từ đây xuống Thiên Trường phải đi qua rất nhiều làng mạc. Hai ngươi đem một vạn quân vào các làng ven đường cướp lấy lúa gạo, bắt trai tráng, hỏi dò tin tức vua Nam, xem địa hình, địa thế.
Lưu Thế Anh, Phàn Tiếp nhận lệnh lĩnh binh, đem theo bọn thuộc tướng là Nhạc Thành Chương, Hàn Bá, Thái Sử Lãnh, Đổng Minh, Hạ Tổ Huy, Chúc Khoáng, Chúc Hoạt cùng đi. Thoát Hoan lại gọi Ô Mã Nhi, Triệu Tu Kỷ, Trương Hiển đến dặn:
– Các ngươi cho thuyền nhỏ vào sâu trong các khe lạch xem có thấy tung tích quân Nam đâu không.
Khi tới Thiên Trường, Thoát Hoan đem công chúa An Tư cùng các mĩ nữ, hầu cận vào ở trong hành cung của vua Trần, còn các tướng cho quân cắm trại ở bên ngoài. Được vài hôm, Ô Mã Nhi về báo:
– Mạt tướng đã cho thuyền lùng sục khắp nơi, ra cả cửa biển Giao Hải cũng không thấy tăm tích quân Nam đâu, chỉ vào các làng ven sông cướp được một ít lương thảo.
Lưu Thế Anh, Phàn Tiếp cũng về báo lại tương tự như vậy. Thoát Hoan hỏi A Lý Hải Nha:
– Bây giờ nên làm thế nào?
A Lý Hải Nha thưa:
– Chắc chắn vua Nam đã làm một chuyến cử quốc hàng hải đưa toàn bộ quân dân ra biển rồi. Số thuyền của chúng có tới mấy vạn chiếc, dắt díu nhau không thể đi nhanh được. Ta nên cho binh thuyền đuổi theo tất kịp.
Bột La Hợp Đáp Nhi nói:
– Không được! Bao nhiêu thuyền tốt của chúng ta đã mất sạch về tay Trần Quốc Tuấn trong trận Hoàng giang rồi. Số còn lại chỉ có mấy chục cái ọp ẹp thì đuổi ai, đánh ai được đây, chỉ sợ chưa ra đến biển đã làm mồi cho cá cũng chưa biết chừng. Vả lại không biết vua Nam đi về hướng nào, làm sao mà đuổi đây. Đưa một đội thuyền rệu rã như vậy lênh đênh trên biển dẫu có đuổi kịp cũng bị quân Nam nó nghiền ra như cám chứ chả chơi.
A Lý Hải Nha thấy Bột La Hợp Đáp Nhi nói vậy, nghĩ: “Mẹ cha cái thằng chết tiệt này! Không cái gì mình nói mà nó không xọc ngang vào. Ông phải dồn cho mày một mẻ mới được”. Các tướng nhiều người cho rằng lời của Bột La Hợp Đáp Nhi là phải. A Lý Hải Nha định chơi đòn ác, hỏi:
– Vạn hộ tướng quân đã nói như vậy, chắc có cao kiến gì chăng?
Bột La Hợp Đáp Nhi nói:
– Muốn đuổi được vua Nam chỉ có một cách chờ đoàn thuyền của hữu thừa Toa Đô cùng với thân vương Giảo Kỳ ra đây.
A Lý Hải Nha định bẻ lại, không ngờ các tướng đều đồng thanh nói:
– Tướng quân Bột La Hợp Đáp Nhi nói rất đúng.
A Lý Hải Nha hỏi vặn các tướng:
– Thế nguyên soái Toa Đô chưa ra đến đây, quân ta cứ ngồi chơi à?
Ô Mã Nhi nói:
– Thiếu gì việc. Trong lúc chờ đợi, ta cho quân đi lùng tìm lương thảo, cướp thêm thuyền bè của dân chài, dò la tin tức vua Nam xem chạy về hướng nào. Tôi có một ý này xin trình lên để thái tử điện hạ cùng bình chương quân sư tính xem.
Thoát Hoan nói:
– Ngươi cứ nói đi.
– Long Hưng là nơi có nhiều lăng tẩm, dinh thự, hành cung của vua Nam. Ta cho quân khai quật mồ mả nhà nó lên, ắt tin ấy sẽ đồn đến tai vua tôi chúng. Thế nào cũng có kẻ về nghe ngóng. Ta cho quân rình bắt tất biết vua Nam đi đâu.
– Phải lắm! Phải lắm.
Thoát Hoan nói xong liền cho Ô Mã Nhi mang một nghìn quân đi làm việc ấy. Quân lính Nguyên được lệnh không những đào bới mồ mả họ Trần mà còn cướp phá hành cung, dinh thự, lấy đi không biết bao nhiêu báu gia, quốc bảo, kho tàng vơ vét tận không. Công chúa An Tư thấy vậy, vật mình khóc. Thoát Hoan nói:
– Nàng bảo đã lấy ta chỉ biết có ta, sao khóc lóc thảm thiết như vậy?
An Tư nói:
– Đúng là thiếp lấy chàng chỉ biết có chàng. Chàng có đi cướp phá thế nào cũng mặc. Nhưng nay chàng cho quân đào mồ cuốc mả làm người chết cũng chẳng được yên, hung tàn như loài thú dữ, không còn kể gì đến âm đức mai sau. Thiếp cũng có thịt xương cha mẹ, lẽ nào lại chẳng đau lòng.
Thoát Hoan nghe công chúa An Tư nói vậy mới thôi không cho quân lính của Ô Mã Nhi phá phách lăng mộ nữa. Ô Mã Nhi nhận được lệnh phải dừng ngay việc khai quật, bèn chỉ vào mộ tôn tộc vua Trần mà nói rằng:
– Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước1.
Lời Ô Mã Nhi về sau đến tai vua Trần. Quân sĩ Đại Việt ai nghe thấy cũng sục sôi căm giận. Vài ngày sau bọn Nạp Hải, Tôn Lập Đức đem quân ra miền Giao Hải bắt mấy trăm dân chài, trẻ già đều giết sạch, cướp được dăm chục chiếc thuyền, quay về, được Ô Mã Nhi khen ngợi. Thoát Hoan xuống Thiên Trường bốn ngày thì hải đoàn của Toa Đô về đến Trường Yên. Toa Đô nói với Giảo Kỳ:
– Ta cho quân cắm trại cả trên bờ lẫn dưới sông. Phiền điện hạ lên Thiên Trường trình lại mọi việc với thái tử và xin quân lương.
Giảo Kỳ nói:
– Quân chúng ta đi từ phía Nam lên, qua vùng kho người kho của mà chẳng kiếm được chút gì, khó mà xin quân lương cho được. Nguyên soái nên cùng đi với tôi sẽ tốt hơn.
Toa đô nói:
– Tôi đi nhỡ quân Nam đến cướp thuyền ?
Bàn đi tính lại mãi, Toa Đô cho Giảo Kỳ, Lưu Khuê, Đường Ngột Đải đem năm nghìn quân và bọn hàng tướng Trần Kiện, Lê Trắc, Triệu Mạnh Tín lên Thiên Trường gặp Thoát Hoan, còn mình cùng Hắc Đích, Kê La Liên ở lại Trường Yên đợi lệnh. Thoát Hoan nghe nói có thân vương Giảo Kỳ đến, nghĩ là Giảo Kỳ vừa ở Nam ra chắc có nhiều lương thảo để giúp mình, liền ra ngoài trướng đón vào. Khi đã yên vị, Thoát Hoan hỏi:
– Điện hạ đi từ phía Nam lên chắc là vất vả, hãy nói lại ta nghe.
Giảo Kỳ nói:
– Chúng tôi theo hai đường thuỷ, bộ tiến lên, dọc đường phải giao chiến mấy chục trận. Quân sĩ tổn hao nhiều, nay chỉ còn hơn ba vạn nhân mã lại không đủ lương ăn. Xin thái tử giúp cho.
Thoát Hoan đang hy vọng được giúp, không ngờ lại tăng thêm gánh nặng nhưng vì đang lúc cần nhiều thuyền để đuổi theo vua Trần nên nói rằng:
– Nay vua Nam đã chạy ra biển mà đại quân không có thuyền lớn. Phiền điện hạ đem quân đuổi theo quân Nam, bắt được vua tôi chúng, không lo gì thiếu lương ăn.
Đường Ngột Đải nói:
– Xin thái tử cho biết vua Nam chạy về đâu?
Thoát Hoan không biết trả lời sao. A Lý Hải Nha nói:
– Chúng tôi không có thuyền lớn để theo nên không biết chúng chạy hướng nào. Bây giờ chỉ có cách chia đường ra mà đuổi thôi.
Lưu Khuê nói:
– Như vậy rất khó. Tập trung đuổi theo một hướng chưa chắc đã gặp, xé lẻ ra đuổi, khi tác chiến lực lượng ít, thắng chúng làm sao được.
Các tướng còn đang bàn, bỗng lính canh vào báo có mấy chục thuyền quân Việt từ cửa Hải Thị kéo đến. Thoát Hoan lập tức lệnh cho Lưu Thế Anh, Phàn Tiếp, Trương Hiển mang binh thuyền ra chặn lại. Ô Mã Nhi giữ thuỷ trại sẵn sàng tiếp ứng. Trương Hiển cho thuyền tiến lên, có bọn Ân Khuông Cái, Lưu Hoa, Sầm Mang cầm binh khí đứng bên. Trên chiếc ưng thuyền đi đầu của quân Việt có một tướng không cầm binh khí, nói to lên rằng:
– Xin đừng đánh! Chúng tôi không muốn theo Nhật Huyên2, đem quân về hàng thái tử.
Lưu Hoa nói:
– Người Nam rất nhiều quỷ kế. Biết đâu có điều gian dối gì chăng. Tướng quân cứ bắt chúng dừng thuyền lại đã.
Trương Hiển nghe theo, nói:
– Các ngươi muốn hàng, hãy cho thuyền dừng cả lại để ta trình thái tử. Ngươi tên là gì?
– Trình tướng quân! Tôi là Văn Nghĩa hầu Trần Tú Hoãn, cha tôi là Vũ Đạo hầu, em trai là Minh Thành hầu, con trai tôi là Minh Trí hầu, con rể là Trương Hoài hầu cùng các tướng Tô Bảo Chương, Trần Đình Tốn, Tăng tham chính mang gia thuộc cộng cả hơn nghìn ngươi theo về với thiên triều.
Trương Hiển, Lưu Thế Anh liền mang Trần Tú Hoãn vào trình trước tướng doanh. Thoát Hoan đập án quát:
– Ta đã mang quân đến đây, sao vua tôi nhà ngươi không chịu hàng sớm đi, nay lại bày ra trò trá hàng này, định lừa ta sao? Võ sĩ đâu lôi ra chém.
Trần Tú Hoãn dập đầu xuống đất khóc lạy mà nói rằng:
– Triều đình bách quan nước tôi vì quan binh thiên triều bức bách quá không thể chống lại được nên phiêu bạt ra biển cả. Tôi nghĩ về với thái tử may ra còn được sống. Thái tử giết chúng tôi, những người khác dẫu có muốn theo về cũng không dám nữa. Vả lại, chúng tôi trá hàng đâu lại mang cả gia quyến vợ con làm gì.
Thoát Hoan nghe nói vậy mới thôi, hỏi:
– Vua Nam bây giờ ở đâu?
– Trình thái tử! Vua Nam mang cả nước chạy ra Hải Đông, cho tôi đoạn hậu vì thế tôi rẽ theo lối cửa Đại Bàng1 vòng về đây được.
– Nếu không đúng như vậy, cả nhà ngươi sẽ bị thiêu sống đấy.
Thoát Hoan nói xong truyền cho Minh Lý Tích Ban quản thúc bọn Trần Tú Hoãn cùng với bọn Trần Kiện. Bao nhiêu thuyền bè thu lại dùng vào việc đuổi theo vua Trần, lại lệnh cho Lý Hằng, Giảo Kỳ, Đường Ngột Đải đem chiến thuyền ra Hải Đông ngay, bắt bằng được vua Trần. Lý Hằng tập trung hơn sáu trăm chiến thuyền cùng Giảo Kỳ, Đường Ngột Đải vượt cửa Giao Hải theo bờ bể ngược lên hướng Đông Bắc. Đi đến cửa Đại Bàng, Giảo Kỳ nói:
– Vua Nam mang hàng vạn thuyền bè đi xa tất là không lợi. Biết đâu chúng chả chia ra để lánh vào những vùng ven biển này. Ta cũng nên chia quân lùng sục các nhánh sông hẳn là bắt được người cùng quân lương của chúng.
Lý Hằng nói:
– Nếu vậy điện hạ hãy dùng hai trăm năm mươi đấu hạm2 lùng khắp khu vực ven biển này, bắt hết dân cư thuyền bè, lương thực để dùng cho quân ta.
Giảo Kỳ liền chia binh với Lý Hằng, xông vào cửa Thái Bình, cho Đường Ngột Đải cùng Một Tàng Độc Long, Tổ Đại đem một trăm binh thuyền tiến lên cửa Đại Bàng ra sông Thái Bình vòng xuống gặp nhau ở nơi sông Kẻ Luộc đổ vào sông Thái Bình. Đoàn thuyền của Giảo Kỳ mới tiến vào được mấy dặm, gặp một đoàn thuyền quân Việt chừng hơn trăm chiếc xông ra chặn lại, trên chiếc thuyền đi đầu có lá cờ đại. Một tướng đứng dưới cờ nói to lên rằng:
– Quân Nguyên đi đâu? Ta là Văn Chiêu hầu Trần Văn Lộng đợi ở đây đã lâu rồi.
Nói xong liền nổi trống tiến binh. Giảo Kỳ lệnh cho Một Tàng Yếu Giang, Trịnh Khu tiến đánh. Hai bên đánh nhau mấy canh giờ, quân Việt lui dần về phía trên cửa Luộc, cắm trại phòng thủ. Giảo Kỳ cũng cho thu binh. Trịnh Khu nói:
– Quân Ta đang thắng, sao điện hạ lại thu binh?
Giảo Kỳ nói:
– Binh pháp có nói phàm đánh nhau trên sông, kẻ thuận gió thuận nước sẽ thắng. Nay quân Việt thuận nước mà lui binh. Ta e có mai phục, đợi ngày mai Một Tàng Độc Long, Tổ Đại vòng xuống đánh giáp lại, thế nào cũng bắt được tướng Nam.
Sáng hôm sau Giảo Kỳ cho quân tiến đánh. Trần Văn Lộng đem binh thuyền ra tiếp chiến, bỗng phía sau thuỷ trại quân Việt nổi lửa. Đường Ngột Đải dẫn hai tướng Một Tàng Độc Long, Tổ Đại đánh vào. Quân Việt rối loạn, tan vỡ. Trần Văn Lộng không chống được, sợ hãi, buông vũ khí đầu hàng. Giảo Kỳ có thêm được hơn trăm chiến thuyền cùng lương thực, xuôi ra cửa Thái Bình đi tiếp lên phía Bắc. Đến đêm số quân lính người Việt bảo nhau trốn vào bờ gần hết. Quân Nguyên bắt được một số, Giảo Kỳ cho đem ra biển dìm chết cả chỉ những kẻ thân tín của Trần Văn Lộng không chạy trốn thì được sống. Hải đoàn của Giảo Kỳ lên đến cửa Bạch Đằng, thấy có vài chục thuyền quân Việt đậu ở đấy, định tiến đánh. Bỗng có một chiếc thuyền nhỏ bơi sang. Quân Nguyên vây bắt, thấy trong thuyền có một viên tướng người Việt cùng bốn tay chèo, liền đưa trình Giảo Kỳ. Giảo Kỳ hỏi:
– Hai bên đang giao chiến, ngươi có việc gì tới đây?
Viên tướng ấy quỳ nói:
– Tôi là điện tiền chỉ huy sứ Phạm Cự Địa, mang thư của Chiêu Quốc vương trình lên điện hạ.
Nói xong liền lấy thư ở trong áo trình lên. Giảo Kỳ đọc thư xong, nói:
– Thì ra Trần ích Tắc đợi ta ở đây ư? Ngươi mau quay về bảo y tới đây.
Phạm Cự Địa quay về, một chốc thấy có chiếc thuyền rồng lớn treo cờ long phụng tiến sang. Khi tới gần, Trần ích Tắc khúm núm bước lên chào Giảo Kỳ. Giảo Kỳ cho đón ích Tắc sang thuyền của mình, hỏi:
– Chiêu Quốc đã dâng thư hàng từ lâu, sao còn để ta đuổi tận đây mới chịu tới trình.
ích Tắc nói:
– Tôi thân mang tước vương, trong lúc có chiến sự không thể tuỳ tiện đem gia quyến đi được. Nay nhân việc Nhật Huyên trốn ra Hải Đông, tôi mới lui thuyền lại để chờ quan quân thiên triều. Sau này nếu nhờ quân thiên triều dựng lại nước cũ, ơn ấy như trời như bể, con cháu tôi muôn đời cũng chẳng dám quên. Nguyện mãi mãi làm thuộc quốc của nhà Đại Nguyên.
Giảo Kỳ liền giao cho Một Tàng Độc Long, Tổ Đại năm mươi thuyền chiến, đưa bọn Trầních Tắc, Trần Văn Lộng, Phạm Cự địa, Trịnh Long cùng gia quyến của chúng quay về Thiên Trường trình với Thoát Hoan.
Đây nói đoàn thuyền của vua Trần khi ra khỏi cửa Giao Hải liền hướng lên phía Bắc, tiến thẳng đến cửa biển An Bang1. Vì có thuyền của chúng dân cộng với quan lại các hương ấp ven biển cùng đi, nhiều chiếc cũ nát không thể tiếp tục chèo lái được nữa, nhà vua truyền dừng lại hai ngày để sửa chữa thuyền bè cho dân. Những chiếc nào quá cũ bỏ cả lại, quan binh đưa dân chúng lánh tạm lên vùng ven bờ. Chiều ngày thứ hai có thám hạm về báo hải đoàn quân Nguyên do Lý Hằng thống lĩnh đuổi đã đến gần. Chiêu Đạo vương Trần Quang Xưởng nói:
– Thần xin đem thuyền quay lại đánh nhau với chúng.
Thượng hoàng nói:
– Không được! Ta phải đi gấp thôi, chớ để quân Thát tới gần mà lộ mất lực lượng. ý Chiêu Minh vương thế nào?
Chiêu Minh vương Trần Quang Khải nói:
– Ta nên chia ra làm hai đoàn mà đi. Đoàn thứ nhất, thần xin hộ tống Thượng hoàng cùng nhà vua ngược Bạch Đằng giang lên Vạn Kiếp hội với Hưng Đạo vương. Đoàn này dùng toàn thuyền nhỏ. Đoàn thứ hai do Chiêu Đạo vương Trần Quang Xưởng thống lãnh toàn bộ chiến hạm cùng thuyền ngự, trương cờ xí lên thẳng Tam Trĩ để lừa Lý Hằng. Những thuyền quá cũ nát hãy bỏ cả lại.
Thượng hoàng nói:
– Lời Chiêu Minh rất hợp ý trẫm. Nhưng phải đưa hết dân chúng đi theo, chớ để quân giặc bắt được.
Trần Quang Khải ghé vào tai Trần Quang Xưởng dặn:
– Chú lên đến Tam Trĩ làm thế này. Khu vực ấy có rất nhiều lạch, thuận tiện cho thuyền của ta rẽ vào mà quân Nguyên không biết, lại có nhiều khu đảo kín đáo, nhất là đảo Tam Trĩ. Đảo này được đảo Vạn Hoa2 ôm lấy, Phía Tây có thế đất ven bờ che cho. Từ hướng Nam đi vào rất khó, phải qua một con lạch dài, có nhiều đá ngầm, lúc nước triều xuống, thuyền lớn không Thoát Hoan họp với các tướng xong, hằm hằm nổi giận quay về Thăng Long, gọi công chúa An Tư đến, mắng:
– Người Nam các ngươi chẳng có tín nghĩa chi cả, đã nói muốn nghị hoà lại bỏ trốn hết, còn phục binh giết hại của ta mấy nghìn quân sĩ. Có phải ngươi được đưa đến đây để mê hoặc ta không?
Nói xong rút thanh kiếm đến roẹt một nhát, cầm lăm lăm trong tay muốn chém. Công chúa An Tư chẳng nói gì, chỉ cười mủm mỉm. Thoát Hoan càng tức, quát:
– Chẳng lẽ ngươi không sợ chết hay sao mà còn cười?
– Không phải thiếp không sợ chết, nhưng thái tử làm thiếp buồn cười quá.
– Ta có gì đáng cười?
– Nhà Nguyên đã thay nhà Tống làm chủ Trung Nguyên là nơi lễ giáo, vậy mà thái tử chẳng hiểu thế nào là lễ giáo cả, sao không buồn cười.
– Sách thánh hiền ta đọc hàng bồ, hành sự có đạo. Sao không biết lễ giáo?
– Thái tử đã nói như vậy, thiếp cũng xin thưa, theo đạo tam tòng2 thiếp đã lấy chàng, chỉ biết có chàng thôi. Có điều gì hầu hạ không chu đáo thiếp xin chịu lỗi. Còn chuyện chinh chiến bên ngoài làm sao thiếp biết được. Các tướng đánh dẹp không nên lại tìm chỗ người đàn bà mà đổ lỗi, liệu còn đáng là trang nam tử nữa không?
Thoát Hoan nghe An Tư nói vậy, không biết làm sao, tra gươm vào vỏ, nói:
– Đấy là ý của các tướng chứ ta đâu có định bỏ nàng. Thôi hãy mau cùng ta đi xuống Thiên Trường đuổi bắt vua Nam.
An Tư làm già, nói:
– Thái tử cứ đi đi. Thiếp xin ở lại kinh thành đợi chàng, đi theo nhỡ có điều gì không được như ý, người ta bảo tại thiếp thì biết nói thế nào. Mấy nữa thiếp không quen ở nơi dã ngoại, nhỡ ra đau yếu chẳng vướng víu cho thái tử lắm hay sao?
– Ta biết rồi, không còn ai dám nói chi nữa. Đến Thiên Trường đã có hành cung, không sợ phải ở dã ngoại đâu.
Thoát Hoan nói xong liền để lại một vạn quân cho Lý Quán giữ Thăng Long, ba vạn quân cho Khoan Triệt đóng ở Đông Bộ Đầu, đem An Tư, Xuân Hồng, Bạch Tuyết, Vương Lan đi theo, lệnh cho A Lý Hải Nha đốc xuất quân thuỷ bộ xuống thẳng Thiên Trường, lại gọi Lưu Thế Anh, Phàn Tiếp đến dặn:
– Từ đây xuống Thiên Trường phải đi qua rất nhiều làng mạc. Hai ngươi đem một vạn quân vào các làng ven đường cướp lấy lúa gạo, bắt trai tráng, hỏi dò tin tức vua Nam, xem địa hình, địa thế.
Lưu Thế Anh, Phàn Tiếp nhận lệnh lĩnh binh, đem theo bọn thuộc tướng là Nhạc Thành Chương, Hàn Bá, Thái Sử Lãnh, Đổng Minh, Hạ Tổ Huy, Chúc Khoáng, Chúc Hoạt cùng đi. Thoát Hoan lại gọi Ô Mã Nhi, Triệu Tu Kỷ, Trương Hiển đến dặn:
– Các ngươi cho thuyền nhỏ vào sâu trong các khe lạch xem có thấy tung tích quân Nam đâu không.
Khi tới Thiên Trường, Thoát Hoan đem công chúa An Tư cùng các mĩ nữ, hầu cận vào ở trong hành cung của vua Trần, còn các tướng cho quân cắm trại ở bên ngoài. Được vài hôm, Ô Mã Nhi về báo:
– Mạt tướng đã cho thuyền lùng sục khắp nơi, ra cả cửa biển Giao Hải cũng không thấy tăm tích quân Nam đâu, chỉ vào các làng ven sông cướp được một ít lương thảo.
Lưu Thế Anh, Phàn Tiếp cũng về báo lại tương tự như vậy. Thoát Hoan hỏi A Lý Hải Nha:
– Bây giờ nên làm thế nào?
A Lý Hải Nha thưa:
– Chắc chắn vua Nam đã làm một chuyến cử quốc hàng hải đưa toàn bộ quân dân ra biển rồi. Số thuyền của chúng có tới mấy vạn chiếc, dắt díu nhau không thể đi nhanh được. Ta nên cho binh thuyền đuổi theo tất kịp.
Bột La Hợp Đáp Nhi nói:
– Không được! Bao nhiêu thuyền tốt của chúng ta đã mất sạch về tay Trần Quốc Tuấn trong trận Hoàng giang rồi. Số còn lại chỉ có mấy chục cái ọp ẹp thì đuổi ai, đánh ai được đây, chỉ sợ chưa ra đến biển đã làm mồi cho cá cũng chưa biết chừng. Vả lại không biết vua Nam đi về hướng nào, làm sao mà đuổi đây. Đưa một đội thuyền rệu rã như vậy lênh đênh trên biển dẫu có đuổi kịp cũng bị quân Nam nó nghiền ra như cám chứ chả chơi.
A Lý Hải Nha thấy Bột La Hợp Đáp Nhi nói vậy, nghĩ: “Mẹ cha cái thằng chết tiệt này! Không cái gì mình nói mà nó không xọc ngang vào. Ông phải dồn cho mày một mẻ mới được”. Các tướng nhiều người cho rằng lời của Bột La Hợp Đáp Nhi là phải. A Lý Hải Nha định chơi đòn ác, hỏi:
– Vạn hộ tướng quân đã nói như vậy, chắc có cao kiến gì chăng?
Bột La Hợp Đáp Nhi nói:
– Muốn đuổi được vua Nam chỉ có một cách chờ đoàn thuyền của hữu thừa Toa Đô cùng với thân vương Giảo Kỳ ra đây.
A Lý Hải Nha định bẻ lại, không ngờ các tướng đều đồng thanh nói:
– Tướng quân Bột La Hợp Đáp Nhi nói rất đúng.
A Lý Hải Nha hỏi vặn các tướng:
– Thế nguyên soái Toa Đô chưa ra đến đây, quân ta cứ ngồi chơi à?
Ô Mã Nhi nói:
– Thiếu gì việc. Trong lúc chờ đợi, ta cho quân đi lùng tìm lương thảo, cướp thêm thuyền bè của dân chài, dò la tin tức vua Nam xem chạy về hướng nào. Tôi có một ý này xin trình lên để thái tử điện hạ cùng bình chương quân sư tính xem.
Thoát Hoan nói:
– Ngươi cứ nói đi.
– Long Hưng là nơi có nhiều lăng tẩm, dinh thự, hành cung của vua Nam. Ta cho quân khai quật mồ mả nhà nó lên, ắt tin ấy sẽ đồn đến tai vua tôi chúng. Thế nào cũng có kẻ về nghe ngóng. Ta cho quân rình bắt tất biết vua Nam đi đâu.
– Phải lắm! Phải lắm.
Thoát Hoan nói xong liền cho Ô Mã Nhi mang một nghìn quân đi làm việc ấy. Quân lính Nguyên được lệnh không những đào bới mồ mả họ Trần mà còn cướp phá hành cung, dinh thự, lấy đi không biết bao nhiêu báu gia, quốc bảo, kho tàng vơ vét tận không. Công chúa An Tư thấy vậy, vật mình khóc. Thoát Hoan nói:
– Nàng bảo đã lấy ta chỉ biết có ta, sao khóc lóc thảm thiết như vậy?
An Tư nói:
– Đúng là thiếp lấy chàng chỉ biết có chàng. Chàng có đi cướp phá thế nào cũng mặc. Nhưng nay chàng cho quân đào mồ cuốc mả làm người chết cũng chẳng được yên, hung tàn như loài thú dữ, không còn kể gì đến âm đức mai sau. Thiếp cũng có thịt xương cha mẹ, lẽ nào lại chẳng đau lòng.
Thoát Hoan nghe công chúa An Tư nói vậy mới thôi không cho quân lính của Ô Mã Nhi phá phách lăng mộ nữa. Ô Mã Nhi nhận được lệnh phải dừng ngay việc khai quật, bèn chỉ vào mộ tôn tộc vua Trần mà nói rằng:
– Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước1.
Lời Ô Mã Nhi về sau đến tai vua Trần. Quân sĩ Đại Việt ai nghe thấy cũng sục sôi căm giận. Vài ngày sau bọn Nạp Hải, Tôn Lập Đức đem quân ra miền Giao Hải bắt mấy trăm dân chài, trẻ già đều giết sạch, cướp được dăm chục chiếc thuyền, quay về, được Ô Mã Nhi khen ngợi. Thoát Hoan xuống Thiên Trường bốn ngày thì hải đoàn của Toa Đô về đến Trường Yên. Toa Đô nói với Giảo Kỳ:
– Ta cho quân cắm trại cả trên bờ lẫn dưới sông. Phiền điện hạ lên Thiên Trường trình lại mọi việc với thái tử và xin quân lương.
Giảo Kỳ nói:
– Quân chúng ta đi từ phía Nam lên, qua vùng kho người kho của mà chẳng kiếm được chút gì, khó mà xin quân lương cho được. Nguyên soái nên cùng đi với tôi sẽ tốt hơn.
Toa đô nói:
– Tôi đi nhỡ quân Nam đến cướp thuyền ?
Bàn đi tính lại mãi, Toa Đô cho Giảo Kỳ, Lưu Khuê, Đường Ngột Đải đem năm nghìn quân và bọn hàng tướng Trần Kiện, Lê Trắc, Triệu Mạnh Tín lên Thiên Trường gặp Thoát Hoan, còn mình cùng Hắc Đích, Kê La Liên ở lại Trường Yên đợi lệnh. Thoát Hoan nghe nói có thân vương Giảo Kỳ đến, nghĩ là Giảo Kỳ vừa ở Nam ra chắc có nhiều lương thảo để giúp mình, liền ra ngoài trướng đón vào. Khi đã yên vị, Thoát Hoan hỏi:
– Điện hạ đi từ phía Nam lên chắc là vất vả, hãy nói lại ta nghe.
Giảo Kỳ nói:
– Chúng tôi theo hai đường thuỷ, bộ tiến lên, dọc đường phải giao chiến mấy chục trận. Quân sĩ tổn hao nhiều, nay chỉ còn hơn ba vạn nhân mã lại không đủ lương ăn. Xin thái tử giúp cho.
Thoát Hoan đang hy vọng được giúp, không ngờ lại tăng thêm gánh nặng nhưng vì đang lúc cần nhiều thuyền để đuổi theo vua Trần nên nói rằng:
– Nay vua Nam đã chạy ra biển mà đại quân không có thuyền lớn. Phiền điện hạ đem quân đuổi theo quân Nam, bắt được vua tôi chúng, không lo gì thiếu lương ăn.
Đường Ngột Đải nói:
– Xin thái tử cho biết vua Nam chạy về đâu?
Thoát Hoan không biết trả lời sao. A Lý Hải Nha nói:
– Chúng tôi không có thuyền lớn để theo nên không biết chúng chạy hướng nào. Bây giờ chỉ có cách chia đường ra mà đuổi thôi.
Lưu Khuê nói:
– Như vậy rất khó. Tập trung đuổi theo một hướng chưa chắc đã gặp, xé lẻ ra đuổi, khi tác chiến lực lượng ít, thắng chúng làm sao được.
(còn tiếp)