Điều làm Thủ tướng “ấn tượng” trong ngày đầu tiên của năm mới – Bùi Hoàng Tám

Vâng. Quả là ấn tượng, rất ấn tượng, thưa Thủ tướng bởi có một căn nhà, một “tổ ấm” luôn là niềm mong ước, là khao khát lớn nhất của mỗi con người từ xa xưa đã thế và mai sau chắc cũng vẫn thế…

Vâng. Quả là ấn tượng, rất ấn tượng, thưa Thủ tướng bởi có một căn nhà, một “tổ ấm” luôn là niềm mong ước, là khao khát lớn nhất của mỗi con người từ xa xưa đã thế và mai sau chắc cũng vẫn thế.

Đó là việc Bí thư tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam trao 1.700 căn hộ giá chỉ có 100 triệu cho công nhân khu công nghiệp. Khi biết thông tin này, tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương ngày 1/1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Những ngày cuối năm, ấn tượng mà chúng tôi thấy được rõ nét nhất là thấy hình ảnh đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đi bàn giao 1.700 căn hộ giá 100 triệu đồng/căn cho công nhân”.

Vâng. Quả là ấn tượng, rất ấn tượng, thưa Thủ tướng bởi có một căn nhà, một “tổ ấm” luôn là niềm mong ước, là khao khát lớn nhất của mỗi con người từ xa xưa đã thế và mai sau chắc cũng vẫn thế. Khi nói về ba sự kiện lớn nhất của cuộc đời, người xưa đã nói “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Ở cái thời mà “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là công cụ sản xuất hữu hiệu nhất để nuôi sống mọi thành viên trong gia đình thì nó được đưa lên hàng đầu là tất yếu. Rồi tiếp theo, đến việc cưới vợ và sau đó, làm nhà.

Giờ đây, cuộc sống đã đổi thay. Khi con trâu không là “đầu cơ nghiệp” nữa thì tất nhiên đến cưới vợ và làm nhà. Thậm chí, nhiều trường hợp “làm nhà” còn được đưa lên trước cả việc cưới vợ bởi không ít những chàng trai chưa muốn lấy vợ chỉ vì chưa có nhà.

Sau ngày cưới, nếu chưa có nhà riêng, có lẽ mối quan tâm thường xuyên, liên tục và mãnh liệt nhất của mỗi cặp uyên ương là có được căn nhà dù to, dù nhỏ đủ “chui ra, chui vào” và quan trọng hơn nữa, là có chỗ ở ổn định để “an cư, lạc nghiệp”.

Trong khi nhu cầu về nhà ở liên tục tăng cao thì giá một căn nhà cũng là nỗi lo “khủng khiếp” với người lao động. Nếu lương của cả hai vợ chồng công nhân có cao cũng chỉ khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng, tức là thu nhập chỉ cỡ 120 – 150 triệu đồng/năm. Trừ trả tiền thuê nhà cỡ 2tr/tháng, ăn tiêu cực kỳ dè sẻn cũng hết 10tr/tháng, tức là dư khoảng 20 – 30tr đồng/năm. Trong khi một căn nhà nho nhỏ ở Hà Nội có giá thấp nhất chừng hơn một tỉ đồng, tức là phải tiết kiệm cỡ… nửa thế kỉ với điều kiện giá ổn định như tại thời điểm này.

Giờ đây, với căn nhà 100 triệu đồng thì chỉ mất 5 năm. Nếu có sự hỗ trợ của gia đình cộng với vay mượn bè bạn, việc mua nhà không còn là “ảo tưởng” mà thành hiện thực. Vì thế, đây là việc làm ấn tượng, rất ấn tượng và nên được nhân rộng ra cả nước.

Song, với người viết bài này, nó còn “ấn tượng” hơn nữa bởi sự quan tâm của người đứng đầu Chính phủ đối với người lao động. Nhìn lại từ ngày nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chỉ tập trung phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng Chính phủ hành động, liêm chính, nói đi đôi với làm… ông còn hết sức quan tâm đến người lao động. Thậm chí, chỉ là thân phận một cá nhân như vụ chủ quán Café Xin chào hay người bán điện thoại “cùi bắp”…

Trở lại với “căn nhà trăm triệu”. Nhìn về sâu xa, đây là tầm chiến lược bởi con người chính là tài sản lớn nhất của mỗi quốc gia, doanh nghiệp. Đối xử công bằng, có trách nhiệm, biết tôn trọng công sức của người lao động không chỉ thể hiện “cái tâm” mà còn là “cái tài” của ông chủ, phải không các bạn?

B. H. T

(nguồn Dân Trí)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder