Giai thoại về Nguyễn Văn Giai (1554 – 1628)

Nguyễn Văn Giai người làng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng đỗ đại khoa và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nước ta dưới thời Lê – Trịnh. Trong hơn 40 năm làm quan ông nổi tiếng là người liêm chính, luôn giữ nguyên kỉ cương phép nước, khiến vua chúa và cả triều đình đều kính nể…

Nguyễn Văn Giai người làng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng đỗ đại khoa và giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nước ta dưới thời Lê – Trịnh. Trong hơn 40 năm làm quan ông nổi tiếng là người liêm chính, luôn giữ nguyên kỉ cương phép nước, khiến vua chúa và cả triều đình đều kính nể.

1. Phép nước giữ nghiêm minh

Một lần, có người con rể của chúa (quận mã) ra trận thấy giặc đã bỏ chạy. Theo luật pháp đương thời thì phải khép vào tội chết.

Ông phụ trách việc xét xử và định tội viên quận mã đúng luật. Chúa gợi ý cho ông giảm án. Nhưng ông đã viện lí rằng, đối với kẻ trên phải xử nghiêm minh để làm gương cho kẻ dưới, có thế mới giữ vững được cơ đồ nên chúa cũng không dám quyết.

Quận chúa – vợ quận mã bèn đem vàng bạc đến nhờ bà vợ ba của ông Giai nói giúp, vì bà này rất được ông yêu quý. Song bà Ba đã từ chối và phân trần với quận chúa:

– Tướng công là người thanh liêm, xưa nay vốn rất ghét của đút lót. Vả lại, đây là việc hệ trọng trong triều, tôi đâu dám can dự.

Nhưng quận chúa cứ nằn nì mãi, khiến bà Ba động lòng, nghĩ bụng cũng là đàn bà với nhau cả, không nỡ để quận chúa chịu cảnh góa bụa, bèn nói:

– Thế thì sáng mai, sau khi tướng công vào triều, quận chúa hãy cho mang đến đây một mâm xôi nếp cái, một con lợn nhỏ luộc chín, một con dao sắc và các thứ gia vị, rồi tôi nói giúp.

(Chuyện kể, từ thuở thiếu thời ông vốn rất thích ăn món xôi với thịt thủ lợn luộc chấm với mắm).

Quận chúa mừng rỡ, về sắm sanh đúng như lời dặn.

Sáng hôm sau, bà Ba lập cách nấu chậm bữa sáng, nên ông Giai đành phải nhịn, lên xe vào triều cho kịp buổi chầu. Đến trưa, tan chầu về nhà, bụng đang đói, lại thấy mâm xôi, thịt hợp khẩu vị bày sẵn trên bàn, ông Giai tưởng người nhà cất phần cho mình, bèn ngồi chén một mạch ngon lành.

Xong bữa, ông hỏi sao lại có nhiều xôi, thịt như vậy. Bấy giờ bà Ba mới thú thật là của quận chúa. Ông giận lắm, tự trách mình có lỗi chỉ vì một miếng ăn mà không giữ đúng phép nước. Ông thầm nghĩ hay viên quận mã số chưa hết cũng nên, bèn sai đánh xe vào hầu chúa, xin tha chết cho kẻ phạm tội. Chúa mừng lắm và chuẩn y ngay.

Từ đó trở đi, ông Nguyễn Văn Giai luôn tự vấn lương tâm và quyết từ bỏ hẳn cái sở thích ăn xôi với món thịt lợn luộc chấm mắm. Hễ ngồi vào mâm mà thấy món nào lạ, là ông hỏi cặn kẽ rồi mới ăn.

Nguyễn Văn Giai lấy nhiều vợ và sinh được gần chục đứa con. Trong số đó, có người con thứ ba là Hùng Lĩnh Hầu ỷ thế làm nhiều điều xằng bậy, gây nhiều tai họa, oan khuất cho bà con anh em. Khi nghe tin, ông đã cấp tốc từ Thăng Long về quê và cho lập phiên tòa xét xử.

Truyền thuyết dân gian kể rằng:

Thấy tội trạng của đứa con đã rành rành, chiếu luật phải lĩnh án tử, ông liền tán thành, lại cho dân sở tại mở hội vui hát ba ngày, để chứng tỏ bản án là công bằng, đúng đắn và luật pháp triều đình không vì con quan đại thần ngự sử mà nương nhẹ. Khi tâu lên, vua chúa biết tính ông không thể can ngăn, nên phải chuẩn y bản án.

(Sưu tầm)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder