Chiến tranh đã qua gần 40 năm. Hòa hợp dân tộc là mong muốn của tất cả con dân đất Việt có lương tri và yêu nước chân chính. Hòa hợp dân tộc là ý thức tất yếu để chấn hưng đất nước…
Chiến tranh đã qua gần 40 năm. Hòa hợp dân tộc là mong muốn của tất cả con dân đất Việt có lương tri và yêu nước chân chính. Hòa hợp dân tộc là ý thức tất yếu để chấn hưng đất nước.
Theo thông tin từ một số báo thì, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tại cuộc họp báo chiều 3- 4 tại Hà Nội đã tuyên bố sẽ có một lễ cầu siêu tổ chức nhân dịp đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa trong tháng 4-2014.
Tổ chức câu siêu, với người dân trong nước, với các phật tử là việc làm thường xuyên, là cái tâm của người đang sống đối với người đã khuất, không có gì đáng bàn.
Nhưng lễ câu siêu ở Trường Sa trong tháng 4 năm 2014 này được mọi người đặc biệt quan tâm, bởi rằng, như ông Nguyễn Thanh Sơn nói, là sẽ cầu siêu cho “các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của các triều đại trước đây đã bảo vệ biển Đông, bạn bè quốc tế qua lại trên biển Đông, đồng bào của chúng ta đã thiệt mạng”. Như vậy, lễ câu siêu tháng 4 năm 2014 này không chỉ dành cho các chiến sỹ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa, mà bao gồm cả cầu siêu cho các chiến binh thuộc lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã mất mạng trong trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974. Đồng thời nữa, còn cầu siêu cho hết thảy những người Việt Nam, dù bất cứ lý do gì bị thiệt mạng trên biển. Ông Sơn cho biết: “Không có con số thống kê chính xác nhưng theo ước tính, chúng ta mất hàng ngàn người ngoài biển Đông. Có những chuyến đi mấy trăm người không ai sống sót, có những chuyến 2/3 tử nạn. Rất ít có chuyến 100% người sống sót. Đó là thực tế”. .. Kế đó, một chương trình Cầu truyền hình Điện Biên – Hà Nội – Trường Sa với chủ đề “Ký ức hào hùng – Chủ quyền vững chắc” sẽ được tổ chức vào ngày 3/5.
Đây là tin hiệu vui, động thái đáng mừng trong tinh thân tiến tới hòa hợp dân tộc.
Ấy vậy nhưng đâu đó vẫn có những tiếng nói lạc lõng, chính trị hóa, phô diễn lập trường, bằng cách phân biệt bên này, bên kia ở những người đã bỏ mình vì Tổ quốc Việt Nam, vì dân tộc Việt Nam…
Và mới đây, theo báo Tuổi Trẻ: Ông Ngô Văn Minh, trưởng ban quản lý di tích Hiền Lương – Bến Hải (Vĩnh Linh, Quảng Trị), cho biết vừa hoàn thành việc phục hồi màu sơn cho cầu Hiền Lương theo nguyên gốc. Cụ thể, một nửa phía bắc cầu được sơn lại màu xanh hòa bình, nửa phía nam được sơn màu vàng, là hai màu sơn của thời kỳ đất nước còn chia cắt. Ông Minh còn nói, việc phục hồi này được thực hiện căn cứ vào những tài liệu lịch sử cũng như tham khảo nhiều cựu chiến binh từng sống và chiến đấu bảo vệ giới tuyến trong giai đoạn 1954-1960.
Việc chia cắt đất nước là nỗi đau của dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đất nước đã thu về một mối, dân tộc đang dần dà hòa hợp, vậy những người chủ trương sơn lại cầu Hiền Lương thành hai màu với mục đích gì? Nước Mỹ từ bên kia đại dương mang bom sang ném xuống các làng bản Việt Nam, binh lính Mỹ xả súng giết hại người Việt nam, chúng ta vẫn độ lương bao dung chủ trương bỏ qua quá khư, bỏ qua hận thù, hướng đến tương lai, vậy cớ gì một chiếc cầu Hiền Lương lại phải sơn lại hai màu cho “nguyên bản” thời đang chia cắt?
Cớ gì? Câu hỏi ấy xin mọi người cùng suy ngẫm…
ĐK