Kết quả cuộc thi Thơ Lục Bát “Tổ quốc và Đạo pháp” năm Giáp Ngọ – 2014

Ban Chung khảo (gồm năm nhà thơ Lê Đình Cánh, Trần Nhương, Chu Thị Thơm, Đặng Vương Hưng và Vương Trọng) đã nhận được 21 chùm thơ của 21 tác giả đề cử từ Sơ khảo. Tuy nhiên, qua vòng “Các tác giả và bạn đọc cùng giám khảo” Ban Tổ chức đã phát hiện ra 7 tác giả “phạm quy” (trong chùm bài đề cử, có tác phẩm đã được công bố trước khi gửi dự thi), có 2 tác giả đã được trao giải Vàng năm ngoái (chỉ được tính điểm khi xét giải “Kim Cương”). Tôn trọng ý kiến bạn đọc, Ban tổ chức quyết định không bổ sung và đề cử thêm, nên chỉ còn 12 tác giả được ban Chung khảo xét giải lần này. Có thể nói, đây là một vòng Chung khảo nghiêm túc, nhiều bất ngờ và có sự đóng góp rất quan trọng của bạn đọc!

Ban Chung khảo (gồm năm nhà thơ Lê Đình Cánh, Trần Nhương, Chu Thị Thơm, Đặng Vương Hưng và Vương Trọng) đã nhận được 21 chùm thơ của 21 tác giả đề cử từ Sơ khảo. Tuy nhiên, qua vòng “Các tác giả và bạn đọc cùng giám khảo” Ban Tổ chức đã phát hiện ra 7 tác giả “phạm quy” (trong chùm bài đề cử, có tác phẩm đã được công bố trước khi gửi dự thi), có 2 tác giả đã được trao giải Vàng năm ngoái (chỉ được tính điểm khi xét giải “Kim Cương”). Tôn trọng ý kiến bạn đọc, Ban tổ chức quyết định không bổ sung và đề cử thêm, nên chỉ còn 12 tác giả được ban Chung khảo xét giải lần này. Có thể nói, đây là một vòng Chung khảo nghiêm túc, nhiều bất ngờ và có sự đóng góp rất quan trọng của bạn đọc!

 


Nhà thơ Vương Trọng – Trưởng Ban Chung khảo Cuộc thi Tổ quốc và Đạo pháp 2014.

Cách làm của chúng tôi như sau: Từng thành viên chung khảo nhận tác phẩm của 12 tác giả về đọc kỹ, tự đánh giá và xếp loại độc lập. Sau một tuần, toàn ban Chung khảo họp lại để trao đổi và bỏ phiếu. Trong phần trao đổi, từng người phát biểu nhân định riêng của mình về tác phẩm của từng tác giả. Về đề tài, các bài thơ vào chung khảo khá đa dạng, nhiều nhất là về thế sự, quê hương đất nước (bao gồm biển đảo) và đạo pháp. Về nghệ thuật, có nhiều câu hay, bài hay được ghi nhận. Ví như: Chúng mình níu cỏ mà xanh Lớn cùng cây lúa, vại sành, rạ rơm (Hai con cù – Hậu Cốc Ngang) Nước khan, đời vẫn nổi nênh Phận người neo với lênh đênh phận mùa (Chiều du cư – Lam Bình) Bây giờ sống cảnh tha phương Nỗi lòng chan chứa đêm trường vạc kêu (Đêm trường – Nguyễn Phi Diếu) … Phần lớn các bài thơ vào chung khảo đều có bố cục chặt chẽ, tránh được sự dàn trải. Đó là phần dễ thống nhất giữa các thành viên chung khảo. Tuy nhiên, ở một số bài của một số tác giả, ban Chung khảo phải trao đổi, có khi tranh luận, mới đi đến thống nhất. Đó là trường hợp những bài thơ có câu hay đoạn này, nhưng câu nghệ thuật còn hạn chế ở đoạn khác… Mất nhiều thời gian ở những bài thơ như thế. Nói chung, qua thảo luận, các thành viên chung khảo có sự thống nhất cuối cùng. Chỗ nào chưa thống nhất, ý kiến của từng người thể hiện qua lá phiếu xếp loại. Phần bỏ phiếu xếp giải: Theo quy định của Ban tổ chức, mỗi năm chọn ra 6 giải vàng, 8 giải bạc, có tổng số giải tương ứng với số chữ trong một cặp lục bát. Nhưng năm nay, chỉ có 12 tác giả vào Chung khảo, nên mọi người đều được giải, nhiệm vụ của ban Chung khải là phân định Vàng, Bạc và thứ tự trên dưới trong mỗi giải. Năm ngoái, do có 21 tác giả vào Chung khảo, nên chúng tôi đã dùng hình thức cho điểm để xếp loại. Năm nay, vì chỉ có 12 tác giả vào tới vòng cuối cùng, nên cách làm có thay đổi: Từng thành viên phân loại các tác giả theo các giải Vàng, Bạc… sau đó tổng kết lại, để có được bảng xếp chung để có được 6 giải vàng và 6 giải bạc. Sau khi có được sự thống nhất phân loại Vàng, Bạc và thứ tự các giải, ban Chung khảo lại thảo luận, trao đổi tiếp, để đi đến quyết định: Với giải Bạc, mỗi tác giả chỉ chọn một bài vào giải, với giải vàng, mỗi người 2 bài, riêng tác giả đứng số 1 của giải Vàng, chọn ba bài. Sau đây là kết quả Chung khảo năm Giáp Ngọc – 2014:

 

GIẢI LỤC BÁT TRĂNG VÀNG

1- Tác giả Hậu Cốc Ngang (tức Nguyễn Đức Hậu)
Địa chỉ: 146/5 Kha Vạn Cân, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Với chùm thơ 3 bài: “Mẹ tôi con gái đồng chiêm”, “Hai con cù” và “Người đàn bà gánh biển”.

2- Tác giả Lam Bình (tức Hoàng Thị Mỹ Bình)
Địa chỉ: An Hòa, Mộ Lao, Hà Đông, TP. Hà Nội Với chùm thơ 2 bài: “Phật tâm” và “Chiều du cư”  

3- Tác giả Nguyễn Khánh Toàn
Địa chỉ: Phường Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Với chùm thơ 2 bài: “Đêm bãi rác Nam Sơn” và “Khúc ruột miền nhớ thương”.

4- Tác giả Nguyễn Phi Diếu
Địa chỉ: 286/17 Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu Với chùm thơ 2 bài: “Đêm trường” và “Soi”.

5- Tác giả Nguyễn Ngọc Đạt
Địa chỉ: Số nhà 187 Hùng Vương, TP. Nam Định Với chùm thơ 2 bài: “Dặn con” và “Chợ cầu may”.

6- Tác giả Vương Hồng Trường

Địa chỉ: 206, Tổ 8, P. Thịnh Quang, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội Với chùm thơ 2 bài: “Độc thoại” và “Tìm bạn”.


GIẢI LỤC BÁT TRĂNG BẠC

1- Tác giả Đồng Thị Chúc
Địa chỉ: 371/9 Kim Mã, 56 TT Đường Sắt, Ngọc Khánh, Ba Đình, TP. Hà Nội Với bài thơ “Làng ơi!”.

2- Tác giả Lê Hòa (tức Lê Văn Hòa)
Địa chỉ: Số nhà 10/5 đường Ba Tháng Tư,  TP. Đà Lạt, Lâm Đồng Với bài thơ “Mơ thu”.

3- Tác giả Phạm Minh Trâm
Địa chỉ: Xã Chương Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Với bài thơ “Thôi thì”.

4- Tác giả Duyên An
Địa chỉ: Ấp Hưng Hoà, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang Với bài thơ “Đời cha”.

5- Tác giả Nguyễn Bá Hòa Trường Đại học Quảng Nam – TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Với bài thơ “Đêm huyền diệu”.

6- Tác giả Nguyễn An
Địa chỉ: 12 Cảng Mới, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Với bài thơ “Đợi xuân”.

Thay mặt Ban Chung khảo cuộc thi Tổ quốc và Đạo Pháp Giáp Ngọ – 2014, xin được chúc mừng và chia vui với các tác giả được giải!

Hà Nội, tháng 8 năm 2014

Nhà thơ Vương Trọng
(Trưởng Ban Chung khảo Cuộc thi Thơ
Lục Bát Tổ quốc và Đạo pháp 2014)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder