Đúng như tin đồn, Lê Công Uyên, Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Tường sau nhiều ngày đã tập hợp được mấy trăm người trung thành với nhà Lê. Vì quân ít nên họ quyết định liên hệ với nội gián, bí mật đột nhập kinh thành vào ban đêm để giết vua Minh Đức. Nguyễn Ngã nhận lệnh đi đầu, Lê Công Uyên đi giữa, Nguyễn Thọ Tường đi sau cùng…(Tiếp kì 31)
Đúng như tin đồn, Lê Công Uyên, Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Tường sau nhiều ngày đã tập hợp được mấy trăm người trung thành với nhà Lê. Vì quân ít nên họ quyết định liên hệ với nội gián, bí mật đột nhập kinh thành vào ban đêm để giết vua Minh Đức. Nguyễn Ngã nhận lệnh đi đầu, Lê Công Uyên đi giữa, Nguyễn Thọ Tường đi sau cùng…(Tiếp kì 31)
2
Đêm cuối tháng Hai. Gió bấc hun hút. Rét đến mức thấy tiếng động chó cũng chỉ úng oắng sủa chứ không rời khỏi chỗ nằm. Vậy mà vẫn có một đám người lặng lẽ dò dẫm trong đêm. Gần sáng họ tới được bờ hồ gần cửa Chu Tước, một người trong bọn đến sát cửa giả làm tiếng cú kêu, bên trong có tiếng cú đáp lại và cánh cửa được mở toang. Đám người lạ tiến vào, đi đầu là Nguyễn Ngã.
Đúng như tin đồn, Lê Công Uyên, Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Tường sau nhiều ngày đã tập hợp được mấy trăm người trung thành với nhà Lê. Vì quân ít nên họ quyết định liên hệ với nội gián, bí mật đột nhập kinh thành vào ban đêm để giết vua Minh Đức. Nguyễn Ngã nhận lệnh đi đầu, Lê Công Uyên đi giữa, Nguyễn Thọ Tường đi sau cùng.
Nguyễn Ngã định kéo quân thẳng tới điện Kim Quang thì một tiếng pháo nổ vang rồi ba bề bốn bên đèn đuốc sáng rực, Tả đô đốc Mạc Đĩnh Khoa nói lớn:
– Bọn Công Uyên, Nguyễn Ngã kia! Gian tế của các ngươi đã bị ta bắt cả rồi, sao các ngươi không hàng đi?
Lê Công Uyên từ phía sau tiến lên chưa kịp hỏi tại sao thì bốn phía đèn đuốc bỗng sáng rực, tên bắn tới như châu chấu. Lê Công Uyên vội quay ngựa chạy. Nguyễn Ngã chạy theo. Phía hậu quân, Nguyễn Thọ Tường còn đang ngơ ngác thì từ các ngả phố phường quân triều đình đổ ra chia cắt đám phản loạn ra làm hai. Hai bên đánh nhau đến sáng. Do đã tính đến chuyện tháo lui nên quân phản loạn chia làm ba toán chạy theo ba hướng thoát được khá nhiều. Nửa tháng sau những kẻ sống sót tập hợp nhau lại ở Lôi Dương, trấn Thanh Hoa.
Lê Công Uyên nói:
– Lòng dân Thanh Hoa, Nghệ An vẫn chưa quên nhà Lê nên muốn dựng cờ nghĩa chiêu tập họ không khó. Được hai nơi này thì lo gì không chống nổi quân Đông Kinh. Tuy vậy, phải có người đủ danh nghĩa để hiệu triệu thiên hạ và lập niên hiệu. Ngày xưa ngay Bình Định vương khởi nghĩa cũng phải tìm Trần Cao là con cháu nhà Trần tôn làm vua. Nhưng trước đây, do vua Uy Mục giết mấy chục người nhà Cẩm Giang vương rồi ít năm sau vua Tương Dực lại giết một lúc 15 người trong hoàng gia khiến Trịnh Duy Sản rồi Trịnh Tuy muốn làm chuyện phế lập toàn phải đưa vua nhỏ lên ngôi. Bây giờ còn tệ hơn vì muốn kiếm vua nhỏ cũng khó! Tôi nghĩ mãi mà không nhớ ra ai thuộc dòng chính thống! Hay là chúng ta không cần tìm kiếm con cái các vương gia nữa mà nhìn xuống các công hầu thử xem? Xưa vua Tương Dực vốn cũng chỉ là Giản Tu công. Trịnh Tuy lúc đầu cũng dựng Lê Bảng là con Tĩnh Tu công, sau tìm ra Lê Do là con Kinh vương mới thôi không chọn Lê Bảng nữa. Có điều giờ đây ngay cả kiếm được con cái các vị tựa như Giản Tu công hay Tĩnh Tu công cũng không dễ vì dẫu sao Giản Tu công, Tĩnh Tu công cũng đều là cháu ruột của vua Thánh Tông.
– Việc này không nên vội vàng. – Văn Thông bá Nguyễn Ngã nói.
Sau đấy Nguyễn Ngã nói với Nguyễn Thọ Tường:
– Bích Khê hầu lấy cớ không tìm ra ai trong hoàng tộc để cuối cùng chúng ta phải chọn ông ta chăng? Ông ta chỉ là người trong họ chứ đâu phải trong hoàng gia! Ông ta xưng niên hiệu thì làm sao có thể chiêu tập được dân chúng cơ chứ.
Văn Sơn bá Nguyễn Thọ Tường bảo:
– Nói đến người trong họ vua thì còn có Dực Nghĩa hầu Lê Thiệu, người châu Thuý Thuần, hiện cũng đang ở Lôi Dương. Xét về gia tộc thì Dực Nghĩa hầu còn có địa vị gần gũi dòng nhà vua hơn Bích Khê hầu. Ta thử đem Dực Nghĩa hầu gợi ý với Bích Khê hầu xem sao.
Lê Khoáng sinh được ba con trai, con cả là Lê Học, thứ hai là Lê Trừ, thứ ba chính là Lê Lợi. Hành động của Uy Mục và Tương Dực quả là tai hại cho nhà Lê khiến sau khi vua Cung Hoàng bị mất ngôi, con cháu Lê Lợi hiện không tìm ra ai. Tuy nhiên, nhìn sang con cháu hai người anh của Lê Lợi thì vẫn có. Lê Thiệu, còn gọi là Lê Duy Thiệu chính là cháu 5 đời của Lê Trừ.
Hai người đem việc Lê Thiệu nói với Lê Công Uyên. Công Uyên xua tay:
– Ta không lạ gì Lê Thiệu. Người ấy lắm tham vọng nhưng không thực tài, bụng dạ thì hẹp hòi, bấy lâu nay lại như người ngoài cuộc trong khi chúng ta vất vả vào Nam ra Bắc bao nhiêu năm để khôi phục lại sự nghiệp nhà Lê. Ai chứ Thiệu thì quyết không được. Văn Thông bá, ông nói đúng, việc này không nên vội vàng.
Vậy nên Lê Công Uyên và đồng đảng khởi nghĩa mà không có niên hiệu. Trong khi đó chẳng hiểu do đâu Lê Thiệu lại biết Lê Công Uyên nhận xét rất tệ về mình. Thiệu gọi mấy kẻ thân tín đến nói:
– Công Uyên bảo không lạ gì ta ư? Ta cũng chẳng lạ gì hắn! Hắn chỉ nhờ tên tuổi cha ông mà trở nên danh giá chứ đâu tài ba gì. Bấy lâu nay hỏi hắn đã làm được gì? Kẻ như vậy mà dám đứng đầu thiên hạ ư? Để hắn còn trên đời này thì ta dẫu có muốn làm gì cũng không được!
Lê Thiệu bèn ngầm sai thủ hạ giết chết Lê Công Uyên. Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Tường bấy giờ mới hối hận vì không ngờ Lê Thiệu lại hành động như vậy và xét kỹ thì dẫu sao Công Uyên cũng khá hơn Lê Thiệu. Đúng lúc đó quân nhà Mạc đánh lên Lôi Dương. Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Tường chán nản, bỏ mặc quân sĩ, rủ nhau trốn sang Ai Lao. Thấy không thể chống nổi quân nhà Mạc, Lê Thiệu bỏ trốn. Quân Mạc toả đi các nơi và tràn xuống phía Nam, bình định hai xứ Thanh Hoa, Nghệ An.
*
Lúc đó cũng là lúc khắp nơi các sĩ tử nô nức dự kỳ thi Hương. Cứ theo danh sách các nơi tâu lên thì tất cả mấy vạn người, trong đó hơn 4000 người đỗ, được dự thi Hội. Vì chiến tranh loạn lạc nên không tổ chức được trường thi cho sĩ tử hai xứ Thanh Hoa và Nghệ An. Nhà vua bảo các quần thần:
– Trong nước nhiều nơi còn chưa yên, có nơi còn trong tay phe đảng của triều cũ hoặc bị chúng khống chế, vậy mà sĩ tử đi thi vẫn nhiều đến như vậy. Đặc biệt sĩ tử bốn trấn Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây rất đông đủ, thật xứng đáng là tứ chính trong thiên hạ. Trước đây trẫm đoán Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn cân nhắc, chưa chịu đi thi, quả nhiên đúng như vậy. Từ nay đến kỳ thi Hội, các khanh cần lưu tâm đến việc học của sĩ tử hơn nữa để sang năm cả 4000 người đều có mặt ở kinh đô dự thi Hội, không thiếu một ai. Bây giờ thì Bộ Công lo ngay việc đường sá để kịp tiết thanh minh này trẫm vào Tây Kinh dâng hương vua Thái Tổ như đã nói.
Văn Đẩu hầu Nguyễn Chuyên Mỹ can:
– Việc Hoàng thượng một lòng nhớ đến vua khai quốc của triều cũ thật hiếm có trên đời. Nhưng hạ thần thiết nghĩ đất Thanh Hoa, Nghệ An chưa yên, vừa rồi bọn Lê Công Uyên, Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Tường lại xúi bẩy dân chúng làm loạn. Vậy nên để làm việc dâng hương ở Lam Sơn, chỉ cần đến Thượng thư Bộ Lễ là đủ.
Một số đại thần cũng có ý can. Nhà vua nói:
– Chính vì lòng dân chưa thuận nên trẫm càng phải tới Lam Sơn để cầu vua Thái Tổ giúp đỡ.
Sang tháng Ba dịp tiết thanh minh, như đã hứa, vua Mạc để Thái tử Mạc Đăng Doanh thay mình coi việc triều chính rồi cùng một số vị đại thần vào Thanh Hoa để dâng hương, sai Thượng thư Bộ Công là Nguyễn Đốc Tín và Thượng thư Bộ Binh là Mạc Ninh Bang dẫn quân đi trước mở đường.
Đường từ Tam Điệp đến Đông Sơn dễ đi nhưng từ đấy lên Lam Sơn toàn đường núi, lâu nay lại không được tu sửa. Quang cảnh xứ Thanh không khác mấy năm trước là bao. Duy có dân chúng thì có vẻ khác, cứ nhìn ánh mắt họ là biết: Người ngơ ngác, lo sợ, kẻ hằn học, thâm thù. Thấy vậy, vua Mạc không thể không lo lắng mà nói với những người đi theo:
– Thanh Hoa là đất căn bản của nhà Lê. Ta đánh bại Chiêu Tông cũng chính ở Thanh Hoa này, vừa rồi lại truy kích tàn dư bày đảng của Lê Công Uyên tại đây khiến dân chúng không tránh khỏi nạn binh đao, nhiều người lưu tán, ruộng vườn bỏ hoang. Dân chúng ở đây có oán hận cũng là điều dễ hiểu. Sau này thiên hạ nếu có loạn lạc lần nữa thì khởi sự chính là từ Thanh Hoa này. Các khanh nên lưu tâm.
Vua Minh Đức trầm thắp hương tất cả các lăng vua Lê ở Thái Miếu, đặc biệt đứng rất lâu, trầm ngâm trước Vĩnh Lăng, Chiêu Lăng và đọc rất kỹ các văn bia. Vua nói với các quần thần:
– Lê Thái Tổ có công đánh đuổi giặc Ngô, lập quốc; Lê Thánh Tông mở mang văn hiến, đưa đất nước trở nên hùng mạnh xưa nay chưa từng thấy. Trẫm dẫu muốn noi theo hai vị ấy làm cho xã tắc ngày một vững bền nhưng vị tất đã được vì tài năng trời phú cho rẫm không thể sánh được với các vị ấy. Chỉ tiếc, con cháu hai vị đã phá sạch công lao cha ông. Còn trẫm, sau này nằm xuống các ngươi chớ có lập đàn chay cúng Phật làm gì, cũng chớ có xây lăng tẩm gì to tát làm gì, kẻo gặp hai vị đây ở tuyền đài lại bị hai vị cười chê, trách móc! Trẫm cũng có ý định ở ngôi ít lâu nữa rồi nhường cho Thái tử, để được lui về vui với trời nước, sông biển của ta như ngày nào. Những ngày ấy mới thật là của ta.
Các quan lo lắng đưa mắt nhìn nhau, không ai dám nói câu gì, lặng lẽ theo sau vua thắp hương tiếp ở tượng hổ phục long chầu, tượng voi, tê giác và tượng các quan hầu.
Nhà vua hướng về phía châu Lang Chánh, nơi ngày trước đã bắt vua Chiêu Tông trên núi Cao Trĩ, bất giác thở dài nói với mọi người:
– Đà Dương vương nếu không nghe theo kẻ xấu âm mưu diệt ta, có thể đã là một ông vua tốt; sau đấy nếu chịu làm kẻ bày tôi cho Cung đế, anh em biết bảo nhau thì cũng có thể trở thành ông quan giỏi. Thật tiếc!
Nhà vua ban cho người dân quanh Lam Sơn rất nhiều tiền bạc để phủ dụ và họ sớm ổn định nơi ăn chốn ở.
Tháng 10 năm đó, năm Mậu Tí (1528), Phò mã đô uý, Thái bảo Lân Quốc công Mạc Quốc Hiến và các đại thần được giao soạn tân chính sách đã hoàn chỉnh những điều Cáo dâng lên vua Minh Đức. Sau khi xem xong, nhà vua yêu cầu sửa một số điều, sao cho thể hiện được pháp trị, vẫn lấy Nho giáo làm nền tảng nhưng không quá lệ thuộc. Hình luật thời Hồng Đức nhà Lê rất sâu sắc, cần phải kế thừa. Cáo và tân chính sách phải có những điều ràng buộc hào mục các làng xã thường xuyên thu thập ý dân tâu lên triều đình, nông vi bản nhưng cũng cho mở mang chợ búa, công nghệ và thương mại… Tuy Cáo chưa được ban hành nhưng trước mắt vẫn cho đổi định phép binh, phép điền, phép lộc; đặt bốn vệ Hưng Quốc, Chiêu Vũ, Cẩm Y, Kim Ngô; các vệ, sở nội ngoại trong năm phủ; đặt tên các ty, sở; tên các quan chức và định số lượng người trong các nha môn, cốt đủ chứ không được phép nhiều.
Lấy trấn binh xứ Hải Dương thuộc vào vệ Hưng Quốc, trấn binh xứ Sơn Nam thuộc vào vệ Chiêu Vũ, trấn binh xứ Sơn Tây thuộc vào vệ Cẩm Y, trấn binh xứ Kinh Bắc thuộc vào vệ Kim Ngô. Các vệ đứng đầu là Đô chỉ huy sứ, Phó chỉ huy sứ, đòng thời vệ đặt một viên Thư ký giúp việc, dùng hạng ký lục xuất thân, như bổ các chức thủ lĩnh mục dân.
Mỗi ty đặt một viên Chỉ huy sứ, một viên Chỉ huy đồng tri, một viên Chỉ huy thiêm sự, 10 viên Trung hiệu, 1100 Trung sĩ. Lính Trung sĩ chiếu theo lệ chia thành phiên, mỗi phiên chia làm 5 giáp, mỗi giáp đặt một viên Giáp trưởng. Số lính này chia làm 22 phiên, thay nhau túc trực. Trung sĩ nào có công lao thì được thăng bổ các chức: Thiên hộ, Thống chế, Quản lĩnh và Trung uý. Quan đầu ty chọn trong hàng Trung hiệu.
(còn tiếp)
L.V.K