Mạc Đăng Dung – Tiểu thuyết của Lưu Văn Khuê Kì 36

Nghe, Nguyễn Kim vừa buồn cười vừa không khỏi băn khoăn: Người như thế mà làm vua sao? Nhưng lại tự an ủi rằng vua bên Bắc quốc nhiều người còn thô lỗ bằng mấy mà cũng trị vì được đất nước, cốt là triều đình nhiều văn thần võ tướng có tài lương đống, nên Nguyễn Kim lại hết mọi buồn phiền…(tiếp kì 36)

 

 

Nghe, Nguyễn Kim vừa buồn cười vừa không khỏi băn khoăn: Người như thế mà làm vua sao? Nhưng lại tự an ủi rằng vua bên Bắc quốc nhiều người còn thô lỗ bằng mấy mà cũng trị vì được đất nước, cốt là triều đình nhiều văn thần võ tướng có tài lương đống, nên Nguyễn Kim lại hết mọi buồn phiền. (tiếp kì 36)

5

Nguyễn Kim rút sang Ai Lao, nghĩ phải tìm cách khác mới hy vọng trung hưng được nhà Lê, liền chọn lấy gần hai trăm người, chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm một việc, tung về nước, rải khắp nơi. Người cung nữ và viên cấm binh đến Vọng Giang Lâu trong số đó. Nguyễn Kim lại liên hệ được với anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật bày kế cho họ quấy nhiễu hậu phương nhà Mạc, đặc biệt, cũng nhờ vậy được biết Hoàng nam của vua Chiêu Tông  hiện đang lưu lạc ở kinh đô, mang một cái tên rất nôm na: Chổm. Nguyễn Kim mừng lắm, liền giao mọi việc ở Sầm Châu cho con rể là Trịnh Kiểm rồi cùng Trịnh Duy Thuân mang theo ít bộ hạ giả làm khách buôn về nước tìm Chổm.

Tới Đông Kinh, sau nhiều ngày dò hỏi, Nguyễn Kim biết Chổm thường tới chợ ở cửa ô phía tây kinh thành vào lúc trưa để ăn cơm. Tới nơi, hỏi mấy hàng cơm, hàng cơm nào cũng biết Chổm. Nguyễn Kim được họ kể Chổm kiếm sống bằng đủ mọi việc, từ kiếm củi, gánh nước, làm thuê làm mướn cho người ta để nuôi mình và nuôi mẹ. Chổm ăn ở hàng nào là hàng đó hôm ấy bán đắt như tôm tươi trong khi các hàng khác chỉ ngồi đuổi ruồi, người ta cho rằng Chổm nhẹ vía, vì vậy cứ thấy bóng Chổm là hàng này hàng khác mời gọi ời ời vào ăn dù chưa có tiền trả cũng được, có người còn chạy thẳng tới chỗ Chổm nắm tay dứt khoát lôi vào quán, ấn xuống ghế bắt phải ăn phải uống. Được thể, Chổm đánh chén thả cửa và tiêu pha bạt mạng mà là toàn ăn chịu mua chịu, xong phẩy tay bảo chủ cứ việc ghi vào sổ mai sau sẽ trả sòng phẳng.

Nghe, Nguyễn Kim vừa buồn cười vừa không khỏi băn khoăn: Người như thế mà làm vua sao? Nhưng lại tự an ủi rằng vua bên Bắc quốc nhiều người còn thô lỗ bằng mấy mà cũng trị vì được đất nước, cốt là triều đình nhiều văn thần võ tướng có tài lương đống, nên Nguyễn Kim lại hết mọi buồn phiền.

Hành tung của Nguyễn Kim và đám bộ hạ không qua được mắt một lão thầy tướng nên khi họ vào quán trọ, lão vào theo và lân la bắt chuyện. Đột ngột lão nhìn thẳng vào mặt Nguyễn Kim rồi hạ giọng:

– Tôi hỏi khí không phải, ông có phải là An Thanh hầu không?

Nguyễn Kim đang cầm chén rượu, giật mình làm sánh cả rượu, còn chưa kịp trả lời thì lão nọ đã nói tiếp:

– Ông tìm ai tôi biết rồi. Tôi có thể giúp. Trưa mai ở đám hàng cơm, hàng nào có rồng đen quấn cột thì là người ấy.

Nói xong, lão thầy tướng đi luôn.

Trưa hôm sau Nguyễn Kim đến đám hàng cơm, cả dãy khoảng mười quán, thấy một quán tấp nập người ăn kẻ uống, có một gã đứng ôm cột và xỉa răng nhưng Nguyễn Kim không để ý vì thấy gã trông quá hèn hạ, người thì đen, ăn mặc rách rưới, cái kiểu xỉa răng trông rất khả ố. Nguyễn Kim bỏ về quán trọ, chưa kịp sai người đi tìm lão thầy tướng thì lão đã đến. Lần này lão bảo: “Chiều mai chờ ở bến đò thấy ai đội mũ sắt thì chính là người ấy”.  Nói xong lão đi ngay, không cho Nguyễn Kim hỏi thêm câu nào.

Chiều hôm sau Nguyễn Kim và bộ hạ ra bến đò, chờ từ xế trưa cho đến gần tối chẳng thấy ai đội mũ sắt cả. Bỗng trời đổ mưa, trên đò ngang sang sông chỉ có hai hành khách, một người đi bán chảo và một người chính là gã hôm qua ôm cột, vì không có nón nên gã phải mượn chảo của người kia đội lên đầu cho khỏi ướt. Nguyễn Kim vẫn rất băn khoăn.

Tối ấy lão thầy tướng lại đến bảo:

– Ngày mai đến chỗ quán cơm hôm nọ, thấy ai đi chữ “đại”, về chữ “vương” thì chính là người ông cần tìm.

Do đã được dặn trước nên lão thầy tướng nọ định đi thì đám bộ hạ của Nguyễn Kim ngăn lại. Nguyễn Kim nói:

– Ông mấy lần giúp tôi nhưng tôi chưa đón được người ấy không phải vì không tin ông mà vì trời còn muốn thử lòng trung kiên của tôi và cho tôi được trò chuyện cùng ông để tỏ lòng tri ngộ.

– Chẳng giấu gì ông, tôi là Lê Quán.

Nguyễn Kim hết sức sửng sốt:

– Hoá ra ông là Vĩnh Hưng bá ư? Trông ông khác quá nhưng bây giờ thì tôi nhận ra ông rồi.

– Tôi chẳng trách vì ngày trước chúng ta chẳng mấy khi giao thiệp với nhau rồi sau đó lại loạn lạc mỗi người một nơi. Chính ông nếu không lân la dò hỏi nọ kia và chuyện không đến tai tôi thì có gặp nhau tôi cũng không nhận ra ông. Ông đã già đi nhiều nhưng trông còn khoẻ lắm.

– Tôi năm nay 66 rồi. Ngược xuôi bôn tẩu tuy có vất vả nhưng cũng luyện sức người. ở đây tai vách mạch dừng không tiện nói nhiều, xin ông vắn tắt cho. Quả thực hai lần vừa rồi tôi không dám tin người ấy là người cần tìm, vậy thực hư thế nào xin ông cho biết.

Lê Quán kể: Người ấy chính là hoàng tử Lê Duy Ninh, mẹ là Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trĩ, huyện Thuỵ Nguyên, châu Lang Chánh, trấn Thanh Hoa. Động An Nhân, núi Cao Trĩ chính là nơi Chiêu Tông chạy vào đấy và bị Mạc Đăng Dung bắt ở đó. Đêm Chiêu Tông chạy khỏi cung vì quá vội nên không những không kịp báo cho Thái hậu và Hoàng đệ Xuân mà còn không kịp mang theo Duy Ninh vì Duy Ninh đang ở chỗ người nhũ mẫu. Chiêu Tông chỉ kịp sai Lê Quán đến đó đem Duy Ninh đi trốn. May sao Quán đã làm được việc ấy trước khi Mạc Đăng Dung biết chuyện. Đăng Dung bắt được Chiêu Tông giải ra Đông Kinh, Lê Quán lại cùng người nhũ mẫu đem Duy Ninh chạy vào Thanh Hoa, sau đó đưa sang Ai Lao và đổi tên cho Duy Ninh là Huyến. Đất Ai Lao rộng và hiểm trở, dân cư thưa thớt nên Lê Quán không hề biết Nguyễn Kim cũng đang ở Ai Lao vì vậy lại đem Duy Ninh trở về nước và đổi tên lần nữa, gọi bằng cái tên thật nôm na là Chổm để tránh mọi nghi ngờ.

Lê Quán có nghe thiên hạ nói em rể Mạc Đăng Dung là Tiến Quận công Nguyễn Lĩnh bị trừng trị vì tội che giấu Hoàng hậu Ngọc Quỳnh của Chiêu Tông đồng thời âm mưu lập đảng chống lại anh vợ. Nhưng từ đó không biết tung tích Hoàng hậu thế nào. Người hiện nay Chổm gọi là mẹ thực ra là người nhũ mẫu ngày trước. Nghe tin Lê ý khởi sự ở Thanh Hoa, Lê Quán định đưa Chổm vào đấy nhưng chưa kịp đi thì ý đã bị quân Mạc bắt. Sau đó biết Nguyễn Kim đang ở Ai Lao, Quán lại định đưa Chổm sang nhưng cả Quán lẫn người nhũ mẫu ốm đau luôn nên không thể đi được, đường sá lại quá xa xôi. Lê Quán nói:

– Thú thật với ông, mà không nói thì ông cũng đoán ra, mọi chuyện, từ rồng đen ôm cột đến người đội mũ sắt đều do tôi bày cách cho Điện hạ để ông tin. Kể cả “đi chữ đại về chữ vương” cũng vậy. Vì điện hạ đi đâu cũng mang theo cái côn sắt nên tôi bày cách cho Điện hạ sau khi ăn cơm thì ngủ ngay trong quán, đầu gối lên côn hai tay bỏ xuôi xuống sát vào người còn chân thì dạng ra trông như chữ “đại” cốt cho các ông khi đi qua trông thấy, sau đó lại cho ngọn côn trật lên khỏi đầu, hai tay khuỳnh ra đặt lên ngực còn hai chân thì xếp bằng tròn trông như chữ “vương” để khi các ông quay lại nhìn thấy.

Nguyễn Kim cười:

– Ông khéo lắm, biết con người ta thường mê tín nên làm thế. Nhưng tôi hỏi ông, làm sao mà biết được hôm sau trời sẽ mưa để nói rằng điện hạ đội mũ sắt?

– Tôi vừa là thầy tướng vừa xem được khí tượng. Tôi còn nghĩ ra chuyện về cái côn của điện hạ nếu như ông hỏi đến. Đó là côn do thần núi ban cho sau khi đánh chết con hổ dữ cứu điện hạ. Thực ra đấy vừa là đòn gánh vừa là vật phòng thân, doạ chó, chó rất sợ.

Nguyễn Kim cùng Lê Quán đến chỗ Chổm. Thấy nhiều người kéo đến, trông ai cũng có vẻ quyền quý, cái nhìn rất lạ, Chổm sợ quá định chạy. Nguyễn Kim giữ lại, thưa:

– Xin Điện hạ đừng sợ, chúng thần đến đây là để đón Điện hạ.

Chổm ngạc nhiên:

– Ô hay! Điện hạ nào, tôi là thằng Chổm đây.

Thì ra sợ Chổm bụng để ngoài da để lộ tung tích, bấy nay Lê Quán và người nhũ mẫu vẫn giấu Chổm mọi chuyện. Lúc này Lê Quán và người nhũ mẫu mới kể cho Chổm nghe. Người nhũ mẫu vào buồng đem ra chiếc túi nhỏ, lấy trong đó ra cái ấn ngọc và bảo:

– Đây là chiếc ấn Đông cung mà trước khi đem Điện hạ chạy khỏi kinh thành tiện thiếp nhớ ra và mang theo được.

Thấy chiếc ấn bằng ngọc quý thường dân không thể có được và căn cứ vào chữ khắc trên ấn, Nguyễn Kim mới hoàn toàn tin Chổm chính là hoàng tử của Chiêu Tông. Ông cùng bộ hạ đưa cả Chổm lẫn Lê Quán và người nhũ mẫu rời kinh đô ngay hôm ấy. Giữa đường thì người nhũ mẫu chết, cái chết trong sự mãn nguyện vì đã làm được một việc lớn. Lê Quán tới được Sầm Châu. Thấy Quán thông minh, mưu mẹo, Nguyễn Kim liền cho làm quân sư.    Vì bấy nay sống không khác gì kẻ hạ lưu, có học hành thì cũng do Lê Quán chỉ bảo nên giờ đây Nguyễn Kim phải cử các quan đại thần làm vương phó dạy dỗ Duy Ninh rồi mới định ngày đưa lên  ngôi.

Tháng Giêng năm Quý tị (1533), Nguyễn Kim bàn với các cựu thần nhà Lê là Trịnh Duy Thuân, Trịnh Duy Duyệt, Trịnh Duy Liệu dựng Lê Duy Ninh lên ngôi trên đất Ai Lao, đặt niên hiệu là Nguyên Hoà. Đó là vua Trang Tông thời kỳ trung hưng của nhà Lê. Trang Tông tôn Đại tướng quân Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư Hưng Quốc công chưởng nội ngoại sự, Lê Quán làm Trọng phụ Vĩnh Hưng hầu, lấy hoạn quan là Đinh Công làm Thiếu uý Hưng Quận công, những người khác cũng đều được phong tước.

Bàn việc khôi phục triều Lê, Nguyễn Kim nói:

– Việc trung hưng phải có tay nhà Minh chứ một mình sức ta không đủ dù đã được vua Ai Lao hết lòng giúp đỡ. Ngày trước Trịnh Ngung, Trịnh Ngang đã làm việc ấy nhưng không thành và cũng không thấy trở về, có khi còn chết già bên đó. Thần đã bàn với Trịnh Duy Liệu và ông ấy cũng đã thuận sang nhà Minh vậy xin bệ hạ ban chỉ.

Lê Quán tâu:

– Bụng dạ người Minh không nói thì ai cũng biết, họ luôn luôn tìm cớ để chiếm nước ta. Ngày trước lấy cớ phù nhà Trần diệt nhà Hồ họ sang rồi ép các quan lại nước ta và các bô lão làm tờ khai rằng nhà Trần không còn ai nữa, nay xin đặt quận huyện như cũ. Sao lại không còn ai! Đến lúc Giản Định Đế là con Trần Nghệ Tông, Trùng Quang Đế là con Man vương Trần Ngọc thay nhau đòi lại nước thì họ không nhắc gì đến việc con cháu nhà Trần còn hay không còn nữa mà thẳng tay trừ diệt. Sau này Bình Định vương một lần nữa tìm được con cháu nhà Trần thì họ cũng vậy. Truy nguyên ra cũng tại người nước ta một phần, nếu ngày đó một số người trong tôn thất nhà Trần không rước voi dày mả tổ sang cầu cứu nhà Minh thì người Minh danh không chính, ngôn không thuận, có muốn lấy cớ nọ cớ kia cũng ngượng lắm! Nay ta lại học theo cách ấy, thần lấy làm lo lắm. Chỉ sợ người Minh sang rồi lại không chịu về cho!

Trịnh Duy Liệu nói:

– Đầu tiên là đích thân Chiêu Tông, sau đó đến bao nhiêu người khác nữa, gần đây thì Lê ý điện hạ và chính chúng ta đã hết sức nhưng không thể nào trung hưng nổi, sang đánh nhưng chỉ giữ Thanh Hoa được vài tháng rồi lại phải trở về Sầm Châu! Ông có cách nào hay hơn thì nói đi.

Lê Quán giận dữ và nói khá to:

– Tôi chưa nghĩ ra cách gì nhưng cái cách sang cầu cứu nhà Minh tôi quyết không theo!

Nguyễn Kim ôn tồn:

– Xin An Hưng hầu bớt giận. Đấy là tôi mới chớm nghĩ để các quan cùng bàn chứ Hoàng thượng cũng chưa quyết gì cả. Tôi thấy quân hầu nói rất phải. Để tôi suy nghĩ thêm xem có tìm được cách nào hay hơn không.

Trang Tông cũng nói:

– Xin Trọng phụ bớt giận cho.

Tối hôm ấy Nguyễn Kim cho người mật gọi Trịnh Duy Liệu tới, bảo:

– Cái lão thầy tướng ấy tưởng mưu lược thế nào chứ thế này thì khác gì hòn đá chẹn lấy bánh xe làm xe không đi được. Chúng ta cần nhà vua chứ không cần đến lão. Ông hãy làm cái việc cho sạch đường sá đi.

Mấy hôm sau tự nhiên Lê Quán thấy đau bụng, đau đến thắt ruột rồi thổ ra huyết, không ăn uống gì được, mấy hôm sau thì chết. Trong quân nhiều người thương, đoán có lẽ bởi Lê Quán lâu nay ăn uống kham khổ, giờ được bữa cơm bữa rượu nên bao tử không quen, như là kẻ nhịn đói lâu ngày chỉ vì được bữa no mà bội thực chết vậy! Trang Tông và Nguyễn Kim cho làm ma Lê Quán cực to, truy thăng lên tước Quốc công. Việc xong rồi, Trang Tông  ban chỉ sai Trịnh Duy Liệu soạn tờ tấu đồng thời vượt biển sang nhà Minh tâu cáo tội trạng của Mạc Đăng Dung và xin nhà Minh đánh dẹp.

*

Vua Minh Thế Tông nhận tờ tấu của Lê Trang Tông, cùng triều thần bàn bạc, sau đó giao cho Thượng thư Bộ Binh Trương Toản và Thượng thư Bộ Lễ Hạ Ngôn định ngày cất quân và nói:

– Các biên thần ở phương Nam dâng ta sớ can ta không nên cất quân đánh An Nam. Đường Trụ còn nêu rõ bảy điều không nên dụng binh mà chỉ nên dụng chính trị. Họ nói các đời vua trước do đã trải qua thực tế từ thời Mã Viện nhà Hán nam chinh đến nay nên đã dặn trong Tổ huấn như vậy. Mỗi lần đánh dẹp đều phải huy động đến hàng chục vạn quân, xuất tài lực luôn một hai chục năm mà chỉ đước cái hư danh phỏng có ích gì. Họ còn cho rằng mọi rợ bên ngoài lục đục là điều phúc cho Trung Quốc, ta can thiệp vào chỉ chuốc lấy thù hằn, không khác gì tự cắt tâm phúc và tứ chi. Quan trọng nữa là hiện nay ở phương Bắc người Nữ Chân tuy có vẻ thuần phục nhưng bên trong đang mưu toan phản Minh, chỉ cần họ thống nhất được các bộ tộc là một khắc trở nên hùng mạnh, nếu Nam chinh, đang khi ấy người Nữ Chân nhòm ngó đến ta thì sao? Đó là chưa kể bọn nụy khấu (*) Nhật Bản thường xuyên quấy nhiễu nhiều vùng duyên hải. Hơn nữa Lưỡng Quảng tuy có trừ bị vài mươi vạn quân nhưng đã bị hao về việc Sầm Mãnh ở Điền Châu nỏi loạn, lại thêm phải đang khởi công xây dựng nhiều việc lớn, quân sĩ đang bị sung vào các việc đó thì lấy đâu ra người và của mà cung cấp? Bọn họ khuyên không nên dụng binh mà chỉ nên dụng chính trị. Tuy nhiên ta vẫn quyết định khởi binh. Những người cố tình can ta như Hộ Bộ thị lang Đường Trụ, Thị lang Phan Trân, Tuần án ngự sử Quảng Đông là Dư Quang đều bị ta quở trách hoặc đuổi về quê, hai ngươi biết rồi đấy.

Hạ Ngôn tâu:

– Tâu Hoàng thượng, như vậy phải lắm. Riêng việc Đăng Dung bỏ triều cống hai chục năm nay cũng đã đáng để hỏi tội cho bớt thói khinh nhờn thượng quốc.

:___________

(*) Nuỵ khấu: Giặc cướp lùn.

Trương Toản nói:

– Mạc Đăng Dung cướp ngôi đến nay mới chưa đầy 10 năm, bỏ cống từ trước đó thì khi ấy vẫn còn nhà Lê, quy tội cho Đăng Dung sao được! Tội ấy là của Chiêu Tông và Cung Hoàng nước họ.

Minh Thế Tông nói:

– Không cần phải viện đến chuyện bỏ triều cống! Ta vốn thương người. Tờ tấu của quốc vương An Nam lời lẽ thật lâm ly bi đát. Lại thêm Trịnh Duy Liệu ví mình như Thân Bao Tư sang Tần cầu cứu Tần Ai công đem quân cứu nước Sở, như Dự Nhượng quyết giết Triệu Vô Tuất báo thù cho chủ là Trí Dao, như Trương Lương quyết phá nước Tần báo thù cho nước Hàn. Duy Liệu tuy không quỳ lạy, gào khóc đến 7 ngày như Bao Tư nhưng cũng ba ngày không ăn uống gì cả; không cạo đầu bôi sơn vào mình làm thành người hủi và nuốt than cho khác tiếng như Dự Nhượng nhưng cũng tự hành mình đến khốn khổ; gia tài y cũng bán sạch đến mức khánh kiệt để mua khí giới chiêu mộ nghĩa sĩ như Trương Lương. Vì vậy, ta chỉ cần lấy cớ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê là đủ lý do để trừng phạt.

Trương Toản vốn không muốn đánh Đại Việt nhưng sợ khác ý Thế Tông nên phải nghe.

Thế Tông sai Cẩm Y cử người dò xét tình hình nước Nam, Thiên hộ Đào Phượng Nghi được giao căn cứ vào đó cật vấn tội danh nhà Mạc, Bộ Lễ dựa vào các phép tắc để tuyên cáo. Ba trấn Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam chỉnh đốn quân mã. Các trấn Tứ Xuyên, Hồ Quảng, Phúc Kiến, Giang Tây dự trữ lương thảo và quân nhu để cùng Vân Nam, Lưỡng Quảng cung cấp cho quân viễn chinh. Giao cho Hộ Bộ Thị lang Hồ Liên và Cao Tông Thiều đốc thúc quân lương; Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm Đô đốc, Mao Bá Ôn làm

Tham tán quân vụ, Giang Hằng, Ngưu Hằng làm Đô đốc kiểm sự tả hữu tổng binh cầm quân hỏi tội Mạc Đăng Dung

(còn tiếp)

L.V.K.


Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder