Tôi giúp Mai soạn lễ, dâng hương, lạy mẹ tha tội. Thi lễ xong, trời tối sầm, giông gió nổi lên, cơn mưa kéo đến, sấm chớp đùng đùng… Tôi nói điều chiêm nghiệm: “ Cụ nhận lễ rồi! Có thiên thần, thổ địa chứng giám, bà tha tội cho cậu rồi!” Mai lau nước mắt vái tạ mẹ, và trời đất. Rồi lấy một nắm đất mộ bà Đào, với chín chân hương mang sang Quảng Đông -Trung Quốc…
Tôi giúp Mai soạn lễ, dâng hương, lạy mẹ tha tội. Thi lễ xong, trời tối sầm, giông gió nổi lên, cơn mưa kéo đến, sấm chớp đùng đùng… Tôi nói điều chiêm nghiệm: “ Cụ nhận lễ rồi! Có thiên thần, thổ địa chứng giám, bà tha tội cho cậu rồi!” Mai lau nước mắt vái tạ mẹ, và trời đất. Rồi lấy một nắm đất mộ bà Đào, với chín chân hương mang sang Quảng Đông -Trung Quốc.
Khi đặt chân lên đất mẹ. Mai tóc hoe khóc tức tưởi, sau 25 năm bị bán sang Trung quốc. (1990-2015) Trên xe khách, từ tỉnh Quảng Ninh về Thanh Hóa, công sở, nhà máy, xí nghiệp, siêu thị, khu chung cư cao tầng ở thành phố rất đẹp. Làng quê, nhà văn hóa khang trang.
Hai bên đường, đồng lúa mênh mông, chín vàng, trĩu hạt đang gặt rộ. Xen kẽ với máy gặt, máy cày chạy hết công suất, gieo trồng vụ đông.
Công sở Nhà nước, các công ty trong nước, nước ngoài mọc lên san sát. Trường học, Bệnh viện, trạm xá, chợ tỉnh, chợ huyện khang trang. Đường cao tốc thênh thang. Đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng đã bê tông hóa…Quê hương đẹp hơn mình tưởng. Ôi, quê mẹ Việt Nam! Mai thầm gọi, rồi nâng vạt áo lau nước mắt.
Xuống xe buýt, Mai bắt gặp cổng làng mình xây to đẹp. Đường làng, ngõ xóm đổ bê tông sạch sẽ. Nhà dân nhiều kiểu thiết kế hiện đại, phối cảnh đẹp. Nhiều nhà đang hoàn thiện nội thất, còn thơm mùi sơn. Những giàn giáo vươn cao như công trường xây dựng…
Mai hăm hở đi vào ngõ nhà mình. Không hy vọng gặp mẹ. Vì, khi ra đi bà đã tám mươi tuổi. Hai mươi lăm năm nghèo đói, ốm đau không nơi nương tựa, chắc mẹ mất lâu rồi! Nuốt nước mắt nghẹn ngào. Mai đứng trước ngôi nhà ba tầng sang trọng mà không dám bấm chuông…
Trước nhà là vườn cây ăn quả. Cây thị đầu ngõ nhà mình đây, ông nội bảo: “Nó đã mấy trăm tuổi”. Nhưng, ai làm nhà trên đất nhà mình? Sân nhà sạch sẽ, bồn hoa, cây kiểng cắt tỉa bắt mắt, sao không thấy người ở?
Ngày xưa, khi trời mưa dầm mẹ con Mai phải che ni lon lên đình màn ngủ qua đêm. Đường làng không cống rãnh thoát nước, ngập ngụa bùn, rác, phân trâu bò tanh tưởi, hôi thối…
Mấy chục năm qua mẹ ở đâu. Ai chăm sóc ? Hai tay bấu vào gốc thị, Mai khóc tu tu như người đánh mất báu vật. Hận mình mắc mưu bọn buôn người, lâm cảnh tha hương, phiêu bạt quê người. Nhớ cha mẹ, anh em, bạn bè, xóm làng phát điên, mỗi khi tết đến xuân về. Đau đáu tìm về quê thắp cho mẹ nén hương, xin người thứ tội bất hiếu. Mai vỗ vào gốc thị vật vã, nước mắt như mưa…
Phải tìm bằng được thằng Sửu, dụ dỗ bán hai mẹ con mình sang Trung Quốc, phanh phui tội ác bọn bất lương trước pháp luật mới hả giận! Tiên sư cha bọn buôn người!
Nghe tiếng chó sủa. Tôi nhìn sang ngõ ông Đoàn, thấy người đàn bà khoảng ngoài năm mươi tuổi, một tay bấu vào gốc thị, tay kia vuốt mái tóc hoe, xoăn tự nhiên như chùm nho, lộ gương mặt ưa nhìn, hao hao như con Mai bạn học. Tôi vội sang nhà ông Đoàn xem hư thực ra sao. Người đàn bà bức bối vỗ vào gốc thị như tra khỏa, ngước nhìn lên ngọn cây tìm kiếm điều gì?
Còn cách vài mét, nghe tiếng dép loẹt quẹt của tôi đi lại, người đàn bà dừng tay, nhìn tôi chăm chú, bất thần la lên:
– Mai! Mai sẹo! Mày không nhận ra tao ư? Mai tóc hoe đây! Mai chạy lại ôm tôi khóc nức nở. Sau vài giây định thần, tôi thảng thốt:
– Mai tóc hoe. Đúng rồi! Hai đứa ôm nhau mừng mừng, tủi tủi nước mắt chảy tràn. Chờ Mai tĩnh tâm lại, tôi giải thích:
– Ngôi nhà này của ông Đoàn. Khi mày bỏ làng đi, chú Nghĩa thương binh nhận nuôi bà Đào. Xã chia cho bà Đào đám đất kề nhà chú Nghĩa cho tiện việc chăm sóc cụ, đám đất này xã chia cho ông Đoàn. Mày còn nhớ ông Đoàn không?
– Có, cậu Đoàn là con chú mình!
– Vợ chồng ông Đoàn chuyển ra Hà Nội, nhà này làm nhà thờ. Ông thuê người trông nom, cắt tỉa cây kiểng, quét dọn. Ngày giỗ, con cháu trong Nam, ngoài Bắc về đây chăm sóc mồ mả, dâng hương tiên tổ.
Cụ Đào mất cách đây vài năm, hưởng thọ hơn chín mươi tuổi. Được nhân dân và chính quyền địa phương mai táng chu đáo. Chú Nghĩa vừa cải táng, xây mộ bà chu đáo. Hôm sau mình đưa cậu đến thắp hương cho mẹ. Bây giờ về nhà mình tắm rửa, cơm nước, nghỉ ngơi, chuyện còn dài.
Nhà tôi cạnh nhà Mai, hai đứa sinh năm 1961, cùng tên. Thầy giáo đặt biệt danh: “Mai a, Mai b.” Nhưng, bạn học gọi tôi là Mai sẹo. Ví đọc sách khuya ngủ quên đạp đổ đèn, lửa bắt vào chăn màn thấm dầu cháy dữ dội, tôi cố dập lửa bị bỏng sẹo cổ tay. May, cha tôi kịp dập tắt đống chăn màn đang cháy đùng đùng, không thì thiêu cả nhà.
Từ bé, hai đứa thân thiện như chị em ruột. Chia nhau quả thị, miếng bánh đa… khi mẹ về chợ. Ngày hai buổi đội mũ rơm, đến trường. Trưa về, mấy đứa con gái đánh thẻ, chơi ô ăn quan trên tảng đá phẳng như mặt bàn bên gốc thị này. Con trai đánh đáo, kéo co, cướp cờ… vui lắm.
Mai có mái tóc hoe xoăn tự nhiên rất đẹp. Bạn học gọi: “ Mai tóc hoe;” tôi, chúng gọi là: “ Mai sẹo.”
Tốt nghiệp cấp II, Mai tóc hoe nghỉ học đi làm. Mai nói với tôi:
– Mình phải tìm việc thích hợp kiếm tiền, mới hết đói nghèo. Nhà một mẹ một con, mẹ ốm đau, điếc đặc, mất khả năng lao động; không có trâu bò, nông cụ làm gì có công điểm. Mỗi công lao động ba lạng thóc, nhà đủ nông cụ, lao động vẫn thiếu ăn, huống hồ nhà mình. Mày bảo tao phải làm gì để nuôi mẹ?
– Bây giờ mày định làm gì? Tôi hỏi Mai tóc hoe.
-Tao cũng chưa biết. Chiến tranh chả nơi nào tuyển công nhân. Đi bộ đội, thanh niên xung phong, lấy gì nuôi mẹ ? Tôi không trả lời được câu hỏi của Mai tóc hoe, ngậm ngùi cảm thông hoàn cảnh của bạn. Nghĩ: Mình phải học tập thật tốt, mới thực hiện ước mơ làm cô giáo! Học hết phổ thông trung học, tôi thi vào đại học sư phạm Vinh, tốt nghiệp ra trường làm nghề “ đưa đò trên cạn” bao kỷ niệm vui buồn với việc trồng người.
Những năm học trong trường, cơm ăn độn ngô, độn sắn, bột mì luộc. Ra dạy, thời bao cấp ăn theo tem phiếu, đời sống giáo viên nhiều khó khăn. Buộc phải chăn nuôi con lợn, con gà… Nhiều chị em đứng trên bục giảng ống quần còn lấm tấm cánh bèo hoa dâu… Một số bỏ nghề chạy chợ… Vì yêu nghề, yêu trẻ, và mái trường, tôi trụ đến nay. Đất nước đổi mới, đời sống tinh thần, vật chất các nhà giáo được cải thiện đáng kể. Chúng tôi gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp trồng người cao quý của mình.
Trời phú cho Mai tóc hoe nhan sắc hơn người. Những năm học cuối cấp II Mai đã phổng phao như thiếu nữ mười tám. Phải thừa nhận Mai có ngoại hình cân đối, gương mặt trái xoan thanh thoát, đôi mắt to đen láy, lúng liếng… ẩn dưới hàng mi cong. Sống mũi dọc dừa, cổ cao ba ngấn, da trắng, trên môi luôn nở nụ cười tôn thêm vẻ đẹp bởi đôi má lúm đồng tiền.
Với chất giọng nữ cao trời phú, Mai tóc hoe được mạnh danh là “chim họa mi” của trường khi hát những bài “tủ” Xa Khơi – nhạc và lời Nguyễn Tài Tuệ; Làng Tôi- nhạc và lời Văn Cao; Đường Cầy Đảm Đang – nhạc và lời Nguyễn Văn Tý… được nhiều người yêu thích. Khi Mai bước ra sân khấu, tiếng vỗ tay, reo hò của người hâm mộ cuồng nhiệt huyên náo. Đêm diễn nào có Mai, khán giả đến rất đông.
Son phấn vào, Mai như diễn viên chuyên nghiệp. Ngoại hình và giọng hát làm mê đắm lòng người. Đôi khi tôi phát ghen về tài sắc của bạn.
Mai chưa có việc làm, đời sống khó khăn. Đành bỏ ruộng đi làm ở các quán ba: Rửa bát, bưng bê, hát Ka ra ô kê… được bữa sớm, lo bữa tối.
Một hôm ở quán Ka ra ô kê, Mai gặp người đàn ông ngoài ba mươi tuổi ăn mặc rất mốt, tóc chấm vai, hàng ria “ con kiến” xén cầu kỳ, vàng đeo đầy người. Bạn hát gọi anh là “ Hợi đại ca.” Hợi bao cho tốp hát ăn uống qua đêm ấy hết năm triệu bạc; riêng Mai một triệu đồng. Trước khi chia tay, Hợi hôn tay Mai âu yếm, hẹn gặp lại…
Cầm triệu bạc trong tay, Mai mừng như người lạc rừng tìm được lối ra. Mình có thể sống bằng giọng hát vàng, và nhan sắc trời ban an nhàn, thoát cảnh bán mặt cho đất, bán mông cho trời.
Thường sau đêm hát sáng ra Mai ngủ bù, nhưng hôm nay không thể chợp mắt. Cứ thắc thỏm mong trời tối, chuẩn bị trang điểm, đến quán Ka ra ô kê gặp Hợi. Ma lực của đồng tiền, và nụ hôn luôn ám ảnh, khiến Mai không cưỡng nổi. Đúng hẹn. “Hợi đại ca” thuê phòng trên tầng ba năm triệu đồng, qua đêm. Nhận chùm chìa khóa buồng, Hợi nói với chủ quán:
– Cảm ơn bà, chúng tôi không cần tiếp viên, thiếu gì tôi sẽ gọi. Trong phòng bầy sẵn các món ăn, trái cây, thuốc lá, bia, rượu trên bàn. Tủ lạnh có đồ uống, thức nhắm, bánh kẹo, trái cây, thuốc lá, dự trữ.
Hợi rót ly rượu mạnh cho mình, hỏi Mai:
– Em uống gỉ? Làm ly vang Pháp, khai vị nhé?
– Thôi, em không biết uống rượu, lỡ say thì khổ.
– Rượu vang – rượu của đàn bà không say đâu, uống một vài ly cho hồng đôi má, càng xinh đẹp. Hợi rót cho Mai ly rượu vang đỏ, âu yếm nói:
– Em uống thử xem. Con gái uống vang thường xuyên da rất đẹp. Mai miễn cưỡng nâng ly rượu lên môi nhấp thử từng ngụm nhỏ. Thấy không cay, có vị chua, chát, ngọt, thơm hay hay… Mai từ từ uống cạn.
– Em uống chút nữa, sẽ thấy người lâng lâng… hồng hào rất xinh, không say đâu. Mai liều uống hết, xem thử cảm giác say ra sao?
Hợi đã ngà ngà say, choàng tay kéo Mai vào lòng, hôn như điên. Lục lọi khắp cơ thể cô gái ở tuổi dậy thì. Mai tóc hoe ngấm rượu phê phê… bị kích dục mạnh, ý định phản ứng, hóa cộng hưởng… Hợi bế thốc lên giường. Mai ú …ớ… run rẩy co chân chống đỡ. Hợi vuốt ve thân xác bạn tình như mèo vờn chuột, người Mai mềm nhũn, nhắm mắt buông xuôi…
Tàn cuộc mây mưa, biết mình chẳng còn mặt mũi nào gặp mẹ và bạn. Nhìn giọt máu trên đùi, Mai tóc hoe úp mặt vào gối khóc, vì tủi nhục.
Hợi biết, cô gái nào lần đầu cũng thế. Hắn đỡ Mai ngồi dậy, lau nước mắt cho người tình. Rút ví lấy chiếc nhẫn nạm đá rô bi hình trái tim, âu yếm nói:
– Anh tặng em chiếc nhẫn. Nín đi, không việc gì đâu, lần sau em thấy dễ chịu hơn. Có hơi trai, em càng đẹp. Hắn đeo nhẫn cho Mai, uống thêm ly rượu, ôm người tình vuốt ve đôi bồng đảo một hồi… Rồi tiếp tục cuộc mây mưa. Hắn ghé vào tai Mai:
– Em thấy dễ chịu hơn lần đầu chứ ? Em ngoan, cần gì anh cũng chiều…
Dân làng thấy Mai tóc hoe môi son má phấn, ăn mặc bảnh bao, phì phèo thuốc lá, vè vè trên chiếc xe đạp Phượng Hoàng nữ mới toanh, đồng hồ đeo tay, dây chuyền, nhẫn nạm mặt đá quý… như tiểu thư đài các.
Gặp thanh niên trong làng, Mai xuống xe rút bao thuốc ba số mời, cười nói bã lã… vẻ sành điệu.
Mấy bà trong làng kháo nhau:
– Con Mai nhà bà Đào làm gì mà ăn diện, đỏm dáng thế? Một bà đủng đỉnh:
– Làm đĩ, chứ làm gì! Ruộng không làm, khê đọng sản, nợ truyền kiếp. Mẹ già, nhà dột, được bữa sớm mất bữa tối, lấy đâu ra đồng hồ, xe đạp, dây chuyền, nhẫn vàng, quần áo là lượt thế kia, nếu không bán trôn nuôi miệng! Không biết nhục còn cười cợt, hợm đời. Bán dâm là nghề sao?
Một bà đế vào:
– Mặc xác chúng nó. Loại siêng ăn, nhác làm thời nào chẳng có. Chúng làm vợ bé, cặp bồ, móc túi bọn quan tham ăn chơi trác táng, bán dâm kiếm sống, thậm chí làm đường tiến thân, thiếu gì ở thời buổi kinh tế thị trường.
Mai tóc hoe thành gái giang hồ ai cũng biết. Nhưng chẳng ai giúp nó được gì. Nước nhà đang có chiến tranh, kinh tế khó khăn. Dân làng quên con Mai tóc hoe hư đốn từ lâu.
Bẵng đi một thời gian, người ta thấy Mai tóc hoe thân hình tiều tụy, dẫn đứa con gái chừng năm, sáu tuổi về làng. Về đến nhà, nó tìm tôi trút bầu tâm sự. Đêm ấy, hai đứa ngồi bên bếp lửa tẽ ngô, Mai tóc hoe kể:
– Mai bị vợ “ Hợi đại ca” đánh ghen, lột mọi thứ trong nhà, và đồ trang sức, tại căn hộ Hợi mua cho Mai ở thị trấn Bèo, dưới hình thức kinh doanh hàng tạp hóa. Sau trận đòn ghen, vợ Hợi Tuyên bố: “ Nếu không cút khỏi tỉnh này, tao cho mày về âm phủ!”
Mai muốn chạy thật xa. Nhưng biết đi đâu, làm gì, khi không nghề, không vốn.
Đang bí, gặp anh Khanh chủ lò đào vàng thổ phỉ trong quán Ka ra ô kê, nhận Mai vào nấu ăn cho họ trên tỉnh Cao Bằng. Thấy Mai có nhan sắc, Khanh đem lòng yêu thương chiều chuộng, trang điểm cho Mai không tiếc tiền. Vợ Khanh trong Nghệ An, không biết chuyện. Khanh nói với Mai:
“Vợ anh đẻ toàn bọn “đái ngồi,” giờ, bà ấy không đẻ được nữa. Nếu em sinh cho anh đứa con trai, muốn gì anh cũng chiều.” Đang lúc hoạn nạn có người cưu mang, tựa đuối nước vớ được cọc. Mình mang thai, hy vọng Khanh toại nguyện, không ngờ sinh ra con Bằng này, Mai xoa đầu con gái – Đặt tên cháu là Bằng để nhớ địa danh hai mẹ con phiêu bạt trên tỉnh Cao Bằng.
Một hôm, Khanh đi kiểm tra các mỏ vàng mua từ chính quyền sở tại, hàng trăm triệu đồng một khe núi chứ có ít đâu. Thấy người lạ khai thác trên đất mình. Hai bên đánh nhau tranh giành địa giới, Khanh bị chém vào đầu, đưa đi viện hai ngày sau thì chết.
Bọn đàn em chém giết nhau tranh ngôi thủ lĩnh, ngày nào cũng có người chết, đêm đến chúng thay nhau cưỡng hiếp mình. Sợ đến lúc nó sẽ giết mình nếu trái ý chúng, đành muối mặt về quê. Mai tóc hoe nghẹn ngào… đời tao đã hết. Mày không nhổ vào mặt tao là tốt rồi. Hai đứa ôm nhau khóc…
Trăng khuya lên cao, những giọt sương rơi lộp độp xuống tàu chuối, tàu cau đóng băng trên cành cây, ngọn cỏ từng dây, nhỏ giọt như nước mắt chị Hằng thương xót kiếp giang hồ.
– Bây giờ mày tính sao, tôi ái ngại hỏi Mai tóc hoe.
– Tao chưa biết làm gì, không nghề, không xu dính túi.
– Hay mày thử ngồi chợ buôn rau quả xem, không cần nhiều vốn đâu. Tao nhon được ít đồng, mày cầm tạm làm vốn đi chợ. Tôi vét túi còn hơn một trăm ngàn đưa cho Mai.
– Cảm ơn mày.
Mai đi chợ buôn rau xanh vài hôm, xem ra cũng kiếm ăn được. Bữa ăn hằng ngày có thịt, cá tươm tất. Tôi mừng cho hai mẹ con Mai.
Không ngờ, một hôm Mai làm tình với anh công nhân lái máy kéo. Bị dân quân tự vệ bắt, họ khám trong túi áo hai người có 50 ngàn, Mai tóc hoe ôm chân anh dân quân:
– Các anh cầm tạm chút tiền uống nước, tha cho chúng em.
– Tha mấy lần, rồi vẫn chứng nào tật ấy. Chúng tôi còn lạ gì cô. Muốn thoát vào trại hãy từ bỏ nghề bán dâm ngay!
– Mai tóc hoe, dúi mấy tờ giấy bạc vào tay anh dân quân, mong các anh tha cho em lần cuối này.
– Sao chỉ có thế này?
– Thưa, số tiền anh ấy bao có thế. Các anh đã khám, chúng em không còn đồng nào trong người.
– Thôi, biến đi! Lần sau còn diễn trò này đừng có trách!
– Cảm ơn mấy anh. Mai tóc hoe, và bạn tình nhập vào bóng đêm, lẩm bẩm:
– Cú kêu cho ma ăn. Đời khốn nạn thật!
Hai lỗ tai Mai… e…e…vì những cái tát dân quân tặng gái giang hồ sặc máu mũi. Mai nghĩ: Tiền mất, tật mang. Nhục hơn con chó. Mình hết đất sống rồi! Đêm ấy, Mai ngồi bên bờ sông định trầm mình, nhưng sợ mẹ phải thuê người tìm xác; Mai về nhà cầm chai thuốc sâu nghĩ: Kết thúc cuộc đời bằng cách này hay hơn. Con Bằng, nghe mẹ khóc thút thít, nó tỉnh giấc ra đầu hè ôm cổ mẹ, hỏi:
– Ai đánh mẹ chảy máu mũi đây?
– Mẹ vấp ngã, không sao đâu. Thấy mặt mẹ thâm tím, nó chạy vào gọi bà ngoại. Mai ném vội chai thuốc sâu ra vườn, bưng mặt khóc… Hôm sau, làm giỗ cha xong, hai mẹ con Mai biến mất. Để lại mẹ già điếc đặc không nơi nương tựa…
**
Mẹ tôi kể:
– Bà Đào sinh ra trong gia đình trung nông khá giả bên bờ sông Chu, huyện Thọ Xuân. Một phụ nữ, đẹp người, đẹp nết, có giọng hát hay. Con Mai tóc hoe là phiên bản thời xuân sắc của mẹ nó.
Bà Đào được học hành tử tế, khi về làng này làm dâu, hàng xóm láng giềng, trong làng, ngoài xã chẳng mất lòng ai. Bà ấy sinh ba đứa con gái đẹp như măng như mụt. Một quả rốc két từ máy bay Mỹ bắn vào hầm giết hai đứa lớn, bà Đào rách nhĩ điếc đặc từ đó. May, hôm ấy con Mai chơi bên hàng xóm không việc gì.
Chán cảnh sinh con một bề, gia đình hoạn nạn nghèo túng triền miên, ông Thủy bỏ rơi mẹ con bà Đào, sống với vợ bé ngoài Quảng Ninh mấy chục năm qua.
-Làm sao ông Thủy gặp bà Đào hở mẹ?
-Lúc bấy giờ, huyện ta chưa có trường cấp III, ông Thủy sang Thọ Xuân trọ học, cô Đào là con út của ông bà chủ nhà đang học cấp II. Thủy khỏe mạnh đẹp trai, học giỏi, chơi ghi ta rất hay.
Một hôm, Thủy nhìn vào bàn học của Đào, thấy cô bé ngồi cắn bút. Trước bài toán khó, anh vào giảng, thấy Đào hổng kiến thức môn toán từ những lớp dưới, Thủy dành thời gian phụ đạo. Từ yếu kém, Đào học môn toán khá dần lên. Cha mẹ Đào quý Thủy lắm. Đào càng yêu mến Thủy hơn. Một hôm, ông cụ thân sinh Đào nói với Thủy:
“Nhờ anh kèm em Đào học toán khá lên, hai bác cảm ơn. Từ nay con không cần mang gạo, thực phẩm sang nữa. Coi như bác nuôi thầy học trong nhà. Hãy giúp em Đào, nhé!”
-Vâng thưa bác!
Từ đó, đêm đêm Thủy dành thời gian kèm Đào học xong, mới lo bài vở của mình. Nhiều đêm Thủy học đến hai giờ sáng mới đi ngủ. Đào thấy Thủy học khuya, cô thường mang cho anh quả trứng vịt luộc, hoặc vài ba củ khoai lang…
Những ngày chủ nhật Thủy ra đồng làm cỏ, bón phân với Đào như người nhà. Làng xóm khen họ thật đẹp đôi. Khi rỗi Thủy đàn, cho Đào hát. Những đêm chủ nhật, nhà Đào thành câu lạc bộ “ Tiếng hát át tiếng bom” của thanh niên. Và tình yêu đến với hai người ngày càng thắm thiết. Chỉ tiếc, Đào có bầu trước lúc lên xe hoa, lỡ dịp vào Đại học.
**
Lần này, từ gốc cây thị tôi đón Mai tóc hoe về nhà mình, hai đứa hàn huyên trút bầu tâm sự, sau 25 năm xa cách. Vừa cạn cốc nước chè xanh, Mai nghiêm mặt hỏi:
– Thằng sửu nghiện ma túy người làng Đông, giờ ở đâu?
– Nó buôn ma túy bị phạt tù 5 năm, ra tù tái phạm, bị phạt tiếp 6 năm. Mãn tù về nhà bị sốc thuốc chết rồi. Mày hỏi anh ta làm gì? Mai vỗ đùi tiếc nuối. Trầm ngâm rồi dằn giọng:
– Thằng Sửu khốn kiếp hại đời tao!
Chuyện thế nào mày kể lại xem. Sửu chết rồi, coi như trời trừng phạt hắn! Mai tóc hoe buồn bã kể:
– Hôm ấy, mình ngồi chợ bán rau. Sửu đến vờ mua rau, hắn dúi vào tay tớ năm trăm ngàn, nói: “ tối lại nhà nghỉ X… bàn chuyện làm ăn lớn. Xinh đẹp như em tội gì phải buôn đầu chợ, cuối chợ vài mớ rau, lúc nào mới mở mày mở mặt?”
Mình mừng quá, tối hôm ấy gặp hắn tại nhà nghỉ X. Sửu hứa xin cho tớ làm công nhân xý nghiệp chế biến nước mắm, ngoài Quảng Ninh. Lương tháng bốn triệu, đóng bảo hiểm hằng tháng, sau này hưởng lương hưu. Tiền xin việc 15 triệu.
Mình bảo:
– Vốn liếng em chỉ có gánh rau xanh, lấy đâu ra 15 triệu. Sửu ôm hôn, sờ nắn khắp người, thở hổn hển bảo:
– Chiều anh, mọi việc sẽ đâu vào đấy. Mình là con đàn bà khốn nạn từ lâu, còn gì phải giữ. Đành nhắm mắt đưa chân, mặc Sửu bế lên giường…
Tàn cuộc hắn nói: “Nếu không có gì thay đổi, chủ nhật tới anh đưa em đi nhận việc. Sửu uống mấy viên thuốc lắc liếc gì đó, rồi quấn riết lấy tao mơn trớn, hít hà… thỏa cơn nghiện đàn bà của gã nghiền ma túy.
Cả tuần, mình phấp phỏng trông có việc làm tử tế, bỏ nghề ô nhục này. Cố chiều hắn đêm nay, nếu trái ý chắc gì hắn bỏ 15 triệu bạc giúp mình. Nhưng, tối nào hắn cũng gọi đến nhà khách X, ngủ qua đêm. Không đi không được. “ Một liều, ba bảy cũng liều.” Cốt có việc làm tử tế.
Đúng hẹn, hai mẹ con tao tập kết ở bến xe khách Thanh Hóa. Sửu chờ ở đó. Thùng xe kín bưng. Sửu nói là đi nhờ xe của xí nghiệp chế biến nước mắm Quảng Ninh. Lần đầu mình đến Quảng Ninh, cứ ngồi trong xe khấp khởi mừng thầm: “ Nay mai ta sẽ đổi đời.”
Xe chạy đến gần tối, dừng lại quán ăn bìa rừng. Sửu gọi cho mỗi người một bát phở, hắn nói: “Ba mươi cây số nữa đến xí nghiệp chế biến nước mắm, mẹ con em sẽ đổi đời.”
Hai mẹ con đang đói, ăn ngấu nghiến. Không biết trong phở có thuốc mê. Sáng tỉnh dậy thấy mình ở trong nhà người nông dân xa lạ, bất đồng ngôn ngữ. Không biết đây là đâu, chủ nhà người dân tộc nào? Họ chỉ trỏ, xì xồ nói với nhau điều gì đó…
Tường nhà trình đất nện, ảnh Mao Trạch Đông treo ở gian giữa; biết mình bị bán sang Trung Quốc, mọi việc đã muộn ! Hai mẹ con ôm nhau kêu khóc thảm thiết… Tôi nói với cháu Bằng:
– Mẹ con ta bị thằng Sửu bán sang Trung Quốc rồi! Con bé khóc, la thảm thương… đòi về nhà. Bất đồng ngôn ngữ không ai khuyên bảo được cháu.
Một giờ sau, xuất hiện người đàn bà ngoài 40 mươi tuổi, tên là Phúc, nói thạo tiếng Việt, giảng giải động viên:
“Thôi, hai mẹ con đừng la khóc nữa. Đây là tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Nước này, cứ ba mươi nam, mới có một nữ. Do trọng nam, khinh nữ, họ giết các bào thai nữ khi còn trong trứng, gây mất cân đối giới tính, người nghèo không thể lấy vợ. Nạn mua phụ nữ từ các nước lân cận làm vợ rất phổ biến. Bản thân chị, cách đây mươi năm, là nạn nhân như mẹ con em bây giờ, âu cũng là số phận.”
Chị Phúc rưng rưng nước mắt nghĩ về quá khứ… Rồi tiếp: “ Chị biết, ông Pòng bốn mươi tuổi chồng sắp cưới của em. Bỏ số tiền lớn cả đời gom góp cho đường dây buôn người xuyên biên giới, để cưới em làm vợ. Chị Phúc chỉ tay về người đàn ông tên Pòng, nháy mắt”… Ông Pòng, gật đầu thừa nhận, nhìn tôi cười thân thiện… “Thôi, nghe lời chị, mẹ con ra giếng tắm rửa, vào ăn cơm, chuẩn bị làm lễ bái đường theo phong tục của họ. Than khóc không thay đổi đươc đâu!” Chị Phúc nói chưa dứt câu, cũng khóc tu tu…
Tôi quan sát người chồng sắp cưới, một nông dân có nước da như tượng đồng đen; tay chân thô ráp, người cao to, khỏe mạnh. Tẩu thuốc trên miệng lập lòe ánh lửa, khi ông bập môi nhả khói bay khắp ba gian nhà tường đất nện, lợp lá cọ, lọt thỏm trong khu rừng tái sinh mênh mông nắng gió.
Đèn lồng treo đầy ngõ, sân, nhà. Người đến làm đẹp cho cô dâu, chú rể chuẩn bị lễ bái đường, đang son phấn cho Pòng, sắp đến lượt tôi.
Chị Phúc hướng dẫn tôi mọi động tác thi lễ. Đã đến nước này đành nhắm mắt đưa chân. “ Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.”
Khi động phòng, Anh Pòng mỉm cười đưa tôi xem tờ giấy viết tiếng Việt thay lời tâm sự: “ Mai ơi, số phận đã an bài. Anh hứa là chồng tốt của em. Con Bằng là con chúng ta. Nếu sai lời, trời chu đất diệt!”
Đang lúc cô đơn, hoang mang… tôi tựa vào vai Pòng, khóc. Ngoài Pòng, lúc này không còn ai. Pòng âu yếm hôn vợ. Anh nói điều gì thì thầm bên tai… tôi không hiểu. Nhưng từ ánh mắt, nụ cười của người đàn ông bốn mươi tuổi bên vợ trẻ, qua cử chỉ vuốt ve, âu yếm của anh, tôi biết Pòng rất hạnh phúc!
Nhà chồng có ba mẹ con, người em trai kém Pòng chín tuổi, hơn tôi hai tuổi chưa có vợ. Mẹ chồng ngoài bảy mươi tuổi, rất thương con dâu. Bà hướng dẫn tôi cách chào hỏi, ứng xử với người thân trong nhà, xóm giềng, trong họ, ngoài làng bằng tiếng Quảng Đông. Cách nấu ăn, làm việc trong nhà, ngoài đồng… Vài tháng sau tôi bập bẹ chuyện trò với các thành viên trong nhà. Nỗi buồn dần cũng nguôi ngoai. Tôi vịn vào tình yêu mà sống.
Khi nói sõi tiếng Quảng Đông, tôi nhận ra bao điều thú vị văn hóa Trung Hoa, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, nơi vợ chồng tôi ở, có nhiều điểm còn lâu mới bằng “Nông thôn mới” quê mình.
Những ngày đầu, theo chồng làm ngoài đồng, Pòng hướng dẫn tôi cách chăm bón, gặt hái sản phẩm nông nghiệp. Một hôm đi chăn trâu, lạ nước lạ cái, con trâu đực theo trâu nái sang làng khác mấy ngày không về. Tôi không dám về nhà, đi tìm trâu bị lạc rừng hai ngày. Đói khát tôi vào khe sâu tìm nước, ngủ thiếp trên tảng đá lúc nào không biết. Đến ngày thứ ba, Tôi thiếp đi, bỗng nghe tiếng chó sủa gâu… gâu, tôi mở mắt, con chó vàng túm ống quần chủ mừng quýnh… Pòng nhào lại ôm vợ, hai mắt ậng nước nghẹn ngào…Cõng tôi về nhà. Từ đó không cho vợ đi chăn trâu nữa.
Cuối năm, tôi sinh đứa con trai. Nhà chồng tổ chức đầy cữ, đầy tháng như bên mình. Năm sau, hai anh em Pòng và Pần đi lấy mật ong mừng sinh nhật con, anh Pòng bị gấu cắn, ngã từ trên vách núi cao xuống vực sâu, vô phương cứu chữa. Tôi lặng lẽ nuốt nỗi đau vào lòng sống nuôi con. Chưa biết số phận góa bụa của mình rồi sẽ ra sao?
Hôm giỗ đầu Pòng, họ hàng đến đông, cơm rượu xong, ông trưởng tộc tuyên bố:
– Thằng Pòng về trời rồi. Pần – em trai nó thay chồng con Mai! Cả họ chạm cốc đồng tình. Mấy ông bạn quá lứa của Pần tán vào:
– Tối nay động phòng thôi. Cả họ công nhận rồi!… Chưa biết nên ứng xử thế nào, thì chị Phúc ngồi bên tôi giải thích:
“Lệ ở đây chồng chết thì em trai, hoặc anh trai thay. Không để nàng dâu đi nhàkhác!”
Từ đó, Pần chăm sóc vợ chu đáo không kém anh trai mình. Từ quan hệ chị dâu em chồng. Nay là vợ chồng, xưng hô ngượng lắm. Gia đình, họ hàng bắt buộc trong giao tiếp phải xưng hô như vợ chồng, lâu dần cũng quen. Năm sau tôi đẻ đứa con trai thứ hai với Pần. Họ lại tổ chức mừng phát đinh!
Hai anh con trai cùng mẹ khác cha, thằng anh năm nay 23 tuổi, công nhân mỏ; em 21 tuổi, lái xe lâm trường. Hôm nọ ba bố con chuẩn bị tiền bạc, giấy tờ, đưa tôi ra cửa khẩu về Việt Nam thăm quê. Pần dặn:
“ Vợ sang Việt Nam thăm quê vài bữa, mau về với bố con anh!”
**
Sáng hôm sau, tôi đưa Mai tóc hoe ra nghĩa trang thắp hương cho bà Đào. Vào đến mộ mẹ, Mai không kịp sửa lễ, ôm mộ vật vã, vỗ đất, cắn cỏ… than khóc thảm thương:
“Mẹ ơi, con Mai của mẹ đây. Sống khôn chết thiêng mẹ tha thứ cho đứa con hư. Mẹ bị cha bỏ rơi, mấy chục năm cô đơn, nghèo khổ rau cháo nuôi con. Khi kiếm được miếng ăn, con bỏ rơi mẹ những năm cuối đời. Có ai khổ như mẹ con ta không mẹ ơi .”
Mai vật vã bên mộ mẹ, cào cấu đất đá, đôi bàn tay tóe máu; đầu tóc bù xù, hai mắt sưng to. Tôi không cầm được nước mắt, nhưng không nỡ can ngăn – cứ khóc đi Mai, cho nhẹ nỗi lòng.
Tôi giúp Mai soạn lễ, dâng hương, lạy mẹ tha tội. Thi lễ xong, trời tối sầm, giông gió nổi lên, cơn mưa kéo đến, sấm chớp đùng đùng… Tôi nói điều chiêm nghiệm: “ Cụ nhận lễ rồi! Có thiên thần, thổ địa chứng giám, bà tha tội cho cậu rồi!” Mai lau nước mắt vái tạ mẹ, và trời đất. Rồi lấy một nắm đất mộ bà Đào, với chín chân hương mang sang Quảng Đông -Trung Quốc.
Tiễn bạn vào sáng mùa đông, trời giá rét. Trước khi lên xe, Mai nắm tay tôi nghẹn ngào: “Mình không muốn xa quê hương, đất nước. Nhưng nhà chẳng còn ai. Đành trở lại quê chồng sống lưu lạc hết đời, không thể khác. Năm sau, vào ngày giỗ mẹ mình, ta gặp nhau nơi chôn rau cắt rốn nghe Mai sẹo !” Nước mắt Mai tóc hoe chảy tràn, tạm biệt quê hương xứ sở…
Chếc xe khách từ từ lăn bánh rồi tăng ga khuất vào cua, để lại phía sau vệt bụi đường vật vờ trong gió. Tôi quay lại nhà, chua chát nghĩ về tệ nạn buôn người ./.
.
N.X.T