Mấy suy nghĩ về mối quan hệ giữa văn học và thị trường – Trần Đình Sử

Ở các nước vốn là xã hội chủ nghĩa nay chuyển sang kinh tế thị trường khi nói đến mối quan hệ giữa văn học và kinh tế thị trường thường nêu lên nhiều mặt trái của hình thái kinh tế này. Tuy nhiên thị trường đã có ít nhất hơn ba trăm năm lịch sử, và đã sáng tạo ra những giá trị văn học bất hủ của nhân loại từ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại ngày nay. Vì vậy thiết nghĩ  cần xem xét tác động qua lại giữa văn học và thị trường như một hiện tượng bình thường, khách quan trong lịch sử.

Ở các nước vốn là xã hội chủ nghĩa nay chuyển sang kinh tế thị trường khi nói đến mối quan hệ giữa văn học và kinh tế thị trường thường nêu lên nhiều mặt trái của hình thái kinh tế này. Tuy nhiên thị trường đã có ít nhất hơn ba trăm năm lịch sử, và đã sáng tạo ra những giá trị văn học bất hủ của nhân loại từ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại ngày nay. Vì vậy thiết nghĩ  cần xem xét tác động qua lại giữa văn học và thị trường như một hiện tượng bình thường, khách quan trong lịch sử.

Trước khi xem xét mối quan hệ giữa văn học và thị trường thiết nghĩ, nên lướt qua tổng quát xem mối quan hệ này bao gồm những phương diện nào. Tác động ảnh hưởng giữa văn học và thị trường sâu sắc đến đâu.

Quan hệ văn học và thị trường, tức thị trường sách, theo tôi ít nhất có ba khía cạnh:

  • Văn học trở thành hàng hoá.

a)Sáng tác văn học từ xưa chưa thành hàng hoá. Ví dụ Bình Ngô Đại cáo, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, thơ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quất đâu phải là sản xuất hàng hoá. Mãi sau này, do nhu cầu độc giả quan tâm, thị trường mới biến chúng thành hàng hoá.  Sở dĩ thế là vì chúng có giá trị sử dụng sâu sắc. Ngày nay có rất nhiều thơ ca, lí luận không thể trở thành hàng hoá được hoặc giá trị hàng hoá rất hạn chế, vì giá trị sử dụng không cao, ít ai quan tâm, bán không được. Nhiều báo và tạp chí cũng ít có giá trị hàng hoá, và phải tìm những con đường khác để có thể tiêu thụ. Thế mới thấy văn chương muốn trở thành hàng hoá cũng không dễ.

  1. b) Đã là hàng hoá thì có hàng thật, hàng giả. Sách giả, sách in lậu xét về mặt bản quyền. Đây là vấn đề được báo chí nói đến nhiều, vấn đề của cơ quan quản lí. Sách giả xét vè mặt sản xuất là công đoạn ít được nói đến.

c)Sách vi phạm bản quyền. Đây là vấn đề của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ..

2)Thị trường xét về lí là môi trường tiếp xúc bình đẳng giữa người mua với người bán, nguqười mua với người mua, người bán với người bán. Từ đó có các  hệ quả.

a)Mọi người đều được tự do lựa chọn, thuận mua vừa bán, không ai bị áp lực của ai.

b)Người đọc được tự do lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu, khắc phục tính đồng loạt.

c)Thị trường sách được đa dạng, muôn màu, có đủ mọi chủng loại sách và các hạng chất lượng khác nhau. Đồng thời có cả năm cha ba mẹ.

3)Cung và cầu là quy luật điều tiết của thị trường. Từ đó có hệ quả:

a)Quan hệ tự nhiên giữa sáng tác và tiêu dùng thể hiện ở cung và cầu. Người đọc có nhu cầu gì thì nhà sách cố gắng đáp ứng. Một thời người ta háo hức đọc Quỳnh Dao vad Kim Dung, thế là có đủ các tiểu thuyết bộ của ông và bà này. Nhưng xem ra nhu cầu loại này cũng không quá cao.

b)Cung và cầu có tính tự phát, tính thời vụ, tính thời thượng. Nhân có sự kiện gì đấy loại sách nào đó rộ lên, qua rồi thôi. Lại dấy lên vụ khác.

c)Thương trường có những chiêu trò thu hút, câu khách, có kế hoạch đặt hàng và phần nào tạo ra thị hiếu, tác động tới việc tổ chức sáng tác văn học.

d)Thương trường cũng cần nuôi các tên tuổi, tên tuổi lớn làm nrrn thương hiệu của họ. Thương trường liên kết với phê bình văn học, giới thiệu sách, tổ chức các sự kiện, có tác động tích cực đến văn học. Ở đây phê bình làm cầu nối giữa sách và người tiêu dung, và tất nhiên có khi trở thành quảng cáo.

đ)Cung và cầu có thể đưa văn học vượt quá giới hạn cho phép của tư tưởng, đạo đức, luân lí của một thời, gây nên hiện tượng phê phán gay gắt, nhiều khi cấm xuất bản hoặc bị tiêu huỷ, thu hồi ấn phẩm từ phía chính quyền. Hiện tượng sách Dại tình của Bùi Bình Thi hoặc Sợi xích của Lê Kiều Như là do tác giả hay do kinh tế thị trường? Tôi cho là do khuynh hướng của tác giả. Giới xuất bản vị tất đã có lợi lộc gì.

Nhưng một vấn đề đặt ra, thị trường có phải là nhân tố làm cho văn học phát triển không? Các trào lưu nghệ thuật lớn trên thé giới như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa lập thể, phong trào tiểu thuyết mới…có phải do thị trường khuấy động lên không ? Ở Việt Nam, sự xuất hiện của trào lưu dịch văn học đầu thế kỉ XX có phải do thị trường? Văn học Tự lực văn đoàn, phong trào thơ mới có phải do sự kích thích của thị trường? Hay phong trào đổi mới văn học năm 1986 có phải do kinh tế thị trường thúc đẩy? Phong trào Xuân Thu nhã tập có phải do bị thị trường kích thích? Đặt câu hỏi như thế sẽ thấy sự vận động của văn học trong lịch sử theo tôi, không do thị trường trực tiếp chi phối, mà do các nguyên nhân tư tưởng văn hoá sâu xa trong lòng xã hội.

Xem thế thì thấy thị trường sách báo, văn học thường chỉ là điều kiện khách quan giúp cho văn học phát triển. Nó thường đi theo các phong trào văn hoá, tư tưởng xã hội. Nó chịu ảnh hưởng của các phong trào ấy và  tác động tích cực trở lại, giúp các phong trào ấy mở rộng thanh thế. Các nhà sách,các nhà xuất bản có thể nói là đồng hành cùng các phong trào văn hoá xã hội trong lịch sử. Bởi vì nếu đi ngược với các phong trào văn hoá, tư tưởng của xã hội thì nhà sách sẽ bán sách cho ai?

Nhưng mặt khác các nhà sách có thể tạo ra những nhu cầu sách báo trong một phạm vi nào đó, ví như nhóm người đọc nhất định. Chẳng hạn như loại sách ngôn tình, đam mĩ, loại truyện tranh đối với lứa tuổi mới lớn. trong cơ chế này có thể có nhiều ít nhà văn chạy theo thị trường, bởi không thế, thì họ bán sách cho ai, nhất là khi tên tuổi họ chưa thành thương hiệu thu hút người đọc.

Mặt khác một khi nhà văn đã có tên tuổi, đã thành thương hiệu rồi thì thị trường  lợi dụng ngay tên tuổi của họ. Ngày nay các nhà văn đã có tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là nhà văn nước ngoài đoạt giả Nobel …được nhiều nhà xuất bản săn đón, mua bản quyền. Như vậy mối quan hệ văn học và thị trường là mối quan hệ hai chiều. Thị trường sách phải dựa vào các tên tuổi  để kinh doanh. Bởi tên tuổi cũng đã trở thành hàng hoá.

So với thời bao cấp thì kinh tế thị trường đã cải tạo thị trường sách và làm cho văn học Việt Nam hiện đại rất đa dạng. Người đọc có cơ hội tiếp xúc, tự do lựa chọn với rất nhiều tác phẩm văn học từ cổ xưa đến hện đại đủ nọi khuynh hướng.

Kinh tế thị trường trên quy mô thế giới đã hình thành cơ cấu văn học có nhiều thành phần. Văn học tinh hoa, văn học đại chúng. Trong hai loại đó thì văn học thông tục, đại chúng chịu sự chi phối sâu sắc của thị trường. Đối với mối loại văn học thị trường có cách xử lí khác nhau và đều tốt cho văn học.

Hiện nay trên thế giới người ta đang nói tới văn hoá tiêu dùng và tác động của nó tới sáng tác văn học. Nhưng văn hoá tiêu dùng là một phạm trù văn hoá, không thuộc kinh tế thị trường, nên không bàn ở đây. Điều đáng nói là thị trường sách Việt Nam hiện đóng khung ở đô thị, nhất là đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẳng. Thị trường đó rất thu hẹp, sách không về đến nông thôn. Chỉ cần vào Phủ Lí hay xuống Nam Định, vào Thanh Hoá…là thấy ngay phạm vị hạn hẹp của thị trường sách Viêt Nam.

Hà Nội ngày 13 tháng 8 năm 2016.

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder