Tổ chức: Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM
Đồng tổ chức: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM
Hình thức và đối tượng dự thi:
- Đối tượng: Người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam
- Ngôn ngữ dự thi: Tiếng Việt
- Hình thức thơ haiku tiếng Việt: gồm ba dòng, số chữ mỗi dòng không quá 5- 7- 5 từ
- Đề tài: Tự do
Quy định nộp bài dự thi:
- Mỗi người dự thi được nộp tối đa 3 (ba) tác phẩm
- Không chấp nhận nộp 2 lần, hay bài được đề nghị sửa chữa
- Bài dự thi phải được đánh máy vi tính theo mẫu quy định, sử dụng font Unicode, và gửi qua email
- Người dự thi phải ghi rõ thông tin: Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ nhà hoặc cơ quan, điện thoại, email
- Bài dự thi không được chép, mô phỏng, dịch thơ của người khác. Bài chưa được in ấn, đăng tải trên mạng, kể cả trên blog, facebook… cá nhân. Nếu vi phạm sẽ thu hồi giải
※Tất cả các bài dự thi phải tuân thủ theo các quy định nói trên, nếu vi phạm sẽ không được chấm thi.
THỜI HẠN NỘP BÀI DỰ THI: ĐẾN HẾT NGÀY 15/10/2017
Đăng ký dự thi theo mẫu
Địa chỉ gửi bài dự thi:
Gửi email: thithohaiku15@gmail.com
Hoặc
Gửi bưu điện đến địa chỉ sau:
Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Thi thơ haiku)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM
10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM, Tel: (84.8) 38243326
Tác phẩm vượt qua vòng sơ khảo được đăng tải trênÂÂ website Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM
Thời gian công bố kết quả (dự kiến): Cuối tháng 12 năm 2017 (sẽ thông báo cụ thể sau)
Giải thưởng: 1 giải nhất, 3 giải nhì, 8 giải khuyến khích
Ban giám khảo:
- PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. HCM – Trưởng Ban Giám khảo
- Nhà thơ Phan Hoàng, Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh – Thành viên Ban Giám khảo
- TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như, Hội viên Hiệp hội thơ haiku thế giới – Thành viên Ban Giám khảo
THAM KHẢO: THƠ HAIKU NHẬT BẢN
Thơ haiku với 17 âm tiết (5-7-5 âm) là thể thơ ngắn độc đáo của Nhật Bản. Ra đời từ hơn 400 năm trước, phát triển mạnh vào nửa đầu thời kỳ Edo (1603 –1868), khi nhà thơ nổi danh Matsuo Basho sáng tác các bài thơ miêu tả thiên nhiên và thế giới xung quanh trong chuyến du hành khắp đất nước, thơ haiku trở thành sản phẩm văn hóa đặc biệt của Nhật Bản. Thơ haiku cổ điển bắt buộc phải sử dụng kigo/ quý ngữ (từ chỉ mùa) và các quy phạm thẩm mỹ truyền thống. Ngày nay người làm thơ haiku không nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc ấy, mà chỉ cốt sao diễn tả được những cảm nhận sâu sắc, những trải nghiệm phong phú về thế giới xung quanh bằng lối diễn đạt cô đọng và sáng tạo. Từ lâu thơ haiku, “văn hóa haiku” đã vượt qua biên giới nước Nhật để đến với nhiều quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Á trong đó có Việt Nam, hình thành nên thơ haiku viết bằng ngôn ngữ bản địa. Thơ haiku trở thành nhịp cầu nối văn hóa Nhật Bản với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
BTC