vanhaiphong- Nhà giáo Vũ Hoàng Lâm (Hội viên Hội VHNT Hải Phòng) là thành viên CLB nhà văn trẻ giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 20. Ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học Thành phố cảng và đã xuất bản rất nhiều tác phẩm văn chương. Trang văn trẻ xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông trực tiếp gửi tới BBT.
Ngày 7 tháng 10 năm 2014, Hội Nhà Văn Hải Phòng tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ những người viết trẻ.
Dự buổi lễ này, tôi rất vui nhớ lại thời mới tập viết của mình, những năm đầu 70 của thế kỷ trước.
Ngày ấy Chi hội Văn nghệ Hải Phòng gồm phần lớn là các cây bút còn trẻ: Thi Hoàng, Trần Lưu, Thanh Tùng, Đào Cảng, Thúc Hà, Trúc Chi, Trịnh Hoài Giang, Trần Quốc Minh, Nguyễn Quang Thân, Văn Thinh, Vân Long, Trần Tự … Chúng tôi đều ở tuổi trên dưới 30. Trừ một vài người đã thành danh như Vân Long, Thi Hoàng, Nguyễn Quang Thân, còn lại là anh em đang tự khẳng định..
Tôi từ Bắc Giang chuyển về Hải Phòng công tác, may mắn được hưởng sự giúp đỡ của Chi hội Văn nghệ Hải Phòng.
Các đồng chí phụ trách Hội Văn nghệ ngày ấy có những việc làm mang tính chất đào tạo anh em, trong đó tôi nghĩ rằng đó là việc rất cơ bản của hoạt động của Câu lạc bộ những người viết trẻ, và xin trình bày lại để Ban Chủ n hiệm Câu lạc bộ tham khảo.
Việc thứ nhất. Tạo cảm hứng cho người viết. Ngày ấy cả nước ta đang thời kỳ chông chiến tranh phá hoại. Có nhiều đoàn Văn nghệ sĩ nước ngoài đến Hải Phòng. Thế là chúng tôi được mời đến dự buổi tiếp xúc. Được gặp nhũng nhà văn quốc tế, được nghe họ nói chuyện, ai cũng thấy xúc động. Bà Blaga Dimitrova , người Bungari, tác giả Ngày phán xét cuối cùng đến Hải Phòng nói chuyện. Các bạn có thấy rạo rực, muốn viết không ? Nhà thơ Lưu Trọng Lư đến tiếp xúc với anh em viết Hải Phòng. Ông muốn nghe thơ Hải Phòng. Tôi còn nhớ hôm đó Thi Hoàng đọc bài “ Ở giữa cây và nền trời”, nhà thơ khen lắm. Nhân chuẩn bị Kỷ niêm 45 năm ngày truyền thống Cảng, chúng tôi được nghe báo cáo, được đi tham quan các cơ sở có thành tích về nhiều mặt của Cảng.Hàng chục bài viết cả thơ cả văn xuôi đã được in thành tâp Tiêng hát trên Cảng Năm 1980, Hội Văn nghệ tổ chức cho anh em đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Sau chuyến đi ấy, nhiều bài thơ bài văn đã thành tác phẩm. Thành đoàn thanh niên Hải Phòng đến nói chuyện về phong trào thanh niên. Có đồng chí Văn Tuấn Bí thư, đồng chí Lê Danh Xương, Phó Bí thư, đồng chí Lê Phong Thường vụ đến nối chuyện động viên anh em viết. Tạp chí Cửa Biển đã có thêm nhiều sáng tác.
Việc thứ hai. Tìm nguồn sáng tác cho người viết. Ngày ấy Hội Văn nghệ liên hệ với một số đơn vị thành phố , giới thiệu anh em viết đi xâm nhập thực tế. Tôi đã được mời đến Trạm Vệ sinh dịch tễ Hải Phòng để viết về công tác phòng chống dịch. Tôi được giới thiệu đến các xí nghiệp Hoá chất Sông Cấm. Giám đốc, Phó Giám đốc tiếp tôi rất nhiệt tình. Tôi đến Xí nghiệp Cơ khí Kiến thiết thời kỳ đồng chí Trương Quang Được là Giám đôc, đồng chí bận việc không tiếp tôi vào giờ hành chính, hẹn tiếp tôi vào buổi tối tại nhà riêng. Cá nhân tôi đên các xí nghiệp thì ai tiếp. Nhưng nay, với danh nghĩa là hội viên Hội Văn nghệ đến thì lãnh đạo sẵn sàng tiếp. Nhiều tình huông, nhiều chữ lạ sẽ đến mà người viết nhiều khi không nghĩ được.
Từ những chuyến đi như thế. Những bài viết được xây dựng. Có bài thành công, có bài chưa thành công, nhưng ít nhất người viết cũng được tập dượt về cảm xúc, về tư duy nghệ thuật.
Bởi vậy, tôi nghí rằng Câu lạc bộ những người viết trẻ ra đời đã là điều rất quý. Nhưng Ban Chủ nhiệm làm sao tìm thêm nguồn sáng tác cho anh em. Có nghĩa là Ban lãnh đạo chịu khó đi liên hệ với các đợn vị sản xuất, các tổ chức xã hội. tạo điều kiện cho anh chị em tiếp xúc với thực tế sôi động để anh chị em tập sáng tác.
Tôi xin lấy một ví dụ. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Bảo hiện có 5 Nhà Giáo ưu tú và sắp tới có thêm 2 nhà giáo ưu tú nữa. Ban lãnh đạo liên hệ với Phòng Giáo dục nhận viết về 7 Nhà giáo đó. Về phía huyện Vĩnh Bảo lo cơ sở vật chất cho Câu lạc bộ tiếp đón 10 trại viên trong 2 ngày, tổ chức cho 7 Nhà giáo tiếp xúc với trại viên trong 1 ngày. Sau 2 tuần chúng ta giới thiệu tác phẩm, cả thơ và văn xuôi. Có thể huyện Vĩnh Bảo tiêu tốn 10 triệu nhưng sau đó có tác phẩm để giáo dục trong ngành thì có lãi không ? Từ huyện Vĩnh Bảo chúng ta sang huyện Tiên Lãng. Từ Nhà giáo ưu tú, ta sang lĩnh vực Thầy thuốc ưu tú. Vấn đề là người liên hệ có khả năng thuyết phục. Xuân Diệu có nói một câu: “Dao có mài mới sắc”. Phải được mài để dao sắc.
Việc thứ ba. Giữ cho mình một niềm tin trong sự nghiệp cầm bút.
Cầm bút viết chính là bạn thể hiện lời tâm sự với bạn đọc. Bạn đọc thích điều mình tâm tình với họ, họ sẽ tiếp tục đọc mình. Thi sĩ Lê Đại Thanh nói với chúng tôi: Nêu không tin rằng mình sẽ bất tử thì đừng cầm bút . Trong bài Di chúc ông viết:
Người làm thơ không chết bao giờ
Khi giữa thời gian để lại một bài thơ.
Có lần ông đọc cho tôi nghe bài thơ “ Thần chết và thi sĩ” Tôi chỉ còn nhớ ý của bài thơ. Thần chết chờ mãi không thấy anh ta xuống gặp mình, liền gõ cửa để đòi bắt anh ta. Nhưng đến nơi,Thần chết liền bỏ đi. Thàn chết nói Đây là thi sĩ và anh ta không bao giờ chết. Ở quận Kiên An, có một đường phố mang tên Lê Đại Thanh. Vậy là Thi sĩ Lê Đại Thanh không chết.
Có thể, không phải ai trong chúng ta cũng đều bất tử. Nhưng ít nhất ta cũng hy vọng rằng đời sẽ nhớ của mình một câu thơ, đời sẽ nhớ tới một đoạn văn mình đã viết. Nếu người làm thơ không nghĩ rằng mình sẽ có một câu thơ khiến người đọc nhớ mãi, người viết văn không có đoạn văn nào khiến người đọc phăi suy nghĩ về cuộc đời, thì xin hỏi sứ mạng của người viết văn, của người làm thơ là gì ? Bạn còn trẻ, bạn khởi đầu đã có ít nhiều thành công, cũng có thể chưa thành công, nhưng phải tin mình sẽ thành công chứ. Muôn vậy không có con đường nào khác là phải lao động. Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ nâng đỡ các bạn trẻ bằng cách tạo cảm hứng. cung cấp nguồn tư liệu cho họ lao động sáng tạo.
Một đề nghị nữa. Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng thường tổ chức các Hội thảo. Các Hội thảo về Nguyên Hồng, vè Nguyễn Viết Lãm chẳng hạn; Ban Chủ nhiệm có thể liên hệ cho anh em đến dự, không yêu càu chế độ, và đến giờ đại biểu chính thức ăn cơm thì các thành viên của Câu lạc bộ lặng lẽ ra về ( dù có giữ cũng không nên ở lại). Dự những Hội thảo như thế. mỗi người cũng sẽ thu hoạch được điều gì đó bổ ích cho mình.
Với những điều học tập suốt bốn mươi năm xưa, tôi xin bày tỏ lại với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ ba việc cần quan tâm, đó là tìm và tạo cảm ếưng cho người viêt, và cung cấp nguồn tư liệu sống cho anh chị em viết trẻ từ đó giúp họ thêm tin tưởng sứ mạng của người cầm bút.
Hội Nhà văn Hải Phòng chúng ta sẽ thu hoạch được những sáng tác mang hơi thở của cuộc sống. Hội Nhà văn Hải Phòng đào tạo được nhiều nhà văn tài năng cho nền Van học thành phố Hải Phòng..
Kính chúc Câu lạc bộ những người viết trẻ thành công.
Vũ Hoàng Lâm