Khi xu hướng đọc sách đang chìm lắng, việc trẻ tiếp cận truyện tranh là những tín hiệu đáng mừng,Đặc biệt trẻ rất say sưa với bộ truyện Doraemon; nhưng nhà trường và gia đình chưa thấy đầy đủ những tác dụng của việc này, đôi khi còn ngăn cản trẻ…
Khi xu hướng đọc sách đang chìm lắng, việc trẻ tiếp cận truyện tranh là những tín hiệu đáng mừng,Đặc biệt trẻ rất say sưa với bộ truyện Doraemon; nhưng nhà trường và gia đình chưa thấy đầy đủ những tác dụng của việc này, đôi khi còn ngăn cản trẻ…
Ý kiến trái chiều từ cuốn chuyện tranh nổi tiếng
Truyện tranh là một loại truyện thu hút trẻ mạnh nhất, đặc biệt ở độ tuổi nhi đồng, thế nhưng trên thực tế nhiều lúc, nhiều nơi việc đọc truyện tranh của trẻ vấp phải sự phản đối của gia đình và nhà trường. Tại các gia đình việc ngăn cản chỉ thuần túy là để trẻ có thời gian học tập, “Tôi thấy lũ trẻ cứ xúm xít vào quanh cuốn truyện Doraemon như bị hút hồn, nếu cứ để tình trạng này tái diễn thì chúng lấy đâu ra thời gian học bài làm bài”- chị Nguyễn Phương Nga – Phường Máy Tơ Quận Ngô Quyền (HP) tâm sự. Khi hỏi cô giáo Phạm kim Linh trường tiểu học xã Tháng Thủy (Vĩnh Bảo -HP) cho rằng cô và đa số giáo viên đều thất vọng về thực trạng học sinh hiện nay đều chỉ ham đọc truyện tranh. Nó làm mất thời gian của học sinh, khiến các em có cớ từ bỏ truyện chữ, và hậu quả là học sinh chỉ biết viết câu văn cụt.
Nhưng sự thật thì các đọc giả nhí lại có quan điểm hoàn toàn nược lại với người lớn. Trả lời câu hỏi cháu đã đọc bao nhiêu cuốn truyện tranh? Phạm Văn Cường (Lớp 4 – Tiểu học Cát Bi, Quận hải An -HP) và nhóm bạn thi nhau xướng tên các truyện, đặc biệt còn nhớ rõ những phẩm chất của nhân vật yêu thích: Mèo máy Doraemon, Nobita, Mèo ú Doraemon… Gần đây Bộ giáo dục có tổ chức tọa đàm tại Tỉnh Vĩnh Long với chuyên đề về sở thích và nhu cầu đọc của học sinh tại các trường dự án thư viện trường học của tổ chức Room To Read tài trợ. Khi thực hiện khảo sát nhanh về sở thích đọc của các em của hơn 100 trường dự án thư viện học đường từ cấp 1- cấp 2 , kết quả rất bất ngờ là hơn 90% phiếu ghi nhận Doraemon là tên bộ sách mà các em yêu thích nhất.
Như vậy sự thật, truyện lôi cuốn đọc giả nhí, việc lôi cuốn ấy phải bắt nguồn từ những giá trị đích thực của truyện. Cũng cần nói thêm rằng đây là cuốn truyện viết cho tuổi teen lưu hành trên toàn thế giới, hoàn toàn không có những tình tiết phi văn hóa câu khách. Từ sự thật này cần đặt câu hỏi tại sao trẻ con nói có, người lớn lại nói không với chuyện tranh?
Những tác dụng của truyện tranh cần nhận thức lại.
Theo giám đốc trung tâm phương pháp Sao Khuê (HP), thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Hòa thì sở dĩ có chuyện gia đình và nhà trường phản đối bởi họ không quan tâm đến sự thay đổi về cách xuất bản truyện tranh khoảng 10 năm trở lại đây. Thể loại sách này thường bị các nhà giáo bỏ qua nhưng trẻ đọc loại sách này sẽ thấy rất vui thích và thư giãn , bởi nó có thế mạnh giàu hình ảnh, chuyển động nhanh tương tự như xem phim hoạt hình, giá trị nội dung cũng phong phú và phản ánh được nhiều giá trị giáo dục, đạo đức và vấn đề xã hội.
Hiện tại các nước tiên tiến sử dụng truyện tranh để thúc đẩy sự yêu thích đọc của trẻ. Thậm chí, có nhiều dòng sách tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới như Macbeth, tác phẩm văn học hiện đại Percy Jackson,…cũng được chuyển thể thành dạng truyện tranh. Truyện thần thoại, cổ tích và sau này là truyện danh nhân hay lịch sử cũng chuyển thể thành truyện tranh, và gần đây nhất là dòng sách thông tin khoa học như “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” của giáo sư Ngô Bảo Châu cũng được chuyển thể thành dạng truyện tranh và trẻ em Việt Nam rất ưa thích.
Trước đây, khi mà các phương tiện thông tin còn hạn chế chúng ta dành mọi nổ lực hướng vào việc làm thế nào để trẻ đọc đúng loại tài liệu “phù hợp”, thì ngày nay vấn đề chủ yếu lại đơn giản là làm thế nào cho trẻ chịu đọc. Từ việc đọc để mang đến niềm vui đến việc đọc thành thói quen và nhận thức được nội dung bồi bổ tâm hồn và nhận thức cho trẻ là một khoảng cách rất gần. Và vì thế truyện tranh là một lựa chọn để đạt các chương trình khuyến khích đọc đạt được mục tiêu đó. Các nhà giáo, các gia đình cần có những nhận thức đúng đắn về giá trị của truyện tranh bằng cách hãy tham gia khuyến khích các em đọc trong những khung thời gian nhất định, với loại sách được lựa chọn kỹ càng theo những chuẩn mực. Nếu làm tốt điều này thì việc đọc truyện tranh rõ ràng là một con đường học tập rất hiệu quả.
N.Đ.L.H