Nghị quyết 191/EX32 của UNECO về Đại thi hào Nguyễn Du

Quả thật, trước đây Nguyễn Du đã được tôn vinh năm 1965 cùng 8 danh nhân văn hóa như: Dante (Ý), Lomonosov (Nga)… nhưng đó là do Tổ chức Hòa bình Thế giới, một tổ chức quốc tế thực hiện.

 

 

 

 

Trước thông tin vào ngày 25/4 tại Pari (Pháp), Hội đồng chấp hành của UNESCO đã thông qua nghị quyết 191/EX32, công nhận Đại thi hào Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới; tại Hải Phòng có nhiều  người rất ngạc nhiên và cho đó là thông tin nhầm lẫn vì Nguyễn Du đã được công nhận danh hiệu này từ năm 1965. Phóng viên Báo Hải Phòng đã có cuộc trò chuyện với thạc sỹ Nguyễn Đình Minh Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến, Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Hải Phòng về vấn đề này.

Pv: Thưa ông, gần đây dư luận báo chí và đời sống xã hội có thông tin về việc Đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam được Đại Hội đồng UNESCO biểu quyết vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Ông có suy nghĩ gì về sự kiện này.

NĐM: Đây là một thông tin rất vui cho cả dân tộc, vì tác giả Nguyễn Du với Truyện Kiều đã đi vào đời sống văn học và tâm thức dân tộc ta mấy trăm năm nay. Có những nhà văn đã từng viết “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”. Xét riêng cuốn Truyện Kiều của Đại thi hào đã được dịch ra trên 20 ngôn ngữ khắp thế giới, được nhiều quốc gia chọn làm đề thi trung học phổ thông, đại học và tái bản hàng ngàn lần. Chỉ ngần ấy thôi cũng đánh giá được tầm vóc vĩ đại của đại thi hào Nguyễn Du.

Pv: Mặc dù vậy dư luận quan tâm đến vấn đề này ở Hải Phòng, đặc biệt các học sinh sinh viên lại tỏ ra rất ngạc nhiên trước thông tin mà vanhaiphong.com vừa đưa; nhiều người ở độ tuổi trung niên,  đều cho rằng có một sự nhầm lẫn nào đó bởi Nguyễn Du đã được công nhận danh nhân văn hoá thế giới từ năm 1965 của thế kỷ 20, nhiều sách báo cũng nói vậy;  Ông giải thích thế nào về điều này?

NĐM: Quả thật, trước đây Nguyễn Du đã được tôn vinh năm 1965 cùng 8 danh nhân văn hóa như: Dante (Ý), Lomonosov (Nga)… nhưng đó là do Tổ chức Hòa bình Thế giới ,một tổ chức quốc tế thực hiện. Trong các văn bản sách và báo chí thường viết với cụm từ “được thế giới tôn vinh là danh nhân văn hoá” nên không có sự phân biệt rõ ràng. Còn lần này là Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh. Đây là 2 tổ chức quốc tế khác nhau chúng ta không nên nhầm lẫn. Cũng cần lưu ý rằng, UNESCO không chính thức sử dụng khái niệm “Danh nhân Văn hóa Thế giới” như trường hợp của các di sản văn hóa. Trong các Nghị quyết thường nêu đánh giá về công trạng của danh nhân; tầm ảnh hưởng của danh nhân với thế giới và sau đó có 2 nội dung: Khuyến nghị các quốc gia thành viên là hãy tham gia tưởng nhớ và yêu cầu Tổng Thư Ký UNESCO tiến hành những bước cần thiết để mừng ngày sinh của  danh nhân.

PV: Vậy những thông tin chính thống về sự kiện Đại thi hào Nguyễn Du được vinh danh lần này là gì?

NĐM: Theo các thông tin mà tôi được biết qua trao đổi với các Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện đang giữ các chức vụ lãnh đạo Hội như Các nhà văn Đình KÍnh,Trung Trung Đỉnh (Uỷ viên BCH Hội NVVN); Nhà thơ Thi Hoàng (Uỷ viên Hội đồng thơ, Hội NVVN) và các thông tin Ủy ban UNESCO Việt nam công bố, thì trong phiên họp ngày 25/4 tại Pari (Pháp), Hội đồng chấp hành của UNESCO đã thông qua nghị quyết 191/EX32. Theo Nghị quyết, trong phiên họp vào tháng 11/2013, Đại hội đồng UNESCO sẽ biểu quyết về việc kêu gọi mọi quốc gia cùng tổ chức vinh danh một số nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt tới thế giới và khu vực trong 2 năm 2014 và 2015. Như vậy vào tháng 11 này, nếu không có gì thay đổi chúng ta mới có kết quả chính thức và mọi hoạt động tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du sẽ được triển khai ở Việt Nam, các nước trong cộng đồng UNESCO, tất nhiên điều này là chắc chắn vì nghị quyết 191/EX32 đã thông qua.

–         Xin cảm ơn ông.

Thanh Thảo (Báo Hải Phòng)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder