
Tôi tỉnh dậy vì bên tai tôi có tiếng la lớn “Đau quá, mẹ ơi! … Con đau quá … Con nhớ mẹ quá … Con muốn về với mẹ để đi học … mẹ ơi … học … học …”. Tiếng kêu đuối dần rồi ngừng bặt. Đó là người thương binh nằm cạnh tôi, anh là ai, tên là gì, quê ở đâu, đơn vị nào tôi không hề biết, chỉ biết trong giờ phút lâm chung anh chỉ có một ước muốn được trở về gặp lại Mẹ và tiếp tục sự nghiệp của mình…
Tôi tỉnh dậy vì bên tai tôi có tiếng la lớn “Đau quá, mẹ ơi! … Con đau quá … Con nhớ mẹ quá … Con muốn về với mẹ để đi học … mẹ ơi … học … học …”. Tiếng kêu đuối dần rồi ngừng bặt. Đó là người thương binh nằm cạnh tôi, anh là ai, tên là gì, quê ở đâu, đơn vị nào tôi không hề biết, chỉ biết trong giờ phút lâm chung anh chỉ có một ước muốn được trở về gặp lại Mẹ và tiếp tục sự nghiệp của mình.
Những ngày tiếp theo
Một cảm giác chòng chành như đưa võng làm tôi bừng tỉnh, rồi tôi thấy mình bị giáng xuống đất khiến tôi tỉnh hẳn. Tôi đang được cáng bằng võng băng qua cánh đồng lầy thụt, có những lúc đạn pháo rít trên đầu khiến hai người khiêng cáng cùng tôi nằm phục trên lớp bùn, rồi khi cả người và cáng thụt xuống hố bom, rồi lại lóp ngóp kéo nhau lên.
Về đến phẫu của tiểu đoàn khi trời đã rạng sáng, thằng Phùng cho biết tôi là lính C3 đầu tiên được đưa ra. Không biết số phận của anh em khác ra sao. Sau khi băng bó lại các vết thương, Phùng pha cho tôi một cốc nước đường, tôi làm một tợp hết nhẵn và đòi uống nữa nhưng Phùng không cho, nó mếu máo “Cho mày uống nữa để mày chết à ! Mày mất nhiều máu quá.! Giờ phải chuyển đi phẫu trung đoàn.”
Trạm phẫu của trung đoàn nằm sát sông gần khu vực chúng tôi đến lấy gạo, lấy đạn. Tại đây thương binh nằm la liệt trong các ngôi nhà đổ quanh đấy, các y tá, bác sĩ tíu tít kiểm tra vết thương và phân loại thương binh. Ai nhẹ thì điều trị tại chỗ, nặng hơn lại được chuyển đi tiếp. Người cán bộ quân lực trung đoàn viết Giấy chứng thương và nhét vào túi áo cho tôi, nói nhỏ nhẹ bằng giọng Nghệ – Tĩnh “Cậu hãy giữ cẩn thận giấy này, nó rất cần cho cậu khi ra tới viện, mong cậu chóng bình phục và trở lại đơn vị”.
Đúng là quả đất tròn, đầu năm 1973 anh ta đã ra tận đoàn an dưỡng để đón chúng tôi sau khi anh em thương binh từ các Quân y viện tập trung tại hậu cứ Sư đoàn ở Song Mai (Việt Yên, Hà Bắc) để về đơn vị. Anh ta tên là Bắc, chữ viết của anh trong tờ Chứng thương đẹp lắm. Tôi đến giờ vẫn nhớ như in tờ Chứng thương đó, nó là giấy khống chỉ được viết trên một trang giấy kẻ ô li của học trò. Loại vở này rất phổ biến khi chúng tôi nhặt được để làm giấy viết thư hay sổ sách ghi chép, giấy vở là loại giấy tốt, góc trái của có in hình hoa lá, mỗi trang lại một loại hoa lá khác nhau hoặc các con thú trong các phim hoạt hình rất đẹp.
Tất cả nội dung trong giấy được viết sẵn bằng tay – cũng là nét chữ của anh Bắc : dưới hình của bông hoa được viết làm hai dòng Trung đoàn 101- Sư đoàn 325. Chính giữa là hàng chữ Giấy chứng thương. Rồi đến Họ tên – Ngày sinh – Quê quán – Đơn vị – Ngày nhập ngũ – Ngày bị thương – Nơi bị thương – Tình trạng vết thương – Khi cần báo tin cho ai – Địa chỉ. Cuối hàng bên phải có ghi Ngày … tháng … năm 1972 – Thủ trưởng đơn vị : Nguyễn Văn Giảng và một con dấu tròn mầu đỏ, hàng chữ chạy ở vành ngoài Q.G.P.N.D.M.N.V.N (Quân Giải phóng nhân dân miền nam Việt Nam), Trung đoàn 101. Chính giữa con dấu là biểu tượng của QGP với ngôi sao trên nền nửa đỏ nửa xanh. Anh Bắc điền những thông tin của tôi vào tờ giấy viết sẵn và chỉ hai cậu y tá đang lúi húi băng bó vết thương cho mấy thương binh ở gần đấy : hai cậu ấy cũng là sinh viên ở Hà Nội đấy. Sau khi trở về đơn vị tôi có dịp gặp lại hai cậu y tá đó, một người tên là Bính nhà ở Lò Đúc còn người kia là Tuấn nhà ở Hai Bà Trưng. Tuấn giờ là Bác sĩ Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Bệnh viện Việt – Nhật, Hà Nội ; còn Bính là Thiếu tướng Chính ủy Viện Quân y 175 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng chính anh Bắc đã gặp tôi khi tập trung tại hậu cứ Sư đoàn cho biết anh vừa gửi thư báo công về địa phương thông báo tôi được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3. Đây là chiếc Huân chương đầu tiên mà tôi có trong trận chiến bảo vệ Thị xã – Thành Cổ Quảng Trị. Sau này khi tôi đang ở Quảng Trị, bố tôi đã viết thư vào báo tin ở nhà đã nhận được thư báo công nhưng không nhận được bằng Huân chương cũng như Huân chương ! Tình cờ cho tới năm 1999, khi ấy bố tôi đã về hưu và về làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trong khi dọn dẹp trụ sở Ủy ban Nhân dân phường để chuẩn bị xây dựng trụ sở mới người ta phát hiện ra Bằng Huân chương Chiến công hạng ba mang tên tôi do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tôn Đức Thắng ký tháng 12/1975 lẫn trong rất nhiều giấy tờ khác. Bố tôi có kể lại khi cô văn thư có hỏi bố tôi “Cụ ở ngõ Tức Mạc có biết ai là Lê Xuân Tường không ? Cái bằng này không có số nhà.”, bố tôi run run cầm cái bằng trong tay : “Của thằng con trai tôi, nó được thông báo từ năm 1973, giờ mới đến được tay tôi”.
Trong một lá thư gửi cho tôi khi vẫn còn ở Quảng Trị, bố tôi có viết : “… được địa phương thông báo con đã lập công và được tặng thưởng huân chương, nhưng đến giờ gia đình chưa nhận được bằng Huân chương của con. Việc con còn sống đối với gia đình mình là hơn cả những tấm huân chương. Ở ngõ nhà mình có mấy cậu trang lứa với con đều hy sinh tại chiến trường như cậu Nghĩa con cụ Toan ở nhà số 2, cậu Hùng con bà Nghé, cậu Giáp em bác sĩ Hồng cùng ở trong ngõ Bánh mì, cậu Chính nhà số 6 Yết Kiêu. Việc con chỉ bị thương và lập được công đối với gia đình mình là một sự may mắn và rất hạnh phúc so với rất nhiều gia đình khác, mong con cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và được trở về yên lành…”.
Hành trình của một tấm Huân chương Chiến công đó đã phải trải qua 27 năm mới trở về với chủ nhân của nó, mặc dù sau này khi tôi ra quân đơn vị trao cho tôi hai giấy chứng nhận Huân chương nữa nhưng câu chuyện của tấm huân chương đầu tiên cũng là một kỷ niệm đáng nhớ của một thời. Tôi vẫn tâm niệm rằng tấm Huân chương nào cũng có mặt trái của nó, để có nó bao nhiêu bạn bè đồng đội của tôi đã phải ngã xuống, họ đã giành lấy cái chết để tôi được sống và tôi chỉ là người thay mặt họ nhận những tấm huân chương đó mà thôi. Mấy năm gần đây có dịp gặp gỡ anh em ở trung đoàn tôi có hỏi thăm về anh Bắc và được tin anh đã hy sinh bên dòng Mê-kông cuối năm 1978 khi trung đoàn tôi từ đất Lào vượt sông Mê-kông tiến đánh quân Khơ-me đỏ ở phía Bắc Kam-pu-chia. Bảo « răng vàng », B trưởng của tôi lúc ở Quảng Trị năm 1974 cũng hy sinh trong đợt vượt sông năm đó.
Anh em vận tải võng chúng tôi cứ dọc theo bờ sông mà đi. Nhiều đoạn phải lách qua những rặng tre xơ xác. Hôm nay trời nắng to nhưng nước sông Thạch Hãn đỏ ngầu cuồn cuộn chảy, nước từ thượng nguồn đổ về cuốn theo rất nhiều cây cối và chắc chắn trong lòng nó là không ít thân xác đồng đội tôi. Nhiều đoạn đường bị sạt cuốn theo những bụi tre to khiến anh em tải thương phải đi vòng rất vất vả vì lội ruộng. Anh em tải thương đưa tôi đến một xóm bên bờ sông, đoạn sông này rất rộng, phía bên kia lại có một nhánh sông đổ vào, sau này mới biết đây là làng Gia Độ, cũng là ngã ba nơi sông Hiếu là đoạn cuối của sông Cam Lộ chảy qua Đông Hà gặp Thạch Hãn ở đây để đổ ra biển tại Cửa Việt.
Đây là trạm phẫu tiền phương của mặt trận cánh Đông, hôm qua B52 đã dội bom vào đây gây tổn thất khá lớn. Hầm phẫu được đào sâu hơn đầu người trên nóc căng vải nhựa che mưa, chưa kịp làm nóc. Người bác sĩ nói với tôi : “Phẫu bị bom hôm qua nên thiếu thuốc tê, tôi tiêm cho đồng chí một ống để mổ ngón tay, còn chỗ khác nhẹ hơn đồng chí chịu đau nhé, thuốc tê còn giành cho những người khác.”.
– Tôi chịu được, chỉ mong bác sĩ cố giữ ngón cái cho tôi, đừng tháo khớp, tôi mất ngón cái làm sao còn cầm bút đi học được.
– Ông là sinh viên trường nào ?
– Xây dựng.
– Tôi sẽ hết sức cố gắng, chỉ sợ nhiễm trùng khó giữ được lắm. Mà mất ngón tay thì là sao có thể làm đồ án được.
Mảnh đạn găm vào khớp ngón cái tay phải của tôi, vì muốn giữ ngón cái cho tôi, người bác sĩ đã mất khá nhiều thời gian. Hai mảnh nằm ở bả vai, một mảnh nằm ở cơ đen-ta tay trái, một mảnh ở hông trái, hai mảnh đùi trái, một mảnh đùi phải, một mảnh vào trán, hai mảnh nhỏ xuyên qua mũ cối găm vào da đầu. Một mảnh sạt qua mũi. Ngó bộ dạng tôi băng bó kín mít chỉ lộ hai con mắt qua cặp kính cô hộ lý là du kích địa phương bón từng thìa sữa cho tôi nghịch ngợm trêu “Eng mang kiếng như ri mà nỏ vỡ thì giỏi thiệt hè !”. Cô du kích đưa tôi vào một lán thương binh đào âm dưới lòng đất đưa cho tôi khoác một mảnh dù và mang bộ quần áo đẫm máu tôi đang mặc trên người để đi giặt. Lán thương binh có khoảng hơn hai chục người với đủ kiểu thương tật. Hầu hết anh em đều từ cánh Đông chuyển về. Chúng tôi sẽ nằm tạm ở đây để đến chiều tối chuyển tiếp ra viện tuyến sau.
Trong giấc ngủ mê mệt sau những gì xảy ra, tôi nghe loáng thoáng một giọng lanh chanh quen thuộc ở phía ngoài lán. Tôi không thể gọi được vì băng kín từ đầu đến mũi, nói cũng khó khăn. Một khuôn mặt loắt choắt đen nhẻm ló qua lán “Có Tường đeo kính ở đây không ?”. Đó là thằng Thủy « con » liên lạc đại đội.
– “Tao đây”, tôi phều phào và giơ tay ra hiệu cho Thủy. Thủy ôm bụng lom khom chui vào lán. Nó cũng bị thương khi rút ra đụng phải địch. Tình hình của đơn vị nó cũng không hơn gì tôi, khi về đến phẫu của trung đoàn nó được biết tôi đã ra. Mừng vì hai thằng cùng đơn vị gặp nhau, sẽ nương tựa lẫn nhau trên đường đi viện.
Chiều tối thương binh rời Gia Độ xuống thuyền để chuyển ra viện ở Vĩnh Linh. Đoàn chúng tôi đi bằng ba thuyền máy với khoảng gần 50 thương binh. Thương binh nặng nằm võng còn ai đi được cố gắng dìu nhau đi. Tôi và Thủy dìu nhau xuống thuyền, Thủy bị một mảnh thấu bụng phải ra viện tuyến sau mới mổ được nhưng nó vẫn lom khom ôm bụng đi được. Đoạn sông Thạch Hãn này khá rộng có lẽ gần về biển hơn, loáng loáng sóng hai bên mạn thuyền dưới ánh trăng thượng tuần và mờ ảo của đèn dù. Thuyền lướt xuôi dòng cũng khá lâu rồi tạt mé trái, chúng tôi dìu nhau lên bờ. Đoạn sông tiếp theo bị bom từ trường chưa thông thuyền được các đoàn thương binh buộc phải lên bờ để đi bằng đường bộ ra Vĩnh Linh. Đây thuộc huyện Gio Linh, chúng tôi đi qua những trảng cát xâm xấp nước với một thứ cỏ lác. Chẳng biết đi được bao xa rồi chúng tôi dừng chân tại mấy căn nhà âm đào sâu dưới đất. Sáng ra mới biết xung quanh chúng tôi là cánh đồng cát ngập nước, nơi chúng tôi nghỉ là một gò cát cao hơn một chút có nhiều cây bụi mọc. Các nhà hầm nửa nổi nửa chìm ẩn mình trong đám cây bụi. Đây chính là một trạm trung chuyển thương binh nên có y tá kiểm tra lại các vết thương, có các cô du kích lo cơm nước. Nằm nhà hầm nghe gió bên ngoài thổi ù ù, vẳng lại tiếng …u…u…i…i… của thằng OV10, tiếng bom đạn ở đâu xa vẳng tới chứng tỏ rằng đây đã ở sâu trong hậu phương của mình.
Vĩnh Linh : Đội điều trị 52 và 48
Chiều tối chúng tôi lại lên đường, trước khi đi mỗi người được phát hai gói lương khô 701 để ăn dọc đường. Bữa cơm chiều các cô du kích cho ăn một bữa cơm với canh cá chua ngon quá. Đã lâu lắm rồi mới lại được ăn một bữa cơm ngon như thế. Quãng đường đêm nay vất vả quá, rất nhiều đoạn chúng tôi phải lội nước tới bụng, thương binh nặng nằm trên võng xũng nước, thương binh nhẹ hơn thì dìu nhau ngã xấp ngã ngửa. Tiếng pháo từ hạm đội 7 rít qua đầu nổ ở sâu phía trong. Tới những đoạn không bị ngập chúng tôi nằm lăn ra vì đau, vì mệt. Thằng Thủy bữa chiều cơm ngon miệng ăn nhiều nên dạ dày phình ra cọ xát vào mảnh đạn nên kêu đau oai oái. Chân tôi lội nước suốt đêm làm cho các vết thương ở chân, ở hông và ở đùi nhiễm trùng sưng tấy phát sốt và cứng hết cả người. Vẫn phải đi tiếp, cố gắng đến viện chả nhẽ lại nằm lại. Tôi bám vào Thủy để lết từng bước, mỗi lần mệt quá nó phải đỡ chân tôi để ngồi xuống.
Mấy chục con người lê lết rồi cũng đến được một con lạch nhỏ và ở đấy đã có thuyền đợi chúng tôi. Ngồi trên thuyền nửa thân dưới cứng đờ không còn cảm giác gì tôi chợt nghĩ các vết thương bị nhiễm trùng có thể bị uốn ván vì lúc lội qua cánh đồng ngập nước cỏ thối, ý nghĩ bị uốn ván chắc chắn sẽ không qua khỏi khiến tôi ứa nước mắt khi nghĩ đến Mẹ : « Mẹ ơi ! Con không trở về được với Mẹ rồi… » rồi tôi lơ mơ thấy thuyền tới một khúc sông rộng hơn đó là sông Bến Hải. Thuyền cập bờ, Thủy dìu tôi lên khỏi thuyền vất vả quá vì chân tôi tê cứng hết cả. Rồi chúng tôi cũng đến nơi, tôi ngồi dựa vào vách một căn nhà hầm, bên trong la liệt thương binh. Tôi tỉnh dậy vì bên tai tôi có tiếng la lớn “Đau quá, mẹ ơi ! … Con đau quá … Con nhớ mẹ quá … Con muốn về với mẹ để đi học … mẹ ơi … học … học …”. Tiếng kêu đuối dần rồi ngừng bặt. Đó là người thương binh nằm cạnh tôi, anh là ai, tên là gì, quê ở đâu, đơn vị nào tôi không hề biết, chỉ biết trong giờ phút lâm chung anh chỉ có một ước muốn được trở về gặp lại Mẹ và tiếp tục sự nghiệp của mình. Ôi những bà mẹ Việt Nam đã mang nặng đẻ đau và dâng hiến những đứa con dứt ruột của mình cho đất nước. Chẳng có bà mẹ nào lại muốn nghe thấy tiếng con mình gọi trong giờ phút lâm chung đó.
Sáng ra, người ta đã đưa người thương binh mất đêm qua đi rồi. Mấy người đi cùng anh ta trên đường ra viện cũng chẳng biết gì hơn, may ra chỉ có bên quân y mới biết mà thôi. Đội điều trị 52 tại xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh nằm ẩn mình trong các khu vườn hồ tiêu của vùng đất đỏ ba-dan. Quang cảnh viện tan hoang, nhiều nhà hầm cho thương binh bay hết mái vì hôm trước B52 rải thảm vào đây. Khu vực bếp của Viện bị trúng bom nồi niêu xoong chảo bát đĩa cho thương binh chẳng còn gì cho nên cơm chỉ có thể đổ chung vào các tầu lá chuối ăn cùng ruốc mặn mà thôi. May mà tôi có cái thìa US cài ở túi sau để dùng, nhiều anh em phải nắm thành nắm nhỏ để ăn. Sau khi kiểm tra, băng bó lại các vết thương và không có hiện tượng bị uốn ván tôi lại được chuyển đi tiếp về Đội điều trị 48 ở xã Vĩnh Long cách đấy gần hai chục cây số.
Đoàn chuyển thương đi giữa ban ngày mỗi người cầm một cành cây để che nắng và ngụy trang, băng qua những đồi hồ tiêu xanh mướt, những vườn mít lúc lỉu, nếu như được tạt ngang lúc này thì thế nào cũng phải kiếm quả mít cho đỡ cơn thèm. Người dân ở đây đã dỡ nhà của mình để làm hầm và cuộc sống thường nhật là ở dưới lòng đất. Chúng tôi gặp QL1 và cứ men theo đường mà đi, qua những đống gạch vụn của thị trấn Hồ Xá chúng tôi tạt vào một con đường nhỏ bên trái theo một con sông nhỏ tới một xóm nhỏ thuộc xã Vĩnh Long, Đội điều trị 48 nằm tại đây. Thương binh chia về các nhà hầm của dân, ở đây là nơi dân từ Quảng Trị sơ tán ra, còn phụ nữ, người già và trẻ con ở đây lại ra Nghệ An chỉ có thanh niên và đàn ông bám trụ ở lại phục vụ chiến đấu. Cái xóm nhỏ này nằm trên một bãi cát với những bụi trúc nhỏ mọc khắp nơi. Ở đây tôi gặp Tân quẩy ở C1 học lớp 15 Máy, nó cũng ra đây từ hôm trước cùng với Thái Minh Hùng lớp 16 Thủy lợi, Hùng đeo băng kín một bên mắt không rõ có giữ được mắt không. Ông Lâm 13 Xây dựng cũng đã hy sinh hôm 16/9 rồi. Tôi lại gặp một cậu mang ba-lô có viết chữ Dương Thanh, C2, D1, E101 trên nắp ba-lô nhưng không phải là Thanh, cậu ta nói cùng ở C2, Dương Thanh hy sinh cùng Cường, Niên đều ở K16, Thắng 15 Kiến trúc. Nhớ lại cái đêm xe chở quân qua Đô Lương và anh em có yêu cầu cho Thanh chạy về nhà ở ngay ven đường để chào mẹ lần cuối, ai có thể nghĩ rằng đó cũng thực sự là lần cuối của Thanh.
Các lán thương binh của Đội điều trị 48 được đào âm dưới những lùm cây thấp trong một xóm nhỏ của xã Vĩnh Long từ đây có thể thấy quốc lộ một và thị trấn Hồ Xá hoang tàn cách không đầy ba km. Đêm xuống đoàn thương binh chúng tôi được phát mỗi người hai phong lương khô 701 và tiếp tục lên đường. Chúng tôi cứ bám theo nền đường xe lửa xuyên Việt hướng ra phía Bắc. Người ta đã chọn con đường xe lửa đã bị bỏ hoang mấy chục năm nay thành một tuyến giao liên vô cùng quan trọng và lại bất ngờ với địch.
Những ngày tiếp theo
Một cảm giác chòng chành như đưa võng làm tôi bừng tỉnh, rồi tôi thấy mình bị giáng xuống đất khiến tôi tỉnh hẳn. Tôi đang được cáng bằng võng băng qua cánh đồng lầy thụt, có những lúc đạn pháo rít trên đầu khiến hai người khiêng cáng cùng tôi nằm phục trên lớp bùn, rồi khi cả người và cáng thụt xuống hố bom, rồi lại lóp ngóp kéo nhau lên.
Về đến phẫu của tiểu đoàn khi trời đã rạng sáng, thằng Phùng cho biết tôi là lính C3 đầu tiên được đưa ra. Không biết số phận của anh em khác ra sao. Sau khi băng bó lại các vết thương, Phùng pha cho tôi một cốc nước đường, tôi làm một tợp hết nhẵn và đòi uống nữa nhưng Phùng không cho, nó mếu máo “Cho mày uống nữa để mày chết à! Mày mất nhiều máu quá.! Giờ phải chuyển đi phẫu trung đoàn.”
Trạm phẫu của trung đoàn nằm sát sông gần khu vực chúng tôi đến lấy gạo, lấy đạn. Tại đây thương binh nằm la liệt trong các ngôi nhà đổ quanh đấy, các y tá, bác sĩ tíu tít kiểm tra vết thương và phân loại thương binh. Ai nhẹ thì điều trị tại chỗ, nặng hơn lại được chuyển đi tiếp. Người cán bộ quân lực trung đoàn viết Giấy chứng thương và nhét vào túi áo cho tôi, nói nhỏ nhẹ bằng giọng Nghệ – Tĩnh “Cậu hãy giữ cẩn thận giấy này, nó rất cần cho cậu khi ra tới viện, mong cậu chóng bình phục và trở lại đơn vị”.
Đúng là quả đất tròn, đầu năm 1973 anh ta đã ra tận đoàn an dưỡng để đón chúng tôi sau khi anh em thương binh từ các Quân y viện tập trung tại hậu cứ Sư đoàn ở Song Mai (Việt Yên, Hà Bắc) để về đơn vị. Anh ta tên là Bắc, chữ viết của anh trong tờ Chứng thương đẹp lắm. Tôi đến giờ vẫn nhớ như in tờ Chứng thương đó, nó là giấy khống chỉ được viết trên một trang giấy kẻ ô li của học trò. Loại vở này rất phổ biến khi chúng tôi nhặt được để làm giấy viết thư hay sổ sách ghi chép, giấy vở là loại giấy tốt, góc trái của có in hình hoa lá, mỗi trang lại một loại hoa lá khác nhau hoặc các con thú trong các phim hoạt hình rất đẹp. Tất cả nội dung trong giấy được viết sẵn bằng tay – cũng là nét chữ của anh Bắc: dưới hình của bông hoa được viết làm hai dòng Trung đoàn 101- Sư đoàn 325. Chính giữa là hàng chữ Giấy chứng thương. Rồi đến Họ tên – Ngày sinh – Quê quán – Đơn vị – Ngày nhập ngũ – Ngày bị thương – Nơi bị thương – Tình trạng vết thương – Khi cần báo tin cho ai – Địa chỉ. Cuối hàng bên phải có ghi Ngày … tháng … năm 1972 – Thủ trưởng đơn vị: Nguyễn Văn Giảng và một con dấu tròn mầu đỏ, hàng chữ chạy ở vành ngoài Q.G.P.N.D.M.N.V.N (Quân Giải phóng nhân dân miền nam Việt Nam), Trung đoàn 101. Chính giữa con dấu là biểu tượng của QGP với ngôi sao trên nền nửa đỏ nửa xanh.
Anh Bắc điền những thông tin của tôi vào tờ giấy viết sẵn và chỉ hai cậu y tá đang lúi húi băng bó vết thương cho mấy thương binh ở gần đấy: hai cậu ấy cũng là sinh viên ở Hà Nội đấy. Sau khi trở về đơn vị tôi có dịp gặp lại hai cậu y tá đó, một người tên là Bính nhà ở Lò Đúc còn người kia là Tuấn nhà ở Hai Bà Trưng. Tuấn giờ là Bác sĩ Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Bệnh viện Việt – Nhật, Hà Nội; còn Bính là Thiếu tướng Chính ủy Viện Quân y 175 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng chính anh Bắc đã gặp tôi khi tập trung tại hậu cứ Sư đoàn cho biết anh vừa gửi thư báo công về địa phương thông báo tôi được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3. Đây là chiếc Huân chương đầu tiên mà tôi có trong trận chiến bảo vệ Thị xã – Thành Cổ Quảng Trị.
Sau này khi tôi đang ở Quảng Trị, bố tôi đã viết thư vào báo tin ở nhà đã nhận được thư báo công nhưng không nhận được bằng Huân chương cũng như Huân chương! Tình cờ cho tới năm 1999, khi ấy bố tôi đã về hưu và về làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trong khi dọn dẹp trụ sở Ủy ban Nhân dân phường để chuẩn bị xây dựng trụ sở mới người ta phát hiện ra Bằng Huân chương Chiến công hạng ba mang tên tôi do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tôn Đức Thắng ký tháng 12/1975 lẫn trong rất nhiều giấy tờ khác. Bố tôi có kể lại khi cô văn thư có hỏi bố tôi “Cụ ở ngõ Tức Mạc có biết ai là Lê Xuân Tường không? Cái bằng này không có số nhà.”, bố tôi run run cầm cái bằng trong tay: “Của thằng con trai tôi, nó được thông báo từ năm 1973, giờ mới đến được tay tôi”.
Trong một lá thư gửi cho tôi khi vẫn còn ở Quảng Trị, bố tôi có viết: “… được địa phương thông báo con đã lập công và được tặng thưởng huân chương, nhưng đến giờ gia đình chưa nhận được bằng Huân chương của con. Việc con còn sống đối với gia đình mình là hơn cả những tấm huân chương. Ở ngõ nhà mình có mấy cậu trang lứa với con đều hy sinh tại chiến trường như cậu Nghĩa con cụ Toan ở nhà số 2, cậu Hùng con bà Nghé, cậu Giáp em bác sĩ Hồng cùng ở trong ngõ Bánh mì, cậu Chính nhà số 6 Yết Kiêu. Việc con chỉ bị thương và lập được công đối với gia đình mình là một sự may mắn và rất hạnh phúc so với rất nhiều gia đình khác, mong con cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và được trở về yên lành…”. Hành trình của một tấm Huân chương Chiến công đó đã phải trải qua 27 năm mới trở về với chủ nhân của nó, mặc dù sau này khi tôi ra quân đơn vị trao cho tôi hai giấy chứng nhận Huân chương nữa nhưng câu chuyện của tấm huân chương đầu tiên cũng là một kỷ niệm đáng nhớ của một thời. Tôi vẫn tâm niệm rằng tấm Huân chương nào cũng có mặt trái của nó, để có nó bao nhiêu bạn bè đồng đội của tôi đã phải ngã xuống, họ đã giành lấy cái chết để tôi được sống và tôi chỉ là người thay mặt họ nhận những tấm huân chương đó mà thôi. Mấy năm gần đây có dịp gặp gỡ anh em ở trung đoàn tôi có hỏi thăm về anh Bắc và được tin anh đã hy sinh bên dòng Mê-kông cuối năm 1978 khi trung đoàn tôi từ đất Lào vượt sông Mê-kông tiến đánh quân Khơ-me đỏ ở phía Bắc Kam-pu-chia. Bảo “răng vàng”, B trưởng của tôi lúc ở Quảng Trị năm 1974 cũng hy sinh trong đợt vượt sông năm đó.
Anh em vận tải võng chúng tôi cứ dọc theo bờ sông mà đi. Nhiều đoạn phải lách qua những rặng tre xơ xác. Hôm nay trời nắng to nhưng nước sông Thạch Hãn đỏ ngầu cuồn cuộn chảy, nước từ thượng nguồn đổ về cuốn theo rất nhiều cây cối và chắc chắn trong lòng nó là không ít thân xác đồng đội tôi. Nhiều đoạn đường bị sạt cuốn theo những bụi tre to khiến anh em tải thương phải đi vòng rất vất vả vì lội ruộng. Anh em tải thương đưa tôi đến một xóm bên bờ sông, đoạn sông này rất rộng, phía bên kia lại có một nhánh sông đổ vào, sau này mới biết đây là làng Gia Độ, cũng là ngã ba nơi sông Hiếu là đoạn cuối của sông Cam Lộ chảy qua Đông Hà gặp Thạch Hãn ở đây để đổ ra biển tại Cửa Việt.
Đây là trạm phẫu tiền phương của mặt trận cánh Đông, hôm qua B52 đã dội bom vào đây gây tổn thất khá lớn. Hầm phẫu được đào sâu hơn đầu người trên nóc căng vải nhựa che mưa, chưa kịp làm nóc. Người bác sĩ nói với tôi: “Phẫu bị bom hôm qua nên thiếu thuốc tê, tôi tiêm cho đồng chí một ống để mổ ngón tay, còn chỗ khác nhẹ hơn đồng chí chịu đau nhé, thuốc tê còn giành cho những người khác.”.
– Tôi chịu được, chỉ mong bác sĩ cố giữ ngón cái cho tôi, đừng tháo khớp, tôi mất ngón cái làm sao còn cầm bút đi học được.
– Ông là sinh viên trường nào ?
– Xây dựng.
– Tôi sẽ hết sức cố gắng, chỉ sợ nhiễm trùng khó giữ được lắm. Mà mất ngón tay thì là sao có thể làm đồ án được.
Mảnh đạn găm vào khớp ngón cái tay phải của tôi, vì muốn giữ ngón cái cho tôi, người bác sĩ đã mất khá nhiều thời gian. Hai mảnh nằm ở bả vai, một mảnh nằm ở cơ đen-ta tay trái, một mảnh ở hông trái, hai mảnh đùi trái, một mảnh đùi phải, một mảnh vào trán, hai mảnh nhỏ xuyên qua mũ cối găm vào da đầu. Một mảnh sạt qua mũi. Ngó bộ dạng tôi băng bó kín mít chỉ lộ hai con mắt qua cặp kính cô hộ lý là du kích địa phương bón từng thìa sữa cho tôi nghịch ngợm trêu “Eng mang kiếng như ri mà nỏ vỡ thì giỏi thiệt hè!”. Cô du kích đưa tôi vào một lán thương binh đào âm dưới lòng đất đưa cho tôi khoác một mảnh dù và mang bộ quần áo đẫm máu tôi đang mặc trên người để đi giặt. Lán thương binh có khoảng hơn hai chục người với đủ kiểu thương tật. Hầu hết anh em đều từ cánh Đông chuyển về. Chúng tôi sẽ nằm tạm ở đây để đến chiều tối chuyển tiếp ra viện tuyến sau.
Trong giấc ngủ mê mệt sau những gì xảy ra, tôi nghe loáng thoáng một giọng lanh chanh quen thuộc ở phía ngoài lán. Tôi không thể gọi được vì băng kín từ đầu đến mũi, nói cũng khó khăn. Một khuôn mặt loắt choắt đen nhẻm ló qua lán “Có Tường đeo kính ở đây không ?”. Đó là thằng Thủy “con” liên lạc đại đội.
– “Tao đây”, tôi phều phào và giơ tay ra hiệu cho Thủy. Thủy ôm bụng lom khom chui vào lán. Nó cũng bị thương khi rút ra đụng phải địch. Tình hình của đơn vị nó cũng không hơn gì tôi, khi về đến phẫu của trung đoàn nó được biết tôi đã ra. Mừng vì hai thằng cùng đơn vị gặp nhau, sẽ nương tựa lẫn nhau trên đường đi viện.
Chiều tối thương binh rời Gia Độ xuống thuyền để chuyển ra viện ở Vĩnh Linh. Đoàn chúng tôi đi bằng ba thuyền máy với khoảng gần 50 thương binh. Thương binh nặng nằm võng còn ai đi được cố gắng dìu nhau đi. Tôi và Thủy dìu nhau xuống thuyền, Thủy bị một mảnh thấu bụng phải ra viện tuyến sau mới mổ được nhưng nó vẫn lom khom ôm bụng đi được. Đoạn sông Thạch Hãn này khá rộng có lẽ gần về biển hơn, loáng loáng sóng hai bên mạn thuyền dưới ánh trăng thượng tuần và mờ ảo của đèn dù. Thuyền lướt xuôi dòng cũng khá lâu rồi tạt mé trái, chúng tôi dìu nhau lên bờ. Đoạn sông tiếp theo bị bom từ trường chưa thông thuyền được các đoàn thương binh buộc phải lên bờ để đi bằng đường bộ ra Vĩnh Linh. Đây thuộc huyện Gio Linh, chúng tôi đi qua những trảng cát xâm xấp nước với một thứ cỏ lác. Chẳng biết đi được bao xa rồi chúng tôi dừng chân tại mấy căn nhà âm đào sâu dưới đất. Sáng ra mới biết xung quanh chúng tôi là cánh đồng cát ngập nước, nơi chúng tôi nghỉ là một gò cát cao hơn một chút có nhiều cây bụi mọc. Các nhà hầm nửa nổi nửa chìm ẩn mình trong đám cây bụi. Đây chính là một trạm trung chuyển thương binh nên có y tá kiểm tra lại các vết thương, có các cô du kích lo cơm nước. Nằm nhà hầm nghe gió bên ngoài thổi ù ù, vẳng lại tiếng …u…u…i…i… của thằng OV10, tiếng bom đạn ở đâu xa vẳng tới chứng tỏ rằng đây đã ở sâu trong hậu phương của mình.
Vĩnh Linh: Đội điều trị 52 và 48
Chiều tối chúng tôi lại lên đường, trước khi đi mỗi người được phát hai gói lương khô 701 để ăn dọc đường. Bữa cơm chiều các cô du kích cho ăn một bữa cơm với canh cá chua ngon quá. Đã lâu lắm rồi mới lại được ăn một bữa cơm ngon như thế. Quãng đường đêm nay vất vả quá, rất nhiều đoạn chúng tôi phải lội nước tới bụng, thương binh nặng nằm trên võng xũng nước, thương binh nhẹ hơn thì dìu nhau ngã xấp ngã ngửa. Tiếng pháo từ hạm đội 7 rít qua đầu nổ ở sâu phía trong. Tới những đoạn không bị ngập chúng tôi nằm lăn ra vì đau, vì mệt. Thằng Thủy bữa chiều cơm ngon miệng ăn nhiều nên dạ dày phình ra cọ xát vào mảnh đạn nên kêu đau oai oái. Chân tôi lội nước suốt đêm làm cho các vết thương ở chân, ở hông và ở đùi nhiễm trùng sưng tấy phát sốt và cứng hết cả người. Vẫn phải đi tiếp, cố gắng đến viện chả nhẽ lại nằm lại. Tôi bám vào Thủy để lết từng bước, mỗi lần mệt quá nó phải đỡ chân tôi để ngồi xuống. Mấy chục con người lê lết rồi cũng đến được một con lạch nhỏ và ở đấy đã có thuyền đợi chúng tôi. Ngồi trên thuyền nửa thân dưới cứng đờ không còn cảm giác gì tôi chợt nghĩ các vết thương bị nhiễm trùng có thể bị uốn ván vì lúc lội qua cánh đồng ngập nước cỏ thối, ý nghĩ bị uốn ván chắc chắn sẽ không qua khỏi khiến tôi ứa nước mắt khi nghĩ đến Mẹ: “Mẹ ơi! Con không trở về được với Mẹ rồi…” rồi tôi lơ mơ thấy thuyền tới một khúc sông rộng hơn đó là sông Bến Hải. Thuyền cập bờ, Thủy dìu tôi lên khỏi thuyền vất vả quá vì chân tôi tê cứng hết cả. Rồi chúng tôi cũng đến nơi, tôi ngồi dựa vào vách một căn nhà hầm, bên trong la liệt thương binh.
Tôi tỉnh dậy vì bên tai tôi có tiếng la lớn “Đau quá, mẹ ơi! … Con đau quá … Con nhớ mẹ quá … Con muốn về với mẹ để đi học … mẹ ơi … học … học …”. Tiếng kêu đuối dần rồi ngừng bặt. Đó là người thương binh nằm cạnh tôi, anh là ai, tên là gì, quê ở đâu, đơn vị nào tôi không hề biết, chỉ biết trong giờ phút lâm chung anh chỉ có một ước muốn được trở về gặp lại Mẹ và tiếp tục sự nghiệp của mình. Ôi những bà mẹ Việt Nam đã mang nặng đẻ đau và dâng hiến những đứa con dứt ruột của mình cho đất nước. Chẳng có bà mẹ nào lại muốn nghe thấy tiếng con mình gọi trong giờ phút lâm chung đó.
Ảnh chụp tại quê nhà Thủy “con”, Thủy đứng giữa hàng đầu.
Sáng ra, người ta đã đưa người thương binh mất đêm qua đi rồi. Mấy người đi cùng anh ta trên đường ra viện cũng chẳng biết gì hơn, may ra chỉ có bên quân y mới biết mà thôi. Đội điều trị 52 tại xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh nằm ẩn mình trong các khu vườn hồ tiêu của vùng đất đỏ ba-dan. Quang cảnh viện tan hoang, nhiều nhà hầm cho thương binh bay hết mái vì hôm trước B52 rải thảm vào đây. Khu vực bếp của Viện bị trúng bom nồi niêu xoong chảo bát đĩa cho thương binh chẳng còn gì cho nên cơm chỉ có thể đổ chung vào các tầu lá chuối ăn cùng ruốc mặn mà thôi. May mà tôi có cái thìa US cài ở túi sau để dùng, nhiều anh em phải nắm thành nắm nhỏ để ăn. Sau khi kiểm tra, băng bó lại các vết thương và không có hiện tượng bị uốn ván tôi lại được chuyển đi tiếp về Đội điều trị 48 ở xã Vĩnh Long cách đấy gần hai chục cây số.
Đoàn chuyển thương đi giữa ban ngày mỗi người cầm một cành cây để che nắng và ngụy trang, băng qua những đồi hồ tiêu xanh mướt, những vườn mít lúc lỉu, nếu như được tạt ngang lúc này thì thế nào cũng phải kiếm quả mít cho đỡ cơn thèm. Người dân ở đây đã dỡ nhà của mình để làm hầm và cuộc sống thường nhật là ở dưới lòng đất. Chúng tôi gặp QL1 và cứ men theo đường mà đi, qua những đống gạch vụn của thị trấn Hồ Xá chúng tôi tạt vào một con đường nhỏ bên trái theo một con sông nhỏ tới một xóm nhỏ thuộc xã Vĩnh Long, Đội điều trị 48 nằm tại đây. Thương binh chia về các nhà hầm của dân, ở đây là nơi dân từ Quảng Trị sơ tán ra, còn phụ nữ, người già và trẻ con ở đây lại ra Nghệ An chỉ có thanh niên và đàn ông bám trụ ở lại phục vụ chiến đấu.
Cái xóm nhỏ này nằm trên một bãi cát với những bụi trúc nhỏ mọc khắp nơi. Ở đây tôi gặp Tân quẩy ở C1 học lớp 15 Máy, nó cũng ra đây từ hôm trước cùng với Thái Minh Hùng lớp 16 Thủy lợi, Hùng đeo băng kín một bên mắt không rõ có giữ được mắt không. Ông Lâm 13 Xây dựng cũng đã hy sinh hôm 16/9 rồi. Tôi lại gặp một cậu mang ba-lô có viết chữ Dương Thanh, C2, D1, E101 trên nắp ba-lô nhưng không phải là Thanh, cậu ta nói cùng ở C2, Dương Thanh hy sinh cùng Cường, Niên đều ở K16, Thắng 15 Kiến trúc. Nhớ lại cái đêm xe chở quân qua Đô Lương và anh em có yêu cầu cho Thanh chạy về nhà ở ngay ven đường để chào mẹ lần cuối, ai có thể nghĩ rằng đó cũng thực sự là lần cuối của Thanh.
Các lán thương binh của Đội điều trị 48 được đào âm dưới những lùm cây thấp trong một xóm nhỏ của xã Vĩnh Long từ đây có thể thấy quốc lộ một và thị trấn Hồ Xá hoang tàn cách không đầy ba km. Đêm xuống đoàn thương binh chúng tôi được phát mỗi người hai phong lương khô 701 và tiếp tục lên đường. Chúng tôi cứ bám theo nền đường xe lửa xuyên Việt hướng ra phía Bắc. Người ta đã chọn con đường xe lửa đã bị bỏ hoang mấy chục năm nay thành một tuyến giao liên vô cùng quan trọng và lại bất ngờ với địch.
..(còn tiêp)
L.X.T