Những vụ án thơ trong lịch sử – Phạm Thuận Thành

 

Năm Gia Long thứ 13 (1814), có vụ án “Văn chương phản nghịch” mà hậu quả kinh người khiến cho bài học câu chữ không thể xem thường, vượt xa vụ án thơ thời Lê Thánh Tông rất nhiều về mức độ.

 

Năm Gia Long thứ 13 (1814), có vụ án “Văn chương phản nghịch” mà hậu quả kinh người khiến cho bài học câu chữ không thể xem thường, vượt xa vụ án thơ thời Lê Thánh Tông rất nhiều về mức độ. Nguyên nhân vụ án là cử nhân Nguyễn Văn Thuyên, con trai tể tướng Nguyễn Văn Thành làm quan ở Nghệ An, nghe danh ở Thanh Hóa có hai nhân vật văn chương lỗi lạc là Nguyễn Đức Nhuận và Nguyễn Văn Khuê, nên đã làm một bài thơ kết giao sai gia nhân Nguyễn Trương Hiệu mang thư ra mời họ vào chơi. Bài thơ được dịch như sau: Ái Châu nghe nói lắm người hay/ Ao ước cầu hiền đã bấy nay/ Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn đó/ Ngựa kỳ Ký Bắc biết đâu thay/ Mùi hương hang tối xa nghìn dặm/ Tiếng phượng gò cao suốt chín mây/ Sơn tể phen này dù gặp gỡ/ Giúp nhau thay đổi hội cơ này(Bản dịch của Trần Trọng Kim).

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép vụ án thơ Nguyễn Sư Hồi thời Lê Thánh Tông như sau:

“Nhâm Ngọ, Quang Thuận năm thứ 3 (1462), tháng 3, tha tội chết cho Nguyễn Sư Hồi. Vua dụ các quan trong triều rằng: “Sư Hồi vì có công trung hưng cùng với cha là Xí có công lao lớn trong buổi khai quốc nên tha tội chết. Còn bọn Trịnh Lý thì triều thần các ngươi cùng bàn xử”. Sắc dụ tả đô đốc Lê Thọ Vực rằng: “Bài thơ yêu ma đó chưa chắc là do Sư Hồi làm, trong chỗ còn ngờ cũng có thể vu oan được. Những câu về Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Trịnh Văn Sái thì có ngờ cho nó còn được, chữ Thọ Vực thì chỉ nói là hung bạo, thực ra chưa đến mức phản nghịch thì sao lại đổ cho Sư Hồi làm? Nếu nó đáng chết nữa thì cũng là trời hại nó, sao nhà ngươi lại manh tâm báo thù nó”.

Bấy giờ Sư Hồi muốn hại bọn Lê Niệm làm một bài thơ vứt ra đường khiến người lưu truyền đến tai vua. Bài thơ viết: Nhân hữu nhị tâm vưu khả nghi/Tự lai chung cánh hiếu vi phi/Thổ biên hữu hoặc chân hung bạo/Thủy tại tây bàng xã tắc nguy (Người có hai lòng rất đáng nghi/Giống chữ “lai” đó thích vi phi/Bên “thổ” có “hoặc” thật hung bạo/“Thủy” sát bên “tây” xã tắc nguy).

(Người có hai lòng là chữ “niệm”, tức Lê Niệm. Giống chữ “lai” là chữ “lỗi”, tức Nguyễn Lỗi. Bên chữ “thổ” có chữ “hoặc” là chữ “vực”, tức Lê Thọ Vực. Bộ “thủy” ở cạnh chữ “tây” là chữ “sái”, tức Trịnh Văn Sái).

Sư Hồi làm bài thơ này chưa kịp lưu truyền thì tình gian bị bại lộ. Cả bọn đều xin trị tội Sư Hồi nên vua có dụ này để răn bọn Thọ Vực”.

Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Lê Thọ Vực, Nguyễn Sư Hồi đều là những người có công xướng nghĩa đánh đổ triều đình tiếm ngôi Lê Nghi Dân, tôn lập vua Lê Thánh Tông ngày 6.6.Thiên Hưng thứ 2. Sau đó vua Lê Thánh Tông đã luận công ban thưởng, cấp ruộng đất thế nghiệp, trong đó Sư Hồi được cấp kém Lê Niệm 200 mẫu, ngang bằng Lê Thọ vực (150 mẫu), hơn Trịnh Văn Sái. Nhưng việc phong chức thì Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Trịnh Văn Sái đều vượt Sư Hồi: Lê Niệm làm Thái phó Lỗ Sơn hầu, Lê Thọ Vực làm Tả đô đốc tham nghị triều chính chưởng điện tiền ti Kỳ quận công, Nguyễn Lỗi làm Đại đô đốc chưởng hình bộ, Trịnh Văn Sái làm Đô đốc tham dự triều chính chưởng điện tiền ti. Có lẽ vì thế mà Sư Hồi ghen tị, hiềm khích. May gặp vua anh minh sáng suốt nên việc trị tội có phần giảm nhẹ. Dù sao sách sử ghi lại cũng là một vết nhơ và là bài học cho hậu thế chớ dùng thơ yêu ma hại người, có khi chưa hại được thì mình đã bị hại.

Vậy mà năm Gia Long thứ 13 (1814), lại có vụ án “Văn chương phản nghịch” mà hậu quả kinh người khiến cho bài học câu chữ không thể xem thường, vượt xa vụ án thơ thời Lê Thánh Tông rất nhiều về mức độ. Nguyên nhân vụ án là cử nhân Nguyễn Văn Thuyên, con trai tể tướng Nguyễn Văn Thành làm quan ở Nghệ An, nghe danh ở Thanh Hóa có hai nhân vật văn chương lỗi lạc là Nguyễn Đức Nhuận và Nguyễn Văn Khuê, nên đã làm một bài thơ kết giao sai gia nhân Nguyễn Trương Hiệu mang thư ra mời họ vào chơi. Bài thơ được dịch như sau: Ái Châu nghe nói lắm người hay/ Ao ước cầu hiền đã bấy nay/ Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn đó/ Ngựa kỳ Ký Bắc biết đâu thay/ Mùi hương hang tối xa nghìn dặm/ Tiếng phượng gò cao suốt chín mây/ Sơn tể phen này dù gặp gỡ/ Giúp nhau thay đổi hội cơ này(Bản dịch của Trần Trọng Kim).

Bài thơ quá tâng bốc kẻ hiền tài chưa gặp mặt. Hai câu kết đã bị suy diễn là có âm mưu thoán nghịch. Sơn trung tể là “Tể tướng trong núi”, dựa theo tích Đào Hoàng Cảnh, đời Lương Vũ đế, học thức uyên bác mà không muốn ra làm quan, vào núi ở ẩn. Mỗi khi vua có quốc sự phải cho người vào núi tìm hỏi kế. Vì vậy người đời sau đặt là “Sơn trung tể tướng”. Nguyễn Trương Hiệu đọc thơ thấy có ý khác người liền đem cáo giác với quan hình bộ, rồi đến tay tả quân Lê Văn Duyệt. Và vụ án thơ xảy ra. Công thần Nguyễn Văn Thành cùng Vũ Trinh từng soạn bộ luật Gia Long, một người là cha, một người là thầy dạy của Nguyễn Văn Thuyên mà để Thuyên có ý ngạo mạn khẩu khí đế vương như vậy chẳng là mưu thoán nghịch ư. Nên nhà vua sai đình thần nghị tội, Nguyễn Văn Thành tự tử trong ngục để giữ lòng ngay, Nguyễn Văn Thuyên bị án phanh thây, Vũ Trinh bị án lưu đày.

So sánh lời lẽ hai bài thơ của Nguyễn Sư Hồi và Nguyễn Văn Thuyên thì bài thơ của Nguyễn Sư Hồi chỉ nhằm vào bậc dưới, còn bài thơ của Nguyễn Văn Thuyên có ý ngông ngạo nhằm vào bậc đế vương quá rõ do đó cách xử của hai vị vua cũng khác nhau rất nhiều.

Phạm Thuận Thành

Nguồn tin: daibieunhandan.vn

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder