Trong cái kí ức tưởng chừng như mơ hồ của tôi, có những khoảng thời gian mang tên là vụn vỡ, bóng đen nơi đâu lấp đầy làm đôi khi tôi nhạt phai niềm nhớ. Chẳng phải là tôi quên đâu, chỉ là đôi khi con người ta lớn lên, cái tình cảm dẫu vẫn đong đầy trong bờ tim người ta ngại thể hiện ra, nên- và cũng là đôi khi, tôi không còn thể hiện rõ sự yêu thương con trẻ với cha như trước…
Trong cái kí ức tưởng chừng như mơ hồ của tôi, có những khoảng thời gian mang tên là vụn vỡ, bóng đen nơi đâu lấp đầy làm đôi khi tôi nhạt phai niềm nhớ. Chẳng phải là tôi quên đâu, chỉ là đôi khi con người ta lớn lên, cái tình cảm dẫu vẫn đong đầy trong bờ tim người ta ngại thể hiện ra, nên- và cũng là đôi khi, tôi không còn thể hiện rõ sự yêu thương con trẻ với cha như trước.
Từ bận đi lấy chồng, số ngày về thăm cha trở nên thưa thớt. Đôi lần về thấy bóng dáng cha gầy guộc, đứng tựa cửa, mái tóc cứ như đếm sương hoài nên được ái ưu rơi đầy trên tóc, lấp lánh màu điểm bạc. Tôi còn nhớ ngày xưa tôi hay nhổ tóc bạc cho cha lắm, cũng bởi không muốn thấy người trở nên luống tuổi, một phần lại cảm thấy như cái tình cảm cha con qua những việc đơn giản nhất cũng trở nên chặt bền. Ấy thế mà rồi đi lấy chồng xa xứ, nỗi luyến thương chỉ còn là những bức thư tay, những cuộc điện thoại vội vã hay đôi lần về thăm nhà chóng vánh. Có chăng chỉ còn lại là tình cảm sục sôi không bao giờ vơi bớt và nụ cười của cha mỗi khi tôi về cứ như ngày đầu tôi mới xa, làm cha mong ngóng, đợi tin…
Tôi sinh cháu thì năng trở về bên ngoại hơn, con tôi lên sáu thì cha tôi lưng cũng đã bắt đầu nhói vì những cơn đau hành hạ của thể xác và tuổi già. Cha hay kể tôi nghe những lần ông đặt tôi lên vai, cõng tôi đi khắp nơi, đưa tôi xuống biển, đưa tôi lên núi, cứ tưởng chừng khắp thế giới này đều có dấu chân ông, và trên đôi vai vững chãi ấy, lấp lánh một hình hài bé nhỏ- là tôi. Tôi còn nhớ ngày ấy tôi ha gọi cha là “Gi”, cái danh xưng ấy thực chẳng có ý nghĩa nào cả, tới giờ tôi vẫn không biết sao ngày đó tôi gọi cha như thế, mà cả cha cũng không biết, cứ tượng như thay vì gọi là “ba”, tôi sẽ gọi là “ Gi” vậy. Mẹ hay cười : “ Ngày ấy mi đáng yêu lắm con ạ, cứ Gi Gi mãi thôi, chứ chẳng đáng ghét như giờ, hững hờ như giờ với cha mi vậy đâu”. Những lúc nghe mẹ trách yêu tôi chỉ phì cười. Tôi sẽ chẳng thể nào quên được những lúc cha nằm dài trên nhà, cong hai chân lên, và tôi sẽ “phi” ngay lên hai chân ấy, và ba sẽ đu chân lên, tôi ôm chặt hai chân ba, cú thế ba sẽ cho tôi chơi trò bập bênh lúc nào tôi cũng thú.
Trong cái kí ức tưởng chừng như mơ hồ của tôi, có những khoảng thời gian mang tên là vụn vỡ, bóng đen nơi đâu lấp đầy làm đôi khi tôi nhạt phai niềm nhớ. Chẳng phải là tôi quên đâu, chỉ là đôi khi con người ta lớn lên, cái tình cảm dẫu vẫn đong đầy trong bờ tim người ta ngại thể hiện ra, nên- và cũng là đôi khi, tôi không còn thể hiện rõ sự yêu thương con trẻ với cha như trước. Cũng giống như thay vì có thể nhào tới ôm hôn cha mỗi khi đi học về tôi chỉ còn cúi chào lế phép dẫu thực tâm đôi chân vẫn muốn được bé bỏng trong vòng tay của cha như ngày nào. Cứ như người lớn tự cho mình cái quyền được mạnh mẽ, không muốn bị xem là nít nôi thưở nào nữa vậy. Cu Mon nhà tôi thì rất bám lấy ông, cha vẫn hay cho nó chơi cái trò bập bênh như của tôi ngày trước, lúc ấy tôi nghĩ ông còn khỏe lắm. Cho tới khi tạt sang phòng thấy mẹ đang dán những miếng dán lên lưng cha tôi như chực khóc.
– Bảo ông rồi, có còn trẻ trung gì nữa đâu mà chơi cái trò ấy.
– Ngày xưa cái Bi (là tôi) thích lắm bà, giờ cu con nó cũng thích, hệt như mẹ!
Nói rồi cha cười khúc khích, còn tôi thấy trong lòng như đổ cơn mưa. Ngồi bên
Hiên tôi nhớ như in những lần tôi nghịch dại, cha chiều tôi quá mức, phải nói là ở ông có cả sự hi sinh rất lớn mà rất ít người đàn ông nào kiên nhẫn làm được như thế. Đi làm về cha luôn phải chơi đồ hàng với tôi, cái bóng dáng to lớn ấy chui vào trong một gian hàng bé nhỏ, cố thu mình lại cho không đổ vỡ bất kì món đồ chơi nào nhìn thấy thương. Sau ngày làm căng thẳng, chỉ cần thấy tôi đón ông thì dù mỏi mệt cách mấy ông cũng mỉm cười. Hay có những lần tôi bắt ông chơi trò dựng lều, tôi cột dây mùng vào chân ông bắt ông cứ đứng mãi, dẫu ông rất mỏi hay rất mệt, nhưng vì con gái đang ngủ say trong cái lều “tự tạo” ấy ông cảm thấy an lòng chịu mỏi vài tiếng…
Lần nào tôi tạt sang nhà cha cũng tự tay xuống bếp nấu cơm tôi ăn. Ấy thế nhưng dẫu tình yêu thương con cái có là vô bờ đi chăng nữa thì nếp gấp thời gian cũng bắt đầu in hằn trên thân thể cha. Mái tóc cha không còn nhánh đen như khi xưa tôi vẫn hay vò tay vịn vào mỗi khi được cõng. Cái dáng vững chãi ấy có chăng chỉ còn là hình hài khi những cơn đau người hành hạ cả thể xác của cha tôi. Và cả trên nụ cười của ông, gương mặt rạng rỡ khi đứa con gái lâu ngày gặp lại cũng đã hằn những vết chân chim nơi khóe mắt…Bước nhảy của thời gian chẳng thể dừng lại ở nơi ai. Đứng một góc nhà, tôi nghe cha tâm sự với cu Mon:
-Ngày xưa mẹ là thích ăn trứng lắm, nên ông lúc nào cũng dành phần trứng cho mẹ hết đó, sau này cu Mon lớn lên, cu Mon cũng phải tập nấu món đầu tiên là trứng cho mẹ ăn đấy nhé. Nhưng mẹ cũng hư lắm, ăn là không dừng lại được đâu, Mon phải biết ngăn mẹ nghe không?
Tự nhiên cả đất trời như đang quay cuồng trước tôi, tình cảm bấy lâu tôi giấu chôn chực vỡ òa ra trước mắt. Cha đang ở trước mặt tôi đấy thôi mà tôi tưởng ở nơi đâu xa lắm, vẫn là cha với những tội ác của thời gian. Lúc nào cũng bế tôi lên thật cao đưa tôi dang tay ẵm cả bầu trời, nhìn thấy tôi là mọi lắng lo,mệt mỏi tưởng chừng như tan biến. Người lớn thì sao, tôi vẫn muốn gục vào lòng cha như ngày còn thơ bé. Tại sao tôi phải giấu đi tình cảm mình khi cha – đi gần hết cuộc đời vẫn luôn thể hiện cho tôi thấy tình yêu thương vô bờ bến của ông? Xuống bếp tự tay nấu bữa cơm mời cha, nó chưa là gì so với những gì mà tôi muốn thể hiên, nhưng cha nheo mắt cười :” Ai chà, cô con gái tôi biết nấu ăn cơ đấy”, làm tôi òa khóc, nhảy vào lòng cha gieo hai tiếng “ cha ơi” làm cu Mon và mẹ mắt tròn xoe, còn cha, chỉ cười, và vết chân chim in hằn sâu lắng…
L.H.H.T