Ông chú đè ngửa chị Bứa ra giường, người chị run bần bật, không biết run vì sợ hay run vì sao nữa, bình thường chị thấy mấy con chó ở xóm cứ sáng ra lại tụ tập, con đực, con cái làm tình với nhau, chị để ý thấy một con chó đen nhà bà Loang còn đi tơ với mấy con cái cơ mà, hôm thì con vàng, hôm thì con xám tro, có hôm con đen xì….
Ông chú đè ngửa chị Bứa ra giường, người chị run bần bật, không biết run vì sợ hay run vì sao nữa, bình thường chị thấy mấy con chó ở xóm cứ sáng ra lại tụ tập, con đực, con cái làm tình với nhau, chị để ý thấy một con chó đen nhà bà Loang còn đi tơ với mấy con cái cơ mà, hôm thì con vàng, hôm thì con xám tro, có hôm con đen xì….
Ngày chị Bứa về làm vợ Lắc, đã được yêu đương, hẹn hò buổi nào. Chỉ là hai bà mẹ đi chợ nói câu chuyện rồi đồng ý với nhau, thế là đem trầu cau sang dạm hỏi. Chị Bứa có ngờ đâu cái sự làm vợ nó lại đến chóng vánh, bất ngờ đến thế. Mà chị có xấu xí đến nỗi nào, xấu như Thị Nở cũng còn được trăng thanh gió mát khát khao ở vườn chuối với Chí Phèo, đằng này chị thì… cũng tóc đen dài, lông mày lá liễu, cặp môi mỏng trái tim, chỉ cái tội làm đồng nắng gió nhiều nên làn da con gái đen nhọ chứ được nhàn hạ như con gái thành phố chả đến nỗi… Mẹ chồng chị bảo “Hai nhà được cái cũng nghèo như nhau, thằng Lắc nhà bu chịu khó, chỉ cái tật uống rượu, nhưng có vợ con chắc nó sẽ tu chí làm ăn”. Chị sợ, không muốn, nhưng không dám cãi lời mẹ, mà biết cãi làm sao, ở cái làng này thì toàn người quanh làng lấy nhau, con gái làng chửa kịp lớn đã có đám dòm ngó, con trai làng chuyên đóng đám, tụ tập giữ gái làng thì đứa con trai làng khác nào dám bén mảng, có đứa cố tình thì cũng bị đập xe đạp hoặc “ăn gạch” vào đầu, “Không lấy chồng nhanh thì ế… chó nó rước…”, mẹ chị suốt ngày cay ca, mà ở làng khối con gái ế ra đấy, có nhà ế đến ba, bốn đứa phải lên vùng cao làm lẽ, có đứa phải đi Trung Quốc lấy chồng, cả đời không được về quê. Thôi thì, nhắm mắt đưa chân, muốn ra sao thì ra. Lắc chồng chị được cái to khỏe như con trâu mộng, hắn cuốc một ngày hết băng ba sào ruộng.
Lắc cưới chị Bứa về làm vợ, Lắc nghĩ trong đầu là, chủ yếu lấy người về làm, cùng lắm đẻ mấy đứa con, “Tự dưng đi rước về, cưới nó cho bu bá chứ chả cho tôi”. Nói thế mà đêm tân hôn hắn cũng hồi hộp, khấp khởi, lần đầu tiên trong đời hắn được khám phá vào cái thế giới ngàn vàng, mà hắn chả mua bán mất xu nào. Hắn phải ra gian ngoài lấy chai rượu cúng trên bàn thờ, tu một hơi cạn sạch để lấy can đảm, không có rượu hắn cứ thấy chân tay run bắn. Rượu ngấm hắn mới lần vào giường, hắn tiến đến sát chị Bứa cầm tay chị. Chị Bứa run bần bật, cảm giác sợ như con gà đang bị đè cổ chuẩn bị cắt tiết, chị lắp bắp “Đừng tôi xin…”. Lắc cằn nhằn “Bu bá tôi cưới Bứa về cho tôi để làm cái này…”, miệng hắn phả ra hơi rượu nồng nặc. Chị Bứa chắp tay trong bóng tối của ngôi nhà đất mái rạ bu bá chồng vừa cất trên thửa ruộng canh tác cho hai vợ chồng, “Nhưng tôi hôm nay… tôi xin”. “Xin này, cho này”… vừa nói hắn vừa kéo tuồn tuột chiếc quần chun đen của chị Bứa, hắn đã ngấm rượu chẳng biết đâu là lý trí, hắn chẳng biết cái thế giới ngàn vàng nó màu mẹ gì, nó hình thù gì, tròn méo ra sao, nó nằm nghiêng hay lệch trên thân thể người con gái đang run sợ. Hắn chồm lên người chị Bứa. Chiếc giường gỗ mít rung lên như muốn xập xuống… hắn thở hùng hục… hắn ngã vật ra giường… hắn ngáy vang như xấm, không còn biết trời đâu, đất đâu. Chị Bứa đau đớn, cắn chặt hàm răng trên vào môi dưới để khỏi bật ra tiếng kêu như con thú đang bị hành hạ trong đêm, nước mắt chị chảy không ngừng. Đêm sau, đêm sau nữa cũng thế, hắn vẫn phải uống rượu để lấy can đảm làm chuyện ấy. Ban ngày chị Bứa đi làm đồng quần quật, ban đêm chồng chị lại uống rượu lấy can đảm, mãi rồi cũng quen, hai đứa con một trai, một gái lần lượt chui ra.
Lắc uống rượu say hay chửi bẩn nên ở làng chả có ai chơi với, chỉ có Vụng là thân, cũng dân nghiền rượu với nhau, chén chú chén anh rồi thi nhau chửi. Hôm đó Vụng uống nhiều rượu hơn, chửi cũng nhiều hơn, Lắc kém miếng khó chịu hỏi “Mày chửi ai”, Vụng lè nhè “Thì chửi mày chứ còn chửi ai, chả nhẽ chửi con chó”. Lắc tu ừng ực hết nửa chai rượu còn lại rồi đập vỡ tan cái chai, còn một nửa trên cổ chai, hắn vẫn cầm trên tay, mảnh chai chĩa ra nhọn hoắt. Vụng say rồi biết gì là sợ, thách đố “Mày đánh tao đi”, da mặt Lắc từ đỏ vì rượu chuyển sang tím tái vì tức giận. Lắc không thèm nói cầm một nửa chai rượu đâm vào đầu Vụng, máu đỏ phun ra như người ta cắt tiết con lợn. Chị Bứa đang đãi mớ tép ở cầu ao vừa đi dậm về, thấy vậy hét lên rồi nhờ mấy người đang làm đồng đưa Vụng vào bệnh viện. Vụng vào bệnh viện được các bác sĩ cứu chữa đã thoát khỏi thần chết, nhưng cái đấu cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, ở bệnh viện Việt Tiệp được chưa đầy một tuần thì Vụng lừa lúc người nhà ngủ quên bỏ trốn khỏi bệnh viện, Vụng đi ra ngoài đường xe cộ đông đúc, đường phố lắm ngã rẽ chứ không như ở quê, thế mà hắn mò mẫm đến gần tối cũng về đến Cầu Rào, trời nóng nực, Vụng muốn xuống tắm, Vụng nhảy xuống dòng sông đang chảy xiết, lẽ ra phải tìm vào bờ thì Vụng lại nhào ra xa, đầu óc của Vụng đã bị nhát đập của Lắc làm mất hết trí khôn. Vụng chới với trong dòng nước, rồi dòng nước cuốn Vụng đi…
Phải đến hơn chục ngày gia đình mới vớt được xác Vụng trong một đống bèo lùng nhùng, xác chết đã chương phình, bốc mùi. Gia đình Vụng đau buồn, căm phẫn Lắc đã gây lên cái chết cho Vụng khiêng xác Vụng về chôn giữa nền nhà Lắc. Lắc bị bắt đi tù về tội cố ý “giết người”. Chị Bứa ở nhà van xin gia đình Vụng, rồi nhờ chính quyền can thiệp, gia đình mới đưa xác Vụng ra nghĩa địa chôn cất, nhưng trước khi mang xác Vụng đi chị Bứa phải ký nợ, chị Bứa phải trả tiền viện phí, ma chay, ván vải, tiền mạng người Vụng hai mươi triệu đồng. Hai mươi triệu năm ấy to lắm, cả làng chủ yếu nhà tranh vách đất, đến chín mươi phần trăm là hộ nghèo, cấy, gặt cả ngày công mới được năm nghìn đồng, tiền trăm còn không dám mơ, nói gì đến tiền triệu, mà những hai mươi triệu…
Lắc đi tù, từ đấy ngôi nhà chỉ còn ba mẹ. Bọn trẻ sợ con ma ông Vụng về cứ giật mình khóc ré trong đêm, chả riêng gì bọn trẻ, chị Bứa cũng sợ hãi mỗi khi ra ngoài vào buổi tối. Phải làm gì để nuôi hai đứa con, phải làm gì để trả nợ cho chồng, nhà quê chỉ trông vào mấy sào ruộng. Ruộng canh tác mới được cơ chế Khoán Mười mở ra, không còn cảnh lao động tập thể, bớt bát cái cảnh “đói rách vạ vật”. Người nông dân lúc bấy giờ được “Cổ phần hóa” đất canh tác, diện tích đất được chia theo đầu người, như nhà chị Bứa ba mẹ con cũng được hơn bốn sào cấy. Ngoài cấy lúa, chị Bứa còn mò móc quanh ruộng đồng được con tép con rạm về nấu canh cho con ăn, còn đâu bán được đồng nào cũng phải lo tiếp tế cho chồng.
Án của Lắc mười hai năm, đấy là đã được giảm nhẹ vì nguyên nhân giết người do rượu, không làm chủ được hành động, mà Lắc đập Vụng đã chết ngay đâu, đến tuần sau mới chết, lại tự Vụng ra sông chết nên Lắc được giảm tội, chứ nếu mà nhát đập của lắc làm Vụng chết ngay thì hắn có mà rục xương trong bốn bức tường nhà giam. Mẹ con chị Bứa ở nhà sống vật vờ qua ngày, những cái gì trong nhà đáng đồng tiền thì bị người nhà Vụng đến xiết nợ, mà (làm gì) có cái gì đáng tiền trong nhà, chỉ đến mùa mới thu hoạch được mấy tạ thóc, vừa mới phơi xong một nắng, chưa kịp rê sẩy gì nhà Vụng đã mang bao đến hót “Như thế này là nhà tao còn nhân nhượng cho mẹ con mày trả dần chứ không thì…”. Không thì làm sao, có ăn được thịt người thì ăn chứ nhà này còn thân thể gì, khổ như chị Dậu chồng ngồi tù còn có đàn chó cái để bán chứ, nhà chị Bứa chả có đâu ra, thóc thì bị xiết nợ, mấy mẹ con phải ăn rau, hoặc nhịn đói qua ngày. Cái thân chị thế nào cũng xong chỉ thương bọn trẻ, đã chẳng được đi học, phải móc rốc, mò cá kiếm cơm.
Nhà Lắc có ông chú Phực đã ngoài sáu mươi, được cái có của ăn của để. Quan niệm ở quê thì nhà nào có dư thóc trong nhà thì được xem là khá giả. Ông chú Phực có tính keo kiệt, chả bao giờ bố thí cho mấy đứa cháu con chị Bứa bát cơm, chúng nó léng phéng đến đầu ngõ đã bị xua đuổi, có lần còn thả chó ra cắn thằng Lúc con lớn chị Bứa què chân mấy ngày đi thập thễnh. Ông chú Phực hay bắt vợ nhịn đói đi làm, cả ông ta cũng nhịn, nhịn nhiều nên người ông ta gầy đếm từng cái xương sườn, gầy gò thế nhưng khổ cái “khoản kia” lại “máu lên cổ”. Ông chú Khựa cũng nghiện rượu, rượu vào thì bà thím có mà… ôm quần chạy… Ông chú đã lấy đến ba bà vợ mà chả bà nào dám ở. Đến lúc bà vợ thứ ba đội nón ra đi, phải chịu cảnh mồ côi vợ ông ta càng uống rượu chửi đời, chửi mình, rồi ông ta nghĩ đến cô cháu dâu đang phải đói rách lăn lóc trên ruộng đồng mà khổ cái thằng chồng nó lại vắng nhà.
Buổi chiều nắng quái xiên qua rặng tre đầu làng, ông Phực lần mò trên bờ mương máng cỏ gừng chằng chịt, có may như cái kim nhọn găm đầy quần áo, cái bóng ông ta ngoằng ngoẵng đổ dài xuống mặt máng nước. Bọn trẻ nhìn thấy ông Phực đến sợ chạy tán loạn ra đồng tìm mẹ về… “Mẹ về có chuyện”. Chị Bứa vội vã chạy về nhà, còn chuyện gì nữa, ông chú đến nhà chị làm gì thế này? Mình có vay nợ gì ông ấy đâu? Chị lấp ló bên bức tường đất một lúc mới dám vào chào chú. Ông Phực nhìn cô cháu dâu từ đầu đến chân, cái áo mỏng ướt mồ hôi dính bệt vào để lộ hai bầu vú căng tròn, hai núm vú cứ hơn hớn lên như trêu ngươi, cái giỏ bên hông thì bị lũ rốc, cá kéo xệ xuống, kéo theo cả cạp quần chun trễ xuống, mặc cho cái bụng phớ lớ chìa ra. Ông Phực nuốt nước bọt đáng ực… “Mai sang nhà tao lấy bao thóc về cho bọn trẻ ăn”. Nói rồi ông đi về cho nhanh… thật nhanh, chả ai hiểu trong đầu ông ấy đang nghĩ gì. Chị Bứa sướng như mở cờ, cảm ơn ông chú rối rít, may sao chồng đi tù, bố mẹ hai bên cũng già yếu đói kém này… Hôm sau chị Bứa ăn mặc gọn gàng đến nhà ông chú. Chị rón rén bước lên bậc thềm. con chó xích bên gốc cây cứ nhẩy xổ lên muốn lao vào căn xé chị . Ông chú đã chuẩn bị sẵn cho cuộc này, ông uống hai chai rượu, giống như Lắc lần đầu để lấy can đảm, chứ bình thường ông chỉ uống một chai. Ông chú kéo chị Bứa xềnh xệch vào nhà, ấn vai chị ngồi xuống mép giường “Chồng mày đi tù, mày để mấy đứa cháu ông nheo nhóc đói kém, thôi để ông lo cho chúng nó”. Chị Bứa nói lí nhí. “Dạ vâng ông cho con vay một hòm cho các cháu ăn đỡ đến mùa con trả ông”. Ông Phực hạ giọng như nịnh nọt với đứa trẻ con “Trả cái gì mà trả, ông thương ông giúp”. Bàn tay nhão nhoét, xấu xí của ông lân la, trên tóc, tên cổ chị Bứa rất thành thạo… “Ông thương nhà Bứa lắm” vừa nói ông chú vừa thọc tay vào ngực áo chị Bứa bóp lấy bóp để… “Cháu xin ông thương cháu…” chị van nài, nhưng bản năng đàn bà không cưỡng lại được cơn ham muốn, chồng chị đi tù cũng gần chục năm, cứ mấy đêm chị lại nằm mê Lắc về làm chuyện ấy, rồi tỉnh dậy, cơn thèm khát hành hạ chị, có đêm mơ tỉnh dậy chị vác cuốc ra đồng cuốc hết sào ruộng mà trời chưa sáng… ‘Làm việc cho nó quên đi”…
Ông chú đè ngửa chị Bứa ra giường, người chị run bần bật, không biết run vì sợ hay run vì sao nữa, bình thường chị thấy mấy con chó ở xóm cứ sáng ra lại tụ tập, con đực, con cái làm tình với nhau, chị để ý thấy một con chó đen nhà bà Loang còn đi tơ với mấy con cái cơ mà, hôm thì con vàng, hôm thì con xám tro, có hôm con đen xì….
Sau hôm đầu tiên “Ông thương…” đấy ông chú chồng cho chị bứa nửa bao thóc mang về… chuyện đời có lần đầu thì tất có lần sau, nhưng lần sau thì ông chú keo kiệt lần đến nhà, lừa lúc bọn trẻ đi vắng, ông chú lại gạ gẫm chị. Ông ta khôn, làm ở bên nhà nó mình về chả mất thóc. Nhà quê xưa nay vẫn vậy, bờ vách có tai, tiếng lành đồn xa, tin dữ cũng đồn xa. Cả làng Chùa mấy tháng nay đang được hâm nóng lên chuyện chú chồng ngủ với cháu dâu, chuyện nhà Bứa đã trở thành tin hót ở làng, đi đến đâu người ta cũng túm năm tụm ba lại buôn chuyện. Tin nóng bay tận đến nơi Lắc đang ngày đêm hùng hục lao động cải tạo để mau chóng được về nhà. Lắc nghe thấy chuyện tày trời nổi điên nhưng nhà tù làm gì có rượu cho hắn uống để mượn rượu chửi, hắn chửi suông, hắn chửi không nhằm vào ai, nhưng ai nghe thấy cũng cảm giác giống như đang bị hắn chửi, thế là hắn bị ăn đòn, những đàn anh cứ nhắm vào đầu hắn đập, hắn điên loạn. Mười hai năm tù cũng trôi đi hắn được về. Trong đầu hắn lúc nào cũng nung nấu hai chữ “Rửa hận”.
Chị Bứa thấy chồng về vui như tết, luấn quấn quanh chồng, còn Lắc cứ nhìn chị chằm chằm, hõm mắt hắn sâu hoắm, không thể biết hắn đang nghĩ gì? Hắn đợi đêm xuống, chẳng cần phải mượn rượu để lấy can đảm như ngày xưa, hắn lao vào chị Bứa cào cấu, cắn xé, rồi làm tình… Hắn nhục nhã, căm uất, máu sôi lên cổ, hắn thèm khát dục vọng lâu ngày, những thứ đó cộng lại làm chị Bứa cả đêm nẫu nát hết người.
Hai hôm sau, sau ngày về hắn giả vờ ngọt nhạt bảo chị Bứa sang nhà chú Khứa mượn thóc ăn. Chị Bứa lưỡng lự, nhưng nhìn hắn lừ đừ đôi mắt đỏ đục vội cắp nón đi như chạy. Ông chú Khứa thấy lâu ngày cháu dâu mới sang thì thích lắm, nghĩ bụng “Thằng chồng nó mới về, chắc vào tù bị bọn đầu gấu đánh hỏng hết bánh kẹo rồi, may mà đã có thằng con trai nối dõi không thì”. Ông chú Khứa giục chị Bứa vào hòm xúc thóc. Chị Bứa tưởng cháu trai ông ta về ông ta cũng phải biết nể, biết sợ thằng cháu trai mà tha cho chị. Chị cầm mủng đánh đu thân hình gày còm lên hòm thóc, lưng chị cong như con tôm, nửa người trên ở trong hòm, tay chị vạt thóc vào mủng, hai chân ở ngoài lúc dập lên, lúc dập xuống theo nhịp âm thanh những hạt thóc cọ sát vào nhau. Ông chú Khứa, chỉ chờ có thế, ông ta cầm gấu quần chun chị kéo tuột hẳn ra. Chị Bứa nhảy ra khỏi miệng hòm thóc trong hình hài bán nửa thân hình thiếu phụ gày nhom. Bỗng đánh rầm như trái bom nổ giữa nhà, Lắc từ trên mái nhà ông chú nhảy xuống, hắn nghĩ rồi, hắn phải bắt tân tay, day tận trán hắn mới trả thù, nhưng trả thù cả hai con người kia một lúc cũng khó khăn cho hắn. Hắn hét lên “Mẹ cha lũ dâm đãng, khốn nạn”. Hắn đạp ông chú lẻo khẻo ngã xấp xuống nền nhà, mặt mũi, mồm miệng đầy máu. Lắc cầm cổ áo chị Bứa lôi xềnh xệch về nhà, chị Bứa vẫn không mặc quần, ông chú hành động quá nhanh, thằng chồng manh động cũng chớp nhoáng, làm gì có giây phút nào để kịp xỏ cái quần vào cho đỡ nhục nhã với thiên hạ . “Ông không cho mày chết ngay, ông sẽ để mày biết thế nào là đau, là nhục”, hắn rít từng tiếng qua khe răng, nghe đã rợm người. Người làng nhìn thấy cảnh tượng đó kinh hoàng nhưng không dám can ngăn, sợ vạ lây, nó đang cơn điên, biết đâu đầu không phải phải tai, chả dại. Về nhà hắn lột nốt cái áo ruồm bâu của vợ ra, chị Bứa trần truồng, hắn trói tay chân chị rồi cột dây thừng vào bụng treo lên xà nhà, Lắc đuổi hết hai đứa con ra khỏi nhà, đóng cửa vào hành hạ vợ, hắn nhét rẻ vào mồm chị bứa lấy đòn xóc gánh lúa thúc vào vùng kín, chị Bứa đau ngất lịm. Lắc lại dừng một lúc, rồi uống rượu, hành hạ vợ lắm cũng mệt hắn không còn hơi mà chửi, đánh đập cách đấy chưa hả cơn căm hận hắn phải nuốt trong lòng mấy năm nay, cứ nhắm mắt vào thì thôi, chứ mở mắt ra nghĩ tới cảnh chúng nó trần truồng cưỡi lên nhau như hai con chó hắn lại càng điên. Hắn tháo chiếc dây thừng cho chị rơi tự do xuống đất đánh bịch một cái, rồi hắn cầm cái vỏ chai đập liên tiếp vào cái nơi nhơ nhuốc đã làm hắn nhục nhã bấy nay. Đánh đập chị Bứa một lúc mệt hắn lăn ra ngủ. Chị Bứa thoi thóp thở từ lúc bị hắn thả rơi xuống đất, lại bị đánh đập dã man đã chết tức tưởi, hai mắt trợn lên trần nhà. Lắc tỉnh rượu thấy vợ chết hắn không hề thương xót, hắn nghĩ cách thủ tiêu xác chị Bứa, hắn cho xác chị vào bao tải rồi kéo ra ruộng vùi xuống đống bùn lùng nhùng. Xong việc hắn sang nhà bố mẹ hắn lôi hai đứa trẻ về, rồi bảo bọn trẻ “Mẹ chúng mày ngủ hoang bị tao đánh đau trốn nhà đi Trung Quốc rồi”.
Con Bựa thì mới hơn chục tuổi còn dại không biết gì nghe bố nói vậy cũng tin, chứ thằng Lúc đã lớn, nó mười sáu tuổi cao ngồng ngộc hơn bố, đã biết trêu ghẹo con gái làng, nó không tin mẹ chúng nó trốn đi, trong nhà còn rất nhiều vết máu khô. Nó ngấm ngầm đi báo công an. Hôm xác chị Bứa được tên Lắc chỉ chỗ để bới lên thì đã thối rữa, bới lên trong bùn đất vừa tanh, vừa thối mấy ai dám đến gần. Thằng Lúc phải nhờ bạn bè nó luồn tấm ni lon khênh cả bùn cả xác chị bứa ra nghĩa địa vùi.
Chị Bứa chết. Tên Lắc đi tù, lần này thì án của hắn cao ngất ngưởng, hắn mới nuối tiếc cuộc đời, ngồi trong tù đợi ngày ra “dựa cột” hắn mới thấy thương con, thương vợ, thương thân phận người đàn bà rơi vào tay hắn phải chịu cuộc đời khổ sở, tủi nhục…
Hai đứa trẻ ngơ ngác nhìn cái giỏ tre đã từng buộc ngang bụng mẹ chúng bao tháng ngày, cái giỏ tre đã vô tình cột chặt cuộc đời mẹ chúng nó với bùn đất, khổ đến chết cũng không yên. Một cơn gió lạnh ùa đến làm đàn Cuốc trên bờ ruộng bay nháo nhác. Con Bừa ôm chặt lấy anh khóc. Từ nay chúng nó phải sống cuộc sống mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tuổi thơ của chúng đã bị cảnh đói nghèo đánh cắp, chúng phải bắt đầu cuộc sống mới, mà chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu, và tồn tại cách nào nữa.
B.T.T.H