Phép Lạ Thường Ngày – Truyện ngắn Ma Văn Kháng

 

– Anh xin lỗi bà hộ em. Em không muốn thế. Không bao giờ em muốn thế. Mà sao bỗng dưng em lại thế. Thật tình không bao giờ em muốn thế. Anh à, dạo này em yếu quá. Có lẽ, em không sống với anh, với con, với bà được bao lâu nữa đâu…

Chị quát ai thế, chị Ðào! Bà Ðồng, giật giọng, hất một cái lườm lên mặt người con dâu vừa từ ngoài sân bước vào nhà. Tay vẩy vẩy nước, mặt Ðào xụng xịu, mưng mưng. Nhưng mà Ðào giận dỗi ai mới được cơ chứ! Mà làm sao lại có thể giận dỗi được! Bà đang dỗ dành con bé. Con bé èo ẹo khóc, vì nó khát sữa, vì nó gắt ngủ. Ba ru dín, nựng nọt con bé. Là mẹ con bé, Ðào phải thừa hiểu điều đó, chứ sao lại dám từ ngoài bể nước quát vào :”Bà có im mồm đi không. Bà có cho tôi sống không, hở bà!” Ðào quát ai? Bà là mẹ chồng nó. Bà không phải là người ăn người ở trong nhà nó!
“Ðã thế thì đây, trả chị!” Ðặt đứa nhỏ vào chiếc cũi gỗ, Bà Ðồng ngẩng lên, dằn. Và đứa trẻ mới chín tháng, nhưng đã cảm nhận ngay được thái độ dằn hắt của bà nội, liền xệch miệng hệ hệ mếụ
– Muốn khóc, hả?
Mẹ nó đi tới cái cũi, cúi xuống, bế phắt đứa nhỏ lên, rít :
– Ðến giờ thì ngủ đi! Quấy quả nó vừa chứ. Một núi công việc. Giặt giũ, cơm nước, quét quáỵ Cái gì cũng đến tay!
Rồi ngồi xuống phản, xoay chiều đứa bé, vạch vú ấn vào miệng nó. Nhưng, con bé vừa bập môi vào đầu vú mẹ, lập tức lại nhè ra, oẻ người, ngoái ra cửa, tay vẫy vẫy như gọi bà.
– Ngủ đi, bà ơị
– Bà bà bà…
– Ngủ đi cho tôi còn làm. Bà làm khổ tôi nó vừa vừa chứ, bà ơi!
Ghì đứa bé vào ngực, định cả vú lấp miệng em không được, tức mình, mẹ nó phát đánh bộp một cái rõ mạnh vào mông nó. Con bé đang mếu máo lập tức khóc thét lên. Mẹ nó cáu tiết đặt phịch nó xuống giường, vớ cái phất trần đập phành phạch vào tường, dậm doạ. Con chó bông A Cát đang ngủ dưới gầm giường, thấy động, chui ra, chồm hai chân lên mép giường, đuôi phất nhè nhẹ theo thói quen, lập tức được nhận luôn một nhát quất, kêu ẳng một tiếng, tọt vào gậm giường, rên ư ử. Ðứa bé khóc hờn. Con chó kêu rên. Người phụ nữ trẻ quát tháọ. Căn buồng nhỏ náo động.
Bà Ðồng đứng ở hiên, với cái khăn, lặng lẽ lau mặt. Mọi khi gặp phải cảnh này, có bao giờ bà lại thờ ơ như thế? Mọi khi là thế nào bà cũng vứt bỏ hết mọi việc, đâm bổ vào nhà. Và việc trước nhất là bồng con bé lên, áp nó vào ngực mình như ủ ấp chở che đứa nhỏ, như trở thành điểm nương tựa cho nó. Ôi, cái Hoa bé bỏng tội nghiệp của bà! Cháu là hòn ngọc hòn vàng, còn hơn cả hòn ngọc hòn vàng, của bà. Mày là cái gì mà mày dám quát mắng tao, hở cái con mẹ Ðào kia! Con mẹ Ðào kia hư lắm, đã để em khóc lại còn mắng mỏ em. Bà là bà sẽ đánh roi con mẹ Ðào cho chừa cái thói hay nạt nộ em. Ôi, bà thương, bà thương!
Mọi khi là vậỵ Là đứa bé được nâng niu, dỗ dành và nó tuy còn rất nhỏ, nhưng đã cảm nhận được tình âu yếm từ lời ru, tiếng nói, bàn tay bà. Nguôi cơn hờn tủi, nấc nấc mấy tiếng xong là đứa bé ập mặt vào ngực bà, mắt gà gà. Và lúc ấy bà sẽ hạ cái võng. Bà gọi mẹ Ðào, bố Nghĩa, lấy sẵn cho em cái gối, cái tã. Rồi bà thẽ thọt dịu dàng răn bảọ rằng trẻ nhỏ hồn vía nó còn lỏng lẻo lắm, quát tháo to tiếng là nó sợ, nó bạt đị.  Nó sợ, nó bạt đi nên con bé vừa thiu thiu lại đã giật mình, nói mê gọi bà đây nàỵ
Mọi khi là vậỵ Là lát sau cái võng đánh bổng tít lên trong tiếng bà ru và cái khẳng võng kêu ọt ẹt đều đềụ Ru con a hả a hà. Con nín mẹ hả, con la mẹ buồn.
Mọi khi là vậỵ
Còn hôm nay ?
Hôm nay, lúc này thì bà mặc. Mặc đứa trẻ khóc lặng một hơi dài nghe mà xót tới tận ruột gan. Mặc con mẹ nó cầm cái phất trần, mắt long sòng sọc, nhe răng gầm rít: Mày có câm ngay không? Câm ngay! Câm ngay! Không thì tao… giết! Tao giết! Trời! Nghe mà khiếp quá. Ðàn bà mà có người độc miệng phũ mồm thế ư? Ðàn bà gì đàn bà thế! Có con thì phải khó nhọc vì con. Khó nhọc vì con là cái lẽ tự nhiên. Chứ sao động khó nhọc vào thân là than thân trách phận, là đánh mắng con cái, là làm ầm ỹ cả lên. Con bé Hoa, đã vậỵ Lại còn thằng bé Hiếu bốn tuổị Bốn tuổi là tuổi nhung nhăng, dại người, ương dở. Ðang ăn xôi đỗ đen, sực nhớ lại nằng nặc đòi mua xôi gấc. Ðang giữa mùa nóng nực lại bắt bố lôi quần bò, áo bò ra mặc. Nửa đêm thức dậy đòi dẫn ra sân đá bóng, tập xe đạp ba bánh. Ngày ngày vẫn là háo hức đi học mẫu giáo, nay bỗng dưng dở chứng, nguây nguẩy kêu không đi học nữa, mà chẳng có lý do gì. Thì thế mới là đứa trẻ con. Ðứa trẻ con chưa thành người, lý lẽ chưa hiều, phải trái chưa phân. Ngọt ngào dễ dàng mà bảo ban nó dần dần còn khó, đằng này lại giật đùng đùng. Ði học! Không nghe thì que vào sườn. Chỉ có xôi đỗ đen thôị Không ăn thì nhịn! Bà chiều nó, nó hư, không ai dạy được! Rồi hất cái phất trần lên.


Một nhát phất trần vào mông thằng bé là chục nhát quất vào mặt bà. Thì rõ ràng là không biết nể mặt bà. Thì rõ ràng bỉ bai bà rồị Bà là mẹ chồng nó. Bà là cán bộ ngân hàng đến hạn tuổi thì về nghỉ và có lương hưụ Ông cũng vậỵ Cả đời vất vả rồi, nay con cái đã lớn, ra ở riêng cả, nghĩ đã đến lúc có thể săn sóc nhau trong vô tư, thanh nhàn. Một căn nhà nhỏ ở ngoại thành. Một vườn cây xinh xắn. Một đời sống đầy đủ an toàn, vui vẻ. Còn gì ước ao hơn. Vậy mà hoá ra đời sống vân còn nhiều ràng buộc quá. Ông lên thăm con về, thở dài thườn thượt, kêu: Vợ chồng nó vất vả quá. Kẻ sĩ lăn lộn tìm kiếm cái cao siêu thì được nhận một đời sống nghèo nàn. Còn bọn thực dụng thì phè phỡn thừa thãị Thằng Nghĩa vướng mắc cá nhân với lão thủ trưởng viện. Nó đã nhẫn nại chịu đựng và chủ trương cắn răng nhẫn nhục, nhưng bây giờ nó đang tính bỏ việc. Tôi lo quá. Còn đang băn khoăn thì con trai xộc xuống nhà: Mẹ ơi, mẹ lên giúp Ðào vớị Nhà con ốm yếu quá!
Bà Ðồng mới vội khăn áo lên thăm vợ chồng Nghĩạ Lên rồi là không về được. Vì con dâu mới ở bệnh viện về. Mặt u oải, xanh rớt như tàu lá. Mới hăm tư tuổi đầu mà má đã trũng, mép có nếp nhăn. Không đủ sức đạp xe đi làm chứ đừng nói là ngày tám tiếng ngồi lỳ trước máy vi tính nhấp nhoáng con số! Thế là phải nghỉ việc nửa năm. Nửa năm, sáu tháng có lúc nào bếp than thôi đỏ rực. Khắp nhà, chỗ nào cũng sực nức nùi thuốc bắc. Khổ! Chửa đẻ, sinh nở là cái hạnh phúc của phụ nữ. Mà cũng lại là cái khổ ải của đàn bà. Hai đứa trẻ đẻ gần nhaụ Lại còn xẩỵ Một lần xẩy là bẩy lần đẻ. Lại còn nạo, hút. Người như cái xác ve, héo hắt, ủng eo, như có cái mầm bệnh oan nghiệt ủ ở trong ngườị
Hôm nay thì khác hẳn mọi khị
Hôm nay, lúc này thì bà Ðồng mặc mẹ con nó. Bà cứ nằm ở trong buồng. Bà nằm một mình ở trong căn buồng nhỏ, tới lúc nghe dâng lên cái xôn xao ở ngõ phố tiếng xe máy, tiếng người thì biết là chiều buông. Ðó là lúc chiếc xe rác gỗ hồi chuông rè đi quạ Là lúc Nghĩa, con trai bà đi làm về và đón thằng Hiếu ở lớp mẫu giáo về nhà.
Rồi ở cửa buồng nhập nhoạng bóng một đứa nhỏ cùng tiếng nó gọi bà như gọi vào khoảng không hoang vắng : Bà ơi, bà ở đâu? Bà Ðồng chống tay, nhổm ngay dậy, nao nao :
– Hiếu đấy à, cháu ?
– Bà, cháu chào bà !
Thằng bé con lọt vào buồng, nhẩy tót lên giường :
– Bà ơi, bà ốm à ?
– Bà hơi váng vất thôị
– Xuýt nữa bố cháu quên đón cháu bà ạ. Bà ơi, hôm nay cháu ăn cơm với cá.
– Thế cô có gỡ xương cho không ?
– Có ạ, cháu ăn hết cả bát cơm tọ
– Cháu bà ngoai lắm.
– Bà ơi, con A Cát nó cứ nằm ở gầm giường. Nó không ra chơi với cháu, bà ạ.
– Nó dỗi đấỵ
– Sao nó lại dỗi hở bà ?
– Mẹ Ðào cháu mắng nó. Mẹ cháu đang mệt, Cháu phải ăn nhời mẹ. Không nó cáu, nó đánh thì khổ thân. Thằng bé chưa kịp đáp : vâng, đã vội tụi xuống đất. Ngoài sân vóng lên một tiếng gọi gắt gỏng của mẹ nó :
– Hiếu đâu, không ra tắm rửa còn để đến bao giờ, hả !
Hiếu bước ra cửạ Bố nó đang rửa số bát rếch ngâm trong chậu từ sáng, quay lại nhìn mẹ nó đang trút nước sôi từ cái ấm điện xuống chiếc thau đồng.
– Ðể anh tắm cho con chọ
Ðứng ở cửa, Hiếu bậm bạch dậm hai bàn chân, nhăn nhăn mặt, làm nũng theo thói quen :
– Ứ ừ, bà tắm cơ !
Ngồi xuống, mẹ nó xắn tay áo, khoả nước trong thau, ngẩng lên, mắt quăng quắc :
– Ra đây
– Ứ ừ.
– Có muốn ứ không. Ra đây ! Có ra không thì bảo ?
– Ứ ừ, bà tắm cơ !
Hiếu lắc đầu, nguẩy người quầy quậỵ Mẹ nó nhổm dậy với cái khăn mặt, tóm tay nó, giật mạnh, giọng khê đặc :
– Bà nào ! Bà nào ! Tao là mẹ mày mà tao không bảo được mày à? Mày định khóc hả. Mày làm con Hoa nó dậy thì mày chết với tao!
Nghĩa bỏ chồng bát đang rửa, quay lại khuyên con một câu rồi vội vã đâm bổ vào nhà. Trong nhà có tiếng ọ ẹ của đứa nhỏ. Mẹ Hiếu chỉ mặt con, mắt đỏ sặc, rít không hết hơi cúi xuống ho rũ rượi: “Hiếu ! Rồi tao sẽ trị tội mày! Mày khóc làm con bé nó dậy rồi! Sao tôi khổ thế này, hả giời!”
Bà Ðồng từ trong buồng đã bước tới cửa thông ra sân, từ lúc nàọ Ðợi Ðào nói hết câu, bà mới nhìn Ðào, chậm rãi :
– Chị Ðào ! Chị vừa hỏi giật thằng bé : Bà nào ! Bà nào ! Tôi đây ! Tôi là bà nó đâỵ Chỉ thử tự hỏi xem ăn nói như thế có phải là con người có học không ? Hiếu ! Nín đi cháụ
Chống tay vào gối, Ðào đứng dậy, mặt bỗng tối sầm, vội dụi vào bắp tay nhâng cao, rồi thốt như kẻ quẫn trí, môi tím bợt hoác rộng, bật tiếng gào thật thê thảm và quyết liệt :
– Bà để nó cho tôi ! Tôi không khiến bà !
– A, chị Ðào – há hốc miệng, mặt thất sắc, môi bà Ðồng lật bật : – Có thật là chị không khiến tôi không ? Chị Ðào !
– Phải ! Bà để mặc tôị. Mặc tôi! Các người cứ để mặc tôi!
Ðào nghiến chặt hai hàm răng, ngực hoắn xuống, mắt chói đỏ. Bà Ðồng ôm mặt ngửa lên trời, mếu xệch miệng :
– Anh Nghĩa, anh ra mà nghe vợ anh nó chửi tôi, nó trả ơn hầu hạ của tôi đây nàỵ Rõ xót xa chưa! Rõ cay đắng thân tôi chưa! Hiếu cháu ơi!
Vợ chồng Nghĩa – Ðào chung sống đã hơn sáu năm trời! Họ lấy nhau khi Nghĩa vừa tốt nghiệp kỹ sư kinh tế ở tuổi hai mươn lăm. Còn Ðào, hai mươi mốt tuổi, xinh đẹp nhưng chỉ học hết lớp 7, trượt trung cấp kế toán hai năm liền, xin vào làm nhân viên máy vi tính của một công ty thương mạị Sau một năm kết hôn, họ có thằng Hiếụ Thằng bé khôi ngô, khoẻ mạnh, đúng cữ , ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đị Nhưng lò dò biết đi thì mẹ nó có thai ba tháng. Chết thôi, đẻ năm một thì lấy sức đâu mà nuôi con. Mới chỉ đẻ thằng Hiếu, Ðào đã hao sút đến nửa ngườị Và nhan sắc như của gia bảo cũng tiêu pha phần lớn. Nạo thai là đứng bên bờ hiểm hoạ, qua được thì người đã vật vờ như cái bóng mạ Oái oăm thế, người ta thì ước ao sở cầu, thuốc thang bổ dưỡng, béo tốt phây phây mà vẫn cứ trơ trơ như cái hoa đực. Còn Ðào thì còm cõi gầy mòn mà lại quá bén nhậy, như đất mầu, hạt vừa gieo xuống đã nẩy mầm, bén rễ. Chồng vợ sinh hoạt kiêng khem đủ điều và dè dặt, dè dặt lắm, vậy mà chẳng năm nào không một lần Ðào phải đi bệnh viện, không nạo huỷ thì cũng hút bỏ. Lần gần gần đây nhất, khi Hiếu đã ba tuổi, vợ chồng tính toán : phá thai lần nữa thì Ðào chết mất, nên cái Hoa đành phải ra đờị Sức mẹ thế nào, sức con thế ấỵ
Ðứa trẻ không đủ sữa mẹ, vừa được ba tháng đã mắc chứng ho gà, rồi tiếp đó là sởi và thuỷ đậu, kéo theo biến chứng đường ruột và sốt phát ban, người như cái dẻ khoai, đặt đâu nằm đó, không còn sức mà khóc thành tiếng, mà rên rỉ. Mẹ sẵn yếu nhược, lại quá vất vả vì con, bệnh tật âm ỉ được thời cơ trỗi dậỵ
Bà Ðồng vội lên, thuốc thang chăm bẵm cả con dâu và cháu nộị Mệt nhọc, vất vả không quản ngại vì xưa nay vốn dạt dào tình thương con cháu và đức vị thạ Nhất con nhì cháu, thứ sáu người dưng. Nhặt che mưa, thưa che nắng, mọi việc chu toàn sau trước. Và còn hơn cả cấu thành ngữ dân gian : Một mẹ già bằng ba người ở, mẹ già sa đâu ấm đấy, vì ngoài tình còn là kinh nghiệm sống và sự hiểu biết. Vì biết rằng con dâu chưa phải người từng trải, lại vụng về. Vì biết rằng cuộc sống là khốn khó, lại thêm cái định kiến bất hoà giữa mẹ chồng con dâu vốn rất sâu nặng, và sau cái eo hẹp về đồng tiền, niềm vui sống còn phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái thể chất con ngườị Mà trạng thái thể chất Ðào thì không được như người tạ Xưa kia mượn mà óng ả như lúa đang thì, giờ xơ xác như thân sậy khộ Cả người khéo chưa nổi bốn chục cân. Mặt trũng, má hóm, mắt lô đáo, chân tay teo tóp, cần cây bút, cái kim, cũng còn ngại, nói gì đến việc nội trợ trong nhà. Ðang ngồi đứng dậy là hoa mắt, động nói to là thở, là ho, lại có lúc ôm ngực đau thắt hàng giờ. Ðêm nằm, ngủ thiếp là mê man, là đè lên con, làm sao còn đủ sức ngày ngày bế ẵm, săn sóc đứa còn triền miên hết bệnh này đến tật nọ. Cơ thể vào lúc suy kiệt, giống như cái chuồng ọp ẹp không nhốt nổi nỗi đau buồn, cơn cáu giận, sự rối rắm, lúc nào cung ăm ắp trong ngườị Quẫn trí, lú lẫn, chuyện nọ xọ chuyệ.n kia, tay sốt đổ tay nguội, nhà cửa lắm khi rối tinh rối xoè một cách vô cớ là chuyện thường tình. Than thân trách phận, oán chồng giận con, một cách vô cùng quá quắt, so bì, tị nạnh thậm chí đá thúng đụng nia, bỗng dưng gây sự một cách vô lý, cũng chẳng là hiếm hoi, nhất là từ khi, cả Nghĩa cũng rơi vào tình thế quẫn bách. Sức khoẻ sa sút, công việc cơ quan gặp nhiều điều bất như ý là cái nguyên cớ tạo nên những cơn phẫn khích của Nghĩa ở nhà. Ôi, cuộc sống của cái cộng đồng nhỏ nhoi chỉ có mấy con người ruột thịt mà có đâu giản dị. Gỡ rối lúc này chỉ có thể là một sự nhịn chín sự lành, một chỗ đứng cao hơn thường tình để nhịn nhường liên tục, liên tục, với một trái tim đa cảm và một sự minh mẫn có khả năng làm nhẹ vợi một gánh nặng quá sức.
Nhưng, hình như, cuối cùng thì cái gì cũng có cái hạn độ của nó. Với những kẻ có học vấn và giầu lòng tự trọng, giữ gìn các mối quan hệ cho đúng phép tắc là điều cần cẩn trọng hàng đầụ Và do vậy, cuộc đụng chạm chiều qua giữa Ðào và bà Ðồng, lúc này đây, có phép lạ nào có thể cản ngăn được sự đổ vỡ đau đớn các quan hệ trong gia đình ? Nó giống như một bát nước đã đổ xuống đất rồị
Người đầu tiên nhân ra sự trống trải của căn nhà chiều nay là Hiếụ Ðứng ở giữa nhà, sau khi bố Nghĩa đưa từ lớp mẫu giáo về, chú bé bốn tuổi, ngơ ngơ hai con mắt dò xét, rồi bất thần bật hỏi : Bà đâu !?
Ðào đang ru con bé Hoa, quay ra, lạnh lùng quát : Mày hỏi ai thế ! Im cho con bé ngủ ! Nghĩa đẩn cái xe đạp vào nhà, ngơ ngác trước trực giác mẫn nhuệ của con trai, đi thẳng vào buồng mẹ, rồi quay ra ngay :
– Mẹ đâu em ?
Ðào quay lưng lại chồng, sẵng :
– Tôi không có trách nhiệm trông nom bà cụ !
Mặt vuông vức, mày rậm đen, Nghĩa bạnh quai hàm, trán xẻ ba nét nhăn khổ sở, như cố ghìm khối giận giữ vừa nhóm dậỵ Thằng Hiếu bước tới, níu tay Nghĩa :”Bà đi rồi hả, bố?” Bất giác, Nghĩa ngồi thụp xuống, ôm con, nhìn vào mặt nó. Trong con mắt trẻ thơ có một nỗi trống vắng, phảng phất như từ một hồi ức nào đó hiện rạ Nó đã chứng kiến cuộc va chạm chiều qua, nó biết là bà nó phật lòng và nó dự cảm được tình cảnh bi đát sẽ dẫn đến ? Dập tắt ngay ý nghĩ khủng khiếp nọ, Nghĩa bỏ vào buồng. Anh nằm vật ra giường, nhưng chưa kịp làm chủ lại ý nghĩ, đã nghe thấy tiếng Ðào gắt tai ác :”Mày khóc cái gì ?” Và tiếng thằng Hiếu khóc toáng lên nghe gai cả ngườị
Nghĩa vùng ra gian ngoàị Anh ôm chầm lấy thằng Hiếu, nhận ra tiếng khóc của đứa trẻ không chỉ hàm chứa nỗi bất ý như con trẻ. Nó vừa khóc vừa nấc từng hồi dài, lại có lúc nghẹn ứ như không chịu nổi trạng thái ấm ức và nhẫn nhịn.
– Nín đi, ăn cơm xong bà sẽ về với con mà, Hiếụ
Lau mặt cho thằng Hiếu, Nghĩa dẫn nó vào mâm cơm, xới bát cơm cho nó, vỗ về nó. Nó bừng bát cơm, nước mắt vẫn lưng tròng, môi mím mím :
– Bà đi đâu ?
– Bà về thăm ông, rồi mai bà lên.
– Ứ ừ, bà lên hôm nay cợ
– Ừ, bà lên hôm naỵ
– Ứ ừ, bố đưa e đạp đi đón bà ngay bây giờ cợ
– Ừ, bố sẽ đị Ăn đi, ngoan con.
Ðào ôm con bé Hoa lê lại mâm cơm, nhai trệu trạo lưng bát rồi bế con đi nằm. Con A Cát từ gầm giường len lén chui ra, nhón nhẻn ăn bát cơm xẻ, rồi lại lải đi ngaỵ  Nghĩa lùa hai bát xong, rửa ráy cho con, bật ti vi cho nó xem, rồi bị nó giục, liền dắt xe đạp đị.  Hơn mười giờ, Nghĩa quay trở về, đẩy cửa bước vào nhà, anh giật thót mình: Thằng Hiếu vẫn ngồi chờ trên chiếc ghế mây, trước cái tivi đã hết chương trình. Thấy bố, nó tụt ngay xuống đất, nhon nhón chạy ra
– Bà đâu bố ?
– Bà bảo, mai bà về với Hiếụ
– Ứ ừ, bà phải về ngay cợ
Nghĩa chưa kịp dỗ con, đã thấy vợ cầm cái phất trần tóc tai bơ phờ, từ trong buồng đi ra, chiếu hai con mắt đỏ lự vào con :
– Hiếu, vào đi ngủ ! Nghĩa dựng xe đạp, quay lại, cố điềm tĩnh :
– Vào ngủ với bố. Hiếu nhé.
Ứ ừ.
– Ứ ừ này! Như đã định sẵn. Ðào vung cái phất trần. Nghĩa vội xây lưng, đỡ mấy nhát quật thay con, rồi giật người, vằng lại, hai mắt dài nhếch chéo, đau đớn :
– Cô làm cái quái quỷ gì thế?
– Chẳng làm gì cả. Tôi phải dậy con tôị Tôi không chịu nổi nữa!
Ðã có hiện tượng quá đà và trạng thái tâm lý bất cần là hệ quả tất nhiên ở lúc nàỵ  Nghĩ vậy, Nghĩa cố nén. Và anh run hết cả người khi nhận ra đứa con anh, cũng như muốn chia xẻ với anh: Nó không khóc to như lúc chiềụ Nó khóc ri rỉ.
Ôi, giá nó không ngủ và khóc mếu ầm ĩ lên. Như thế cũng còn hơn trong chập chờn thức ngủ, nó rên rỉ ai oán, khổ sở như một người lớn. Và thi thoảng nó lại giật mình thảng thốt gọi bà: bà, bà. Mọi khi nó vẫn ngủ với bà. Nó ngủ với bà để sờ tai bà. Ðể nghe chuyện Tấm Cám và chuyện anh Sọ Dừạ. Ðể nó nũng nịu với bà :”Bà gãi sai rồị. Phải gãi chỗ này kia”. Ðể bà vân vi hỏi chuyện lớp mẫu giáo của nó. Lớp mẫu giáo của nó có ba đứa cùng tên là Hiếụ Nó là Trọng Hiếụ  Hai đứa kia là Văn Hiếu và Minh Hiếụ Minh Hiếu là con gái, không biết ăn thịt mỡ, lại hay đánh vãi cơm. Ðã thế lại đành hanh, có lần cấu sứt cả mặt nó.
Bà nghe chuyện cái Minh Hiếu cấu nó, bà xót xa cả đêm. Sáng ra bà dẫn nó tới lớp, mách cô giáọ Cái Minh Hiếu phải xin lỗi nó. Có bà, nó không sợ gì. Bà cầm gậy đánh chỗ đất làm nó ngã, khiến nó không khóc nữạ Mẹ nó mắng, đã có bà can. Bà gọi :”A Cát ! A Cát ra làm trò cho em xem đi”. Thế là con chó bông ở tận đẩu tận đâu, hay đang ngủ trong gầm tủ, gầm giường cũng chạy tới, sủa nhặng lên rồi đảo tròn như một cơn lốc tuyết. Bà là người dìu dắt, đỡ nâng, bảo trợ Hiếụ Là bà tiên, bà phật, là cái phép lạ thường ngày của Hiếu, nhiễm vào Hiếụ


Hiếu thao thức cả đêm. Nó, chính nó đã trở thành nhân tố đào sâu vào ngọn nguồn câu chuyện và làm cho tình trạng cô đơn trở nên không chịu nổị Nghĩa nhận ra, vợ anh cũng hình như có phần giống anh. Ba lần Ðào trở dậy, đi ra, đi vào, hỏi thì đáp ráo hoảnh: Tôi khát nước. Nhưng nghe giọng nói khan khan thì biết là trằn trọc. Cả con A Cát cũng như canh cánh một nỗi niềm bất an, vào vào ra ra thui thủi một bóng sợ sệt lẻ loị Chỉ thiếu có bà cụ, còn thì vẫn đủ vợ chồng con cái, con vật nuôi mà sao thấy hiu hắt! Một linh hồn đắm đuối đã ra đi hình như là vậy và giờ đây, trong căn nhà này chỉ còn lại sự hoang vắng, trống không. Hoang vắng, chống không đến tận cùng. Ví giống như vừa buột khỏi tầm tay một cái gì đó vô cùng quý báu, thân thiết. Và giờ đây đã nhận ra sự khuyết thiếu không thể bù lại và cái chông chênh của cuộc sống đã hiện ra trọn vẹn ở nỗi ân hận khôn nguôi vì sự bất cập ở mỗi ngườị.
Ôi, cuộc sống là một chuỗi ngày khốn khó. Cái khốn khó nằm ở bản thể cuộc sống chứ không có tính thời đoạn. Cái khốn khó của cuộc sống ! Không thể loại bỏ nó được. Nó ở cùng ta, trong mỗi tiết đoạn đời ta, hữu hình và vô hình muôn vẻ. ở đây, nó không chỉ nằm trong mối quan hệ con dâu mẹ chồng vốn có nhiều thiên kiến. Và chống trả nó để tồn tại, có bùa phép gì đâu ngoài sự đùm bọc lẫn nhau và nhẫn nhịn. Ngột ngạt vì cảm xúc bị đẩy lên bình diện triết lý. Nghĩa lại rơi xuống cõi hoang mang vì chợt nghe thấy tiếng khóc của Ðào . Tiếng khóc nghẹn ắng, cố nuốt vào bên trong, bức bối và thấm nhiếm niềm oán hận vừa sâu thẳng vừa vu vơ như oán hận cho kiếp ngườị. Con người yếu đuối lắm. Nó luôn lầm lẫn và bất hạnh là bạn đường thường xuyên của nó. Nghĩa vùng ngay dậy, ngay khi trời con đêm chợt như nhận ra đã có bước lỡ trớn và bây giờ anh cũng như Ðào, đang cùng chung mặc cảm của kẻ đã phản bội lại chính mình.


Tảng sáng, Nghĩa dắt xe đị
Bây giờ, anh trở về, hốt hoảng thật sự vì nhận ra thằng Hiếu đang nằm trên giường rẫy rụa như ăn vạ. Tiếng khóc của nó già hơn tuổị. Nó nhất định không chịu đi học.
Như lâm vào trạng thái tâm thần, Nghĩa ôm đầu muốn kêu trời vì đã tới ngưỡng của sự chịu đựng. Nhưng vừa thấy vợ hai mắt nổi quầng từ bếp đi lên, anh liền cố nén, bước lại, như tìm được cơ hội hoà giải :
– Ðêm qua và sáng nay, anh đạp xe về ông, đến cả những nhà bạn bè của mẹ. Vẫn không thấy mẹ đâụ .Khổ thế !
Ðào sững một bước chân, mặt lạnh nhạt bất ngờ :
– Dễ thường tôi sướng hơn anh, hả ?
– Sao lại nói thế, Ðào ?
– Vâng, tôi biết là anh khổ. Còn tôi, bao nhiêu sung sướng tôi hưởng cả.
Giữ giọng thật ôn hoà, Nghĩa nhìn vợ, khẽ khàng :
– Nỗi khổ của tôi là gì thì cô biết rồi đấỵ Là thằng đàn ông, tôi không muốn than vãn. Cái thằng thủ trưởng cơ quan tôi, lớp bốn bổ túc văn hoá, nói ngọng làm thơ con cóc, thật tình nó chỉ đáng sách dép cho anh thôi!
– Ai cũng chỉ đáng sách dép cho anh thôi !
Không để chồng nói hết, Ðào đã cướp lờị Nghĩa nghẹn giọng :
– Sao lại đang chuyện nọ xọ chuyện kia thế ?
– Tôi thế đấỵ Tôi vô học mà.
– Quá đáng thế, Ðào !
– Vâng ! Tôi là kẻ vô học, là kẻ vô ơn bạc nghĩạ
Cái nhọt bọc cố nâng niu đã không gìn giữ được nữa, Nghĩa nổ bung theo nó, nhức nhối :
– Thế thì tôi hỏi cô: bà cụ sai ở chỗ nào? Ðã nhiều lần cô xúc phạm bà cụ quá đáng lắm. Hôm qua khác gì cô tát vào mặt bà cụ. Người ta già cả, người ta hiểu biết, người ta hết lòng hết sức với con cái mình. Sao cô nỡ tệ bạc thế ? Trí khôn cô để ở đâu ? Bây giờ, có phải thằng dại làm hại thằng khôn không ?
Không thể hãm lại được đà bức bối tuôn trào, Nghĩa xối xả tiếp :
– Tôi về nhà ông, ông rầu rĩ bảo tôi : “Tôi không ngờ xẩy ra cơ sự nàỵ Tâm thần hết cả rồi à !” Rồi ông cùng đi tìm bà với tôị, chỗ nào quen cũng tớị Cuối cùng, sáng nay đến nhà một bà cùng ở cơ quan ngân hàng cũ. Bà này bảo : Hôm qua bà ấy đến đây chơi với tôị ở với nhau một đêm, bà không nói, chỉ thấy mắt lúc nào cũng dấn dấn lệ. Sáng nay thì đi từ sớm rồị
Ðột ngột dừng lời, Nghĩa nhận ra khuôn mặt trái xoan xanh xao của Ðào bỗng như vừa buông rủ một tấm màn che hư ảọ. Mặt Ðào biến sắc. Từ trong hai hốc mắt đang trân trân vô cảm của chị, vừa tiết ra một làn nước mắt nhớn nhát. Người phụ nữ trẻ đã kiệt lực, không còn đủ sức để bộc lộ tình cảm của mình. Vòng hai cánh tay gầy thít quan khuôn ngực lép kẹp như chẹn một cơn ho lấp ló sắp văng ra, mặt chị tái xám. Ðã xuất hiện một tình thế bất thường nào đó trong thể trạng chị ngồi thụp xuống, tựa vào chân giường, rồi như buột miệng, khe khẽ hời :”Hiếu con ơi, bà ơi”.
– Ðào! Em làm sao thế? Ðào !
– Anh Nghĩa ! Người phụ nữ mở mắt. Mặt chị vô hồn. Chỉ còn đôi môi còn mấp máy, từ đó thoát lên từng tiếng rời rạc, lẫn vào hơi thở đứt nối, rã rời :
– Anh xin lỗi bà hộ em. Em không muốn thế. Không bao giờ em muốn thế. Mà sao bỗng dưng em lại thế. Thật tình không bao giờ em muốn thế. Anh à, dạo này em yếu quá. Có lẽ, em không sống với anh, với con, với bà được bao lâu nữa đâu…
Giữa tiếng kêu kinh hoàng của Nghĩa, thằng Hiếu đã dứt cơn khóc, bước ra buồng ngoài, đứng dụi mắt, ở ngay sau mẹ nó, nó trở thành điểm tựa của mẹ nó. Nó, nhân vật làm cho câu chuyện đổ vỡ nghiêm trọng. Bây giờ, lúc con người đã trở nên bối rối và bất lực, không thể hiểu biết nhau, thì nó, lại là nó xuất hiện như một phép lạ thường ngày, đang diễn đạt chính xác nhất tình cảm tự nhiên và hết sức rõ ràng của nó lúc nàỵ Nó thương yêu cả bà, cả mẹ nó. Nó thương yêu tất cả mọi người.

M.V.K

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder