Buổi ra mắt sách do Quỹ mãi mãi tuổi 20, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Bảo tàng Phòng không – Không quân và gia đình cố thượng tướng Đào Đình Luyện phối hợp tổ chức.
Vanhaiphong.com- Vào chiều ngày 13/12, cuốn sách Phi công Mỹ ở Việt Nam của nhà thơ Đặng Vương Hưng đã được giới thiệu tại Bảo tàng Phòng không – Không quân,số 171 đường Trường Chinh, Hà Nội. Buổi ra mắt sách do Quỹ mãi mãi tuổi 20, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Bảo tàng Phòng không – Không quân và gia đình cố thượng tướng Đào Đình Luyện phối hợp tổ chức.
. Được sự giúp đỡ của Hội đồng Quản lý Quỹ Mãi mãi tuổi 20, Bảo tàng Phòng không – Không quân, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, sưu tầm và đồng nghiệp; cuốn Phi công Mỹ ở Việt Nam (2013) ( đã viết thử nghiệm từ năm 2010 ) đã được sửa chữa và bổ sung thêm với nhiều nội dung bổ sung phong phú hơn nhiều so với bản lần đầu.Khổ sách được trình bày lớn hơn và bìa sách có nội dung giới thiệu bằng Anh ngữ.
Theo giới thiệu,cuốn sách của Đăng Vương Hưng có những nội dung tham khảo từ phần tư liệu về “Người anh cả” của Lực lượng Phi công tiêm kích Việt Nam; về “Những chuyến bay “tuyệt mật” của các Phi công Mỹ trong “Cuộc chiến tranh thời tiết” và Đoạn cuối sách: “Hậu cuộc trao trả tù binh phi công Mỹ tại Gia Lâm 1973”. Nhờ đó, cuốn sách đảm bảo sự trung thực và thu hút được độc giả…
Trên tinh thần tôn trọng lịch sử, ghi nhận và tập hợp tư liệu từ nhiều phía, nhà báo Đặng Vương Hưng đã cung cấp cho người đọc những thông tin liên quan đến lịch sử quan hệ Việt – Mỹ từ những năm 1944, 1945 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp đỡ tù binh phi công Mỹ đầu tiên bị bắn rơi ở Việt Nam kết nối với không quân Mỹ – đại diện quân Đồng Minh trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Tác phẩm cũng đề cập những chi tiết rất đời thực như: chế độ sinh hoạt của phi công Mỹ tại Việt Nam trong nhà giam Hỏa Lò; tù binh Mỹ được mời tham gia đóng phim cho Việt Nam; nữ tù binh Mỹ duy nhất trong nhà giam Hỏa Lò viết thư gửi ông trưởng trạm để xin nuôi một con mèo; Lầu Năm Góc đã tổ chức một cuộc tập kích đường không rất quy mô để giải cứu tù binh phi công Mỹ năm 1970 nhưng bất thành; bức thư của Đại tướng Ronald Robert, cựu Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, gửi Trung tá Trần Sự, nguyên Chỉ huy trưởng Mặt trận Quảng Bình (1968) với nội dung như một lời xin lỗi muộn mằn tới người dân Việt Nam sau chiến tranh
.Buổi ra mắt có sự xuất hiện của nhiều tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, các cựu phi công MiG – 21, một số nhân chứng vụ tập kích Sơn Tây năm 1970, một số cựu sĩ quan quản giáo, phiên dịch, và cựu trại trưởng Tù binh phi công Mỹ trong chiến tranh.
NĐM tổng hợp từ các báo chí