Kevin Brooks (bên phải) và Jon Klassen (bên trái), hai tác giả vừa giành giải Carnegie (hay còn gọi Huy chương Cilip Carnegie), giải thưởng sách thiếu nhi uy tín nhất nước Anh, đã tuyên bố rằng: “Sách cho độc giả trẻ không nhất thiết phải kết thúc có hậu”…
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Kevin Brooks, tác giả đã đấu tranh gần chục năm để cuốn sách The Bunker Diary đến với bạn đọc nay đã giành Huy chương Cilip Carnegie – một giải thưởng đã từng trao trước đó cho Terry Pratchett và Neil Gaiman.
Cùng với Kevin Brooks, Jon Klassen trở thành người Canada đầu tiên nhận Huy chương Cilip Kate Greenaway, giải thưởng trao cho cuốn sách có minh họa hấp dẫn nhất, This is Not My Hat.
Sau khi trao giải, ban thẩm phán cho rằng trẻ em sẽ học được nhiều điều thú vị từ những cuốn sách kết thúc không có hậu. Helen Thompson, chủ tịch ban giám khảo cho biết, trẻ em và thanh thiếu niên “sống trong một thế giới thực, một thế giới mà bọn khủng bố có thể bắt cóc cả một trường nữ sinh, một thế giới đầy rẫy những đe dọa”.
The Bunker Diary là câu chuyện hư cấu kể về một cậu bé gặp phải rất nhiều vấn đề, và cậu bị bắt làm con tin trong một hầm trú ẩn. Gần 10 năm qua, các nhà xuất bản từ chối phát hành cuốn sách vì nó “thiếu niềm hi vọng” cho độc giả trẻ.
Kevin Brooks lại có suy nghĩ khác, ông nói: “Có một trường phái tư tưởng cho rằng, dù những cuốn tiểu thuyết có nói về mặt tối, hay những khó khăn, thì ít nhất nó vẫn có một chút hi vọng. Độc giả trẻ, trẻ em, hay đặc biệt là thiếu niên – không cần phải nâng niu với những hi vọng tự tạo ra, rằng nó sẽ luôn có một kết thúc có hậu”.
Ông chắc chắn cuốn sách của mình có thể xuất bản từ những năm trước đó nếu ông chỉ viết lại một chút, thay đổi đoạn kết một chút và giải thích một số điều. Nhưng nếu vậy thì có nghĩa ông đã viết một cuốn sách khác.
Còn cuốn This is Not My Hat của Jon Klassen lại dành cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Câu chuyện kể về một chú cá ăn trộm, sau đó chú đã bị trừng phạt thích đáng. Jon Klassen nói rằng, là một người kể chuyện chân thực, ông đã “phải cố gắng để đảm bảo nó kết thúc theo đúng cách một câu chuyện nên kết thúc”.
Buổi lễ trao thưởng đã được tổ chức tại thư viện Unicom (Anh) ngày 22/6 vừa qua.
P.L.
(Nguồn VNQĐ online)