Thơ Đường của các tác gia nổi tiếng

Vanhaiphong giới thiệu một số bài Đường thi nổi tiếng do bác Phạm Đình Nhân dịch kèm các bản dịch bổ sung của dịch giả Ngọc Châu…

 

Dịch giả Phạm Đình Nhân là Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu LS&VHVN, bác đã xuất bản tập 108 BÀI THƠ ĐƯỜNG CHỌN DỊCH, trong đó gồm 50 bài của 30 nhà thơ Trung Quốc và 59 bài thơ chữ Hán của 36 nhà thơ Việt Nam. Vanhaiphong giới thiệu một số bài Đường thi nổi tiếng do bác dịch kèm các bản dịch bổ sung của dịch giả Ngọc Châu…

BẠCH CƯ DỊ (772 – 846)

Bạch Cư Dị, tự Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, sinh vào năm thứ 7 niên hiệu Đại Lịch đời Đường. Ông là nhà thơ nổi tiếng,  tác phẩm để lại gồm 3.840 bài thơ văn.

XUÂN ĐỀ HỒ THƯỢNG
Nguyên tác: 








Phiên âm:
Xuân đề hồ thượng
Hồ thượng xuân lai tự hoạ đồ,
Loạn phong vi nhiễu thuỷ bình phô
Tùng bài sơn diện thiên trùng thúy
Nguyệt điểm ba tâm nhất khoả châu
Bích thảm tuyến đầu trừu tảo đạo,
Thanh la quần đới triển tân bồ.
Vị năng phao đắc Hàng Châu khứ,
Nhất bán câu lưu thị thử hồ.

DỊCH THƠ:
Bản gốc do bác Phạm đình Nhân dịch năm 2007

Đề thơ xuân trên hồ
Xuân đến mặt hồ tựa bức tranh,
Nước trong lặng lẽ núi vây quanh
Thông đan lưng núi, nghìn trùng thắm,
Trăng dọi mặt hồ, hạt ngọc xanh.
Lúa sớm đầu đường như trải thảm,
Cỏ non cuối bãi tựạ dăng mành.
Vì chưa dứt bỏ Hàng Châu được,
Một nửa hồ đây đi chẳng đành.

Bản Ngọc Châu dịch thêm năm 2013::

Thơ xuân viết trên hồ
Hồ xuân đẹp tựa bức tranh
Nước trong lặng lẽ vây quanh núi đồi
Ngàn thông lưng núi rực ngời
Sáng trong trăng rọi châu rơi mặt hồ
Đầu đường lúa thảm nhấp nhô
Cỏ non cuối bãi lô xô dăng mành
Hàng Châu dứt bỏ không đành
Nửa hồ xuân mãi loanh quanh khó rời.)

ĐỖ PHỦ (712 – 770)

Đỗ Phủ, tự là Từ Mỹ, nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng đời Đường. Sinh ở Dao Loan, huyện Củng, tỉnh Hà Nam vào năm Đường Huyền Tông lên ngôi (712). Nổi tiếng thông minh hoạt bát. Gần suốt cuộc đời ông đi lang bạt nhiều nơi do loạn lạc. Mãi đến năm 757 khi 45 tuổi mới nhận chức quan rồi lại bỏ. Sống trong cảnh bần hàn. Nhưng đi đến đâu cũng có thơ để lại. Mất tại Lôi Dương, thọ 59 tuổi.

 

ĐĂNG NHẠC DƯƠNG LÂU

Nguyên tác :

Phiên âm : Đăng Nhạc Dương lâu

Tích văn Động Đình thuỷ,

Kim thướng Nhạc Dương lâu.

Ngô Sở đông nam săch,

Kiền khôn nhật dạ phù.

Thân bằng vô nhất tự,

Lão bệnh hữu cô chu.

Nhung mã quan san bắc,

Bằng hiên thế tứ lưu

Dịch thơ :

Phạm Đình Nhân dịch  2007

Lên lầu Nhạc Dương[1]

Động Đình ta đã nghe tên

Nhạc Dương nay mới bước lên thăm lầu.

Đông nam Ngô, Sở[2] hai đầu,

Đất trời mãi mãi dãi dầu ngày đêm.

Người thân tin tức chẳng lên,

Một mình bệnh hoạn sống bên con đò

Binh đao ải bắc còn lo,

Tựa thềm lệ ướt khóc cho cuộc đời.

 

Ngọc Châu dịch năm 2013

Thăm lầu Nhạc Dương

Động Đình tên nghe đã lâu

Hôm nay mới đến thăm lầu Nhạc Dương

Ngô, Sở đông – nam hai phương

Dãi dầu mưa nắng tha hương đêm ngày

Người nhà, tin chẳng qua đây

Cô đơn bệnh hoạn đò này mình ta

Binh đao ải Bắc lo xa

Tựa thềm mắt lệ ướt nhòa trần ai.

 


[1] Lầu Nhạc Dương ở huyện Nhạc Dương tỉnh Hồ nam, nằm đối diện với hồ Động Đình .

[2] Ngô Sở : Hồ Động Đình phía đông là đất Ngô, phía nam là đất Sở.

HÀN DŨ (768-824)

Hàn Dũ có tên tự là Thoái Chi, sinh ở Nam Dương nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, được xếp vào những tác gia của Trung Ðường.

Hàn Dũ viết bài Gián nghênh Phật cốt biểu can gián Đường Hiến Tông, nên bị đày đến Triều Châu, Ðây cũng chính là nơi ông để lại bài Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương và bài Tế ngạc ngư văn nổi tiếng. Bài Tế ngạc ngư văn đã khiến ông được Hiến Tông phục chức cho trở lại kinh đô giữ chức Quốc tử giám Tế tửu, sau đó được  thăng chức Binh bộ Thị lang.

TẢ THIÊN CHÍ LAM QUAN, THỊ ĐIỆT TÔN TƯƠNG

Nguyên tác :

Phiên âm :   Tả thiên chí Lam Quan,
thị điệt tôn Tương

Nhất phong triêu tấu cửu trùng thiên,

Tịch hiếm Trào châu lộ bát thiên.

Bản vị thánh triều trừ tệ sự.

Cảm tương suy hủ tích tàn niên?

Vân hoành Tân lĩnh, gia hà tại.

Tuyết ủng Lam Quan, mã bất tiền!

Tri nhữ viễn lai ưng hữu ý,

Hảo thu ngô cốt chướng giang biên.

Dịch thơ :

Bị đi đầy dến ải Lam Quan, nhắn gửi cháu Tương

Phạm Đình Nhân
Dịch 2007

Sớm còn khuyên giúp vua hiền,

Chiều đầy xa xứ tới miền Triều Châu.

Vì vua ngăn nạn mọt sâu,

Thương thay thân đã mái đầu hoa râm.

Nhà đâu dưới áng mây Tần ?

Lam Quan tuyết lạnh, bước chân ngựa chùn

Từ xa, cháu nhớ cho tường,

Ven sông cố nhặt nắm xương ta về.

Đầy ải Lam Quan, nhắn cháu Tương

Ngọc Châu

Dịch 2013

Buổi sớm còn khuyên giúp chúa hiền

Triều Châu đầy ải tối qua miền

Những mong ngôi báu không sâu mọt

Cảm thán thân tàn đã lão niên

Tân Lĩnh mây chiều nhà nóc khuất

Lam Quan tuyết lạnh ngựa chân mềm

Xa xôi điệt nữ ơi, mong cháu

Lượm nắm xương tàn cõi viễn biên

LÝ BẠCH (701 – 762)

Lý Bạch , nhà thơ nổi tiếng đời Đường sinh tại Tây Vực. Nổi tiếng thông minh, hào hiệp, sống đời nhàn tản ngao du thiên hạ. Sau khi Lý Bạch mất, người ta thu thập thơ của ông thấy rằng trong số 2 vạn bài thơ ông làm khi sinh thời, chỉ còn rất ít. Đến đời Tống, năm 1080, Tống Mãn Cầu góp lại được 1800 bài soạn thành Lý Bạch thi tập gồm 30 quyển.

OÁN TÌNH

Nguyên tác :        

Phiên âm :            Oán tình

Mỹ nhân quyện châu liêm,

Thâm tọa, tần nga mi.

Đản kiến lệ ngân thấp,

Bất tri tâm hận thùy.

Dịch thơ :

Hận tình

Phạm Đình Nhân

Dịch 2004

Mỹ nhân vừa vén rèm châu,

Chau mày ngồi đó rất lâu nghĩ gì.

Lệ buồn thấm ướt đầm mi,

Biết chăng lòng hận nỗi gì hỡi ai?

Tình hận

Ngọc Châu

Dịch 2013

Mĩ nhân vén rèm ngọc

Chau mày ngồi buồn sâu

Hàng mi lệ thấm ướt

Hận gì khiến lòng sầu?

SƠN TRUNG VẤN ĐÁP

Nguyên tác :

Phiên âm : Sơn trung vấn đáp

Vấn dư hà sự thê bích san,

Tiếu nhi bất đáp tâm tự nhàn.

Đào hoa lưu thủy yểu nhiên khứ,

Biệt hữu thiên địa phi nhân gian.

Dịch thơ :

Hỏi đáp trong núi

Phạm Đình Nhân

Dịch 2004

Cớ sao vào núi nghỉ ngơi,

Nhàn tâm, ta chỉ mỉm cười lặng im.

Hoa trôi, nước chảy tự nhiên,

Không người trần thế, ta riêng đất trời.

Hỏi nhau trong núi

Ngọc Châu

Dịch 2013

Người hỡi sao vào núi nghỉ ngơi

Nhàn tâm, ta lặng để môi cười

Hoa trôi nước chảy cùng năm tháng

Trần thế chỉ ta với đất trời

 

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder