Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:”Calibri”,”sans-serif”; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:”Times New Roman”; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
“Thanh minh là trong sáng.”
( Từ điển tiếng Việt đời Hùng Vương thứ 16)…
“Thanh minh là trong sáng.”
( Từ điển tiếng Việt đời Hùng Vương thứ 16)
Sau khi bố tôi mất thì tôi ngại về H. lắm. Bạn cũ của tôi ở đó vốn đã ít mà mỗi thằng lại tản mác một nơi. Còn bạn bè của bố tôi thì khỏi nói. Lúc bố tôi còn sống họ đăng ký đến thăm hỏi rịch ràng ngày đêm, giờ tưởng họ đã theo bố tôi về thế giới bên kia hết. Mẹ tôi sống cô đơn ở H. Một thời gian, ăn xong chỉ ngậm tăm chờ người quen đến tán chuyện gẫu cho vui mà không thấy. Tôi đón bà về Hà Nội. Trong toa tàu lỉnh kỉnh đồ đạc của nhà tôi, mẹ tôi ngán ngẩm nói: “Bố mày thật bạc phước!”. Khuôn mặt Phật của bà buồn thiu. Bà biết tôi đang cáu vì xin mãi không được một chuyến xe tải, ông nào cũng lịch sự nhưng đều từ chối, trong đó có cả một ông đã từng mang giúp bố tôi con voi sứ nặng một tạ từ Bangkok về. Sau lần chứng minh khả năng vận tải bẩm sinh này, ông ấy được cất nhắc lên giám đốc một công ty có hàng trăm đầu xe.
Sau ngày giỗ bố tôi, tôi lặn một mạch. Năm nay không hiểu sao mẹ tôi nhắc: “Thanh minh là anh phải về H. vài ngày. Xem mồ mả bố anh ra sao”. Tôi vốn ngại về H. liền thoái thác: “Mộ bố người ta đổ bê tông cốt thép, việc gì mẹ phải lo!”. Tôi xin giải thích: việc chôn cất, cải táng, cả tấm bia bằng đá hoa cương đều do “người ta”, tức là cơ quan nhà nước chu tất, mọi thứ đều tương xứng với cương vị của bố tôi. Trước khi nghỉ việc bố tôi đã đứng ra tổ chức đám tang cho người phó rất chu đáo làm ai cũng cảm động. Gia đình ông ấy không mất xu nào, còn dư ra mấy triệu đồng tiền phúng viếng, họ xây được một cái nhà to. Đám tang bố tôi đã sẵn có cái mẫu ấy để làm, sau khi quyết toán xong các khoản, mẹ con tôi lên được cái ti vi màu bảy hệ.
Tuy tôi nói thế nhưng mẹ tôi vẫn không yên tâm. Bà bứt rứt như có điều gì bí mật chưa tiện nói. Cuối cùng bà bảo tôi: “Kiểm này, anh có nhớ ông Hoàng không?”. Tôi gật đầu: “Có mẹ ạ, cái lão mà bố vẫn gọi là Hoàng-bốc-xơ, chuyên gia đấm đá ấy phải không?”. Mẹ tôi nói: “Đúng đấy, sau khi bố mày thay áo được hai tháng, ông ấy đưa đơn kiện khắp nơi. Ông ấy nói thời gian kháng chiến chống Pháp bố mày với ông ấy cùng bị tù, bố mày có trót khai báo gì đó”. Tôi nói: “Thì bây giờ bố chết rồi, mẹ quan tâm làm gì!”. Mẹ tôi chép miệng: “Khốn nỗi, ông ấy yêu cầu tổ chức tỉnh ủy đưa bố mày xuống khu B, bố mày không đủ tiêu chuẩn nằm khu A như hiện nay. Bác Bình vừa cho tao biết hôm nọ đấy”.
Tôi ôm đầu chạy ra ban công, thái dương tôi giật liên hồi, phía sau trán đau như búa bổ. Bầu trời tháng giêng ảm đạm trên cao, nhưng giờ đã ấm lên ít nhiều. Trời ơi, không biết đến bao giờ những chuyện này buông tha cuộc đời tôi. Cả một thời học sinh sống với bố mẹ tôi ở H. không đêm nào mà tai tôi không đầy ắp những chuyện đấu đá, tranh giành. Tôi không liên quan gì, nhưng cái tai non trẻ của tôi cứ phải nghe. Sự hiện diện của ông Hoàng-bốc-xơ, vô hình nhưng thường trực, ám ảnh những giờ phút rỗi rãi của bố tôi, đầu độc cả đời tôi nữa. Lấy vợ, về Hà Nội ở, rồi bố tôi mất, tưởng đã thoát thân. Nào ngờ, đời chó thật!
Tôi quay vào nhà, mẹ tôi nói ngay: “Khốn nỗi ông Hoàng bây giờ lại có thế lực, ông ấy bẩy bố mày xuống khu B. dễ như bỡn. Mẹ lo lắm”. Tôi đáp không suy nghĩ: “Được rồi, thanh minh này con về”. Nói xong, tôi biết là mình có đi thanh minh thì cũng chỉ để mẹ vừa lòng, thắp cho bố nén hương. Chứ nếu lão ấy quyết bẩy bố tôi xuống khu B thật thì tôi làm được cái gì nào. Thôi, ít ra thì cũng thăm người quen cũ và xa được cô vợ lắm điều vài ngày. Quả thật, tôi chán vợ, chán nơi làm ăn và chuyện khu A khu B mồ mả này quá lắm rồi.
* * *
Những người chết của thành phố H. chắc chắn là đông hơn người sống, nằm trên một dãy đồi bên kia sông. Mấy ngày thanh minh, phà đông nghịt. Trên phà, xe đạp, xe máy Nhật dắt bánh vào nhau. Những người ăn mày tàn tật lê lết dưới chân người đứng như nêm cối, kêu gọi tình thương, nhắc người ta đừng quá chăm chút đến mồ mả người chết mà quên người sống. Một cái gì như móng chân con mèo cào cào vào chân tôi. Tấm lưng cánh phản của một ông béo áp vào ngực làm tôi không cựa quậy nổi. Mãi rồi tôi cũng đẩy được ông ta tiến lên phía trước bằng cả hai cánh tay cường tráng của tôi rồi cúi xuống. Tôi nhìn thấy một em bé cụt chân ngồi bệt xuống sàn phà như chiếc bao tải nát, giương đôi mắt không hồn nhìn tôi:
– Lạy chú, chú cho cháu mấy hào làm phúc…
Dạo này tiền mất giá từng ngày nên dân chúng thường ăn bớt một hai con số không cho dễ tính toán. Tôi cố nghĩ xem em bé định xin tôi bao nhiêu? Mấy trăm, mấy ngàn hay chỉ mấy chục? Tôi móc túi lấy hai trăm tiền lẻ đưa cho nó. Bỗng ông béo đã quay lại từ lúc nào chộp lấy tay tôi:
– Khoan, đồng chí, đây là vấn đề xã hội to lớn, ta phải có cái nhìn vĩ mô để giải quyết. Đồng chí đừng cho như vậy, đó là kiểu bố thí tư sản, chúng nó quen đi, không chịu làm ăn gì nữa. Cho như thế là làm hư chúng nó.
Tôi thấy lạnh sống lưng. Tôi nhận ra ông Hoàng. Nhưng ông không nhận ra tôi, con trai kẻ thù chính trị của ông. Tôi sững người vì phát hiện đó, không hồn vía nào chú ý đến bài học từ thiện có tính vĩ mô của ông nữa, lách xe đạp để rời ông ra, sợ ông nhớ lại mà nhận ra tôi chăng? Tôi quả là không muốn dây vào con người này. Chỉ định bụng từ trước là đến thắp nén hương trên mộ bố rồi về Hà nội ngay vì đang vướng một vụ làm ăn. Mấy thằng chúng tôi đang tính một mánh bịp thằng X., giám đốc một công ty dịch vụ. Nó mới học hết lớp 5, lại hám gái. Chúng tôi tính lấy của nó hai chục triệu “trong vòng pháp luật” rồi sau đó nó tính toán vào đâu hay vào tù thì kệ nó. Say sưa vì lần đầu tiên sử dụng mảnh bằng kỹ sư kinh tế, năm thằng kỹ sư xúm lại thịt một thằng lớp 5 là ăn chắc, tôi sẽ mặc lão Hoàng bốc-xơ, cứ để ông ta giành nhau với lũ sâu đất cái xác của bố tôi. Còn linh hồn bố tôi thì không biết đang ở đâu.
Tôi len lỏi một lúc thì đến được đầu mũi phà.
Trước mặt tôi là một mái tóc.
Vâng, độc giả có thể bắt bẻ là tại sao tôi phân biệt được một mái tóc trên chuyến phà thanh minh chật chội này. Nhưng quý độc giả đã từng yêu chưa? Nếu đã từng rồi thì điều đó không có gì lạ. Bởi vì, có một ngày chủ nhật, trong một góc rừng thông kín đáo ở bờ biển, cô gái này đã gối đầu lên đùi tôi còn tôi thì say mê làm chuyện điên rồ là đếm từng sợi tóc của mái tóc ấy. Lúc đầu tôi tưởng sẽ làm xong công việc ấy trong một giờ. Nhưng Bụt không hiện ra nên suốt ngày chủ nhật hôm đó tôi chỉ đếm được có một nhúm tóc, cột lại chỉ nhỉnh hơn cái bút bi. Mối tình của tôi tan vỡ vì bố tôi phá. Mà bố tôi đã phá cái gì thì nhất định phải thành công. Chỉ trong bốn năm ở tỉnh H. ông đã cơ bản phá xong rừng, đình chùa và di tích lịch sử. Tất nhiên không phải tay ông cầm búa và rìu, nhưng ông là chỉ huy trưởng của các chiến dịch “Thay trời làm mưa” rồi “Bắt rừng làm ra sắn gạo” rồi “Chống mê tín dị đoan” và dồn tượng Phật, hạc thờ, rùa đá thành một mớ để tiết kiệm nhà cửa. Tôi đoán linh hồn ông đang ở địa ngục là vì thế. Vậy là vì bố tôi phá mà tôi đã vĩnh viễn không thực hiện được giấc mơ chung sống với nàng. Cũng như tôi đã không bao giờ biết được tóc nàng có bao nhiêu sợi.
Từ phía sau, tôi chăm chú nhìn mái tóc quá quen thân, nghe nàng nói chuyện với người bạn cùng đi, tự an ủi có lẽ mình không đến nỗi thất đức nên mới có cuộc gặp gỡ “ngậm ngùi tình xưa” giữa ngày thanh minh này.
Cô bạn gái cùng đi hỏi:
– Vậy là mẹ cậu vẫn chưa được kiện?
– Mẹ tao chạy ba năm trời nay, nhưng đâu vẫn hoàn đấy – nàng đáp giọng buồn.
– Tao tính thôi quách cho xong.
– Tao cũng nghĩ thế. Nhưng mẹ tao không chịu. Nhục lắm mày ơi!
Cũng may là chuyến phà đã cập bờ bên kia. Chiếc xe đen bóng chúi mũi lên trước. Tôi thấy ông Hoàng hối hả len qua đám người, làm ngã một thằng bé, rồi chui vào xe. Một làn khói nhẹ như khói thuốc lá đẩy ông và chiếc xe đi như bay. Chắc là ông cũng đi thanh minh.
Lên phà, cô bạn cùng đi với nàng bứt lên trước. Một người đàn ông cao tuổi chừng đang hoạt động bí mật, tẽn tò chờ cô ta. Chắc là họ hẹn nhau đi thanh minh, thăm mộ người vợ cũ của ông ta hay người chồng đã quá cố của cô ta. Ấy là tôi đánh bạo đoán thế. Đàn ông tóc bạc đang có giá, rổ rá cạp lại còn dùng bền hơn cả đồ ni lông.
Vậy là chỉ còn nàng bơ vơ trên phà. Trong rổ xe nàng có một bó hương chùa to và một gói hoa. Nụ thiên lý thòi ra ngoài lá chuối như mắt cua bể. Tôi đạp dấn lên cho kịp nàng. Nàng đi thăm mộ ai? Chắc là bố nàng. Vậy là bác Thiết chết rồi mà cả nhà tôi không ai hay.
Bác Thiết nguyên là lái xe cho bố tôi. Trước giải phóng 1955, bác lái xe ở tòa thị chính. Ông điềm đạm, nói được tiếng Pháp, ăn mặc lịch sự và thông thạo đường ngõ thành phố. Nhìn ông ngồi trước tay lái ai cũng nghĩ rằng ông đã sinh ra cùng chiếc xe, hợp đến nỗi như ông là bộ phận nào đó của chiếc xe vậy. Bố tôi nhận ông làm lái xe cho mình. Tổ chức phản đối. Không thể tin con người đã từng lái xe cho địch mà lại còn biết tiếng Pháp. Giá như xe chở đá đổ kè bờ sông thì một nhẽ, đằng này… Họ bảo bố tôi: “Đây là vấn đề bảo vệ sinh mệnh cách mạng. Phải cảnh giác!” Bố tôi nói: “Tôi thì lo cho sinh mệnh của tôi trước đã”. Thấy vấn đề không lớn mà bố tôi lại kiên quyết nên sau khi điều tra kỹ, người ta đồng ý cho bố tôi sử dụng bác Thiết. Hồi đó bố tôi chưa phải là “cốp” to nên việc này cũng đã cho qua. Ai cũng biết bố tôi là người hay sợ: sợ vi trùng, sợ sấm sét và tai nạn. Nghĩa là sợ chết. Cho nên nếu ông Hoàng bảo ông có khai báo gì đó trong tù thì có lẽ cũng không oan.
Bác Thiết có cô con gái đầu lòng tên là Hương. Hương thua tôi ba tuổi. Vì tính nghiêm khắc bắc bậc của bố tôi nên Hương ít khi đến nhà chúng tôi. Tôi thường ngồi lên xe đạp bác Thiết để về nhà Hương chơi. Bác coi tôi như con trai mình. Vì đã qua tuổi chơi đồ hàng nên tôi thường đến nhà Hương đọc sách. Bác Thiết mua nhiều sách lắm. Từ lớp hai, lớp ba, Hương đã đọc hết sách trong nhà. Tôi rất lấy làm lạ vì bố không mua cuốn sách nào. Ông cũng không hề đọc một cuốn sách nào. Ông nói những cuốn sách cần đọc thì ông đã đọc ở trường Đảng cả rồi, in rô-nê-ô không mất tiền mua. Ông còn nói có người không đọc sách bao giờ mà vẫn cai trị được non một tỷ người. Vân vân. Ít khi tin lời bố nên tôi vẫn đọc sách đều đều ở nhà bác Thiết. Đầu tiên tôi đọc để có chuyện nói với Hương. Có lần Hương bảo tôi: “Anh có biết không, Giăng-van-Giăng nằm trên giường của giám mục mà không ngủ được là vì nệm êm quá. Hay thật!”. Tôi không biết Giăng-van-Giăng là ai. Sau đó tôi mượn Hương cả bốn tập Những người khốn khổ rồi ngốn một mạch. Té ra trên đời, ngoài những thứ hệ trọng mà bố tôi vẫn say mê còn nhiều điều lý thú như sách chẳng hạn. Đó là phát kiến của tôi ở tuổi hai mươi.
Cuối năm học lớp 10, tôi tỏ tình với Hương. Lúc đó Hương mới mười bốn tuổi. Chủ nhật, chúng tôi ra biển chơi và tôi ngồi đếm tóc Hương trong niềm khát vọng của khám phá, sáng tạo. Giá như tôi có thể cam đoan mái tóc nàng có bao nhiêu sợi. Chỉ có thế thôi. Tôi chưa dám hôn Hương, chỉ chạm nhẹ vào người Hương tôi đã run bắn lên như giẽ. Nhưng tình yêu của chúng tôi không được suôn sẻ. Chúng tôi còn bé tý. Vả lại, hoàn cảnh mỗi đứa một khác nhau. Chủ nhật tôi muốn rủ Hương đi chơi thì cô ấy còn phải xếp hàng đong gạo. Có lần tôi bỏ tiền ra mua lại một hòn gạch xếp lốt đầu giây cho Hương. Hương không chịu, nói: “Anh mua một mạng người rẻ quá, tội chết!”. Hương vẫn bướng bỉnh và cụ non như vậy. Tôi buồn, cảm thấy Hương cao cả, xa vời như bầu trời khó với. Một lần khác, Hương đón tôi dọc đường, nói: “Anh Kiểm, anh nhờ bác mua hộ em hai tập Đỏ và Đen”. Tôi ngạc nhiên: “Sao lại nhờ bố anh? Cụ có đọc sách bao giờ đâu!”. Hương cho biết: “Người ta thông báo chỉ bán cuốn này cho cán sự 5 trở lên thôi. Bác thì thừa tiêu chuẩn mua”. Trong nhà chỉ có bố tôi đủ tiêu chuẩn mua sách. Tôi nhờ. Bố tôi gạt phắt: “Vẽ! Mày có phải cán sự 5 đâu mà đòi. Tao không mua!”. Tôi đành chịu. Không mua được sách cho Hương tôi thấy mình không đáng một đồng xu. Hai tuần liền tôi không dám gặp Hương. Tôi biết Hương cũng buồn lắm. Buồn vì không biết đến bao giờ được đọc cuốn sách cấm đối với dân thường và những người trình độ chính trị non kém. Bao giờ Hương mới là cán sự 5, có lẽ phải kiếp sau! Bức tường vô hình ngăn cách ấy làm chúng tôi xa nhau dần.
Giá như Hương bớt kiêu hãnh đi thì còn dễ. Đằng này… Một lần khác, bố tôi nhận được giấy mời đi xem phim Chiến tranh và Hòa bình. Giấy ghi hai chỗ ngồi. Chắc là cho mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi không đi. Bà không bao giờ xuất hiện giữa đám đông bên cạnh bố tôi. Bà chưa một lần ngồi vào chiếc xe con vẫn đón bố tôi đi về. Ông thư ký Ủy ban đưa cho bố tôi tấm giấy mời của vợ chồng ông ấy nữa. Tôi nhận thấy hễ có dịp là ông này nhường ngay các thứ cho bố tôi mặc dù bố tôi chẳng thiếu thứ gì. Bố tôi bảo bác Thiết: “Tối nay anh cho cái Hương cùng đi, đến đây đón tôi một thể”. Chúng tôi đi xe đến rạp. Hương ngồi cạnh tôi trên ghế sau trong bộ quần áo đẹp nhất, mặt mở hội như cô Lọ Lem ngồi xe hoa về cùng với Hoàng Tử. Chúng tôi đã cùng nhau đọc cuốn tiểu thuyết này rồi. Bây giờ được đi xem phim thì sung sướng nào hơn. Đến rạp, tôi sững người khi đọc thấy tấm biển viết bằng phấn: Phim dành cho cán sự 4 trở lên. Vé bán về cơ quan. Bố tôi nói: “Thế là hỏng rồi!”. Tôi nói: “Đây là giấy mời, mình cứ vào bố ạ”. Bố nói: “Giấy mời cũng phải giữ nguyên tắc. Bố với con ở lại, để hai cha con bác Thiết về”. Thực ra tôi ở lại xem cũng là sai nguyên tắc. Nhưng đây là giấy mời không mất tiền nên bố tôi mới hào phóng gia ơn cho tôi. Đêm ấy, lần đầu tiên tôi nhìn thấy Hương khóc. Mắt tôi cũng nhòe đi, hai bố con chúng tôi ngồi xem một lúc thấy màn ảnh toàn bá tước, công tước nhảy nhót, tiệc tùng, bố tôi ngáp. Sau cái ngáp thứ ba thì ông bảo tôi về. Sau này tôi cứ ân hận tại sao lúc đó tôi không ở ngoài rạp để cùng về nhà với Hương. Hồi đó tôi chỉ là một thằng tình nhân con nít. Tôi chưa biết, yêu có nghĩa là không có quyền vào rạp xem một cách khốn nạn như thế, để lại người yêu và bố cô ta nhục nhã ở ngoài cửa. Tôi chỉ là một thằng tham vặt, một con chó chỉ biết ve vẩy đuôi mà không biết gầm gừ.
Gặp lại Hương sau tối hôm ấy tôi thấy nàng gầy rạc đi. Tôi biết rõ, ngoài những giấc mơ tình dục của tuổi dậy thì, chúng tôi không cùng buồn khổ, không có một giấc mơ chung. Bác Thiết thì vẫn bình tĩnh như mọi khi, điềm nhiên chấp nhận hoàn cảnh đã an bài. Bác có lần nói với tôi: “Ông già cậu vào tù ra tội bao năm, ưu tiên thế chứ nhiều nữa cũng chưa xứng”. Tôi biết bác thương bố tôi thực lòng. Không những thương mà còn nể trọng nữa.
Chúng tôi vẫn chơi thân với nhau, nói là yêu thì hơi quá. Càng ngày tôi càng thấy không thể thiếu Hương. Tôi muốn được thấy, được nói chuyện với Hương ngày ngày. Giá như tôi có thể bỏ nhà đến ở với vợ chồng bác Thiết. Nhưng đó chỉ là một giấc mơ táo bạo của một con chó chỉ biết vẫy đuôi và có thói quen luyến tiếc cái cũi.
Thế rồi bố tôi lên cấp to hơn. Việc đầu tiên người ta bắt ông làm (hay chính ông đề xuất, tôi không rõ) là thay lái xe. Ông gọi bác Thiết đến nói thẳng thừng: “Bây giờ thì tôi phải xa anh! Tôi rất buồn. Nhưng biết làm thế nào được?”. Bác Thiết hiểu hết. Bác biết rõ mình không đủ tiêu chuẩn lái xe cho một ông sếp cỡ bố tôi hiện nay. Hôm ấy tôi cũng có mặt trong phòng khách. Tôi không biết bố tôi có nói thực lòng không. Ông buồn hay ông tiếc? Bởi vì bác Thiết giúp bố tôi được nhiều việc lắm. Có lần, một nghệ nhân đến trình bố tôi phác thảo một tác phẩm khắc gỗ Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo dưới một mái hiên theo phong cách bia Vĩnh Lăng… Lúc nghệ nhân đã ra về, bố tôi hỏi bác Thiết bia Vĩnh Lăng là cái gì. Bác Thiết nói cho bố tôi nghe một lúc về bia Vĩnh Lăng. Bố tôi nói: “Thì ra thế. Được. Tôi sẽ duyệt cho ông ấy làm mái hiên theo phong cách bia Vĩnh Lăng, trợ cấp nửa triệu”. Khi phải tiếp khách nước ngoài hay đi huấn thị cho giới khoa học và trí thức, chính bác Thiết đã tận tình giúp bố tôi chọn màu cà vạt hay giầy da phù hợp với quần áo. Bố tôi càu nhàu: “Rắc rối quá! Bọn này thật khó thương!”. Tôi không hiểu bố tôi ám chỉ bọn nào.
Thế là từ nay bác Thiết không còn có dịp phục vụ bố tôi nữa. Bác còn nói là bác có phục vụ bố tôi tận tụy bao nhiêu cũng chỉ là cái móng tay so với công đức của bố tôi. Giờ đây nét mặt bác vẫn vui vẻ cam chịu như bố tôi vừa cho quà. Bác nói: “Tôi cũng già rồi. Tham việc con cháu nó cười cho. Tôi xin anh nghỉ hẳn”. Ba ngày sau bác lấy giấy tờ về nhà, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một cục vì thâm niên quá ít. Bố tôi biếu bác một cái lọ hoa gò bằng vỏ đại bác rất đẹp người ta cho ông, nghe nói cái vỏ đạn này đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 300 của Mỹ. Bác mừng lắm, để ngay lên bàn thờ.
Việc thứ hai bố tôi làm sau khi lên chức là tặng đứa con trai yêu quý của bố một trận đòn. Giữa lúc cả nhà đang vui vẻ, bố tôi bảo tôi nằm xuống nền nhà đá hoa, tụt quần ra. Rồi ông lấy trong hốc bàn làm việc một cái roi mây. Chắc là ông tậu nó từ lâu lắm mà chưa có dịp dùng đến. Ông dán roi vào đít tôi. Cứ mỗi roi là một câu: “Mới nứt mắt mà đã yêu với đương! Này, yêu với đương! Từ nay tao cấm cửa con đĩ! Mày mà lớ rớ đến nhà nó là tao giết”. Bài học đạo đức của bố tôi tuy ngắn nhưng có đủ lý thuyết lẫn thực hành nên tôi thấm lắm.
Tôi không được đến nhà Hương thì tôi đến đâu? Sống với tôi không còn ý nghĩa gì nữa. Cái câu “cấm cửa con đĩ” không biết sao mà đến tai Hương. Hương viết cho tôi một lá thư có mấy chữ: “Từ nay đằng ấy đừng có bao giờ gặp mặt tôi nữa”. Tôi uống ba mươi lăm viên thuốc ngủ nhưng người ta cứu được. Khỏe ra, tôi bỏ học, bỏ nhà, trốn đi. Tôi lên trung du đóng gạch mộc cho người ta, cơm ba bữa, tiền công ba ngàn một ngày. Được hai tháng, tưởng là êm. Tôi không quên trận đòn, cũng không muốn về nhà nữa. Vậy mà bố tôi cũng tìm ra tôi. Mấy chú công an hình sự đưa xít-đơ-ca đến bắt tôi về. Một chú bảo: “Cậu làm khổ chúng tôi quá lắm. Hai tháng nay lo đi tìm cậu mà mấy đám cướp phát sinh!”
Tôi bỏ gần hết một học kỳ mà vẫn được thi tốt nghiệp. Thầy hiệu trưởng nói với cô giáo chủ nhiệm: “Mừng quá, phải khao đi. Thằng Kiểm nó chịu thi là phúc cho trường mình”. Tôi không hiểu vì sao mình đỗ rất cao. Rồi tôi vào một trường trung cấp, tất nhiên là ở địa phương. Được một học kỳ bố tôi gọi về bắt đi làm. Làm được sáu tháng thì tôi được cơ quan cho đi thi đại học hàm thụ. Tôi quên hết những điều vốn chưa hề nhớ, nhưng vẫn đỗ. Rồi tôi tốt nghiệp đại học. Cái số tôi nó thế. Nếu bố tôi không mất thì tôi đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ ở một nước nào đó. Nhưng cũng tại số. Mà tôi cũng chẳng tiếc.
Tôi nhớ lại những chuyện đó trong khi có dịp bứt lên để kịp Hương. Tôi gọi. Hương quay lại:
– Anh đi thanh minh à? – Hương nói, tỉnh bơ.
– Vâng. Còn em?
– Em cũng đi thanh minh. Bố em cải táng, đưa sang đây hơn ba năm rồi.
Thế là ai rồi cũng phải chết. Tôi im lặng, đạp xe bên cạnh Hương. Con đường nhựa làm sống lại một cảnh trong truyện Kiều. Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. Xe Nhật và áo quần Thái Lan. Những người không có quần áo và xe đẹp thì ở nhà. Chắc người chết cũng thông cảm cho họ. Con anh phá sản tại anh ngu. CAPSTAN, loại thuốc người giàu đang mê hút, không để lại gì cho con cháu, chúng nó bỏ mặc ngày thanh minh cũng đáng đời.
Mấy quả đồi trở nên sặc sỡ nhờ quần áo của những người tảo mộ. Khói hương bay bay như sương lam chiều. Nét mặt ai cũng thành kính và thấm buồn. Ngôi mộ muôn đời vẫn là ngôi mộ, cột mốc buồn sang thế giới bên kia. Mong rằng dưới đó những cuộc đời sẽ tan biến vào nhau để nhào nặn lại thành những cá tính khác hài hòa trong cõi vĩnh hằng. Hận thù, nợ nần được xóa, chỉ còn lại tình yêu. Nhà độc tài bị coi thường, kẻ tham lam ngoan cố thành những con lừa thồ vàng bạc mà không biết dùng để làm gì. Biết đâu bố tôi lại đang lái xe cho bác Thiết và mong là không bị cho thôi việc ngang xương. Ôi, miền đất hứa an bằng chỉ dành cho những kẻ di tản dám trả giá bằng cái chết và không có đô la gửi về nhà. Oái oăm thay! Tôi bước cạnh Hương, len lỏi giữa các mộ phần. Tôi hỏi:
– Hình như bác gái đang có chuyện gì lôi thôi? Có cần anh giúp đỡ gì không?
Tôi nhớ lại cuốn Đỏ và Đen từng biến mình thành miếng giẻ rách. Tôi muốn gỡ lại chút danh dự bị những quy định ngặt nghèo tước mất một cách cay đắng thời trẻ con.
– Anh không giúp được đâu. Ba năm nay mẹ em chạy cho bố lên khu C tức là khu cán bộ mà không được. Người ta cứ bắt nằm ở khu D là khu nhân dân. Bố em lái xe cho bố anh mấy năm trời như thế thì phải là cán bộ chứ không thể là nhân dân được – Hương cười buồn, tiện tay nhổ một búi cỏ cạnh cái bia.
Ngực tôi đau nhói. Những đám mây tháng hai che kín bầu trời bắt đầu ửng dần. Sau ngày thanh minh trời sẽ trong sáng trở lại, không như miếng giẻ ướt ngày đêm nữa. Ngôi mộ bác Thiết xây sơ sài giữa đám mộ nhân dân. Người đến viếng thưa thớt hơn những khu khác. Xung quanh bác là ai đây? Một ông đạp xích lô, một bà bún chả, một cô điếm hay thằng nhóc nào đó đi cướp của giết người bị tử hình? Các ông các bà sẽ chở xe, bán bún, làm chuyện dâm ô và ăn cướp của ai nếu những người có máu mặt đi nằm chỗ khác? Ai sẽ lãnh đạo các ông bà đây?
Hương đốt hương cắm lên mộ bác Thiết, chia đều cho mấy nấm xung quanh rồi kéo tôi bước ra. Cô chỉ một ngôi nằm lẻ loi phía ngoài:
– Đấy là mộ thằng Tâm tướng cướp, bị bắn cách đây năm năm. Nó có ngờ đâu ông giữ nghĩa trang nhờ nó mà giàu. Ai đưa hài cốt đến cải táng ông ta đều bắt đặt bên cạnh mộ nó. Lại phải lót tay ít tiền mới được chôn chỗ khác. Mẹ em cũng mất cho ông ấy mấy ngàn.
– Ta thắp cho nó mấy que hương đi. – Tôi nói.
– Tùy anh.
Tôi cắm hương lên nấm đất nhỏ, bây giờ đã thành cái máy làm ra tiền nuôi béo người coi nghĩa trang. Hương nói ông ta đã gửi tiền về quê xây nhà và cưới vợ cho con. Cái chết là mầm của sự sống đâu phải là câu nói liều của các triết gia.
Hương đi trước tôi. Chúng tôi đi qua khu C, khu B rồi đến khu A của cái nghĩa trang bạt ngàn, nơi yên nghỉ hậu trường của cả một sân khấu trước đây ầm ĩ, náo loạn là thế. Đôi vai Hương vẽ một đường cong nhỏ nhoi, thân thuộc. Tôi những muốn ôm ghì lấy đôi vai ấy. Niềm mơ ước day dứt suốt một đời. Bỗng bùng lên trong tôi một ý muốn mạnh mẽ. Tôi sẽ đưa Hương đi. Lên trung du đóng gạch mộc hay vào Đồng Nai vỡ một miếng đất đỏ trồng đào lộn hột hay cà phê. Chúng tôi sẽ sống một cách khác và chết một cách khác. Em! dù được sống một cuộc đời khác đi, chỉ một ngày thôi rồi chết cũng được. Và chúng tôi sẽ được chôn một cách khác.
Mộ bố tôi vẫn nằm yên chỗ cũ chưa ai đụng đến. Chúng tôi thắp hương. Tôi nhổ mấy dây cỏ gọi là. Hương rắc nốt chỗ hoa còn lại lên mặt bê tông lạnh lẽo.
– Cho đến lúc chết bác vẫn cấm cửa em. – Hương nói.
– Bố anh còn cấm người ta đủ thứ. Nhưng bây giờ thì không cấm được ai nữa rồi.
Ngồi cạnh mộ bố tôi, lòng chúng tôi yên tĩnh trở lại. Tôi biết Hương đã tha thứ. Tôi cũng đã tha thứ. Thế hệ nào cũng phải biết tha thứ cho cha ông mình. Biết ơn và biết tha thứ là những đứa con có hiếu. Tôi định nói với Hương về dự định vừa bất chợt nghĩ ra. Nhưng tôi lại thấy ông Hoàng. Ông đang đi với người giữ nghĩa trang phía xa. Cái bụng ông thật đồ sộ. Tôi nghĩ dại, ngày nào đó không biết con người kia làm sao lại chịu khiêm tốn ép cái thân xác vĩ đại nhường ấy vào trong cái hộp bê tông bé nhỏ này. Nhưng dù muốn hay không thì cũng phải thế. Không ai từ chối được mốt thời trang cuối cùng của cuộc đời. Ông Hoàng đang chỉ chỉ trỏ trỏ. Người giữ nghĩa trang thì luôn gật đầu. Rồi ông lên xe, chiếc xe đen hồi nãy. Người giữ nghĩa trang đi lại phía chúng tôi. Tôi mời ông một điếu ba số. Ông hút một hơi dài, khỏe khoắn rít như người ta hút thuốc lào. Ông vui vẻ nói chuyện tào lao, rồi khoe:
– Tôi cai quản bốn mươi lăm ngàn nhân khẩu, quanh năm sống với ma.
Tôi hỏi ông:
– Cái ông hồi nãy đi thăm mộ ai hả bác?
– Thăm mộ ông ấy chứ còn của ai! – Ông đáp – Ba năm trước ông ấy duyệt mãi mới chọn được một chỗ đẹp lắm. Năm nào cũng sang kiểm tra xem chúng tôi có chôn ai vào cạnh ông ta không.
Tôi nói:
– Chắc bác cũng moi được của ông ấy chút ít.
Ông cười:
– Ừ thì, làm nghề gì ăn nghề ấy…
* * *
Dọc đường về tôi cố đi chậm lại để được một mình ngắm đôi vai thân yêu của tôi. Hương thủng thẳng kể về cuộc sống. Cửa hàng uốn tóc của nàng đông khách, sống được. Tôi thì cứ chực nói ra ý định bỏ vợ, đi Đồng Nai trồng cà phê cùng với nàng. Nhưng tôi chưa biết nói vào lúc nào. Ngực tôi căng mọng những toan tính tương lai. Bỗng Hương dừng xe lại:
– Anh Kiểm, giúp em việc này được không?
– Hương nói đi.
– Anh lo cho em một chỗ làm cơ quan. Chẳng lẽ em cứ nhân dân mãi thế này sao? Chi phí bao nhiêu em chịu.
Hương nhìn tôi, nháy mắt, vê vê hai ngón tay rồi cười nịnh. Tôi thấy ngực mình nổ toác ra, thành trống không. Lâu đài của mộng tưởng quá khứ và cả tương lai nữa đổ sụp. Tôi chào Hương, rẽ đại vào con đường rải đá giữa một cánh đồng lạ. Tôi ngồi xuống một hòn đá cạnh đường. Tôi khóc. Cánh đồng lúa con gái rập rờn trong gió. Có lẽ chỉ có những cây lúa là chịu yên phận làm nhân dân. Nhân dân vĩ đại và trường cửu.
Tôi về Hà Nội trên chuyến tàu tối hôm đó. Gặp chiến hữu ở sân ga. Nó hốt hoảng báo tôi một tin động trời. Cái thằng giám đốc lớp 5 mà năm thằng kỹ sư chúng tôi định làm thịt để lấy hai mươi triệu đã cho chúng tôi leo cây. Nó xoay ngược toàn bộ thế cờ và bây giờ chính chúng tôi chứ không phải nó đành móc túi ra mỗi thằng ba triệu để nộp cho nó. “Thằng cáo già – chiến hữu tôi nói – Nộp đi cho xong. Quân tử bao giờ mà chẳng thua bọn lưu manh”. Tôi chỉ còn biết van lạy mẹ tôi để trả tiền cho canh bạc cháy túi. Bà đưa tôi chẵn ba triệu, nói: “Đây là tiền phong bao đi họp của bố mày trong mấy năm. Bố mày không tiêu, bảo tao cất để sau này cho mày làm vốn”.
Kim Giang, tháng 4 năm 1991
N.Q.T
Thanh minh – Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân
“Thanh minh là trong sáng.”
( Từ điển tiếng Việt đời Hùng Vương thứ 16)
|
Sau khi bố tôi mất thì tôi ngại về H. lắm. Bạn cũ của tôi ở đó vốn đã ít mà mỗi thằng lại tản mác một nơi. Còn bạn bè của bố tôi thì khỏi nói. Lúc bố tôi còn sống họ đăng ký đến thăm hỏi rịch ràng ngày đêm, giờ tưởng họ đã theo bố tôi về thế giới bên kia hết. Mẹ tôi sống cô đơn ở H. Một thời gian, ăn xong chỉ ngậm tăm chờ người quen đến tán chuyện gẫu cho vui mà không thấy. Tôi đón bà về Hà Nội. Trong toa tàu lỉnh kỉnh đồ đạc của nhà tôi, mẹ tôi ngán ngẩm nói: “Bố mày thật bạc phước!”. Khuôn mặt Phật của bà buồn thiu. Bà biết tôi đang cáu vì xin mãi không được một chuyến xe tải, ông nào cũng lịch sự nhưng đều từ chối, trong đó có cả một ông đã từng mang giúp bố tôi con voi sứ nặng một tạ từ Bangkok về. Sau lần chứng minh khả năng vận tải bẩm sinh này, ông ấy được cất nhắc lên giám đốc một công ty có hàng trăm đầu xe.
Sau ngày giỗ bố tôi, tôi lặn một mạch. Năm nay không hiểu sao mẹ tôi nhắc: “Thanh minh là anh phải về H. vài ngày. Xem mồ mả bố anh ra sao”. Tôi vốn ngại về H. liền thoái thác: “Mộ bố người ta đổ bê tông cốt thép, việc gì mẹ phải lo!”. Tôi xin giải thích: việc chôn cất, cải táng, cả tấm bia bằng đá hoa cương đều do “người ta”, tức là cơ quan nhà nước chu tất, mọi thứ đều tương xứng với cương vị của bố tôi. Trước khi nghỉ việc bố tôi đã đứng ra tổ chức đám tang cho người phó rất chu đáo làm ai cũng cảm động. Gia đình ông ấy không mất xu nào, còn dư ra mấy triệu đồng tiền phúng viếng, họ xây được một cái nhà to. Đám tang bố tôi đã sẵn có cái mẫu ấy để làm, sau khi quyết toán xong các khoản, mẹ con tôi lên được cái ti vi màu bảy hệ.
Tuy tôi nói thế nhưng mẹ tôi vẫn không yên tâm. Bà bứt rứt như có điều gì bí mật chưa tiện nói. Cuối cùng bà bảo tôi: “Kiểm này, anh có nhớ ông Hoàng không?”. Tôi gật đầu: “Có mẹ ạ, cái lão mà bố vẫn gọi là Hoàng-bốc-xơ, chuyên gia đấm đá ấy phải không?”. Mẹ tôi nói: “Đúng đấy, sau khi bố mày thay áo được hai tháng, ông ấy đưa đơn kiện khắp nơi. Ông ấy nói thời gian kháng chiến chống Pháp bố mày với ông ấy cùng bị tù, bố mày có trót khai báo gì đó”. Tôi nói: “Thì bây giờ bố chết rồi, mẹ quan tâm làm gì!”. Mẹ tôi chép miệng: “Khốn nỗi, ông ấy yêu cầu tổ chức tỉnh ủy đưa bố mày xuống khu B, bố mày không đủ tiêu chuẩn nằm khu A như hiện nay. Bác Bình vừa cho tao biết hôm nọ đấy”.
Tôi ôm đầu chạy ra ban công, thái dương tôi giật liên hồi, phía sau trán đau như búa bổ. Bầu trời tháng giêng ảm đạm trên cao, nhưng giờ đã ấm lên ít nhiều. Trời ơi, không biết đến bao giờ những chuyện này buông tha cuộc đời tôi. Cả một thời học sinh sống với bố mẹ tôi ở H. không đêm nào mà tai tôi không đầy ắp những chuyện đấu đá, tranh giành. Tôi không liên quan gì, nhưng cái tai non trẻ của tôi cứ phải nghe. Sự hiện diện của ông Hoàng-bốc-xơ, vô hình nhưng thường trực, ám ảnh những giờ phút rỗi rãi của bố tôi, đầu độc cả đời tôi nữa. Lấy vợ, về Hà Nội ở, rồi bố tôi mất, tưởng đã thoát thân. Nào ngờ, đời chó thật!
Tôi quay vào nhà, mẹ tôi nói ngay: “Khốn nỗi ông Hoàng bây giờ lại có thế lực, ông ấy bẩy bố mày xuống khu B. dễ như bỡn. Mẹ lo lắm”. Tôi đáp không suy nghĩ: “Được rồi, thanh minh này con về”. Nói xong, tôi biết là mình có đi thanh minh thì cũng chỉ để mẹ vừa lòng, thắp cho bố nén hương. Chứ nếu lão ấy quyết bẩy bố tôi xuống khu B thật thì tôi làm được cái gì nào. Thôi, ít ra thì cũng thăm người quen cũ và xa được cô vợ lắm điều vài ngày. Quả thật, tôi chán vợ, chán nơi làm ăn và chuyện khu A khu B mồ mả này quá lắm rồi.
* * *
Những người chết của thành phố H. chắc chắn là đông hơn người sống, nằm trên một dãy đồi bên kia sông. Mấy ngày thanh minh, phà đông nghịt. Trên phà, xe đạp, xe máy Nhật dắt bánh vào nhau. Những người ăn mày tàn tật lê lết dưới chân người đứng như nêm cối, kêu gọi tình thương, nhắc người ta đừng quá chăm chút đến mồ mả người chết mà quên người sống. Một cái gì như móng chân con mèo cào cào vào chân tôi. Tấm lưng cánh phản của một ông béo áp vào ngực làm tôi không cựa quậy nổi. Mãi rồi tôi cũng đẩy được ông ta tiến lên phía trước bằng cả hai cánh tay cường tráng của tôi rồi cúi xuống. Tôi nhìn thấy một em bé cụt chân ngồi bệt xuống sàn phà như chiếc bao tải nát, giương đôi mắt không hồn nhìn tôi:
– Lạy chú, chú cho cháu mấy hào làm phúc…
Dạo này tiền mất giá từng ngày nên dân chúng thường ăn bớt một hai con số không cho dễ tính toán. Tôi cố nghĩ xem em bé định xin tôi bao nhiêu? Mấy trăm, mấy ngàn hay chỉ mấy chục? Tôi móc túi lấy hai trăm tiền lẻ đưa cho nó. Bỗng ông béo đã quay lại từ lúc nào chộp lấy tay tôi:
– Khoan, đồng chí, đây là vấn đề xã hội to lớn, ta phải có cái nhìn vĩ mô để giải quyết. Đồng chí đừng cho như vậy, đó là kiểu bố thí tư sản, chúng nó quen đi, không chịu làm ăn gì nữa. Cho như thế là làm hư chúng nó.
Tôi thấy lạnh sống lưng. Tôi nhận ra ông Hoàng. Nhưng ông không nhận ra tôi, con trai kẻ thù chính trị của ông. Tôi sững người vì phát hiện đó, không hồn vía nào chú ý đến bài học từ thiện có tính vĩ mô của ông nữa, lách xe đạp để rời ông ra, sợ ông nhớ lại mà nhận ra tôi chăng? Tôi quả là không muốn dây vào con người này. Chỉ định bụng từ trước là đến thắp nén hương trên mộ bố rồi về Hà nội ngay vì đang vướng một vụ làm ăn. Mấy thằng chúng tôi đang tính một mánh bịp thằng X., giám đốc một công ty dịch vụ. Nó mới học hết lớp 5, lại hám gái. Chúng tôi tính lấy của nó hai chục triệu “trong vòng pháp luật” rồi sau đó nó tính toán vào đâu hay vào tù thì kệ nó. Say sưa vì lần đầu tiên sử dụng mảnh bằng kỹ sư kinh tế, năm thằng kỹ sư xúm lại thịt một thằng lớp 5 là ăn chắc, tôi sẽ mặc lão Hoàng bốc-xơ, cứ để ông ta giành nhau với lũ sâu đất cái xác của bố tôi. Còn linh hồn bố tôi thì không biết đang ở đâu.
Tôi len lỏi một lúc thì đến được đầu mũi phà.
Trước mặt tôi là một mái tóc.
Vâng, độc giả có thể bắt bẻ là tại sao tôi phân biệt được một mái tóc trên chuyến phà thanh minh chật chội này. Nhưng quý độc giả đã từng yêu chưa? Nếu đã từng rồi thì điều đó không có gì lạ. Bởi vì, có một ngày chủ nhật, trong một góc rừng thông kín đáo ở bờ biển, cô gái này đã gối đầu lên đùi tôi còn tôi thì say mê làm chuyện điên rồ là đếm từng sợi tóc của mái tóc ấy. Lúc đầu tôi tưởng sẽ làm xong công việc ấy trong một giờ. Nhưng Bụt không hiện ra nên suốt ngày chủ nhật hôm đó tôi chỉ đếm được có một nhúm tóc, cột lại chỉ nhỉnh hơn cái bút bi. Mối tình của tôi tan vỡ vì bố tôi phá. Mà bố tôi đã phá cái gì thì nhất định phải thành công. Chỉ trong bốn năm ở tỉnh H. ông đã cơ bản phá xong rừng, đình chùa và di tích lịch sử. Tất nhiên không phải tay ông cầm búa và rìu, nhưng ông là chỉ huy trưởng của các chiến dịch “Thay trời làm mưa” rồi “Bắt rừng làm ra sắn gạo” rồi “Chống mê tín dị đoan” và dồn tượng Phật, hạc thờ, rùa đá thành một mớ để tiết kiệm nhà cửa. Tôi đoán linh hồn ông đang ở địa ngục là vì thế. Vậy là vì bố tôi phá mà tôi đã vĩnh viễn không thực hiện được giấc mơ chung sống với nàng. Cũng như tôi đã không bao giờ biết được tóc nàng có bao nhiêu sợi.
Từ phía sau, tôi chăm chú nhìn mái tóc quá quen thân, nghe nàng nói chuyện với người bạn cùng đi, tự an ủi có lẽ mình không đến nỗi thất đức nên mới có cuộc gặp gỡ “ngậm ngùi tình xưa” giữa ngày thanh minh này.
Cô bạn gái cùng đi hỏi:
– Vậy là mẹ cậu vẫn chưa được kiện?
– Mẹ tao chạy ba năm trời nay, nhưng đâu vẫn hoàn đấy – nàng đáp giọng buồn.
– Tao tính thôi quách cho xong.
– Tao cũng nghĩ thế. Nhưng mẹ tao không chịu. Nhục lắm mày ơi!
Cũng may là chuyến phà đã cập bờ bên kia. Chiếc xe đen bóng chúi mũi lên trước. Tôi thấy ông Hoàng hối hả len qua đám người, làm ngã một thằng bé, rồi chui vào xe. Một làn khói nhẹ như khói thuốc lá đẩy ông và chiếc xe đi như bay. Chắc là ông cũng đi thanh minh.
Lên phà, cô bạn cùng đi với nàng bứt lên trước. Một người đàn ông cao tuổi chừng đang hoạt động bí mật, tẽn tò chờ cô ta. Chắc là họ hẹn nhau đi thanh minh, thăm mộ người vợ cũ của ông ta hay người chồng đã quá cố của cô ta. Ấy là tôi đánh bạo đoán thế. Đàn ông tóc bạc đang có giá, rổ rá cạp lại còn dùng bền hơn cả đồ ni lông.
Vậy là chỉ còn nàng bơ vơ trên phà. Trong rổ xe nàng có một bó hương chùa to và một gói hoa. Nụ thiên lý thòi ra ngoài lá chuối như mắt cua bể. Tôi đạp dấn lên cho kịp nàng. Nàng đi thăm mộ ai? Chắc là bố nàng. Vậy là bác Thiết chết rồi mà cả nhà tôi không ai hay.
Bác Thiết nguyên là lái xe cho bố tôi. Trước giải phóng 1955, bác lái xe ở tòa thị chính. Ông điềm đạm, nói được tiếng Pháp, ăn mặc lịch sự và thông thạo đường ngõ thành phố. Nhìn ông ngồi trước tay lái ai cũng nghĩ rằng ông đã sinh ra cùng chiếc xe, hợp đến nỗi như ông là bộ phận nào đó của chiếc xe vậy. Bố tôi nhận ông làm lái xe cho mình. Tổ chức phản đối. Không thể tin con người đã từng lái xe cho địch mà lại còn biết tiếng Pháp. Giá như xe chở đá đổ kè bờ sông thì một nhẽ, đằng này… Họ bảo bố tôi: “Đây là vấn đề bảo vệ sinh mệnh cách mạng. Phải cảnh giác!” Bố tôi nói: “Tôi thì lo cho sinh mệnh của tôi trước đã”. Thấy vấn đề không lớn mà bố tôi lại kiên quyết nên sau khi điều tra kỹ, người ta đồng ý cho bố tôi sử dụng bác Thiết. Hồi đó bố tôi chưa phải là “cốp” to nên việc này cũng đã cho qua. Ai cũng biết bố tôi là người hay sợ: sợ vi trùng, sợ sấm sét và tai nạn. Nghĩa là sợ chết. Cho nên nếu ông Hoàng bảo ông có khai báo gì đó trong tù thì có lẽ cũng không oan.
Bác Thiết có cô con gái đầu lòng tên là Hương. Hương thua tôi ba tuổi. Vì tính nghiêm khắc bắc bậc của bố tôi nên Hương ít khi đến nhà chúng tôi. Tôi thường ngồi lên xe đạp bác Thiết để về nhà Hương chơi. Bác coi tôi như con trai mình. Vì đã qua tuổi chơi đồ hàng nên tôi thường đến nhà Hương đọc sách. Bác Thiết mua nhiều sách lắm. Từ lớp hai, lớp ba, Hương đã đọc hết sách trong nhà. Tôi rất lấy làm lạ vì bố không mua cuốn sách nào. Ông cũng không hề đọc một cuốn sách nào. Ông nói những cuốn sách cần đọc thì ông đã đọc ở trường Đảng cả rồi, in rô-nê-ô không mất tiền mua. Ông còn nói có người không đọc sách bao giờ mà vẫn cai trị được non một tỷ người. Vân vân. Ít khi tin lời bố nên tôi vẫn đọc sách đều đều ở nhà bác Thiết. Đầu tiên tôi đọc để có chuyện nói với Hương. Có lần Hương bảo tôi: “Anh có biết không, Giăng-van-Giăng nằm trên giường của giám mục mà không ngủ được là vì nệm êm quá. Hay thật!”. Tôi không biết Giăng-van-Giăng là ai. Sau đó tôi mượn Hương cả bốn tập Những người khốn khổ rồi ngốn một mạch. Té ra trên đời, ngoài những thứ hệ trọng mà bố tôi vẫn say mê còn nhiều điều lý thú như sách chẳng hạn. Đó là phát kiến của tôi ở tuổi hai mươi.
Cuối năm học lớp 10, tôi tỏ tình với Hương. Lúc đó Hương mới mười bốn tuổi. Chủ nhật, chúng tôi ra biển chơi và tôi ngồi đếm tóc Hương trong niềm khát vọng của khám phá, sáng tạo. Giá như tôi có thể cam đoan mái tóc nàng có bao nhiêu sợi. Chỉ có thế thôi. Tôi chưa dám hôn Hương, chỉ chạm nhẹ vào người Hương tôi đã run bắn lên như giẽ. Nhưng tình yêu của chúng tôi không được suôn sẻ. Chúng tôi còn bé tý. Vả lại, hoàn cảnh mỗi đứa một khác nhau. Chủ nhật tôi muốn rủ Hương đi chơi thì cô ấy còn phải xếp hàng đong gạo. Có lần tôi bỏ tiền ra mua lại một hòn gạch xếp lốt đầu giây cho Hương. Hương không chịu, nói: “Anh mua một mạng người rẻ quá, tội chết!”. Hương vẫn bướng bỉnh và cụ non như vậy. Tôi buồn, cảm thấy Hương cao cả, xa vời như bầu trời khó với. Một lần khác, Hương đón tôi dọc đường, nói: “Anh Kiểm, anh nhờ bác mua hộ em hai tập Đỏ và Đen”. Tôi ngạc nhiên: “Sao lại nhờ bố anh? Cụ có đọc sách bao giờ đâu!”. Hương cho biết: “Người ta thông báo chỉ bán cuốn này cho cán sự 5 trở lên thôi. Bác thì thừa tiêu chuẩn mua”. Trong nhà chỉ có bố tôi đủ tiêu chuẩn mua sách. Tôi nhờ. Bố tôi gạt phắt: “Vẽ! Mày có phải cán sự 5 đâu mà đòi. Tao không mua!”. Tôi đành chịu. Không mua được sách cho Hương tôi thấy mình không đáng một đồng xu. Hai tuần liền tôi không dám gặp Hương. Tôi biết Hương cũng buồn lắm. Buồn vì không biết đến bao giờ được đọc cuốn sách cấm đối với dân thường và những người trình độ chính trị non kém. Bao giờ Hương mới là cán sự 5, có lẽ phải kiếp sau! Bức tường vô hình ngăn cách ấy làm chúng tôi xa nhau dần.
Giá như Hương bớt kiêu hãnh đi thì còn dễ. Đằng này… Một lần khác, bố tôi nhận được giấy mời đi xem phim Chiến tranh và Hòa bình. Giấy ghi hai chỗ ngồi. Chắc là cho mẹ tôi. Nhưng mẹ tôi không đi. Bà không bao giờ xuất hiện giữa đám đông bên cạnh bố tôi. Bà chưa một lần ngồi vào chiếc xe con vẫn đón bố tôi đi về. Ông thư ký Ủy ban đưa cho bố tôi tấm giấy mời của vợ chồng ông ấy nữa. Tôi nhận thấy hễ có dịp là ông này nhường ngay các thứ cho bố tôi mặc dù bố tôi chẳng thiếu thứ gì. Bố tôi bảo bác Thiết: “Tối nay anh cho cái Hương cùng đi, đến đây đón tôi một thể”. Chúng tôi đi xe đến rạp. Hương ngồi cạnh tôi trên ghế sau trong bộ quần áo đẹp nhất, mặt mở hội như cô Lọ Lem ngồi xe hoa về cùng với Hoàng Tử. Chúng tôi đã cùng nhau đọc cuốn tiểu thuyết này rồi. Bây giờ được đi xem phim thì sung sướng nào hơn. Đến rạp, tôi sững người khi đọc thấy tấm biển viết bằng phấn: Phim dành cho cán sự 4 trở lên. Vé bán về cơ quan. Bố tôi nói: “Thế là hỏng rồi!”. Tôi nói: “Đây là giấy mời, mình cứ vào bố ạ”. Bố nói: “Giấy mời cũng phải giữ nguyên tắc. Bố với con ở lại, để hai cha con bác Thiết về”. Thực ra tôi ở lại xem cũng là sai nguyên tắc. Nhưng đây là giấy mời không mất tiền nên bố tôi mới hào phóng gia ơn cho tôi. Đêm ấy, lần đầu tiên tôi nhìn thấy Hương khóc. Mắt tôi cũng nhòe đi, hai bố con chúng tôi ngồi xem một lúc thấy màn ảnh toàn bá tước, công tước nhảy nhót, tiệc tùng, bố tôi ngáp. Sau cái ngáp thứ ba thì ông bảo tôi về. Sau này tôi cứ ân hận tại sao lúc đó tôi không ở ngoài rạp để cùng về nhà với Hương. Hồi đó tôi chỉ là một thằng tình nhân con nít. Tôi chưa biết, yêu có nghĩa là không có quyền vào rạp xem một cách khốn nạn như thế, để lại người yêu và bố cô ta nhục nhã ở ngoài cửa. Tôi chỉ là một thằng tham vặt, một con chó chỉ biết ve vẩy đuôi mà không biết gầm gừ.
Gặp lại Hương sau tối hôm ấy tôi thấy nàng gầy rạc đi. Tôi biết rõ, ngoài những giấc mơ tình dục của tuổi dậy thì, chúng tôi không cùng buồn khổ, không có một giấc mơ chung. Bác Thiết thì vẫn bình tĩnh như mọi khi, điềm nhiên chấp nhận hoàn cảnh đã an bài. Bác có lần nói với tôi: “Ông già cậu vào tù ra tội bao năm, ưu tiên thế chứ nhiều nữa cũng chưa xứng”. Tôi biết bác thương bố tôi thực lòng. Không những thương mà còn nể trọng nữa.
Chúng tôi vẫn chơi thân với nhau, nói là yêu thì hơi quá. Càng ngày tôi càng thấy không thể thiếu Hương. Tôi muốn được thấy, được nói chuyện với Hương ngày ngày. Giá như tôi có thể bỏ nhà đến ở với vợ chồng bác Thiết. Nhưng đó chỉ là một giấc mơ táo bạo của một con chó chỉ biết vẫy đuôi và có thói quen luyến tiếc cái cũi.
Thế rồi bố tôi lên cấp to hơn. Việc đầu tiên người ta bắt ông làm (hay chính ông đề xuất, tôi không rõ) là thay lái xe. Ông gọi bác Thiết đến nói thẳng thừng: “Bây giờ thì tôi phải xa anh! Tôi rất buồn. Nhưng biết làm thế nào được?”. Bác Thiết hiểu hết. Bác biết rõ mình không đủ tiêu chuẩn lái xe cho một ông sếp cỡ bố tôi hiện nay. Hôm ấy tôi cũng có mặt trong phòng khách. Tôi không biết bố tôi có nói thực lòng không. Ông buồn hay ông tiếc? Bởi vì bác Thiết giúp bố tôi được nhiều việc lắm. Có lần, một nghệ nhân đến trình bố tôi phác thảo một tác phẩm khắc gỗ Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo dưới một mái hiên theo phong cách bia Vĩnh Lăng… Lúc nghệ nhân đã ra về, bố tôi hỏi bác Thiết bia Vĩnh Lăng là cái gì. Bác Thiết nói cho bố tôi nghe một lúc về bia Vĩnh Lăng. Bố tôi nói: “Thì ra thế. Được. Tôi sẽ duyệt cho ông ấy làm mái hiên theo phong cách bia Vĩnh Lăng, trợ cấp nửa triệu”. Khi phải tiếp khách nước ngoài hay đi huấn thị cho giới khoa học và trí thức, chính bác Thiết đã tận tình giúp bố tôi chọn màu cà vạt hay giầy da phù hợp với quần áo. Bố tôi càu nhàu: “Rắc rối quá! Bọn này thật khó thương!”. Tôi không hiểu bố tôi ám chỉ bọn nào.
Thế là từ nay bác Thiết không còn có dịp phục vụ bố tôi nữa. Bác còn nói là bác có phục vụ bố tôi tận tụy bao nhiêu cũng chỉ là cái móng tay so với công đức của bố tôi. Giờ đây nét mặt bác vẫn vui vẻ cam chịu như bố tôi vừa cho quà. Bác nói: “Tôi cũng già rồi. Tham việc con cháu nó cười cho. Tôi xin anh nghỉ hẳn”. Ba ngày sau bác lấy giấy tờ về nhà, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một cục vì thâm niên quá ít. Bố tôi biếu bác một cái lọ hoa gò bằng vỏ đại bác rất đẹp người ta cho ông, nghe nói cái vỏ đạn này đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 300 của Mỹ. Bác mừng lắm, để ngay lên bàn thờ.
Việc thứ hai bố tôi làm sau khi lên chức là tặng đứa con trai yêu quý của bố một trận đòn. Giữa lúc cả nhà đang vui vẻ, bố tôi bảo tôi nằm xuống nền nhà đá hoa, tụt quần ra. Rồi ông lấy trong hốc bàn làm việc một cái roi mây. Chắc là ông tậu nó từ lâu lắm mà chưa có dịp dùng đến. Ông dán roi vào đít tôi. Cứ mỗi roi là một câu: “Mới nứt mắt mà đã yêu với đương! Này, yêu với đương! Từ nay tao cấm cửa con đĩ! Mày mà lớ rớ đến nhà nó là tao giết”. Bài học đạo đức của bố tôi tuy ngắn nhưng có đủ lý thuyết lẫn thực hành nên tôi thấm lắm.
Tôi không được đến nhà Hương thì tôi đến đâu? Sống với tôi không còn ý nghĩa gì nữa. Cái câu “cấm cửa con đĩ” không biết sao mà đến tai Hương. Hương viết cho tôi một lá thư có mấy chữ: “Từ nay đằng ấy đừng có bao giờ gặp mặt tôi nữa”. Tôi uống ba mươi lăm viên thuốc ngủ nhưng người ta cứu được. Khỏe ra, tôi bỏ học, bỏ nhà, trốn đi. Tôi lên trung du đóng gạch mộc cho người ta, cơm ba bữa, tiền công ba ngàn một ngày. Được hai tháng, tưởng là êm. Tôi không quên trận đòn, cũng không muốn về nhà nữa. Vậy mà bố tôi cũng tìm ra tôi. Mấy chú công an hình sự đưa xít-đơ-ca đến bắt tôi về. Một chú bảo: “Cậu làm khổ chúng tôi quá lắm. Hai tháng nay lo đi tìm cậu mà mấy đám cướp phát sinh!”
Tôi bỏ gần hết một học kỳ mà vẫn được thi tốt nghiệp. Thầy hiệu trưởng nói với cô giáo chủ nhiệm: “Mừng quá, phải khao đi. Thằng Kiểm nó chịu thi là phúc cho trường mình”. Tôi không hiểu vì sao mình đỗ rất cao. Rồi tôi vào một trường trung cấp, tất nhiên là ở địa phương. Được một học kỳ bố tôi gọi về bắt đi làm. Làm được sáu tháng thì tôi được cơ quan cho đi thi đại học hàm thụ. Tôi quên hết những điều vốn chưa hề nhớ, nhưng vẫn đỗ. Rồi tôi tốt nghiệp đại học. Cái số tôi nó thế. Nếu bố tôi không mất thì tôi đã bảo vệ xong luận án tiến sĩ ở một nước nào đó. Nhưng cũng tại số. Mà tôi cũng chẳng tiếc.
Tôi nhớ lại những chuyện đó trong khi có dịp bứt lên để kịp Hương. Tôi gọi. Hương quay lại:
– Anh đi thanh minh à? – Hương nói, tỉnh bơ.
– Vâng. Còn em?
– Em cũng đi thanh minh. Bố em cải táng, đưa sang đây hơn ba năm rồi.
Thế là ai rồi cũng phải chết. Tôi im lặng, đạp xe bên cạnh Hương. Con đường nhựa làm sống lại một cảnh trong truyện Kiều. Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. Xe Nhật và áo quần Thái Lan. Những người không có quần áo và xe đẹp thì ở nhà. Chắc người chết cũng thông cảm cho họ. Con anh phá sản tại anh ngu. CAPSTAN, loại thuốc người giàu đang mê hút, không để lại gì cho con cháu, chúng nó bỏ mặc ngày thanh minh cũng đáng đời.
Mấy quả đồi trở nên sặc sỡ nhờ quần áo của những người tảo mộ. Khói hương bay bay như sương lam chiều. Nét mặt ai cũng thành kính và thấm buồn. Ngôi mộ muôn đời vẫn là ngôi mộ, cột mốc buồn sang thế giới bên kia. Mong rằng dưới đó những cuộc đời sẽ tan biến vào nhau để nhào nặn lại thành những cá tính khác hài hòa trong cõi vĩnh hằng. Hận thù, nợ nần được xóa, chỉ còn lại tình yêu. Nhà độc tài bị coi thường, kẻ tham lam ngoan cố thành những con lừa thồ vàng bạc mà không biết dùng để làm gì. Biết đâu bố tôi lại đang lái xe cho bác Thiết và mong là không bị cho thôi việc ngang xương. Ôi, miền đất hứa an bằng chỉ dành cho những kẻ di tản dám trả giá bằng cái chết và không có đô la gửi về nhà. Oái oăm thay! Tôi bước cạnh Hương, len lỏi giữa các mộ phần. Tôi hỏi:
– Hình như bác gái đang có chuyện gì lôi thôi? Có cần anh giúp đỡ gì không?
Tôi nhớ lại cuốn Đỏ và Đen từng biến mình thành miếng giẻ rách. Tôi muốn gỡ lại chút danh dự bị những quy định ngặt nghèo tước mất một cách cay đắng thời trẻ con.
– Anh không giúp được đâu. Ba năm nay mẹ em chạy cho bố lên khu C tức là khu cán bộ mà không được. Người ta cứ bắt nằm ở khu D là khu nhân dân. Bố em lái xe cho bố anh mấy năm trời như thế thì phải là cán bộ chứ không thể là nhân dân được – Hương cười buồn, tiện tay nhổ một búi cỏ cạnh cái bia.
Ngực tôi đau nhói. Những đám mây tháng hai che kín bầu trời bắt đầu ửng dần. Sau ngày thanh minh trời sẽ trong sáng trở lại, không như miếng giẻ ướt ngày đêm nữa. Ngôi mộ bác Thiết xây sơ sài giữa đám mộ nhân dân. Người đến viếng thưa thớt hơn những khu khác. Xung quanh bác là ai đây? Một ông đạp xích lô, một bà bún chả, một cô điếm hay thằng nhóc nào đó đi cướp của giết người bị tử hình? Các ông các bà sẽ chở xe, bán bún, làm chuyện dâm ô và ăn cướp của ai nếu những người có máu mặt đi nằm chỗ khác? Ai sẽ lãnh đạo các ông bà đây?
Hương đốt hương cắm lên mộ bác Thiết, chia đều cho mấy nấm xung quanh rồi kéo tôi bước ra. Cô chỉ một ngôi nằm lẻ loi phía ngoài:
– Đấy là mộ thằng Tâm tướng cướp, bị bắn cách đây năm năm. Nó có ngờ đâu ông giữ nghĩa trang nhờ nó mà giàu. Ai đưa hài cốt đến cải táng ông ta đều bắt đặt bên cạnh mộ nó. Lại phải lót tay ít tiền mới được chôn chỗ khác. Mẹ em cũng mất cho ông ấy mấy ngàn.
– Ta thắp cho nó mấy que hương đi. – Tôi nói.
– Tùy anh.
Tôi cắm hương lên nấm đất nhỏ, bây giờ đã thành cái máy làm ra tiền nuôi béo người coi nghĩa trang. Hương nói ông ta đã gửi tiền về quê xây nhà và cưới vợ cho con. Cái chết là mầm của sự sống đâu phải là câu nói liều của các triết gia.
Hương đi trước tôi. Chúng tôi đi qua khu C, khu B rồi đến khu A của cái nghĩa trang bạt ngàn, nơi yên nghỉ hậu trường của cả một sân khấu trước đây ầm ĩ, náo loạn là thế. Đôi vai Hương vẽ một đường cong nhỏ nhoi, thân thuộc. Tôi những muốn ôm ghì lấy đôi vai ấy. Niềm mơ ước day dứt suốt một đời. Bỗng bùng lên trong tôi một ý muốn mạnh mẽ. Tôi sẽ đưa Hương đi. Lên trung du đóng gạch mộc hay vào Đồng Nai vỡ một miếng đất đỏ trồng đào lộn hột hay cà phê. Chúng tôi sẽ sống một cách khác và chết một cách khác. Em! dù được sống một cuộc đời khác đi, chỉ một ngày thôi rồi chết cũng được. Và chúng tôi sẽ được chôn một cách khác.
Mộ bố tôi vẫn nằm yên chỗ cũ chưa ai đụng đến. Chúng tôi thắp hương. Tôi nhổ mấy dây cỏ gọi là. Hương rắc nốt chỗ hoa còn lại lên mặt bê tông lạnh lẽo.
– Cho đến lúc chết bác vẫn cấm cửa em. – Hương nói.
– Bố anh còn cấm người ta đủ thứ. Nhưng bây giờ thì không cấm được ai nữa rồi.
Ngồi cạnh mộ bố tôi, lòng chúng tôi yên tĩnh trở lại. Tôi biết Hương đã tha thứ. Tôi cũng đã tha thứ. Thế hệ nào cũng phải biết tha thứ cho cha ông mình. Biết ơn và biết tha thứ là những đứa con có hiếu. Tôi định nói với Hương về dự định vừa bất chợt nghĩ ra. Nhưng tôi lại thấy ông Hoàng. Ông đang đi với người giữ nghĩa trang phía xa. Cái bụng ông thật đồ sộ. Tôi nghĩ dại, ngày nào đó không biết con người kia làm sao lại chịu khiêm tốn ép cái thân xác vĩ đại nhường ấy vào trong cái hộp bê tông bé nhỏ này. Nhưng dù muốn hay không thì cũng phải thế. Không ai từ chối được mốt thời trang cuối cùng của cuộc đời. Ông Hoàng đang chỉ chỉ trỏ trỏ. Người giữ nghĩa trang thì luôn gật đầu. Rồi ông lên xe, chiếc xe đen hồi nãy. Người giữ nghĩa trang đi lại phía chúng tôi. Tôi mời ông một điếu ba số. Ông hút một hơi dài, khỏe khoắn rít như người ta hút thuốc lào. Ông vui vẻ nói chuyện tào lao, rồi khoe:
– Tôi cai quản bốn mươi lăm ngàn nhân khẩu, quanh năm sống với ma.
Tôi hỏi ông:
– Cái ông hồi nãy đi thăm mộ ai hả bác?
– Thăm mộ ông ấy chứ còn của ai! – Ông đáp – Ba năm trước ông ấy duyệt mãi mới chọn được một chỗ đẹp lắm. Năm nào cũng sang kiểm tra xem chúng tôi có chôn ai vào cạnh ông ta không.
Tôi nói:
– Chắc bác cũng moi được của ông ấy chút ít.
Ông cười:
– Ừ thì, làm nghề gì ăn nghề ấy…
* * *
Dọc đường về tôi cố đi chậm lại để được một mình ngắm đôi vai thân yêu của tôi. Hương thủng thẳng kể về cuộc sống. Cửa hàng uốn tóc của nàng đông khách, sống được. Tôi thì cứ chực nói ra ý định bỏ vợ, đi Đồng Nai trồng cà phê cùng với nàng. Nhưng tôi chưa biết nói vào lúc nào. Ngực tôi căng mọng những toan tính tương lai. Bỗng Hương dừng xe lại:
– Anh Kiểm, giúp em việc này được không?
– Hương nói đi.
– Anh lo cho em một chỗ làm cơ quan. Chẳng lẽ em cứ nhân dân mãi thế này sao? Chi phí bao nhiêu em chịu.
Hương nhìn tôi, nháy mắt, vê vê hai ngón tay rồi cười nịnh. Tôi thấy ngực mình nổ toác ra, thành trống không. Lâu đài của mộng tưởng quá khứ và cả tương lai nữa đổ sụp. Tôi chào Hương, rẽ đại vào con đường rải đá giữa một cánh đồng lạ. Tôi ngồi xuống một hòn đá cạnh đường. Tôi khóc. Cánh đồng lúa con gái rập rờn trong gió. Có lẽ chỉ có những cây lúa là chịu yên phận làm nhân dân. Nhân dân vĩ đại và trường cửu.
Tôi về Hà Nội trên chuyến tàu tối hôm đó. Gặp chiến hữu ở sân ga. Nó hốt hoảng báo tôi một tin động trời. Cái thằng giám đốc lớp 5 mà năm thằng kỹ sư chúng tôi định làm thịt để lấy hai mươi triệu đã cho chúng tôi leo cây. Nó xoay ngược toàn bộ thế cờ và bây giờ chính chúng tôi chứ không phải nó đành móc túi ra mỗi thằng ba triệu để nộp cho nó. “Thằng cáo già – chiến hữu tôi nói – Nộp đi cho xong. Quân tử bao giờ mà chẳng thua bọn lưu manh”. Tôi chỉ còn biết van lạy mẹ tôi để trả tiền cho canh bạc cháy túi. Bà đưa tôi chẵn ba triệu, nói: “Đây là tiền phong bao đi họp của bố mày trong mấy năm. Bố mày không tiêu, bảo tao cất để sau này cho mày làm vốn”.
Kim Giang, tháng 4 năm 1991