Taxi chạy thẳng vào cửa đại sảnh, hai người xốc nách dìu vào phòng nghỉ…Nơi đoàn làm phim đã tá túc, mọi người đang ở trường quay tưởng như không có chuyện gì xẩy ra, nhưng nhóm họa sĩ làm phối cảnh đã mỉm cười biết từng chân tơ kẽ tóc…
Taxi chạy thẳng vào cửa đại sảnh, hai người xốc nách dìu vào phòng nghỉ…Nơi đoàn làm phim đã tá túc, mọi người đang ở trường quay tưởng như không có chuyện gì xẩy ra, nhưng nhóm họa sĩ làm phối cảnh đã mỉm cười biết từng chân tơ kẽ tóc.
Nhà biên kịch Hải Hoàng kiêm đạo diễn, gật gù cái đầu như tôn trọng lời bác sĩ căn dặn, nhưng trong đầu ông có sẵn một kế hoạch dài hơi, coi đây là một trận đánh cuối đời… Ngồi taxi về, ông đã giao việc cho con gái lớn – một trợ thủ đắc lực theo ông đã làm nhiều phim trường quan trọng và cháu giai thế hệ thứ ba mới tốt nghiệp trường Điện Ảnh – Ông ra lệnh cấm nói với ai chuyện cấp cứu đợt này kể cả người thân cận nhất. Đột qụy đợt này là hậu quả của ngày dốc sức đi tìm bối cảnh và tranh cãi căng thẳng trong quy trình dựng phim.
Taxi chạy thẳng vào cửa đại sảnh, hai người xốc nách dìu vào phòng nghỉ…Nơi đoàn làm phim đã tá túc, mọi người đang ở trường quay tưởng như không có chuyện gì xẩy ra, nhưng nhóm họa sĩ làm phối cảnh đã mỉm cười biết từng chân tơ kẽ tóc.
Sự việc nổ ra tưởng nhỏ bé nhưng là giọt nước tràn li, nhóm họa sĩ thiết kế chỉ muốn vẽ trên phông bạt, trên bìa giấy, trên mảnh xốp tạm bợ, chỉ vài anh diễn viên đóng vai cận cảnh cho đơn giản nhanh chóng, rẻ tiền.
Đạo diễn Hải Hoàng không muốn làm phim giả dối quay lướt qua các hình nộm vô hồn… ông muốn thay đổi nề nếp làm việc tạo được không khí thực sự oai hùng cờ rong trống thúc… Vũ khí gươm giáo hàng hà sao số nông dân áo vá, cánh tay trần giơ lên hét vang khí thế…như vừa được khao quân giết trâu mổ bò…
Đã ba năm ông theo đuổi chỉnh sửa kịch bản. Lấy danh dự, tài năng và sự nghiệp nhà biên kịch, đạo diễn Hải Hoàng danh tiêngs, đặt cược vào bộ phim này mới xin được tiền tài trợ. Dự án nhiều tỉ đồng chứ đâu ít, dòng họ toàn tai to mặt lớn, đều là Tổng Giám đốc, Cục trưởng, Bộ trưởng con cháu họ giàu sang phát đạt rút ra vài tỉ tiền chùa là chuyện nhỏ, nhưng phải lách luật, phải liên doanh với Hãng fim của nhà nước. Đương nhiên giấy lĩnh tiền ở ngân hàng phải có chữ kí của Xưởng phim và chính gã (dù ông là tác giả kịch bản và đạo diễn chính) Xuất tiền mua vô tội vạ, chi một tố lên năm bảy lần, tiền dư chia nhau, họ đưa ra một con số hấp dẫn. Nhưng chuyện này ông từ chối thẳng thừng và chửi tục tĩu như tát nước vào mặt. ông biết tụi gian manh giúp việc khó chịu đã chống đối gây chậm trễ, họ liên kết lại đấu tranh, vòi vĩnh – Đòi ăn cả con bò không được họ mài dao thấy miếng nào ngon xẻo luôn bỏ miệng…
Chuyện đã đấu tranh với nhau, bằng tình nghĩa, bằng đạo đức, lí luận nghề nghiệp vẫn vô ích, không có lí thuyết nào cụ thể bằng đồng tiền cầm chắc trong tay nuôi con ăn học, mua đất làm nhà lên đời xe bốn bánh. Nhu cầu này là cái thùng không đáy.
Công việc không thể dừng lại được nũa. Đã thống nhất với chủ nhiệm Fim phải họp đột xuất. Có giám đốc ngoài Hà nội đã vào. Buổi họp trang trọng hơn bình thường. Khăn trải bàn trắng tinh được nhiều người đặt lên các loại điện thoại có thể ghi âm khi thư kí cuộc họp cầm bút. Chủ nhiệm báo cáo lại sự việc. Họa sĩ bối cảnh phát biểu quan điểm, gượng gạo nét mặt câng câng xin lỗi chiếu lệ… mọi người cũng muốn dàn hòa cho êm chuyện nhưng đạo diễn Hải Hoàng vẫn vung tay: “loại bỏ người người không cùng chí hướng” và kiên quyết đòi trả họa sĩ về xưởng Fim.”
Buổi họp kéo dài hơn dự kiến…
Chủ nhiệm hãng Fim bước ra cửa buồn rầu như vừa gặp thất bại, uống ly café vội vã lên xe về Hà Nội ngay trong đêm.
Đạo diễn Huy Hoàng bước khỏi phòng họp thận trọng về phòng nghỉ, thằng cháu reo lên: “Thế là chúng ta đã chiến thắng” Ông gạt tay như nhắc nhở thằng cháu điều gì, rồi thở gấp bước vào phòng lăn vật ra giường hổn hển, đứa con chạy tới hốt hoảng. Ông xua tay mỉm cười: “lấy cho bố một viên thuốc” Đứa con gái dè dặt: “Bố khỏe rồi mà” ông quát lên như ra lệnh: “Nghiền thuốc nhanh lên để tao uống còn làm việc đêm nay”…
Biết không thể cãi lời, cô thận trọng mở tủ lấy ra hộp thuốc bằng gỗ sơn mạ như vàng thật, tem mác cầu kì nghiêm chỉnh… Cô thận trọng lấy dao nhỏ cắt niêm phong mở nắp hộp lộ ra một hộp nhỏ, mở hộp nhỏ mới là viên sáp ong vàng ươm, mở viên sáp mới là viên thuốc thơm lừng. Có sẵn bên cạnh là một chén sứ men màu lam xanh dịu cùng chiếc thìa sứ được ghim chặt chẽ bên cạnh. Như đã thông thạo với công việc, cô gái đặt nhẹ viên thuốc vào cốc, rót thêm tí nước, ấm cầm chiếc thìa có sẵn nhẹ nhàng nghiền tơi nhuyễn tay cầm chén, tay cầm thìa như định bón cho ông, nhưng ông ngồi bật dậy tự cầm thìa thuốc hin hít từng hơi dài rồi nuốt từng thìa một cách thận trọng…
Cô gái giơ tay ra lệnh đứa con ở lại giúp ông khi cần thiết rồi nhẹ nhàng rời khỏi phòng nghỉ…
Ông bắt đầu ngồi vào bàn, việc đầu tiên làm công văn xin họa sĩ đoàn văn công của Tỉnh về làm việc, nếu bận quá, xin làm việc nửa ngày cũng được vẫn trả lương đây đủ. Thời tiết đang nắng đẹp tranh thủ quay những cảnh ngoài trời – Thay đổi thời gian biểu và lịch làm việc.
Đã nửa đêm. Ngoài cổng khách sạn bỗng ầm ĩ. Ông rời tay khỏi bàn phím máy tính quay nhìn thằng cháu như muốn hỏi. Thằng cháu đang lướt web trên điện thoại vội ngẩng lên chạy ra cổng, một lúc sau chạy về hốt hoảng thưa:
– Anh họa sĩ về xưởng Fim mang theo tất cả trang phục, phục trang – vì đấy là tài sản của riêng anh ta.
Thêm một tình huống bất ngờ, ông lặng người như đã chết đứng.
Sau mấy phút đi lại trong phòng, nhìn qua cửa sổ, nhấp chén nước rồi gật gù như đã chọn được đầu mối bó dây rối loạn, ông ngồi vào ghế hai bàn tay gõ tíu tít trên bàn phím. “Rắc co” đây rồi, ông sửa lại kịch bản, hai anh nghĩa quân trở về mặc quần áo khác chỉ cần bổ xung câu đối thoại: “ngã trong vũng bùn phải thay quần áo khác…” thế là xong.
Kịch bản trong tay việc đó quá đơn giản. Nhưng phải tìm cho được chất vải, may theo kiểu thời đó, cái tay nải quàng vai, cái quần “chân què” cạp quần buộc thắt nút không phải thợ may nào cũng có thể may được…
Ông chưa thể bỏ cuộc.
Ông đau đớn nhớ lại… Hơn nửa thế kỉ rồi, cũng vào mùa này, ông phải chạy trốn khỏi quê hương, hai tay vuốt nước mắt, bà mẹ gói mấy củ khoai nướng cuộn vào bộ quần áo rách cho vào tay nải âm thầm ra ga lên tàu về Hà Nội nhờ người chú nuôi dạy. Những ngày cải cải cách ruộng đất qua đi rồi sửa sai, bố mẹ được trở về ngôi nhà cũ, vết sẹo đã liền da nhưng nỗi đau thấm mãi trong lòng… Ruộng góp vào hợp tác xã, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà củ khoai độn cũng không đủ ăn. Làng xóm như một vùng cát cứ của mấy ông thôn xã. Cán bộ bần cố nông nay được ô dù che đậy trở thành cường hào ác bá thực thụ, thay đổi cán bộ này, cán bộ sau lại thế như căn bệnh mãn tính khó sửa… Nhiều thanh niên cố học chữ, hoặc mua chữ chẳng ai muốm về quê. Chị gái, em gái ông cũng lần lượt lấy chồng xa trên thành phố, nhiều lần đón bố mẹ lên ở chỉ được vài ngày, các cụ lại đòi về quê khói hương tổ tiên sớm tối mới phải đạo. Bây giờ các cụ đã xuống suối vàng, ngôi nhà gỗ lim với sào vườn nếu bán cũng được vài tỉ, ông giữ đấy như ôm một kỉ niệm thiêng liêng…
Những năm xưa…
Hải Hoàng được người chú ở Hà Nội nhận về nuôi như con, được đi học như mọi trẻ nhưng cái mặt buồn rười rượi, lúc nào cũng nghĩ đến góc sân, vườn ổi…
Một hôm người chú đi làm về khoe với cả nhà: “Đã được thành lập đoàn văn công Hát Múa Kịch Tuồng” rồi xoa tay lên đầu Hoàng: “Mai học sáng, chiều đi với chú nghe hát múa cho vui”! Chú vốn là nhạc công chủ chốt của đoàn.
Hoàng vốn chăm ngoan vâng lời. Đến nhà hát ông được mở rộng tầm mắt, được nghe những bài hò dân ca quen thuộc, hò kéo pháo sôi động; rồi Lưu Bình Dương Lễ đến xúc động. Hải Hòang tự nguyện súc ấm pha trà cho đạo diễn, biên kich và các nghệ sĩ chủ chốt; rồi căng phông kéo màn. Công việc nhắc vở kịch cũng thú vị, ông chỉ phải đứng sau cánh gà sân khấu, kịch diễn đến đâu ông nhắc mấy câu đầu gợi cho diễn viên tự nhiên diễn xuất như kịch bản… Công việc này thấm vào đầu óc, giúp ông sau này học nghề đạo diễn và viết kịch bản nhanh chóng thuần thục.
Học xong phổ thông, Hòang được vào trường Văn hóa Nghệ thuật. Chính đạo diễn, biên kịch đó là người thầy giảng dạy bài bản theo giáo trình có thực tế rất sinh động.
Khi tốt nghiệp, Hoàng được giữ lại làm giáo viên phụ giảng, rồi ra nước ngoài học tiếp khoa Đạo diễn Điện ảnh. Về nước dựng mấy bộ phim liền được giải thưởng Bông Sen Bạc, Bông Sen Vàng của nhà nước. Đủ tuổi nghỉ hưu, ông ở nhà vui thú cùng con cháu. Nhưng máu nghề nghiệp không cho ông dừng chân. Vì đứa cháu mới bỡ ngỡ bước vào nghề, đứa con gái chưa vững vàng nghề nghiệp, trong cuồng phong thời mở của…và xã hội đầy dẫy những gian dối dị dạng… họ tự đùa vui nhận với nhau là “những quái thai ngâm axit”…
Chính vì thế ông phải dấn thân dìu đỡ con cháu và cái đề tài: “Lam Sơn Tụ Nghĩa”– Thu phục hiền tài, tường giỏi và lòng dân đồng tâm diệt giặc – Một vùng đất địa linh nhân kiệt – Cả đời ông tâm huyết muốn nói về quê hương, đời ông đã mắc nợ – dù không một lời hứa – Và cái phim này phải là máu thịt, tâm trí của ông để khi nhắm mắt không có điều gì xấu hổ…
Vì thế ôngg lăn lưng ra làm, quên ăn quên ngủ, một ngày đi vài trăm cây số tìm bối cảnh là chuyện thường. Bệnh huyết áp tăng đột ngột và xuất huyêt não đã kéo đổ gục. Rất may có thuốc sẵn và biết cách cứu chữa nên phục hồi nhanh chóng.
Trời mới hửng sáng, con đã mang đến bữa ăn nhẹ, giúp ông đánh răng rửa mặt rồi dè dặt thưa chuyện:
– Bây giờ bố tính thế nào?
– Chuyện khác quần áo quá dễ – chỉ khó tìm mua được loại vải sợi bông mềm là rất hiếm?
– Bố hỏi các đạo cụ ở SaiGon, miền Tây xem sao?
– Hỏi rồi nhưng hi vọng rất ít
Tiếng chuông điện thoại vang lên hối hả ông giơ tay cầm máy, con gái đã nhanh tay hơn, nói nhỏ: “Bố để con!”
– Cháu chào chú ạ! Cháu là con gái rượu… bố cháu vừa uống thuốc xong hơi mệt vừa chợp mắt ạ… Vâng …Vâng… cháu hiểu ạ… Mọi việc nhờ cậy cả vào chú ạ.. Chú đã hỏi rồi ạ… Bố con cháu chờ tin chú! Cháu chào chú ạ…
Hai ba cuộc gọi nữa, nội dung tương tự và chốt lại bằng một lời hứa…
Đạo diễn Hải Hoàng mệt mỏi nhắc con gái báo đoàn phim “Phụ trách nhân sự” cho diễn viên và hóa trang được nghỉ ngơi đi mua sắm. Còn lại đi tìm con suối để dựng cảnh quay người dân, người lính vớt được lá cây bị kiến đục thành chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. Rồi nơi dựng “Hội thề Lũng Nhai” Cảnh bị bao vây trên núi Chí Linh; Lê Lai tự nguyện mặc áo Ngự Bào cưỡi voi xông trận thu hút giặc Minh để Lê Lợi thoát khỏi vòng vây. Bình Định Vương Lê Lợi được tướng sĩ hy sinh hết mình, cảm hóa được lòng dân…Khi thành công Lê Lợi biết trọng dụng nhân tài khuyến khích văn chương, khen thưởng tướng sĩ…
Và bao nhiêu những đại cảnh oai hùng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh chẳng lẽ chỉ nằm mãi trong trang sách ở thư viện Quốc gia.
Không thể như thế, nó phải là hình ảnh cụ thể cho thế hệ sau hiểu được… Trên quê hương của ông có vị anh hùng dân tộc vẻ vang…chính bàn tay ông đã xây dựng lên lưu giữ…
Tiếng giày da “lộp cộp” ngoài hành lang, dừng lại trước cửa phòng, tiếng gõ cửa rất nhỏ, cửa phòng mở nhẹ nhàng. Vị khách giơ hai tay như xin lỗi, tiến sát tới ông choàng ôm như đôi bạn thân thiết lâu ngày mới gặp giọng mượt mà, ma quái:
– Thầy còn nhớ em chứ ạ! Hùng Lém đây mà…
Vất vả lắm ông mới nhớ ra cậu học trò tháo vát, lém lỉnh.
Hắn ngó nghiêng soi mói, nói liên hồi, như tình cờ biết thầy Hoàng đột quỵ nằm đây đến thăm, khoe chuyện rông dài làm ăn phát đạt ở phía Nam, nay về Hà Nôi cho gần quê hương. Xưởng phim sẽ cổ phần hóa, hắn sẽ làm phó giám đốc trực tiếp phụ trách kinh doanh. Chuyện của đoàn làm phim hắn đã biết tường tận như người trong cuộc – cơ chế thị trường là như thế – Màn mở đầu như vậy là hoàn hảo….
Hắn dừng lại nhìn chằm chặp vào mắt thầy đạo diễn Huy Hoàng như thăm dò đối thủ:
– Em rất tiếc sức khỏe của thầy như thế này. Thầy dừng lại một ngày là tốn chục triệu đấy! và bao nhiêu ngày nữa mới tiếp tục công việc được?
Như đã đánh đúng chỗ yếu, hắn nhỏ nhẹ:
– Thầy bán kịch bản này cho em!
Thấy khuôn mặt ông không thay đổi. Hắn tấn công tiếp:
– Em trả giá gấp đôi tiền nhuận bút theo đơn giá nhà nước.
Đạo diễn Hải Hoàng không kiên nhẫn nghe thêm nữa, mặt ông đanh lại như tạc bằng đá. Giọng của ông quát lên:
– Ngậm mồm lại…cút đi…
Hoàng thấy cái bóng đen ra khuất, hai tay tự nhiên ôm mặt không khóc nhưng nước mắt cứ tuôn trào, ông đau đớn nhận ra đang húc đầu vào bức tường đá mấy chục năm nay vẫn chưa ai phá bỏ… Hay ông đã rơi vào kịch bản của tay đạo diễn tài ba, nay không còn đường thoát.
Con và cháu đạo diễn Hải Hoàng lệ khệ ôm bữa ăn tối vào phòng bỗng hốt hoảng kêu “cấp cứu”. Ông đã gục trên bàn làm việc, hai tay còn đặt trên bàn phím…
Trên màn hình máy tính một dòng chữ lớn đậm nét, cứ quay tùng phèo lúc to dần, lúc xa tít: “Bất cứ trở ngại, cha phải nằm trên xe lăn hoặc trở thành cát bui. Con cũng phải hoàn thành bằng được bộ phim này, kể cả việc bán nhà, bán đất…” ý nghĩa câu này đôi lần cô con gái gã được nghe nhưng lần này đó là một mệnh lệnh, một di chúc – Đứa con gái hiểu như vậy.
Tiếng còi xe “cấp cưu” hú từng hồi dài, tiến sát vào cửa đại sảnh…
L.B.H