Hoàn Nguyễn viết về Thị Mầu cũng lên tiếng bảo vệ quyền được yêu của phụ nữ, tức nữ quyền:
Thị Mầu dẫu tính lẳng lơ
Với người đành để giấc mơ ngủ dài
Câu kinh…tay chắp…mặc ai
Hoàn nguyên tạ lỗi…trả người là xong! (Thị Mầu)…
Hoàn Nguyễn viết về Thị Mầu cũng lên tiếng bảo vệ quyền được yêu của phụ nữ, tức nữ quyền:
Thị Mầu dẫu tính lẳng lơ
Với người đành để giấc mơ ngủ dài
Câu kinh…tay chắp…mặc ai
Hoàn nguyên tạ lỗi…trả người là xong! (Thị Mầu)
Văn chương Việt đã tạo ra rất nhiều những nhân vật bất tử, nổi tiếng hơn cả người thật trong cuộc sống như: Tấm, Cám, Kiều, Hoạn Thư, Lục Văn Tiên, Chí Phèo, Thị Nở, Dế Mèn, Xuân Tóc đỏ… Những nhân vật văn chương đó là hình mẫu cho một nhân cách, một lối sống, một thái độ sống trong xã hội. Thị Mầu cũng là một nhân vật văn chương nổi tiếng như vậy. Thị Mầu đại diện cho tự do yêu đương, tức “quyền được yêu”. Thị Mầu là nhân vật trong truyện thơ nôm Việt Nam Quan Âm Thị Kính (còn có tên là Quan Âm tân truyện) do Nguyễn Cấp (hoặc Đỗ Trọng Dư?) viết từ thế kỷ giữa thế kỷ XIX.
Nhà văn sáng tạo nên nhân vật, rồi các thế hệ nhà văn sau tiếp tục khai thác, phát triển thêm các khía cạnh mới trong hình tượng văn học để phản ảnh cuộc sống đương thời. Có thể nói, trong các nhân vật do văn chương Việt Nam sáng tạo nên, Thị Mầu là hình tượng được tái tạo nhiều lần nhất dưới các góc độ khác nhau, các loại hình nghệ thuật khác nhau như kịch, chèo, thơ, nhạc… và đều làm say mê lòng người Việt thế hệ này qua thế hệ khác. Nhiều nhất là chèo. Nhiều vở chèo về Thị Mầu làm say mê khán giả. Về nhạc, nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy có cả một bản nhạc kịch Thị Mầu Lên Chùa…
Riêng trong thơ, đã có rất nhiều nhà thơ cảm xúc về hình tượng Thị Mầu của Anh Ngọc, Đoàn Thị Lam Luyến, Bobynnguyen … Đặc biệt, cây bút thơ nữ Hoàn Nguyễn ở Ninh Bình, đã viết hơn chục bài thơ về đề tài Thị Mầu. Đó là những bài Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi, Thị Mầu… Trong tập thơ Cưới thơ (NXB Hội Nhà văn 2015) chị có in bài Thị Mầu. còn nhiều bài khác chưa in. Người viết bài này đọc được trên trang Facebook Hoàn Nguyễn. Thơ Hoàn Nguyễn viết về Thị Mầu cũng lên tiếng bảo vệ quyền được yêu của phụ nữ, tức nữ quyền:
Thị Mầu dẫu tính lẳng lơ
Với người đành để giấc mơ ngủ dài
Câu kinh…tay chắp…mặc ai
Hoàn nguyên tạ lỗi…trả người là xong! (Thị Mầu)
Rồi tác giả nhắc lại, việc làm của Thị Mầu cũng là khao khát của bao người phụ nữ khác, dù ở thời đại nào. Vì đó là bản chất sự sống: Thân Mầu dù có cách xa/ Tiếng chuông còn đọng… đời ta Thị Mầu…!.Đúng, mỗi người phụ nữ, dù đoan chính đến đâu, cũng đều là một Thị Mầu khi cần! Niềm khát yêu, khát tình dục là đặc trưng của con người. Khát vọng đó giống như đói cơm, khát nước, phải được đáp ứng, phải được bảo vệ. Cho nên chuyện phụ nữ: Đong đưa mắt liếc chuyện tình vẫn mơ (Thị Mầu- Hoàn Nguyễn) là chuyện nhân quyền, nữ quyền. Mặt khác, thời con gái ngắn ngủi, nhan sắc chỉ một thời, nên: mặc ai/ Mầu cứ la đà/ chính chuyên / chết cũng ra ma / ngoài đồng… (Cãi- Hoàn Nguyễn)
Cảm về Thị Mầu, nhà thơ Anh Ngọc trong bài thơ Thị Mầu cũng đã bày tỏ quan điểm của mình về cái “lẳng lơ” của Thị Mầu: Những khát vọng nằm sâu trong mỗi trái tim người/ Được sống đúng với lòng mình thực chất/ Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức/ Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Màu. Khái quát là thế. Đấu tranh để phụ nữ có quyền được “sống với lòng mình thực chất” là cuộc đầu tranh lâu dài, trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng trong thơ Hoàn Nguyễn cụ thể hơn, chua chát, chì chiết hơn.
Hoàn Nguyễn đẩy tiếng thơ của mình lên cao hơn một bậc. Từ chỗ đấu tranh để bảo vệ quyền lẳng lơ của Thị Mầu, Hoàn Nguyễn còn lên tiếng tố cáo phường nha lại háu gái, tham lam lợi dụng “sự phê phán thói Thị Mầu” để bòn mót, làm tiền, thậm chí để thỏa lòng dục! Trong truyện thơ Quan Âm Thị Kính có việc “Thị Mầu có mang với người đầy tớ. Bị hào lý trong làng tra hỏi”. Việc tra hỏi, “ vi phạm nữ quyền” này không chỉ thời tác phẩm Quan Âm Thị Kính ra đời mà thời nào cũng có. Hoàn Nguyễn có những bài thơ bày tỏ thái độ phản đối này rất khí khái, mạnh mẽ. Đó là: Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi… Tác giả mở đầu bài thơ Lẳng lơ Thị Mầu với những câu thơ mỉa mai, diễu nhại :
Ra đấy ăn hôi cỗ Mầu
Chiếu làng đó giành giật mau mà ngồi
Tranh nhau gặm lộc, bứt chồi
Kéo tơ rút ruột bòn nơi cát lầm
Những từ “ăn hôi”, “giành giật”, “tranh nhau”, ”gặm”, “rút ruột”, “bòn” là những từ rất đắt mô tả bản chất của bọn quan hư. “Quan nha chốn ấy gian thần/ Vét vơ trên nỗi nhọc nhằn người ta”. Đó là chuyện “ăn cỗ” trong những phiên họp phán xét về Thị Mầu. Còn tệ háu gái, tòm tem của các quan thì:
Ới này cụ
ới quan ơi
Váy đào em hé lí lơi cụ nhòm
Rằng ngon! Trắng nõn trắng nòn
Khảo tra cái cớ ai còn lạ chi (Lẳng lơ Thị Mầu)
Hay:
che mình
các cụ chẳng xong
yếm đào
Mầu hé chắc không chui vào? (Cãi)
Trong bài thơ Cãi (tức là cãi cho Thị Mầu), Hoàn Nguyễn cũng bày tỏ sự kiên quyết của mình : Ơ hay / phạt vạ cái gì/ vén mành / các cụ cũng thì gấp năm../ ai hay / chỗ các vị nằm/ chả dơ ngàn vạn mấy trăm / ấy à ?. Nghĩa là “các cụ” cũng là con người, cũng ham của lạ gấp năm gấp mười Thị Mầu ấy chứ!
Hai đoạn thơ trong hai bài thơ tôi dẫn trên mang âm hưởng hài chèo, phảng phất hơi hướng chọc ghẹo, mỉa mai trong thơ Hồ Xuân Hương : Anh đồ tỉnh, anh đồ say, Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày? Này này chị bảo cho mà biết. Chốn ấy hang hùm chớ mó tay. (Trách Chiêu Hổ – Hồ Xuân Hương). Trong đoạn thơ trên, Hoàn Nguyễn không chỉ mỉa mai mà còn khinh bỉ, xem thường tư cách các quan lắm! “Cụ ăn đi/ cụ xơi đi/ Không tham danh lợi lấy gì mà no?”. Rồi cuối cùng tác giả kết :
Rõ phường một đám mặt mo
Lẳng lơ Mầu thị trát tro mặt đời.
Đó là chính kiến, là thái độ kiên quyết, dứt khoát đối với bọn quan hư lợi dụng Thị Mầu để toan tính những việc bẩn thỉu.
Trong những bài thơ về hình tượng Thị Mầu, Hoàn Nguyễn, tuy mới nhập làng thơ mà thơ đã rất chín.
Đọc thơ Hoàn Nguyễn viết về nhân vật Thị Mầu, tôi cứ mường tượng tác giả là một phụ nữ sống rất tân tiến, hiện đại. Nhưng qua những bộc bạch cùng hình ảnh chị chia sẻ trên trang facebook cá nhân, mới biết nữ tác giả thật chân phương giản dị. Cái chất mới mẻ, hiện đại của tác giả nữ xinh đẹp này chính là những suy tư, đả phá những quan niệm lỗi thời trong nữ quyền, tình yêu trong thơ. Những suy nghĩ hiện đại trong thơ đó đã làm cho thơ chị được nhiều đọc giả mến mộ
N.M