Tọa đàm về “Bắt đầu và kết thúc” – truyện ngắn đã gây bão trên mạng xã hội.

Vanhaiphong- Chiều 19-1-2018, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu, HN, Ban Sáng tác của Hội đã tổ chức một cuộc tọa đàm ở phạm vi hẹp về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Sáng tác, kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì tọa đàm. Một số nhà văn, chuyên gia về lý luận văn học cùng tham dự.

Vanhaiphong- Chiều 19-1-2018, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu, HN, Ban Sáng tác của Hội đã tổ chức một cuộc tọa đàm ở phạm vi hẹp về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Sáng tác, kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì tọa đàm. Một số nhà văn, chuyên gia về lý luận văn học cùng tham dự.

Mục tiêu của cuộc tọa đàm đặt ra trước hết về vấn đề lý luận sáng tác về đề tài lịch sử, về hư cấu văn học trong thể tài lịch sử ( có soi chiếu từ trường hợp truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga). Làm rõ sự khác nhau giữa văn và sử, theo đó những góc khuất của lịch sử được văn học tái hiện bằng nghệ thuật ngôn từ. Về văn học viết về đề tài lịch sử thì hư cấu như thế nào, mức độ nào là chấp nhận được. Nội dung thứ 2 là tọa đàm về truyện ngắn “Bắt đầu và Kết thúc” của Trần Quỳnh Nga đăng trên báo Văn Nghệ số 50 ra ngày 16.12.2017. Truyện viết về Trần Ích Tắc nhân vật lịch sử thời Trần đầu hàng quân xâm lược Nguyên Mông, nhưng dưới ngòi bút của tác giả, Trần Ích Tắc được tái hiện vượt ra ngoài tâm thức dân tộc và lịch sử. Ca ngợi một kẻ bán nước, và thi vị hóa “tình yêu” của An Tư công chúa và Thoát Hoan. Truyện ngắn này đã gây ra những tranh luận rất gay gắt trên mạng xã hội và ngay trong hội thảo.

Kết luận toạ đàm, nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN phát biểu: Tờ báo Văn Nghệ của chúng ta không thể quay lưng với bạn đọc, không thể vô trách nhiệm với bạn đọc được. Chúng ta không thể nào và không bao giờ có thể ủng hộ những khuynh hướng sáng tác như truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga. Phải làm rõ đúng sai. Không hy sinh chân lý được! Không hy sinh lịch sử được. Có gì quý hơn dân tộc. Có gì quý hơn sự thật mà phải hy sinh. Chúng ta không quy chụp vội vã tác giả, nhưng phải chuyển đến tác giả về những nhận thức sai sót của mình về lịch sử.  Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng yêu cầu tổ chức cuộc họp giữa Ban chấp hành Hội Nhà văn VN với BBT Báo Văn nghệ để làm rõ các vấn đề liên quan.

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder