Ngày 29 tháng 10 năm 2003, ở chùa Thanh Long, huyện Tắc Sơn, tỉnh Sơn Tây đã tìm thấy một ” bức tranh “Huyền Trang thỉnh kinh”, thời điểm vẽ sớm hơn so với thời điểm viết “Tây Du ký” gần một trăm năm…
Ngày 29 tháng 10 năm 2003, ở chùa Thanh Long, huyện Tắc Sơn, tỉnh Sơn Tây đã tìm thấy một ” bức tranh “Huyền Trang thỉnh kinh”, thời điểm vẽ sớm hơn so với thời điểm viết “Tây Du ký” gần một trăm năm.
Hai phiên bản của nguyên mẫu Tôn Ngộ Không
Thứ nhất, nói về cao tăng nhà Đường “Thích Ngộ Không”. Tên ở nhà của Thích Ngộ Không là Xa Phụng Triều. Năm 751 sau công nguyên theo Trương Quang Thao đi sứ Tây Vực, do bị bệnh nên đi tu tại nước Kiền Đà La, đến năm 789 sau công nguyên thì về kinh thành. Thích Ngộ Không sinh sau Huyền Trang hơn 40 năm, nhưng nơi xuất ngoại của ông cũng bắt đầu từ An Tây. Lúc ông về Tây Vực làm các việc phiên dịch và truyền giáo nhiều năm, đã để lại nhiều câu chuyện và truyền thuyết. Có học giả cho rằng, trong quá trình diễn biến dài dằng dặc của câu chuyện “thỉnh kinh”, mọi người dần dần lấy cái tên Thích Ngộ Không và cái tên “Hầu hành giả” cùng Đường Tặng đi thỉnh kinh trong truyền thuyết ghép lại thành hình thượng nghệ thuật “Tôn Ngộ Không”.
Thứ hai, nói về ” Thạch Bàn Đà”. Giáo sư Trương Cẩm Trì ở hệ Trung văn Trường Đại học Sư phạm Cáp Nhĩ Tân sau khi nghiên cứu quá trình diễn biến của câu chuyện thỉnh kinh, đã rút ra kết luận rằng, nguyên mẫu thực tế của Tôn Ngộ Không là: Vì Huyền Trang đi Tây cực kỳ khó khăn nên mới thu nạp đệ tử người rợ hồ Thạch Bàn Đà (Tam Tạng pháp sư truyện). Lý do là: Tôn Ngộ Không đối với Đường Tăng và Thạch Bàn Đà và Thạch bàn Đà đối với Huyền Trang để: 1- Làm công việc đưa đường; 2- Giải quyết các biệc nguy hiểm; 3- lLm thân phận hành giả; 4- Gần như quan hệ tế nhị thày trò; 6- Thạch Bàn Đà chính là Hồ Tăng, Hồ Tăng với “Hồ Tôn” phát âm gần giống nhau. Trong tư tưởng tôn giáo đã chỉ ra rằng, “Đường Tăng thỉnh kinh, Hồ Tăng phò trợ” từ đó mới lưu truyền thành “Đường Tăng thỉnh kinh, Hồ Tôn phò trợ”, từ đó là lúc tạo cơ hội thần thoại hóa câu chuyện thỉnh kinh của Huyền Trang.
Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không nổi tiếng lẫy lừng được “sinh ra”từ một hòn đá tiên ở núi Hoa Quả, nước Ngạo Lai, xứ Đông Thắng Thần Châu . Về nguyên gốc thân thế của nó trong “ Tây Du ký” đã rõ rành rành. Tuy nhiên, gần đây có phương tiện truyền thông đưa tin, các chuyên gia sau khi phát hiện bức tranh tường vẽ trên hang đá Du Lâm “Đường tăng thỉnh kinh đồ”, đã tiến hành nghiên cứu thấy trên các bức tranh tường có người rợ hồ mồm nhọn, má hóp theo Đường Tăng, chính là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không.
Bài viết này nêu rõ, ông Đoàn Văn Kiệt, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Đôn Hoàng đã từng viết rằng, người hình khỉ trong bức họa chính là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không, tên gọi là Thạch Bàn Đà, quê ở thành Tỏa Dương, huyện An Tây, tỉnh Cam Túc, do đó Tôn Ngộ Không chính là người Cam Túc.
Vì vậy, thân thế của Tôn Ngộ Không càng thêm khó hiểu hơn, cuối cùng hình tượng của Tôn Ngộ Không từ đâu đến, liệu ông có thực là một người rợ hồ ở Cam Túc không? Với một chút tò mò, các phóng viên phỏng vấn ông Hồ Tiểu Vĩ, một chuyên gia tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng, một nhà nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc.
Lỗ Tấn cho rằng Tôn Ngộ Không nguyên là thủy thần sông Hoài, Hồ Thích lại cho rằng nguyên mẫu là con khỉ Hanuman, một vị thần Ấn Độ.
Nhà nghiên cứu họ Hồ giới thiệu, sau khi viết thành sách “Tây Du Ký”, mặc dù đã được lưu truyền trong nhiều thế kỷ, nhưng người đọc nói chung không rõ lắm về nguồn gốc của các nhân vật trong câu chuyện, trông nó giống như là “con khỉ Tôn nhảy ra từ vết nứt trên hòn đá”. Cho đến khi “Lịch sử tóm tắt tiểu thuyết Trung Quốc” của Lỗ Tấn đã khởi xướng chuyện này, “Tôn Ngộ Không” rốt cuộc là thần thành phương nào, đã trở thành một vấn đề học thuật nghiêm túc đặt trên bàn của các nhà nghiên cứu.
Lỗ Tấn cho rằng, từ thời Ngụy Tấn đến nay, việc dịch các sách Phật giáo cổ điển ngày càng nhiều, cho nên các câu chuyện của Ấn-Độ cũng lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các văn nhân háo hức trước cái mới lạ, do đó có việc sử dụng vô tình hoặc hữu ý, cho nên những câu chuyện này dần dần được Trung Quốc hóa. Cụ thể nói đến hình mẫu Tôn Ngộ Không, Lỗ Tấn cho rằng phải đến từ những truyền thuyết dân gian Trung Quốc. Ông trích dẫn các quái vật trong tiểu thuyết của Lý Công Tá đời nhà Đường – thủy thần sông Hoài làm bằng chứng. Ông cho rằng Tôn Ngộ Không là biến tướng của chúng, từ đó ông cho rằng nguyên mẫu Tôn Ngộ Không phải là người Trung Quốc.
Hồ Thích không đồng ý về quan điểm này, ông nói: “Tôi luôn luôn nghi ngờ rằng con khỉ thần thông quảng đại không phải là hàng trong nước, mà là được nhập khẩu từ Ấn Độ. Có lẽ ngay cả các nhân vật thần thoại cũng bị ảnh hưởng bởi những chuyện hoang đường của Ấn Độ mà bắt chước. Trong sử thi cổ xưa nhất của Ấn Độ “Ramayana”, ông tìm thấy thần khỉ Hanuman và cho rằng đây là nguyên mẫu đầu tiên của Tôn Ngộ Không.
Trần Dần Khác trình bày và chứng minh nguyên mẫu thực sự của Tôn Ngộ Không là Hanuman. Hình vẽ trên bức tranh tường ở Cam Túc biểu hiện rõ câu chuyện “Tây Du ký đã được lưu hành trong thời nhà Đường.
Nhà sử học Trần Dần Khác do hiểu rất rõ kinh Phât, không chỉ nghiệm chứng rằng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không chính là Hanuman trong “Ramayana”. Ngay cả trong bản “Hiền ngu kinh” làm bằng chứng, ông phát hiện thấy câu chuyện “Đại náo thiên cung” vốn có nguồn gốc từ hai chuyện dân gian Ấn Độ tuyệt dối không liên quan gì với nhau, sau khi truyền nhập vào Trung Quốc, các nhà truyền bá kinh Phật trong khi giảng thuyết vô tình hay hữu ý đã coi hai chuyện này là một.
Khi thành lập Đôn Hoàng học vào đầu thế kỷ, vì diễn biến câu chuyện các nhân vật của “Tây du ký” đã thêm thắt một số tư liệu lịch sử hình tượng mới, chủ yếu là tranh tường, đã có người một mình đi bộ, hình ảnh trên vai đeo giá, lại có hình ảnh người rợ hồ “Hồ hành giả”dắt ngựa đi theo, rõ ràng câu chuyện nhân vật đã qua nhiều thế hệ.
Trong những năm gần đây, ông Đoàn Văn Kiệt, chủ tịch danh dự của Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng phát biểu vầ “nghiên cứu thảo luận bức tranh Huyền Trang đi thỉnh kinh mới phát hiện”, tập trung vào nghiên cứu thảo luận bức “Huyền Trang đi thỉnh kinh” ở thời Tây Hạ trong sáu bộ hiện còn ở Cam Túc, giới thiệu giống như câu chuyện lưu truyền trong dân gian đời nhà Đường. Thời kỳ Ngũ Đại nhà Hậu Chu, trong phòng lưu trữ các bản kinh của chùa Thọ Ninh ở Dương Châu, hiện còn giữ bức tranh tường “Huyền Trang đi thỉnh kinh”, những người đương thời đã coi là một “tuyệt bút”.
Bức tranh trường muộn nhất là tác phẩm thời Hậu Chu, tiếc rằng chùa này đã bị phá hủy, bức tranh tường khôn còn nữa.
Nhân vật chính trong “Tây Du Ký” được hệ thống lại trong đời nhà nhà Nguyên, vị Thần khỉ Ấn Độ đã qua Phật giáo Tây Tạng lại được sáng tạo thêm biến thành hình tượng Tôn Ngộ Không.
Nhà nghiên cứu họ Hồ trong khi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mặc dù các kiến giải đều có bằng chứng làm sơ sở, nhưng câu chuyện của Huyền Trang thỉnh kinh từ đời Đường đến đời Tống, đã lưu truyền hàng mấy trăm năm, câu chuyện của các nhân vật được thay đổi, thêm thắt dần dần, tính phong phú của câu chuyện được bùng lên “kiểu giếng phun” vào thời nhà Nguyên. Ông cho rằng, theo Đoàn Văn Kiệt, một chuyên gia di vật văn hóa có đẳng cấp thì thường người ta dựa theo sáng tác của Ngô Thừa Ân cuối đời Minh làm căn cứ, mà không suy xét sự thực tạp kịch “Tây Du Ký” và “Thi thoại”đã xuất hiện rồi. Nhà nghiên cứu họ Hồ đã chỉ ra rằng, từ sách cổ “Vĩnh Lạc đại điển” phân tách ra, đã có một số đoạn tiểu thuyết đời sau câu chuyện “Tây Du Ký”, đặc biệt là một tài liệu lịch sử Hán văn của Triều Tiên về câu chuyện Tôn Hành Giả trong “Xa Trì quốc đấu pháp” trong “Phác thông sự ngạn giải” vô cùng quan trọng. Nhà văn học và dịch giả nổi tiếng Triệu Cảnh Thâm cho rằng, sách “Phác thông sự ngạn giải” “được xuất bản vào khoảng đời nhà Nguyên”. Giáo sư Kim Min-ho Trường Đại học Hàn lâm Hàn Quốc cũng nêu ý kiến cho rằng, cuốn sách này đã có vào đời nhà Nguyên (năm 1347). Bên cạnh đó, năm ngoái ở huyện Tắc Sơn tỉnh Sơn Tây còn phát hiện bức tranh tường “Huyền Trang đi thỉnh kinh” của đời nhà Nguyên. Những bức tranh này đều chứng minh cho hậu thế rằng, cấu trúc các nhân vật chính trong “Tây Du Ký” rất có khả năng hình thành từ đời nhà Nguyên.
Nhà nghiên cứu họ Hồ tin rằng, mặc dù các nguyên mẫu đầu tiên của hình tượng Tôn Ngộ Không và hình tượng Thần khỉ trong câu chuyện dân gian và sử thi Ấn Độ có một mài mối liên quan, nhưng bối cảnh tư tưởng và văn hóa của triều đại nhà Đường Tống đã không thể có khả năng xảy ra “bước nhảy vọt về chất”. Trong câu chuyện “Tây Du Ký”, nội dung của nó khiến cho người đời phải kinh hãi khiếp sợ, vì vậy, sự bùng lên “kiểu giếng phun” mới lộ ra vào đời nhà Nguyên. Lúc đó sự du nhập của đạo Lạt-ma chiếm địa vị chủ đạo, và trong bối cảnh hai nhà biện luận của đạo Phật phải tìm tòi giải thích. Có câu nói rằng, mặc dù Tôn Ngộ Không và Thần Khỉ Ấn Độ không có quan hệ với nhau, nhưng nó đã từng kinh qua “2 làn du nhập” của Phật giáo Tây Tạng, nên mới làm phát triển những hình ảnh sinh động trong các độc giả.
Theo các phóng viên đã xác minh, đối với ông Đoàn Văn Kiệt nhận định việc đưa tin Tôn Ngộ Không là người Cam Túc, là việc nghe bậy đồn bậy. Ông Chung Văn Tảo, tiến sĩ hệ Trung văn Trường Đại học Sư phạm Cáp Nhĩ Tân, trong bài viết vào ngày 27-4-2002 có chỉ ra rằng, về hình tượng Tôn Ngộ Không có nguồn gốc từ kiến giải Thạch Bàn Đà là do ông Trương Cẩm Trì nêu ra.
(Dịch giả Phạm Thanh Cải dịch và gửi bài)