Trần Đăng Khoa – “Nghe thày đọc thơ””

Bài thơ “Nghe thày đọc thơ” đã là tác phẩm có mặt trong sách giáo khoa tiểu học và là bài thơ quen thuộc với nhiều thế hệ học trò. Năm 2014, khi về giao lưu với Ban văn trẻ Hải Phòng và thày trò trường THPT Nguyễn Khuyến, Trần Đăng Khoa cũng đã đọc một phần bài thơ. Khi hỏi về những dị bản của chính tác phẩm này đang trôi nổi trên văn đàn và cả… sách giáo khoa; Khoa chỉ cười. Với tinh thần tôn trọng nguyên tác được xuất hiện lần đầu, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài thơ này; Đây cũng là món quà mà vanhaiphong muốn gửi tới các Nhà giáo nhân kỷ niệm 33 năm ngày NGVN 20.11 (1982-2015)

 

vanhaiphong – Bài thơ “Nghe thày đọc thơ” đã là tác phẩm có mặt trong sách giáo khoa tiểu học và là bài thơ quen thuộc với nhiều thế hệ học trò. Năm 2014, khi về giao lưu với Ban văn trẻ Hải Phòng và thày trò trường THPT Nguyễn Khuyến, Trần Đăng Khoa cũng đã đọc một phần bài thơ. Khi hỏi về những dị bản của chính tác phẩm này đang trôi nổi trên văn đàn và cả… sách giáo khoa; Khoa chỉ cười. Với tinh thần tôn trọng nguyên tác được xuất hiện lần đầu, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài thơ này; Đây cũng là món quà mà vanhaiphong muốn gửi tới các Nhà giáo nhân kỷ niệm 33 năm ngày NGVN 20.11 (1982-2015)


Trần Đăng Khoa

NGHE THẦY ĐỌC THƠ

Kính tặng thầy Lê Thường

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghiêng mặt sông xa

Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe đổ cơn mưa giữa trời

…Đêm nay thầy ở đâu rồi

Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe.

 

1967

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999

ĐOÀN THỊ DIỆU PHÚC  Trường ĐHSP Huế

BÀI THƠ “NGHE THẦY ĐỌC THƠ”
( TRẦN ĐĂNG KHOA)

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…

Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…

1. Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, làm thơ từ lúc 8 tuổi, được mệnh danh là “thần đồng thơ ca”. Bài thơ này được Trần Đăng Khoa viết năm 1967. Theo tác giả cho biết người thầy giáo được nói tới trong bài thơ là thầy giáo Việt, người đã trực tiếp dạy tác giả năm đầu tiên đến trường. Năm 1966 thầy đi bộ đội và năm 1972 thầy hy sinh mặt trận Quảng Trị. Những bài giảng của thầy đã để lại trong tâm hồn chú bé Trần Đăng Khoa những ấn tượng hết sức sâu sắc . (theo tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” số 113 – NXBGD)

2. Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ Trần Đăng Khoa có thể nói mẹ và thầy giáo Việt – thầy giáo đầu tiên đã trở thành cảm hứng bất tận cho thơ. Từ đó “nhà thơ tí hon” trở thành “thần đồng thơ ca” như lời ngợi ca của một số nhà phê bình văn học đương thời.Chính mẹ và thầy giáo đã gieo vào tâm hồn trong sáng và tinh khiết của cậu bé Khoa tình yêu văn học.Thuở ấu thơ, bé Khoa được đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện mẹ kể, những vần thơ mẹ đọc đã in dấu ấn thật sâu sắc.
“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay”
(“Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Tới tuổi cắp sách đến trường, bé Khoa lại được nguồn sữa tinh thần quý giá từ người thầy giáo đầu tiên bồi đắp. Với thiên phú bẩm sinh, với niềm say mê văn học, với sự nhạy cảm tinh tế, Trần Đăng Khoa đã “Xuất khẩu thành thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà”

Phải chăng giọng đọc thơ của thầy có ma lực hút hồn tác giả và không những đem đến cho Trần Đăng Khoa một thế giới huyền diệu của cuộc sống “đỏ nắng xanh cây quanh vườn” mà còn làm sống dậy cả những kí ức xa xưa với những gì thương yêu nhất, đẹp đẽ nhất:
“Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Có thể nói rằng người thầy giáo đầu tiên của nhà thơ đã làm nên một điều kỳ diệu, thổi vào hồn Trần Đăng Khoa những gì mới lạ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc thân thương, giọng đọc thơ của thầy đã mang đến cho Khoa sự huyền diệu lấp lánh trong tâm hồn thơ trẻ.
Thế mới biết sức mạnh của thơ ca và sự cuốn hút của lời thầy giảng đến với thế giới trẻ thơ mãnh liệt biết nhường nào!
Để rồi dù thầy giáo đã “Lên đường ra mặt trận”, dù thầy đã “Tạm biệt mái trường yêu” (“Tiễn thầy giáo đi bộ đội” – Trần Đăng Khoa) thì dấu ấn về những bài thơ thầy đọc, những lời thầy giảng vẫn mãi ngân vang tha thiết sâu lắng trong tâm tưởng:
“Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe”

Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ thấy sức mạnh của lời giảng của thầy mang đến cho học sinh lớn lao và cao đẹp biết chừng nào!
Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam, đọc lại bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa, là giáo viên ngữ văn, chúng tôi càng thấm thía lời tâm sự của nhà thơ Tố Hữu khi nói chuyện với thầy giáo và sinh viên trường ĐHSP 1 Hà Nội năm 1972 rằng: Dạy văn học, học văn học là niềm vui sướng lớn. Sau những giờ văn học thầy giáo có thể làm rung động các em, làm cho các em thêm yêu đời, yêu lẽ sống và lớn khôn thêm một chút.
Huế, tháng 11 năm 2007

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder