Tối 15-3-2016, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ-Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hội liên hiệp VHNT Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp tổ chức trọng thể Lễ trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2016.
Tối 15-3-2016, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ-Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hội liên hiệp VHNT Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp tổ chức trọng thể Lễ trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2016.
Cuộc thi lần này được phát động ở 3 lĩnh vực: Nhiếp ảnh, âm nhạc và văn học. Riêng về văn học, Bộ NN&PTNT và Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp thành lập Ban chỉ đạo và Ban Tổ chức cuộc thi. Sau 5 năm phát động, Ban tổ chức đã nhận được 235 tác phẩm. Trong đó có 30 cuốn tiểu thuyết, 21 tập truyện ngắn, 29 tập bút ký và 27 tập thơ, trường ca. Những tác phẩm của các cây bút hầu hết phản ánh hoạt động của Nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong các cuộc kháng chiến, nhiều tác phẩm đề cập đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay; góp phần quan trọng làm phong phú, sâu sắc thêm kho tàng văn học cách mạng cũng như đề tài nông nghiệp, nông thôn trên đường đổi mới.
Tuy nhiên, qua hoạt động xét thưởng lần này, chưa có được những tác phẩm đỉnh cao, tương xứng với tầm vóc lịch sử hào hùng của người nông dân. Những sáng tạo của văn học là tương đối thành công, nhưng phần lớn phản ánh đề tài truyền thống và trực tiếp. Những tác phẩm viết về chiều sâu người nông dân hôm nay ít và chưa được khắc hoạ rõ nét. Hình thức thể hiện chưa có nhiều đổi mới, thủ pháp nghệ thuật phần nhiều còn theo lối mòn, vì thế mà hình tượng người nông dân hôm nay trong tác phẩm chưa phát huy hết tính sáng tạo trong miêu tả và thể hiện.
Kết quả chung khảo cuộc thi:
Về nhiếp ảnh: Tác giả Đinh Công Tâm đoạt giải Nhất với tác phẩm “Nông thôn ngày nay”. Ngoài ra còn có 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Tư.
Về âm nhạc: Không có giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Tư.
Về văn học:
Giải nhất: 1/ Tập truyện ngắn “Khúc giã biệt” của Đức Hậu
2/ Tập thơ “Khúc ru xanh” của Đoàn Văn Thanh
3/ Tập thơ “Hạt lúa, phận người” của Đặng Cương Lăng.
Giải Nhì: 1/ Tiểu thuyết “Vẫn chỉ là người lính” của Nguyễn Quang
2/ Tiểu thuyết “Đất thức” của Trương Thị Thương Huyền
3/ Tiểu thuyết “Kẻ Ghềnh một thủa” của Dương Duy Ngữ
4/ Tập thơ “Cổng làng” của Hà Linh
5/ Trường ca “Làng của muôn đời” của Nguyễn Quang Thuyên
6/ Tập thơ “Người đi từ bến sông” của Nguyễn Hạnh Hiếu
Giải Ba: 1/ Tiểu thuyết “Đường tới hạnh phúc” của Mai Bửu Minh
2/ Tập bút ký “Giấc hoa” của Lê Hà Ngân
3/ Tập bút ký “Chuyện làng” của Nguyễn Công Viễn
4/ Tập “Truyện và Ký” của Nguyễn Hồng Chuyên
5/ Tập truyện ngắn “Phù Vân” của Vũ Minh Thúy
6/ Tập truyện ngắn “Ao làng trong vắt” của Vũ Đảm
7/ Tập truyện ngắn “Cổng làng” của Tống Ngọc Hân
8/ Tập truyện ngắn “Nợ trần gian” của Mai Tiến Nghị
9/ Tập truyện ngắn “Đi biển một mình” của Kim Quyên
10/ Tập thơ “Lời của đất” của Bình Nguyên
11/ Tập thơ “Hai miền quê trong tôi” của Đoàn Hữu Nam
12/ Tập thơ “Ngôn điệu chiêm mùa” của Nguyễn Hữu Quý
13/ Trường ca “Xứ tre” của Trương Trung Phát
14/ Tập thơ “Mầm mưa sao” của Phạm Đình Ân.
Ban tổ chức cũng trao 17 giải Tư cho 17 tác phẩm và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho 12 tác giả có nhiều tác phẩm dự thi.
Nguồn Hội NVVN