Văn hóa vỉa hè – Trần Phương Hiền

Tôi cám ơn thứ văn hóa VỈA HÈ đã giúp tôi trưởng thành, cho tôi biết cách cư xử đúng với đạo lý con người. Tôi mãi biết ơn người khách kì dị đã cho tôi bài học hay để tôi trưởng thành hơn. Sống tốt hơn…

 

 

Tôi cám ơn thứ văn hóa VỈA HÈ đã giúp tôi trưởng thành, cho tôi biết cách cư xử đúng với đạo lý con người. Tôi mãi biết ơn người khách kì dị đã cho tôi bài học hay để tôi trưởng thành hơn. Sống tốt hơn.

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành thị. Ngay từ nhỏ tôi đã vừa học vừa đến cơ quan của mẹ để mang tem phiếu chất đốt mọi người gửi mua rồi chuyển tới nhà họ để nhận những đồng tiền công giúp Mẹ cải thiện cuộc sống gia đình.

Đến năm 1986 Sở Thương nghiệp có chính sách ưu đãi tuyển dụng cho con em trong ngành. Lúc đó tôi đã đủ tiêu chuẩn nhưng do chị tôi yêu cầu để chị thay thế vì sk chị yếu nên công việc của mậu dịch viên phù hợp với chị hơn. Vậy là tôi đã thay hồ sơ để dành công việc đó cho chị. Nhưng được 2 năm thì chị mất do bệnh tim phát tác. Tôi mất người chị gái duy nhất, người mà tôi luôn luôn nhịn nhường vì chị ko khỏe.
Cuối năm 1988 tôi được tuyển dụng vào Trường Thương nghiệp bên Kiến An .
Tôi tốt nghiệp loại khá của lớp Thu mua giao nhận. Nhưng hỡi ơi khi đó đã hết thời bao cấp. Tôi không có 15 triệu để xin được công việc đúng với ngành học của mình.
Vậy là tôi về tìm kế sinh nhai ở vỉa hè. Tôi bán hàng phở buổi tối ở đường Tô Hiệu. Nhưng do ngày nào cũng ngửi mùi gây gây của xương bò ninh làm mọi người trong gia đình thấy sợ. Tôi chuyển qua bán giải khát và bánh mì trứng, pate. Ngày đó tôi bán rất đắt hàng vì hàng tôi làm chất lượng và có lẽ cũng một phần do sự trẻ trung và duyên dáng . Nhưng quan trọng nhất là tôi biết cách ứng xử và khéo léo . Có một chuyện mà tôi nhớ mãi. Và cũng từ việc đó tôi đã có thêm bài học hữu ích trong cách ứng xử của mình. Tôi xin kể lại cho mọi người nghe câu chuyện đó .
Hôm đó tiết trời vào thu, cơn gió heo may lành lạnh nên đường cũng vắng người. Bỗng tôi thấy mọi người nháo nhác chạy. Tôi nhìn ra thấy một người đàn ông cao lớn, quần áo xộc xệch đang tiến đến chỗ tôi, tôi thoáng hoảng sợ định bỏ chạy nhưng tôi chợt nghĩ ” bỏ hàng quán đây chạy hắn đập hết thì sao ? ” Nghĩ vậy tôi vẫn ngồi yên. Người ấy tiến lại hỏi tôi
–  Cho điếu thuốc
Tôi vội lấy điếu thuốc lá và đưa bằng hai tay kính cẩn rồi đáp
– Dạ thưa anh đây ạ . Tôi ko quên đưa kèm theo hộp diêm.
Khách vẫn đứng , tôi cũng đứng canh chừng sự cố gì thì chạy.
Lại hỏi
– Cho chén chè nóng
Tôi rót nước rồi lại kính cẩn mời.
– Dạ đây ạ . Tôi mời
Khách cầm nước uống xong hỏi tôi
– Bao nhiêu tiền ?
Tôi vội trả lời
– Dạ thôi, biếu anh chứ không lấy tiền đâu ạ ( vì tôi nghĩ thôi chả đáng bao nhiêu điếu thuốc, còn nước trà tôi pha cho khách hàng tráng miệng chứ không tính tiền )
Khách không nói gì giúi tiền vào tay tôi rồi bỏ đi. Tôi sững sờ không nói được câu gì. Cứ đứng nhìn theo người khách kì dị đó cho đến khi xa rồi nhìn lại thì thấy số tiền khách đưa gấp 5 lần giá trị điếu thuốc.
Tôi chợt hiểu đây là người bất bình thường về thần kinh. Nếu như tôi bỏ chạy lúc đó sẽ kích thích cho thần kinh họ rằng họ đang bị xua đuổi , chế giễu và coi thường thì họ sẽ nổi cáu mà đập phá.
Tôi đã ở lại và thái độ đưa bằng hai tay với lời nói nhẹ nhàng cung kính đã làm cho họ thấy mình được trân trọng nên họ đã cư xử thật đẹp là trả tiền đàng hoàng.
Những ngày lăn lộn kiếm sống ở vỉa hè đã cho tôi thấy được mọi mặt trái phải của cuộc sống. Có người nhìn rất lịch thiệp nhưng lại so đo tính toán đến khó chịu.
Có người chỉ khoác trên mình bộ quần áo bụi bặm và lấm lem dầu mỡ thì lại hào phóng.

Không thể cứ nhìn vào hình thức hay công việc mà có thể đánh giá bản chất của con người được. Hãy nhìn cách họ sống, họ cư xử thường ngày với bạn bè, với cộng đồng thì mới hiểu
Tôi cám ơn thứ văn hóa VỈA HÈ đã giúp tôi trưởng thành, cho tôi biết cách cư xử đúng với đạo lý con người. Tôi mãi biết ơn người khách kì dị đã cho tôi bài học hay để tôi trưởng thành hơn. Sống tốt hơn.

HP 3.2.16

T. P. H

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder