Lý do nữa khiến văn học đề tài chiến tranh Cách mạng trở lại là trong tình hình văn chương hiện nay, con người hiện đại rất lúng túng việc tìm những câu hỏi trong cách sống, cách ứng xử thì hình như sự trở lại của văn học đề tài chiến tranh như một chiếc chìa khóa để tìm câu trả lời cho cách ứng xử hôm nay.
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã từng viết một tiểu luận mang tên Sự trở lại của đề tài chiến tranh Cách mạng trên văn đàn hôm nay, không những thế, sự trở lại này còn rầm rộ, có chất lượng và rất nhiều độc giả hiện nay cũng quan tâm đến đề tài chiến tranh Cách mạng.
Theo lý giải khiến nhà phê bình Bùi Việt Thắng gắn bó với văn học đề tài chiến tranh Cách mạng, bởi thế hệ ông gắn bó với chiến tranh, gia đình ông có 4 anh em trai thì 3 anh tham gia quân đội, một anh là liệt sĩ. Bên cạnh gia đình, thì từ thời học sinh cấp 3 của ông có 15 người bạn lên đường nhập ngũ từ năm 1970-1972 thì chỉ có 5 người trở về, trong số 10 người ngã xuống. Còn quê hương Hà Tĩnh của ông thì có một con số rất khủng khiếp: Tỉnh Hà Tĩnh có 55.000 liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ, tương đương gần bằng số lĩnh Mỹ tử nạn trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Không những thế, ở quê ông thì gần như không có gia đình nào không có bảng Tổ quốc ghi công.
Lý do nữa khiến văn học đề tài chiến tranh Cách mạng trở lại là trong tình hình văn chương hiện nay, con người hiện đại rất lúng túng việc tìm những câu hỏi trong cách sống, cách ứng xử thì hình như sự trở lại của văn học đề tài chiến tranh như một chiếc chìa khóa để tìm câu trả lời cho cách ứng xử hôm nay.
Còn nhà phê bình Nguyễn Xuân Thạch khẳng định văn học chiến tranh tiếp tục là đề tài lớn, đề tài đặc biệt vì quốc gia của chúng ta đã đi qua quá nhiều khói lửa chiến tranh.
Với nhà phê bình Văn Giá thì chỉ cần gặp gỡ và nói chuyện về văn học chiến tranh đã khiến ông xúc động, thấy thêm, thấy tiếc về quá khứ hào hùng và đau thương của chiến tranh.
Văn học chiến tranh của chúng ta đi qua những bước: Bước đầu tiên theo hướng sử thi, ta thắng địch thua, ra trận cam go, gian khổ, hi sinh. Tiếp đến, chiến tranh được miêu tả với những gì khốc liệt nhất, đẫm máu nhất, bi tráng nhất. Bước ba viết về chiến tranh theo hướng nhân bản, quan tâm tới những phận người, những cá thể người ở trong một cuộc chiến tranh khốc liệt và đẫm máu. Họ là những người bị “cầm tù” vĩnh viễn, chỉ có cái chết cuối cùng mới ra khỏi chiến tranh theo cách nào đó. Họ bị ám ảnh, chiến tranh trở thành chấn thương rỉ máu, trở lại một cách đau đớn trong tâm tưởng, trong đời sống tinh thần của những người tưởng như bước ra khỏi chiến tranh nhưng trong đời sống tinh thần bị cầm tù trong đời sống chiến tranh vĩnh viễn – nhà phê bình Văn Giá cho biết.
Cũng theo ông, hiện nay, văn học chiến tranh còn có loại không hư cấu cũng được độc giả đón nhận. Thậm chí cuốn sách: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của nhà văn Svetlana Alexievich đã đạt giả Nobel Văn học 2015. Bên cạnh đó, còn có những cách thể hiện nữa như sinh thái bị hủy diệt, hay cách quy chiếu về những hồi ức chiến tranh đối với đời sống ngày hôm nay với những bề bộn…
Một vài tác phẩm văn học đề tài chiến tranh Cách mạng tiêu biểu
Theo đánh giá của nhà phê bình Bùi Việt Thắng, văn học sau năm 1975 đến nay có 10 cuốn xuất sắc bao gồm: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng, Ăn mày dĩ vẵng của Chu Lai, Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh, Mùa hè giá buốt của Văn Lê, Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Đỉnh cao hoang vắng của Khuất Quang Thụy, Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, Miền hoang của Sương Nguyệt Minh.
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nói thêm, trong số 10 tác phẩm tiêu biểu kể trên thù cuốn đầu tiên Nỗi buồn chiến tranh là tuyệt đối. Ông cũng cho rằng, khi “điểm tên” 10 tác phẩm tiêu biểu kể trên, hẳn sẽ có nhiều ý kiến không đồng tình và có những lựa chọn khác.
Nhà phê bình Văn Giá đánh giá cao những nhà văn đi theo cách viết về chiến tranh hướng đến nhân bản. Con đường đi này có Bảo Ninh thể hiện xuất sắc, sau đó là tác phẩm Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến. Tàn đen đốm đỏ dùng thủ pháp nghệ thuật mới để khi kết thúc tác phẩm độc giả đủ để thấy ấm áp, và nhận ra những vong hồn nhưng không cô hồn. Và phù hợp với đời sống ngày hôm nay.
Hiện nay chúng ta có rất nhiều tác phẩm viết về chiến tranh đáng để đọc, tuy nhiên cuốn sách Quảng Trị 1972 của Nguyễn Quang Vinh, Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến và Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn viết về chiến tranh ở Campuchia… cho thấy văn học đề tài chiến tranh đã đi thêm chặng đường, bước sang một trang mới, thay đổi cách suy nghĩ. Nếu chiến tranh khốc liệt từ thời Nguyễn Minh Châu đã viết. Và điều quan trọng tiểu thuyết chiến tranh của những tác giả này đã tái hiện thế giới con người của cuộc chiến như là con người chúng ta đang sống, có tốt, có xấu, có tầm thường, có cả sự hèn nhát. Đây là nghĩ cách tư duy mới về chiến tranh – Nhà phê bình Phạm Xuân Thạch nhận định.
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến chi sẻ thêm với độc giả khi viết Tàn đen đốm đỏ rất nhanh, chỉ trong vòng một tháng là xong. Còn chương cuối cùng nhà văn Phạm Ngọc Tiến bị nhà văn Nguyễn Bình Phương, khi ấy là biên tập viên NXB Quân đội thúc giục nên chỉ trong vòng một đêm Phạm Ngọc Tiến đã viết xong. Mặc dù cái kết có thể chưa hoàn hảo như ý mọi người và còn nhiều cái tiếc đối với tác giả, nhưng Phạm Ngọc Tiến tin rằng, có lẽ số phận cuốn sách phải như thế.
Theo Tổ quốc