Kỳ 17
Vĩ đưa xe ô-tô vào sân xưởng bánh. Chiếc xe mới tinh bóng loáng làm những người thợ bánh ngạc nhiên. Bà Khởi đang ghi sổ sách trong xưởng cũng đi ra chào hỏi Vĩ ra vẻ thân tình. Bà ta ngắm nghía chiếc xe, hỏi:
– Xe cậu mới mua à, đẹp nhỉ?
– Vâng ạ, cậu cháu mua cho.
Bà Khởi cười, hỏi Vĩ:
– Cậu Vĩ có còn trọ và ăn bánh ở đây nữa không?
– Cháu vẫn ăn ngủ ở đây.
Bà Khởi lại hỏi nữa:
– Chắc cậu không làm cho xưởng nữa?
Vĩ khó chịu, đã định nói:” Nếu bà không cần thợ nữa thì tôi nghỉ cũng được.” Nhưng Vĩ cố nhịn:
– Cháu vẫn làm ở đây.
– Ồ thế thì tốt. Cậu đúng là người có chí. Thế có chỗ nào gửi xe ban đêm chưa?
Vĩ ngẫm nghĩ rồi hỏi bà Khởi:
– Cháu để nhờ ở xưởng có được không?
Bà Khởi cười vui vẻ:
– Cậu cứ để cạnh xe nhà tôi. Tôi tính tiền rẻ thôi. Bằng hai phẩn ba giá của các ga-ra ngoài phố. Nếu cậu đỗ xe ngoài sân thì tôi chỉ tính bằng một nửa.
Vĩ nhẩm tính rồi chấp thuận đỗ xe ban đêm trong xưởng. Cái thói kinh doanh vụ lợi chi li của bà chủ xưởng bánh cũng tốt cho Vĩ. Sẽ chẳng phải ơn huệ gì vợ chồng bà ấy.
Bà Khởi đi vào xưởng, ngẫm nghĩ, không hiểu hoàn cảnh của Vĩ như thế nào. Mà cũng có gì phải nghĩ ngợi nhiều về một thằng bé du học sinh ở trọ làm thuê cho bà. Chỉ khi Vĩ có ý thích con Jemy của bà, lúc ấy mới cần biết Vĩ là người thế nào.
Thằng Danh chạy đến sờ mó chiếc xe ra vẻ thán phục lắm. Nó giúp Vĩ đem tivi và dàn máy nghe nhạc lên phòng ở.
– Em đã bảo mà. Anh là con ông lớn, bất mãn với gia đình, bỏ sang đây. Ông cậu phải tìm sang dỗ dành, mua xe ô-tô với sắm sửa cho.
Vĩ buồn rũ về chuyện cậu Dương, không nói gì. Danh tưởng Vĩ ghét lão Khởi, ghét lây cả nó nên ngượng ngùng lảng đi. Vĩ cười buồn, bảo Danh:
– Bây giờ tao chỉ có mày là anh em. Ban đêm, mày xuống xem ti vi, nghe nhạc với tao. Ngày nghỉ, không phải đi làm thêm thì tao với mày lái ô-tô đi chơi xa.
Danh lại hớn hở tươi cười như trẻ con. Danh bảo, mấy đêm nay nó vẫn xuống phòng anh Di ngủ. Jemy bồn chồn không biết Vĩ có còn trọ học và làm ở xưởng bánh nữa không. Khi Danh bảo từ nay Vĩ sẽ đi học bằng xe riêng, ăn ngủ ở “Khách sạn Hoàng đế” năm sao và không còn có chuyện Vĩ về đây vác bột mì thuê nữa, Jemy buồn rũ.
Bữa trưa hôm ấy, chị Nhu lại nấu cơm cho cả Vĩ và Danh. Ba chị em ngồi ăn, chỉ có Danh nói cười vui vẻ như muốn làm mọi người quên đi chuyện anh Di. Chị Nhu hỏi Vĩ:
– Sau này cậu còn ở đây nữa không?
Vĩ nhận thấy sự lo buồn trong câu hỏi ấy. Nó trả lời:
– Chị còn làm ở đây thì em vẫn ở lại đây.
Chị Nhu vội đứng dậy rót nước uống cho nguôi cơn nghẹn. Vĩ vẫn nhớ lời dặn như sự ủy thác của Di khi anh bị cảnh sát bắt đi. “Vĩ, hãy bảo vệ chị Nhu”.
– Anh Vĩ! – Có tiếng gọi lanh lảnh của Jemy và tiếng chân bước sầm sầm lên cầu thang. Jemy nhảy bổ vào phòng ôm lấy cổ Vĩ. – Anh vẫn ở đây chứ?
Vĩ gật đầu cười, khẽ gỡ tay Jemy. Chị Nhu thu dọn bát đĩa vào ngách bếp. Danh đứng lên, trước khi ra khỏi phòng, nó quay lại cười:
– Từ hôm anh đi ở khách sạn, chị Jemy ngày nào cũng xuống đây. Có hôm chị ấy định đến tìm anh ở khách sạn, nhưng em bảo người Việt Nam, con gái không nên đến khách sạn tìm con trai. Ông cậu của anh Vĩ sẽ không hài lòng.
Vĩ hỏi chuyện Jemy. Gia đình chủ lò bánh mì bị choáng váng sau vụ cướp và chuyện Di bị bắt. Lão Khởi mới xuất viện về sáng hôm qua. Cú đập bằng xẻng nướng bánh của Di chỉ khiến lão bị rạn xương cánh tay. Vợ con lạnh nhạt và khinh ghét lão. Các công nhân coi thường lão hơn.
Jemy đã coi Vĩ là người thân đặc biệt của cô. Mẹ cho biết, cái hộp nữ trang có những món đồ trang sức cổ truyền lại từ thời tổ tiên gì đó rất giá trị. Nếu không có Vĩ, thì thiệt hại của gia đình cô sẽ rất lớn. Ngay sau đó, bà đã đem gửi hộp nữ trang quý giá đó vào ngân hàng, chỉ giữ lại một số thứ đồ trang sức thông thường.
Jemy muốn ngày chủ nhật tới sẽ cùng Vĩ đi đến một nơi thật xa thật vắng. Cô ta biết một nơi có cái hồ nước ngọt tuyệt đẹp trong rừng già phía bờ Bắc đảo. Jemy muốn đến đó để quên đi những chuyện kinh sợ vừa qua. Vĩ ngẫm nghĩ rồi nhận lời. Nhưng chị Nhu nhắc Vĩ khi Jemy đã lên nhà trên:
– Cậu vẫn cứ nên giữ khoảng cách với họ là hơn. Khi cậu Danh nói là từ nay cậu sẽ ăn ở khách sạn bà chủ có vẻ bồn chồn. Hôm kia bà ấy hỏi chị, tiền bánh ăn cậu đã thanh toán chưa? Chị bảo bà ấy, nếu cậu Vĩ không về đây nữa, tôi sẽ thanh toán cho cậu ấy. Nhưng bà ấy vẫn lo lắng cả khoản tiền nhà, tiền điện nước. May là cậu về đúng hẹn, chứ không thì bà ấy đã lên trường cậu để hỏi.
Vĩ bật cười:
– Theo thằng Danh thì bà ấy nhắm em cho Jemy. Bây giờ nếu biết em vẫn là thằng chỉ có cái vỏ bóng bẩy, vẫn phải bám lấy chỗ này để có việc làm, có chỗ trú thân giá rẻ thì không hiểu bà ấy sẽ thất vọng hay vui mừng. – Vĩ ngẫm nghĩ rồi tự trả lời: – Chắc bà ấy sẽ rất vui, vì em vẫn thuê nhà, làm công cho xưởng bánh, hàng tháng giúp bà ấy tăng thu nhập.
Cuộc sống ở xưởng bánh lại diễn ra bình thường như trước. Bà chủ đối xử với Vĩ thân tình hơn trước kia, nhưng lại thu tiền đỗ xe của Vĩ trong xưởng ban đêm, dù chỉ lấy bằng hai phần ba giá tiền thuê bãi đỗ ô-tô trong thành phố. Thế cũng tốt, tuy hàng tháng phải tốn thêm khoản tiền đỗ xe ấy nhưng Vĩ sẽ không mang tiếng lợi dụng, mang ơn vợ chồng bà ấy. Còn tiền xăng xe, tiền điện thoại di động. Vĩ dự định, khi nào liên lạc được với cậu Dương sẽ bán xe gửi tiền cho cậu. Vĩ cũng sẵn sàng bỏ học, sống lưu vong chui lủi để đi làm lấy tiền giúp hai bố con cậu Dương. Có thể Vĩ sẽ là người không có trình độ học thức cao, không còn cơ hội để trở thành người có địa vị quan trọng trong xã hội. Chẳng sao. Chỉ cần thằng Du không còn hoảng hốt hoang mang khi tỉnh dậy mỗi buổi sáng, chợt nhận ra rằng nó không phải là con của bố nó. Cậu Dương chấm dứt kiếp lang bạt vô vọng, được sống bên thằng Du yêu quý của cậu. Vĩ nhận ra đấy mới chính là lý tưởng và là mục đích sống của nó.
*
VÜ nhËn ®îc th nhµ. Th cña c¸i V©n. ë nhµ vÉn b×nh thêng. Hay lµ V©n kh«ng b¸o cho anh trai cña nã nh÷ng chuyÖn kh«ng b×nh thêng. V©n göi cho VÜ ®Þa chØ cña gia ®×nh cËu D¬ng. Kh«ng thÊy nãi g× vÒ chuyÖn vî chång cËu Êy. VÜ viÕt mét bøc th cho vî chång cËu D¬ng vµ th»ng Du, nh lµ kh«ng biÕt chuyÖn g×, ®Ó th¨m dß. H¬n mét th¸ng sau míi cã th tr¶ lêi. §ã lµ th cña th»ng Du. Th»ng bÐ viÕt b»ng tiÕng Anh rÊt ®óng v¨n ph¹m nhng nh÷ng ch÷ to tíng nguÖch ngo¹c.
Bøc th chØ cã vµi dßng:
“ VÜ yªu quý,
Em rÊt vui mõng khi ®äc th anh. Em vµ mÑ em vÉn khoÎ m¹nh. Em vÉn ®i häc. ¤ng D¬ng, bè cña em kh«ng biÕt cã èm kh«ng v× «ng Êy kh«ng ë víi em vµ mÑ em tõ l©u. Em rÊt nhí anh vµ còng rÊt nhí bè em.
Em cña anh VÜ
Du. ”
Th»ng C¬ng vÉn coi cËu D¬ng lµ bè dï cËu ®· t¸t th»ng bÐ rÊt ®au ®Ó nã kh«ng nhËn cËu n÷a. CËu cã thÓ ruång rÉy th»ng Duy lµm cho nã sî cËu nh sî mét ngêi bÞ bÖnh t©m thÇn hung d÷, nhng kh«ng thÓ b¾t th»ng bÐ quªn ®îc nh÷ng ngµy ë ViÖt Nam chØ cã hai bè con, mµ th»ng Du ®· coi cËu nh mÑ cña nã n÷a.
- Õn chñ nhËt, VÜ sÏ b¸n c¸i «-t«. VÜ ®· viÕt s½n bøc th göi cho c« H¬ng nãi lµ cho cËu D¬ng vay tiÒn ®Ó lµm ¨n, nhê c« ®a cho cËu D¬ng. Mî H¬ng ch¾c kh«ng nì chiÕm sè tiÒn ®ã. Tuy vËy VÜ vÉn sÏ göi b¶o ®¶m cã x¸c nhËn cña bu ®iÖn nh sù c«ng chøng cho viÖc göi tiÒn.
Phải rất lâu sau này, Vĩ mới được nghe mẹ vừa khóc vừa kể chuyện của cậu Dương. Câu chuyện do bạn của cậu về Việt Nam kể lại.
Cậu Dương lang thang, không nhà cửa. Cậu nhập bọn với đám cờ bạc chuyên nghiệp ở các thành phố lớn như Sitnây, Đacuyn, Kenxơ… Có lúc được bạc, cậu trở về Menbuôc, nơi thằng Du đang ở với mẹ và cha dượng – Lão “khựa”. Cậu đến trường học của con trai, gặp ông già gác cổng trường mà cậu thường tặng quà để quen thân, cậu nhờ chuyển cho thằng Du một thứ gì đó mà cậu biết nó rất thích, rồi bỏ đi ngay. Cậu không dám ở lại để nhìn nó, dù đứng từ xa nhìn, sợ không dứt đi được.
Rồi một buổi sớm, cảnh sát Canbera thấy xác cậu Dương trong đống vỏ thùng hàng. Cậu xích mích gì đó với đám con bạc và bị chúng đâm chết. Những người Việt lưu vong quanh đấy đã nhận ra cậu, một người hào hiệp, coi khinh tiền bạc mà trọng tình nghĩa, luôn miệng một câu giả giọng miền Trung: “Đời là cại chọ gì, hề? ”. Trong cái túi bất ly thân của cậu vẫn còn con búp bê ngộ nghĩnh hình gã thổ dân Maori ngồi xếp bằng tròn thổi chiếc kèn đám ma mà không hiẻu sao cậu chưa đưa cho thằng Duy. Món quà của Vĩ như một định mệnh.
Vĩ hình dung, trong đêm tối, cậu Dương đau đớn ôm vết thương đẫm máu, loạng choạng bám vào những bức tường lết từng bước trên đường phố xa lạ. Trong những phút cuối cùng cậu nghĩ đến thằng Du, đến Vĩ, đến mẹ Vĩ – chị ruột của cậu, và chắc là cậu vẫn nghĩ đến mợ Hương. Hai người đã từng là một đôi rất đẹp, yêu nhau rất say đắm trước khi cưới. Khi có thằng Du, rồi đến khi mợ đi Úc, cả đến lúc hấp hối, cậu vẫn còn yêu mợ ấy …
Cậu Dương… và bài “ Độc hành ca” mà bố Vĩ đã đọc trong bữa rượu chia tay hai bố con cậu ấy:
Ta đi, hề, mây bay gió cuốn
Ta đi, hề, chiều lâm thâm mưa
Ngàn lau tóc trắng sương giăng muộn
Em giã biệt rồi, hề, còn ai tiễn đưa?…
B.V