Văn học dành cho giới trẻ: Viết theo xu thế, đọc theo phong trào

(Buổi tọa đàm “Tuổi 20, nghĩ và viết” mở ra nhiều vấn đề của văn học dành cho giới trẻ).

“Tôi hỏi bạn tại sao mua và đọc cuốn sách này? Bạn bảo vì thấy nhiều người đọc và câu chuyện giúp bạn tìm thấy mình trong đó. Chẳng lẽ bây giờ người ta đọc sách hời hợt thế sao?

 

“Tôi hỏi bạn tại sao mua và đọc cuốn sách này? Bạn bảo vì thấy nhiều người đọc và câu chuyện giúp bạn tìm thấy mình trong đó. Chẳng lẽ bây giờ người ta đọc sách hời hợt thế sao? Và các tác giả trẻ dường như cũng đang loay hoay, làm màu quá nhiều với ngôn ngữ của họ”. Đó là những trăn trở của một độc giả trẻ tại buổi tọa đàm “Tuổi 20, nghĩ và viết” vừa được NXB Trẻ tổ chức xoay quanh vấn đề người trẻ nghĩ, viết và đọc những gì.

Gây bất ngờ tại Hội sách Tp HCM lần thứ 8, “Buồn làm sao buông” của tác giả trẻ Anh Khang vượt qua “Hỏa ngục” của Dan Brown, “Chúc một ngày tốt lành” của Nguyễn Nhật Ánh và “Đảo” của Nguyễn Ngọc Tư để trở thành cuốn sách ăn khách nhất. Đáng ngạc nhiên khi trong số 10 cuốn sách ăn khách nhất tại hội sách năm nay có đến 7 cuốn thuộc văn học trong nước với sự bội thu của các tác giả trẻ.

Ngoài tác giả Anh Khang còn có các “nhà văn thần tượng” như Hamlet Trương (Thương nhau để đó), Iris Cao (Người yêu

(Văn học trẻ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu).

cũ yêu người yêu mới), Jun Phạm (Nếu như không thể nói nếu như)…

 

 

Những ngày diễn ra hội sách, mặc dù trời nắng nóng, nhưng hàng nghìn độc giả trẻ không ngần ngại chen lấn chờ từ trưa cho đến tối mịt để xin chữ ký của các hotboy, hotgirl viết văn này. Kết quả trên chỉ đáng ngạc nhiên chứ chưa thể vội mừng. Bởi sự thu hút của các tác giả trẻ phần nhiều nhờ vào chiêu PR rầm rộ từ phía NXB, đơn vị phát hành cũng như chính bản thân tác giả đã là “thần tượng” của giới trẻ từ trước ở những lĩnh vực không liên quan gì đến văn chương. Còn bản thân tác phẩm với những câu chuyện tản mạn yêu đương có giá trị nghệ thuật hay không lại là vấn đề khác…

Theo thống kê, có đến 70% độc giả tham dự hội sách là học sinh, sinh viên. Do đó, các đầu sách mới năm nay chủ yếu là của các tác giả 8x. Thế nhưng không phải cuốn sách của tác giả trẻ nào cũng bán chạy. “Khi chọn một cuốn sách tôi thường lên các diễn đàn, mạng xã hội để xem người ta nói về cuốn sách đó như thế nào. Nếu cuốn sách đó được nhiều người phản hồi tốt, bạn bè khen hay, giới thiệu thì tôi chọn đọc” – bạn đọc Trần Mai cho biết.

Đánh vào hiệu ứng đám đông, nhiều tác giả trẻ năm nay đã biết tận dụng truyền thông, mạng xã hội để tạo độ “hot” cho tác phẩm của mình. Việc chọn đọc tác phẩm theo phong trào dù giá trị của nó chưa được thẩm định khiến cho những giá trị văn học đích thực bị khuất lấp. Do đó, nhiều độc giả theo dõi mảng văn học trẻ mong muốn các nhà phê bình cần có ý kiến đánh giá ngay khi tác phẩm vừa ra đời để định hướng công chúng, bởi hiện nay có rất nhiều tiểu thuyết ngôn tình, tản mạn yêu đương không hay ho gì về mặt nghệ thuật, nội dung nông cạn lại khiến một bộ phận giới trẻ lên “cơn sốt”.

Tại buổi tọa đàm “Tuổi 20, nghĩ và viết”, nhiều độc giả thẳng thừng cho biết mình không hề đọc văn học trẻ Việt Nam mà chỉ chọn đọc văn học nước ngoài. Có bạn còn đề nghị các NXB nên tăng cường sách văn học này, đặc biệt là văn học Nhật, Hàn Quốc bởi ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc ngày càng mạnh mẽ với giới trẻ Việt Nam. Độc giả Thùy Dung lý giải: “Tôi thấy nhiều nhà văn trẻ Việt Nam bây giờ viết theo lối tự nhiên chủ nghĩa. Mọi ngóc ngách cuộc sống bị họ phơi bày một cách trần trụi quá mức khiến người đọc cảm thấy khó chịu. Có người lại viết quá cầu kỳ, lắt léo như kiểu đánh đố người đọc. Một số cuốn sách bán chạy của các tác giả trẻ chỉ gây hiện tượng bề mặt nhất thời chứ cái họ viết chưa thuyết phục. Tôi chỉ thích những tác phẩm giản dị, bình thường mà mang lại xúc cảm và gợi mở nhiều điều”.

Tác giả Nguyễn Hoàng Vũ cũng thừa nhận, mặc dù là người cầm bút viết cho người trẻ đọc, nhưng mỗi khi lựa chọn một cuốn sách văn học trẻ Việt Nam, bản thân anh cũng rất đắn đo.

Người trẻ nghĩ và đọc như thế, còn các tác giả trẻ đang nghĩ và viết ra sao? Họ vẫn nghĩ và viết theo những gì đang thôi thúc mình. Võ Diệu Thanh đau đáu với những vấn đề gai góc của xã hội, những chuyện mà chính chị cũng cảm thấy “sợ hãi” khi viết ra. Đó là cơn ác mộng, là bi kịch gia đình, là cái ác hiện hữu…

Trương Anh Quốc gắn bó với mặt biển bao la theo những chuyến hải trình bất tận. Anh tha hồ cho trí tưởng tượng bay bổng theo sóng nước, chim trời rồi thu gọn trên đầu ngọn bút. Trong khi đó, xuất phát là một cô bé ở xóm lao động nghèo, phải lăn lóc ở bến xe để kiếm sống, nhà văn Lê Thúy Bảo Nhi lại tập trung ngòi bút của mình cho những đứa trẻ bất hạnh. Giọng văn hài hước, tỉnh rụi, trang sách của Nguyễn Hoàng Vũ tiếp tục gắn bó với cuộc sống thường nhật đầy thú vị của người trẻ… Cái nôi cuộc thi “Văn học tuổi 20” đưa những tác phẩm của họ đến với đông đảo công chúng.

Theo dõi cuộc thi từ khi mới khởi động, nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn cho rằng tác giả trẻ hiện nay đang có những đổi mới nhưng họ vẫn mang “khuôn mặt xu thế” trong sáng tác. Họ na ná nhau và chưa có tác giả nào thực sự nổi trội. “Trong tác phẩm “Chộn rộn xứ người” của tác giả Mai Thanh Nga tham gia cuộc thi này có câu “thế hệ chúng tôi suy nghĩ nhiều quá, hành động ít quá”. Tôi thấy câu đó rất đúng với các nhà văn trẻ. Họ thường nói mình sẽ viết về thân phận con người. Thế nhưng thân phận đó không ai khác lại là bản thân họ. Họ vẫn quẩn quanh trong cái tôi của mình mà không chịu nhìn ra và bước vào thân phận của người khác. Điều đó khiến tác phẩm của họ nhiều khi rất nông cạn, hạn hẹp, không có sự bứt phá và tầm vóc riêng”.

Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn cũng cho rằng, các nhà văn trẻ vẫn chưa có nghệ thuật kể chuyện. Thậm chí tác phẩm không có cốt truyện, đọc thấy nhạt nhẽo. Tác phẩm “Biển” của Trương Anh Quốc cũng như “Urem – Người đang mơ” của Phạm Bá Diệp được đánh giá cao bởi “Biển” là một câu chuyện dài gồm những câu chuyện nhỏ rất thú vị. Còn “Urem – Người đang mơ” lại là một sự thể nghiệm mới mẻ với thể loại huyền ảo, tưởng tượng, thoát ra cái tôi mang tính xu thế của tác giả trẻ.

Đồng tình với ý kiến của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, một độc giả bức xúc:  “Nhiều câu chuyện đọc xong mà không hiểu tác giả định gửi gắm điều gì. Cho dù các nhà văn dùng câu chữ bóng bẩy, cách viết độc đáo thế nào đi nữa nhưng nếu tác phẩm không có cốt truyện thì đó chỉ là một cách viết hời hợt, xem thường độc giả. Tôi mong muốn các nhà văn hãy bước ra bên ngoài. Bởi thực tế đời sống ngồn ngộn nhiều hơn là chính cuộc đời và bản thân họ. Hãy đồng cảm với người khác, hãy gửi đi những thông điệp, đừng kể quá nhiều về mình để chúng tôi đọc xong là thấy “sao giống mình quá” rồi quên ngay sau đó”.

Tại buổi tọa đàm, ngoài những góp ý cho nền văn học trẻ, rất nhiều bạn trẻ mong muốn được viết, được sáng tác văn chương và cần sự đỡ đầu của các NXB. Làm việc tại một NXB luôn mở rộng cửa với những tác giả trẻ, biên tập viên Song Khê, NXB Trẻ, lưu ý: “Nhiều bạn gửi bản thảo cho tôi và nói: Chị ơi, em muốn in sách để làm kỷ niệm. Tôi nói: Được thôi, nếu như tác phẩm của em có ích, hay, có thông điệp thì chúng tôi sẽ in”. Những người làm sách luôn đứng về phía độc giả, do đó nếu tác phẩm đáp ứng cho độc giả thì họ và tác giả mới bắt tay hợp tác.

Tác phẩm ra đời, tác giả vui mừng với đứa con tinh thần của mình một thì những người làm sách vừa mừng vừa lo gấp mười. Bởi họ phải theo dõi từ khi cuốn sách ra đời đến khi nó chính thức bước vào làng sách, lúc đó cuộc sống của cuốn sách mới thực sự bắt đầu. Điều làm khó cho NXB và chính nền văn học trẻ đó là sự chán nản của các cây bút khi bản thảo đầu tay không được chấp nhận hoặc họ sớm tự mãn khi vừa có tác phẩm.

Dòng sách của các tác giả trẻ đang lên ngôi, nhưng vẫn đang rất thiếu, rất cần những tác phẩm “vàng ròng”. Bắt mạch văn chương thế giới và làm nên những thiên truyện ăn khách khắp hành tinh như của Dan Brown là khát khao chính đáng của tác giả trẻ. Làm được điều ấy phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi, bứt phá từ chính bản lĩnh, tài năng và trái tim đa cảm của họ

Mai Quỳnh thực hiện

(nguồn CAND.com)

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder