Tun không ngờ mình ngu dại đến chừng ấy, tự mình chui vào bẫy, bán linh hồn cho quỷ dữ. Nếu không có chút may mắn, có chút can đảm, cái hố sâu ấy nhấn chìm sự nghiệp và dẫn dắt cuộc đời Tun đến đâu không rõ!…
Tun không ngờ mình ngu dại đến chừng ấy, tự mình chui vào bẫy, bán linh hồn cho quỷ dữ. Nếu không có chút may mắn, có chút can đảm, cái hố sâu ấy nhấn chìm sự nghiệp và dẫn dắt cuộc đời Tun đến đâu không rõ!…
Lên thị trấn biên giới phía Bắc làm bài thi tốt nghiệp, Tun ngồi một mình co ro góc quán, bát “thắng cố” bốc hơi nghi ngút trước mặt:
– Thằng cán bộ kia không chịu được buồn và rét đã về trường hả?
– Nó chỉ là con trai ông cán bộ thôi! – Tun vội sửa lại cho chính xác
– Hôm qua thằng A Pao nó chờ chúng mày mãi? A! nó đến kia rồi!
Từ xa một thanh niên đi như chạy đến quán, cái túi dết nặng xệ bên hông cứ vung vẩy theo từng bước…
– Nó đến đón cán bộ về bản vẽ cho bố nó cái hình, như hôm xưa đã tặng nó!
Mấy hôm trước cũng ở góc quán này, ngoài trời mù mịt sương và gió. Không cầm đến bút vẽ chân tay nó ngứa ngáy Tun đành kí họa cái chảo “thắng cố” có người đang khuấy đảo, rồi vài người đang múc ăn, húp xì xụp. Càng mê mải vẽ càng nhận ra nhiều góc nhìn có ánh sáng rất đẹp, ngay khuôn mặt rạng rỡ gân guốc của chàng “boy” Mèo ngồi trước mặt cũng làm Tun cảm mến. Cứ luyến thoắng vẽ, thay giấy liên tục, phác mấy nét bắt hồn ở đôi mắt nheo nheo cười thỏa mãn, cái mồm như mím lại cố dấu một câu nói tinh nghịch…
Không ngờ cái kí họa chân dung to bằng quyển vở học trò vẽ một loáng đã xong, A Pao mang về khoe, lại được người cha khen và mời bằng được thợ vẽ Tun về bản.
Bố của A Pao đẹp lão, tính điềm đạm. Hôm nay mời cán bộ về vẽ cho chính lão một bức hình để kỷ niệm. Lí do đơn giản như thấy con suối lúc khát thì khắc cúi xuống uống, cũng là điều Tun ao ước được làm việc như vậy. Tun vui mừng bắt tay vào công việc thuần thục như ngồi ở xưởng vẽ, chỉ khác không có bạn học cùng khóa, không có giá vẽ và thầy giáo bên cạnh. Yên tĩnh giúp ngưòi ta tập trung được tư tưởng, quang vắng giúp tự do chọn góc độ có ánh sáng thích hợp. Tun sung sướng run lên vì bắt gặp khuôn mặt quắc thước dày dạn sương gió, đôi mắt sắc sảo long lanh, cái mũi to lúc nào phập phồng sáng bóng; nhân trung sâu rõ góc cạnh; cái môi dưới tươi rói đỡ lấy môi trên… lại còn trong ánh lửa bập bùng. Hết sảy!
Phải thay giấy đến tờ thứ tư, thứ năm mới vẽ được ra cái mà Tun cảm nhận, đúng với nhận xét mọi người trong gia đình. Lúc này “thợ vẽ” mới chú ý đến cô gái trẻ tay vẫn cầm kim chỉ và chiếc khăn đang thêu ở phòng trong chạy ra. Lại một bữa tiệc rượu vui vẻ. Tun dè dặt ngắm cô gái ghi nhanh màu sắc trang phục và dáng ngồi, dáng cúi, với cánh tay rút dài sợi chỉ đang thêu…
Mặt trời lên cao, nắng hửng, gió lặng, phía xa là dẫy ruộng bậc thang uốn lượn, xa nữa là đồi núi điệp trùng, Tun ghi chép nhanh, tô đậm nhạt, nhấn kĩ những trọng tâm. Phối cảnh này sẽ là phác thảo bức tranh lụa của ông con vị tướng đã thuê làm, giá cao…
Hai tuần lễ làm việc cật lực, vẽ được một đống kí họa và phác thảo. Gia đình A Pao nhét tiền vào túi để trả công vẽ bức chân dung quý giá. Tun kiên quyết từ chối vì được ăn ở ngần ấy ngày đã quá may mắn. Nhưng không nhận cái gì cũng không được, cuối cùng chỉ xin cái bình gốm đất nung mộc xù xì như đồ sành thứ phẩm nhưng được cái dầy nặng, đang dùng là chỗ chứa que đóm hút thuốc, mang về cắm bút vẽ rất tiện lợi.
Ông già A. ao hơi ngỡ ngàng rồi đập hai bàn tay vào nhau giơ cao: “Xong! Loại này tìm trong hang còn khối!”
Tun lên tàu về đến ga Hà Nội đã được thầy chủ nhiệm đón ở cửa đưa về nhà ăn cơm. Sau tuần trà, Tun háo hức mở cặp vẽ khoe với thầy. Hai cái chiếu phòng khách được bầy tranh kín đặc. Thầy chủ nhiệm nhìn lướt nhanh tổng thể, rồi cầm ngắm từng cái như cố hình dung nét bút lúc sổ dài phóng khoáng, lúc công bút tỉa đôi mắt sâu đen của ông già. Thầy chỉ im lặng như nhìn vào thinh không. Trước lúc đi thầy đã dặn: “ Những giờ học hình họa ở lớp em bắt dáng, dựng hình rất nhanh, nhìn ra được đậm nhạt rất chính xác đến khô cứng, điều đó chấp nhận được. Nhưng khi ra cuộc đời em phải nắm bắt được tinh thần đối tượng, diễn đạt được tình cảm của mình với đối tượng ấy, tác phẩm nghệ thuật cần phải như thế.” Hôm nay thì thầy kiệm lời chỉ gật gù như không còn gì để nói, mãi sau bật ra câu “được”. Vợ thầy đứng phía sau rụt rè nói: “Em cho mượn mấy bức treo thử để thăm dò thị hiếu khách thế nào?” Dĩ nhiên Tun mừng ra mặt. (Vợ thầy có cửa hàng bán văn phòng phẩm đã dẹp bỏ. Nay trưng biển “Gallery” bán tranh nghệ thuật theo phong trào “trăm hoa đồng tiền đua nở)
Ngày hôm sau vợ thầy đã báo cho biết: “Có khách trả ngàn đô chỉ dám hẹn ngày sau trả lời” Tun không phản đối, thế là ngày hôm sau cầm về một đống tiền nằm mơ cũng không thấy.
Thầy chủ nhiệm và vợ bàn với Tun: “Sang tháng thầy chuyển về nhà mới trên Nghĩa Đô. Gian nhà tập thể cũ bỏ không, em chuyển về đấy để sáng tác và làm bài thi tốt nghiệp cho yên tĩnh.” Thấy Tun tròn mắt ngơ ngác, vợ thầy nói thêm: “Thầy cô cho em thuê giá như mọi người, một cái tranh của em bán đi thừa sức sống được cả năm đấy, em đừng ngại”
Thế là Tun có ngôi nhà tập thể như bao người mơ ước.
Như mọi sáng chủ nhật. Thầy chủ nhiệm và nhà vật lí cũng là người sưu tầm cổ vật kì cựu đi uống “càfé Bảo” tiện đường thăm lại nhà cũ xem cậu học trò “cưng” làm bài thi tốt nghiệp. Sau khi xem hai ba phác thảo cùng hàng loạt kí họa, thầy yên tâm sẽ có bài tốt nghiệp điểm cao. Vậy mà kết quả lại trớ trêu, bằng tốt nghiệp chỉ đạt điểm trung bình, trong khi bài thi tốt nghiệp Tun làm thuê cho ông tướng con lại đạt điểm + 10!
Thầy chủ nhiệm biết thế là không công bằng, nhưng thầy chỉ có một lá phiếu trong hội đồng gần một tá thành viên, dẫu phản đối nhiều cũng vô ích. Sau đấy thầy được giới thiệu đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài!
Tun cầm bằng tốt nghiệp đi xin việc, cơ quan nào cũng từ chối, biên chế lâu năm của họ còn đang phải làm thêm “kế hoạch Hai” để có tiền lương tạm ứng.
Tun bán số kí họa cho vợ thầy chủ nhiệm để trả tiền thuê nhà và ít tiền ăn cơm bụi… Nhưng vợ thầy ngần ngừ: “Loại tranh này bây giờ khó bán lắm. Nếu em muốn kí gửi, để cô bán hộ – Cô tạm ứng trước lấy tiền để tiêu…”
Không còn con đường nào khác, Tun đành nhắm mắt đưa chân. Mấy tháng sau tiền ăn đã hết, số tranh gửi bán vẫn còn nguyên. Tiền nợ chồng lên cao. Vợ thầy nhắn đến cửa hàng, mời ngồi vào ghế như vị khách “sộp”. Bà rót trà ngon rồi chép miệng:
– Cháu ạ! Thị hiếu khách hàng cứ thay đổi xoành xoạch. Tranh của cháu thời kì ấy bán đắt như thế mà bây giờ không ai hỏi đến – họ lại thích loại trừu tượng lập thể. Thậm chí càng lạ càng khó hiểu càng dễ bán, như các loạt này này.
Bà vừa nói vừa lôi ra một đống mà chính bà không biết là những cái gì. Tun bàng hoàng choáng váng đến cực độ, nhưng không còn đường từ chối.
Một bản hợp đồng được thảo rất nhanh. Đọc qua thấy quá nhẹ nhàng: Một năm được bán 48 tác phẩm, diện tích từng tranh và giá bán cụ thể. Sao chép theo mẫu có sẵn hoặc sáng tác theo phong cách tương tự (quá đơn giản – Tun nghĩ). Hợp đồng có giá trị năm năm. Nếu cần sẽ được nhận tiền trước…
Nhưng bắt tay vào làm việc mới thấy vô vàn khó khăn, một tuần phải chép xong một tác phẩm làm sao mà chính xác được, sáng tác càng không thể có. Thị trường tranh hồi này ế ẩm, ứ đọng hàng trăm bức không bán được, soi ra đủ ngàn vạn khiếm khuyết không đúng như nguyên bản. Tun không đủ sức sửa lại, mà sửa lại cũng không bao giờ giống mẫu. Thế là hợp đồng phá vỡ, tay trắng lại hoàn tay trắng. Mất toi hai năm trời căng mắt ra tô vẽ mấy trăm mét vuông công cốc! Chính Tun nhìn lại đống tranh cũng phải tự nguyền rủa mình: chỉ là những đứa con tiên thiên bất túc, nhang nhác Picatsô, Max tit… hoặc các họa sĩ đương đại đang nổi tiếng.
Cái đau đớn hơn là hai năm qua đã làm nguội dòng nhiệt huyết đang sôi sục, tê liệt sáng tạo, làm khô cứng bàn tay cầm bút phóng khoáng xưa kia cùng cái nhìn trong sáng với cuộc đời…
Giữa lúc tuyệt vọng bị đẩy ra sống ở vỉa hè thì ông bạn của thầy chủ nhiệm, nhà vật lý sưu tầm cổ vật đến thăm và phát hiện ra chiếc bình cắm bút mấy năm trước được tặng, đó là bình cổ đời Mạc đủ bộ có giá rất cao. Còn may hơn chết đuối vớ được chiếc phao, Tun thoát hiểm trong gang tấc, lại mọi việc làm lại từ đầu…
Tun như tỉnh lại sau cơn mê và ao ước không bao giờ gặp lại những cạm bẫy… Anh mơ đến một tổ ấm như ở vùng quê khô cằn nhiều lũ lụt nhưng con người chân thật, dư thừa che chở và đùm bọc!
LBH (1782)
CHUYỆN TÌNH NGHỆ SĨ
Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh
Quán kem Bờ Hồ thay đổi vóc dáng đã nhiều. Tun đến lần nào cũng thấy chua xót bâng khuâng như khơi lại vết thương: Cô sinh viên hẹn Tun đến đây cắn que kem lạnh buốt, cám ơn đã giúp làm bài thi hình họa đủ điểm… nhưng cảnh báo ánh mắt anh đang say đắm tơ tưởng đến người không có tình cảm yêu đương!
Bị dội gáo nước lạnh. Tun đau đớn nhận ra trong đầu người ta có bao nhiêu luồng suy nghĩ trái chiều mà mắt thợ vẽ của anh nhìn vào không thấy được…
Mối tình đầu đơn phương của Tun như thế.
Lần khác, Tun phải nhịn mấy bữa ăn sáng mới đủ tiền mời một cô bạn đến đây để nhận câu trả lời vừa cay vừa đắng: “em cần một chỗ dựa chờ mấy năm nữa ra trường. Anh là người tốt, em cũng thấy yêu anh, nhưng chưa đủ. Chúng ta không thể lấy nhau được…”
Thế là quá rõ!
Cha cùng đoàn quân thần tốc vào giải phóng miền Nam lúc Tun mới chập chững tập đi ở trường mẫu giáo. chiếc áo lính “Na tô” vứt bừa bãi trên bến cảng Bạch Đằng, bây giờ là mốt thời trang của sinh viên. Người cha đã trao kỉ vật đó cho Tun cùng lời tâm huyết: “Cha mẹ chỉ đủ khả năng nuôi con ăn hết Đại học…”
Tun hiểu sâu sắc câu nói đó và cần mẫn học lấy nghề vẽ đã từng mơ ước. Chiếc áo vật kỉ niệm của người cha chỉ đủ ấm khi mặc ở quê, nhưng đi vẽ thực tập ở đầu múp sông Hồng phía bắc, Tun đã phải lót thêm nhiều lớp giấy báo vào giữa hai lần vải mà ngọn gió sắc nhọn cứ như xuyên vào da thịt…
Sau ngày chợ phiên ồn ã, cái thị trấn nhỏ bé lại yên ắng thầm lặng…Tun thu mình ngồi góc quán, giơ một ngón tay cho chủ quán gật đầu, một phút sau bát “thắng cố” bốc hơi nghi ngút đặt trước mặt:
– Thằng cán bộ kia không chịu được buồn và rét đã về trường hả?
– Nó chỉ là con trai ông cán bộ thôi! (Tun vội sửa lại cho chính xác)
– Hôm qua thằng A.Pao nó chờ chúng mày mãi? A! nó đến kia rồi!
Từ xa một thanh niên đi như chạy đến quán, cái túi dết nặng xệ bên hông cứ vung vẩy theo từng bước…
– Nó đến đón cán bộ về bản, vẽ cho bố nó cái hình, như hôm xưa đã tặng nó!
A.Pao như luồng gió đổ xô vào quán, ngồi vào bàn ăn, mắt cười tít, hai môi liếm vào nhau, tay lần mở túi xách lấy ra chai rượu:
– Tao biết cán bộ không uống được nhiều, nhưng bố tao cứ bắt mang theo uống cho ấm!
Mấy hôm trước cũng ở góc quán này, ngoài trời mù mịt sương và gió. Không cầm đến bút vẽ chân tay nó ngứa ngáy, Tun đành kí họa cái chảo “thắng cố” có người đang khuấy đảo, rồi vài người đang múc ăn, xì xụp…Tun mê mải vẽ càng nhận ra nhiều góc có ánh sáng rất đẹp, ngay khuôn mặt rạng rỡ gân guốc của chàng trai Mèo ngồi trước mặt cũng làm Tun cảm mến.Tun cứ luyến thoắng vẽ. Tun thay giấy liên tục, phác mấy nét bắt hồn trong đôi mắt nheo nheo cười thỏa mãn, cái mồm như mím lại cố dấu một câu nói tinh nghịch…
Không ngờ cái kí họa chân dung to bằng quyển vở học trò vẽ một loáng đã xong. A.Pao mang hình vẽ về khoe, lại được người cha đánh giá quan trọng đến thế và mời bằng được Tun về bản, dù phải leo qua mấy dẫy đá tai mèo, mấy lần vấp ngã và toát mồ hôi. Những bậc đá bước vào nhà mòn nhẵn theo thời gian nay đọng nước, chân đặt vào trơn như đổ mỡ…
Sau nghi thức thăm hỏi, chào đón và bữa cơm rượu thịnh soạn. Bố của A.Pao, ông lão quắc thước điềm đạm, lão cầm bức vẽ con trai ra ngắm khen nó giống lão ngày xưa như hai giọt nước. Lão trầm ngâm nhớ lại những ngày oanh liệt một thời. Hôm nay mời cán bộ về vẽ cho chính lão một bức hình như thế. Một lí do rất cụ thể và đơn giản, cũng là điều Tun ao ước được làm việc như vậy. Tun vui mừng bắt tay vào công việc thuần thục như ngồi ở xưởng vẽ hình họa trong trường, chỉ khác không có bạn cùng khóa, không có giá vẽ và thầy giáo bên cạnh. Những điều này Tun đã quá quen thuộc và thấy thích thú, sự yên tĩnh giúp Tun tập trung được tư tưởng; sự quang vắng giúp Tun được tự do chọn góc độ có ánh sáng thích hợp…Tun sung sướng run lên vì bắt gặp khuôn mặt dày dạn sương gió, đôi mắt sắc sảo lúc nào cũng long lanh, đường mi viền đen dài, cái mũi to lúc nào phập phồng sáng bóng; nhân trung sâu rõ góc cạnh; cái môi dưới đỡ lấy môi trên lúc nào cũng tươi rói…
Tun phải thay giấy đến tờ thứ tư, thứ năm mới vẽ được cái hình Tun vừa ý, đúng như nhận xét mọi người trong nhà… Lúc này Tun mới chú ý đến cô gái trẻ tay vẫn cầm kim chỉ và chiếc khăn đang thêu ở phòng trong chạy ra… Lại một bữa tiệc rượu vui vẻ, Tun dè dặt ngắm cô gái ghi nhanh màu sắc của trang phục và dáng ngồi, dáng cúi, với cánh tay rút dài sợi chỉ đang thêu…
Mặt trời lên cao, nắng hửng, gió lặng, phía xa là dẫy ruộng bậc thang uốn lượn, xa nữa là đồi núi điệp trùng, Tun ghi chép nhanh, tô đậm nhạt, nhấn kĩ những trọng tâm; những phối cảnh này sẽ là phác thảo cho tranh lụa của con vị tướng đã thuê làm. Đó là bài thi tốt nghiệp ra trường được trả giá bằng mấy tháng lương của cha nó. Số tiền khá lớn Tun chưa giám nghĩ đến bao giờ…
Hai tuần lễ Tun làm việc cật lực được một đống kí họa và phác thảo hài lòng. Gia đình A.Pao nhét tiền vào túi để trả công vẽ bức chân dung quý giá. Tun kiên quyết từ chối vì được ăn ở ngần ấy ngày đã quá may mắn. Nhưng không nhận cái gì cũng không được, cuối cùng Tun xin cái bình gốm đất nung mộc xù xì như đồ sành thứ phẩm, nhưng được cái dầy nặng đang cắm que đóm để hút thuốc, mang về cắm bút vẽ rất tiện lợi.
Ông già A.Pao hơi ngỡ ngàng rồi đập hai bàn tay vào nhau giơ cao: “Xong! Loại này tìm trong hang còn khối !”
Tun lên tàu về đến ga Hà Nội đã được thầy chủ nhiệm đón về nhà ăn cơm. Sau tuần trà, Tun háo hức mở cặp vẽ khoe với thầy. Hai cái chiếu ở phòng khách được bầy kín. Thầy chủ nhiệm nhìn lướt nhanh tổng thể, rồi cầm ngắm nghía từng cái như cố hình dung nét bút lúc sổ dài phóng khoáng, lúc công bút tỉa đôi mắt sâu đen của ông già… Thầy chủ nhiệm chỉ im lặng đến thinh không… trước lúc đi vẽ thầy đã dặn: “Trong giờ học hình họa ở lớp, em bắt dáng, dựng hình rất nhanh, nhìn ra được đậm nhạt rất chính xác đến khô cứng, điều đó chấp nhận được. Nhưng khi ra cuộc đời em phải nắm bắt được tinh thần đối tượng, diễn đạt được tình cảm của mình với đối tượng ấy, tác phẩm nghệ thuật cần phải như thế…” Nhưng hôm nay thầy kiệm lời chỉ gật gù như không còn gì để nói, mãi sau bật ra câu: “Được”. Vợ thầy đứng phía sau rụt rè nói: “Em cho mượn mấy bức treo thử để thăm dò thị hiếu khách thế nào?” dĩ nhiên Tun mừng ra mặt. (Vợ thầy có cửa hàng bán văn phòng phẩm vừa dẹp bỏ, đã trưng biển “Gallery” bán tranh nghệ thuật đang nổ rộ)
Ngày hôm sau vợ thầy đã báo Tun biết: “Có khách trả ngàn đô chỉ dám hẹn ngày sau trả lời” Tun không phản đối, thế là ngày hôm sau cầm về một đống tiền nằm mơ cũng không thấy được.
Thầy chủ nhiệm và vợ bàn với Tun: “Sang tháng thầy về nhà mới trên Nghĩa Đô. Gian nhà tập thể cũ bỏ không, em chuyển về đấy để sáng tác và làm bài thi tốt nghiệp cho yên tĩnh.” Thấy Tun tròn mắt ngơ ngác, vợ thầy nói thêm: “Thầy cô cho em thuê giá như mọi người, một cái tranh của em bán đi thừa sức sống được cả năm đấy, em đừng ngại…”
Thế là Tun có ngôi nhà tập thể như bao người mơ ước.
Sáng chủ nhật thường lệ. Thầy chủ nhiệm khoa và nhà vật lí cũng là người sưu tầm cổ vật kì cựu đi uống café, tiện đường thăm lại nhà cũ xem cậu học trò “cưng” làm bài thi tốt nghiệp, khi thấy hai ba phác thảo cùng hàng loạt kí họa chi tiết, yên tâm sẽ có bài tốt nghiệp điểm cao. Nhưng kết quả trớ trêu, bằng tốt nghiệp chỉ đạt điểm trung bình. Bài thi tốt nghiệp Tun làm thuê cho con ông tướng, lại đạt điểm 10+ tuyệt đối. Thầy chủ nhiệm biết thế là không công bằng, nhưng thầy chỉ có một lá phiếu trong hội đồng có đến một tá. Thầy phản đối nhiều cũng vô ích. Sau đấy, thầy được chỉ định đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài…
Tun cầm bằng tốt nghiệp đi xin việc, cơ quan nào cũng từ chối,
Tun bán hết số kí họa cho vợ thầy chủ nhiệm để trả tiền thuê nhà và ít tiền ăn cơm bụi… Nhưng vợ thầy ngần ngừ: “Loại tranh này bây giờ khó bán lắm – Nếu em muốn kí gửi, để cô bán hộ – Cô tạm ứng trước lấy tiền để tiêu…”
Không còn con đường nào khác, Tun đành nhắm mắt đưa chân. Mấy tháng sau tiền ăn đã hết mà số tranh vẫn còn nguyên. Số tiền nợ chồng lên cao. Vợ thầy nhắn Tun đến cửa hàng:
– Cháu ạ! Thị hiếu khách hàng cứ thay đổi xoành xoạch. Tranh của cháu thời kì ấy bán đắt như thế mà bây giờ không ai hỏi đến – họ lại thích loại: trừu tượng lập thể… méo mó vặn vẹo mới thích. Thậm chí càng lạ càng khó hiểu càng dễ bán, như các loạt đây này…” Cô vừa nói vừa lôi ra một đống mà không biết nó là những cái gì. Tun bàng hoàng choáng váng đến cực độ, nhưng không còn đường từ chối.
Một bản hợp đồng được thảo rất nhanh. Đọc qua thấy quá nhẹ nhàng, một năm được bán 48 tác phẩm, diện tích từng tranh và giá bán khá cao. Sao chép theo mẫu có sẵn hoặc sáng tác theo phong cách tương tự.(?) Hợp đồng có giá trị năm năm. Nếu cần nhận tiền trước để mua nhà, mua ôtô…
Tun bắt tay vào làm việc mới thấy vô vàn khó khăn, một tuần phải chép xong một tác phẩm làm sao mà chính xác được, chứ sáng tác càng không thể có, thị trường tranh lại ế ẩm, ứ đọng hàng trăm bức tranh không bán được, soi ra đủ ngàn vạn khiếm khuyết. Tun không thể sửa lại, thế là hợp đồng phá vỡ. Tay trắng lại hoàn tay trắng. Mất toi hai năm trời căng mắt ra tô vẽ mấy trăm mét vuông công cốc… Chính Tun nhìn lại đống tranh cũng phải tự nguyền rủa mình: Tranh nhang nhác như Picatsô; như Max Ernst; như Marcel Duchamp… hoặc các họa sĩ đương đại đang nổi tiếng ăn khách.
Cái đau đớn hơn cả là làm nguội hết dòng nhiệt huyết đang sôi sục, làm tê liệt sự sáng tạo, làm khô cứng bàn tay cầm bút phóng khoáng xưa kia và cái nhìn trong sáng với cuộc đời…
Giữa lúc tuyệt vọng bị đẩy ra sống ở vỉa hè, bạn của thầy chủ nhiệm, nhà vật lí sưu tầm cổ vật đến thăm và phát hiện ra chiếc bình cắm bút mấy năm trước được tặng, đó là bình cổ đời Mạc đủ bộ có giá rất cao. Như chết đuối vớ được phao, Tun được thoát hiểm và làm lại từ đầu.
Tun như tỉnh lại sau cơn mê và ao ước không bao giờ gặp lại những cạm bẫy… Cố gắng quay lại vẽ thuê cho sinh viên làm bài tốt nghiệp, sáng tác theo ý tưởng các đại gia kể cả giấy mời thiếp cưới để đủ sống và tích lũy…
Tiến sĩ vật lý, nhà sưu tầm cổ vật hôm nay đi uống càfé một mình, phải vào một ngõ hẹp, lượn năm sáu vòng cầu thang, bước vào phòng chỉ bầy được mươi cái ghế, nhưng yên tĩnh ấm cúng. Bản nhạc nhè nhẹ thoang thoảng, chậu hoa cúc ở ban công và chim hót líu lo trên ngọn cây vỉa hè tay có thể với được…
Tiến sĩ vật lý, nhà sưu tầm cổ vật gậm nhấm nổi buồn thấy từng viên đá bó vỉa hè mòn đi nhanh chóng, và những âu bát đời Đường, đời Tống nằm trong tủ tường quán càfé càng ngày thêm đắt giá vì sự quý hiếm của nó…
Hôm nay nhà vật lý dắt xe đạp ra về, loanh quanh lại đến cầu thang nhà bạn năm xưa, biết căn nhà đã nhường cho cậu sinh viên Tun, nhưng tiến sĩ vẫn lên thăm như cầu may, hay tìm lại kỉ niệm…
Mấy tiếng gõ cửa quen thuộc.
– Mời thầy vào nhà ! (Xưa nay Tun vẫn gọi tiến sĩ như vậy)
Những kí họa được kẹp căng kín lên tường. Dăm bảy phác thảo được thể hiện khá hoàn chỉnh, từng bước từ đen trắng đến màu, riêng bản màu cũng làm hai ba “gam” khác nhau. Một cách làm đúng bài bản nhà trường đã dạy…
Tiến sĩ vật lý, nhà sưu tầm cổ vật nhìn Tun với con mắt thiện cảm, bình đẳng và có phần thán phục như nhận ra một tài năng, tìm ra bạn đồng hành, khai thác được mạch mỏ ngầm tiềm ẩn…
Kế hoạch lên biên giới phía bắc được hoạch định khá chi tiết và hấp dẫn. Nhà sưu tầm cổ vật thấy Tun có vẻ ngần ngại, ông tỏ ra từng trải, khoát tay: “Chi phí ăn uống thầy bao hết, dẫn thầy lên đó là được rồi, em muốn vẽ hay làm gì tùy ý…” Câu nói đầy vẻ chân tình gần gũi như ruột thịt làm Tun tin cậy ấm lòng.
Chọn ngày giờ đẹp xuất hành, gặp lại người quen thật vui mừng, rượu mời bằng bát được nhà sưu tầm cổ vật tương trợ nên Tun tỉnh táo vui vẻ, trông chững chạc cứng rắn hẳn lên. Lại vẽ chân dung từng người trong nhà, và không quên cô gái xinh đẹp suốt ngày ngồi thêu trong buồng, người trắng như trứng gà bóc…
Tun cứ mê miết vẽ, mấy quả mận, quả cam đặt lên đĩa cũng là tác phẩm; cái nhà sàn, tường rào bằng đá xếp, cái cổng ngõ đơn xơ cũng là tranh đẹp…
Ông già A.Pao có thêm bạn rượu, nhà sưu tầm cổ vật tỏ ra nhập cuộc rất nhanh, kể chuyện say sưa khắp miền Đông tây, Kim cổ…Mọi chuyện hai người đều ý hợp tâm đồng và ngoắc tay nhận làm anh em kết nghĩa giữa lúc hơi men nồng nặc. Cuối cùng nhà sưu tầm cổ vật hỏi đến chiếc lọ gốm nhà Mạc, hơn 400 năm hình thức không đẹp nhưng thực dụng, loại này có đủ bộ mới quý. Rồi nhờ dẫn đi xem. Chuyện đó quá đơn giản, lúc nào đi cũng được, bản bên tìm trong hang nhiều vô khối. Còn nhiều thứ khác nữa…
Nhà sưu tầm cổ vật sốt ruột cố lái câu chuyện ngày lên đường. Cũng vượt đá tai mèo, băng khe qua suối, qua nhà một già bản cùng tới là tay sưu tầm cổ vật thứ thiệt. Gặp lại tên tuổi lừng danh trong giới sưu tầm cổ vật. Thống kê cả mớ là là một con số to đến khủng khiếp. Nhà vật lý sưu tầm cổ vật mừng rơn nhưng mặt vẫn lạnh tanh. Tun cũng tò mò quan sát như nhìn những con bài trên chiếu bạc.
Xem đi xem lại, nhận kĩ mặt những cổ vật, ước đoán những trọng lượng từng vật đến lúc khô họng và đói bụng. mọi người mới sực nhớ đến bữa ăn. Lại tiệc rượu linh đình. Lúc vắng vẻ, Tun hỏi nhỏ nhà sưu tầm, ông nói vừa đủ nghe: “Của hiếm đấy!”
Bát rượu mấy lần nâng lên hạ xuống, rượu đầy lại vơi… chuyện đùa lẫn chuyện thật, cứ vờn nhau như hai võ sĩ cùng lò. Hai bên đều thiện chí nên dễ dàng thống nhất. Đến phút giao nhận nhà sưu tầm cổ vật lúng túng thực sự vì không đủ tiền. Tun hơi ngơ ngác, sau hiểu ra và quyết định: “Thầy cho em góp vốn với!” làm nhà sưu tầm tròn mắt…
Tun cởi áo lính “Na tô” lấy mũi dao chích đường chỉ khâu tay rút ra mảng giấy báo lẫn những cọc tiền được xếp rất khéo.
Thế là đưa Tun nhập vào hội những người sưu tầm đồ cổ. Và từ đó như hai thầy trò thực sự gắn bó, một tháng đôi lần khoác ba
lô, xách cặp đi sâu vào các bản quanh vùng ký họa phong cảnh và vẽ chân dung những ai muốn; người thầy điềm đạm như chỉ dẫn.
Cứ như thế mấy năm liền, cần mẫn như con ong xây tổ. Thầy trò Tun đã thu nhập trao đổi được số lượng cổ vật đáng kể… Có một nguồn tin mật: “Ở Lâm Đồng có bán cổ vật gia truyền bằng đồng đen, để gần thủy ngân sẽ đông cứng, viên đá lửa biến thành thỏi chì viết… Là nhà vật lý nghe tin chỉ mỉm cười bỏ qua. Thầy rút trong túi cho xem bức thư người bạn vùng biển cho biết đã tìm được chiếc bát “Thập ngũ kê” vẽ mười lăm con gà tuyệt đẹp, chứa nước miết tay vào mép phát ra âm thanh lỳ diệu thế mới đáng giá… Thầy kiếm cớ đi hội thảo ở nước ngoài ghé qua Hồng Kông và dừng lại vài ngày du lịch.
Khi về Hà Nội, tiến sĩ vật lí hối thúc Tun bầy triển lãm cá nhân. Thấy Tun ngơ ngác, thầy giải thích: “Tranh của em vẽ thế nào không quan trọng, bây giờ họ trả tiền là tiền đồ cổ họ đã nhận. Đây chỉ là hình thức hợp pháp. Tranh em vẽ thậm chí càng khó hiểu càng tốt. Vì thế em có quyền đề giá thật cao”
Sẵn bản lĩnh và thẩm mỹ nghệ thuật, Tun say sưa vẽ. Nhưng thời gian có hạn, Tun phải lục lại đống tranh cũ mấy năm trước làm theo thị hiếu dở hơi đến ngu dốt. Bây giờ Tun phải đưa ra triển lãm như sáng tác mới và chính mình cũng thấy nó chẳng ra gì…
Tiến sĩ vật lý tìm đến nhóm chuyên làm sự kiện, khoán gọn từ thiết kế nội ngoại thất đến việc in giấy mời và đưa đến những nơi không thể thiếu cùng các bạn xa gần…
Buổi khai mạc thật trang trọng, bữa tiệc đứng thật thịnh soạn, rượu vang ngoại rót tràn cốc, cụng li tơi tới…
Những vị khách nước ngoài không biết có say hay không mà dán mắt vào từng tranh rồi gắn “cacd visit” cùng bông hoa nhựa đặt mua, cuối bữa tiệc một nửa số tranh đã có người sở hữu.
Các phóng viên đài báo đến quay phim chụp ảnh lia lịa và ngày hôm sau các báo đều có hàng tít lớn đưa tin về triển lãm đã thành công ngoài ý muốn.
Một tháng sau Tun đã sở hữu một quả đồi chục hécta để xây biệt thự sinh thái…
Mấy sinh viên mới ra trường lại lao đầu vào vẽ tranh na ná như Tun để bán mong được khá giả… Họ nào có biết lúc này Tun hoang mang đến cực độ như lạc trong rừng không tìm ra phương hướng. Tun đã quên mất những ngày ngồi trong học đường, nghiên cứu hình họa, hòa nhập vào đồng bào mình, vẽ những gì con mắt mình nhìn thất, vẽ cái gì con tim mình rung động. Tun không biết được chính mình hiện đang ở chỗ nào…
Khuôn viên ngôi nhà to rộng bao nhiêu, con người Tun lại cằn cỗi chai sạm nghi ngờ ngay chính mình và người thân thiết xung quanh.
Lại triển lãm lần nữa, nữ phóng viên xinh đẹp, người đồng hương quen thuộc cô ta hẹn Tun gặp nhau ở “Quán kem Bờ Hồ” này.
Tun lượn chiếc xe thể thao màu đỏ ớt êm ro, bước vào quán lần này đầy tự tin kiêu hãnh. Tun không ngờ cô bé hàng xóm còm nhom ngày xưa nay đã phổng phao đầy đặn, ăn nói lưu loát, sắc sảo đến trịch thượng, soi mói đến khó chịu gần như nhìn được tâm can sẵn sàng bôi bác, làm Tun e ngại. Chính thế Tun phải chấp nhận cuộc gặp này vừa là xoa dịu đôi mắt cháy bỏng muốn đốt cháy người đối diện; cũng là muốn biết cái làng quê cằn cỗi “…gà ăn sỏi” năm nào cũng lũ lụt triền miên…
Người phục vụ nhã nhặn:
– Thưa! …Quý khách dùng kem tươi ạ!
Tun mải ngắm con sóng lăn tăn trên mặt hồ, khẽ gật đầu… một ly trong suốt, kem nhiều màu xoắn xuýt uốn lượn cao vút lên như ngọn lửa đặt trên bàn…
Cô phóng viên thoăn thoắt bước vào tự nhiên như quá quen thuộc, nói luyến thoắng thanh minh đến hơi trễ vì kẹt xe, vì sếp đến chậm, lại phải trình bầy dài dòng mới được in minh họa cái tranh khổ lớn…
Tun hơi choáng ngợp rồi lấy lại chủ động:
– Em dùng chi? Kem tươi hỉ!
Đôi mắt long lanh chơm chớp và cái gật đầu rất nhẹ, Tun búng hai ngón tay thật sành điệu, hai ly kem tươi đặt lên mặt bàn. Cô phóng viên cầm thìa tay “chiêu” lóng ngóng, múc kem húp xì xụp như đang chết khát chết đói, kem lúng búng trong mồm vẫn nói như sợ ai nói mất phần. Một loáng ly kem đã hết nhẵn, Tun giơ tay nhìn người phục vụ gật đầu, hai ly kem nữa lại mang đến. Với cô phóng viên, Tun nhẹ nhàng:
– Em dùng tiếp đi!
– Sẵn sàng
Tun mỉm cười thỏa mãn, một sự thích thú như ngắm một tác phẩm mình vừa sáng tạo.
– Anh học xong phổ thông thì em mới vào lớp một…
– Anh hơn em một “giáp” mà!
– Không ngờ anh trở thành ông già sớm thế…
– Trông anh còn phong độ chán, khối cô gái trẻ đang quây lấy anh là gì?
– Em diễu anh nhiều quá! Tụi em còn hay bơi sông không?
– Lâu lắm rồi em chưa về!
– Sông La là bút danh của em, tên thường gọi là gì?
– Tên thường gọi cũng là La, Hồ thị La, la hét ấy, anh sợ không?
Cả hai người cùng cười vô tư như một sự hòa nhập thơ ngây của tuổi trẻ, lâu lắm Tun mới có được…
Tun như chợt nhớ lại mình, con tim đã dập nát, đầu gai vết dằm còn dính lại đôi khi đau nhói. Tun cân nhắc câu chuyện vừa rồi sao cô ta vô tư trong sáng thế. Thời buổi này sao còn người bộc lộ thơ ngây đến như vậy. ? Đôi mắt đen sâu thẳm cô phóng viên nhìn thẳng vào mắt Tun như khao khát chờ đợi một sự chân tình, thành thực:
– Ở phòng họp không tiện hỏi, bây giờ anh có thể nói rõ tác phẩm: “Không đề I” và “Không đề II” được không?
Tun hơi chột dạ, chính Tun cũng không hiểu được “Không đề I” và “Không đề II” là gì. Nó chỉ dành để các phóng viên đã nhận “các sê” tự bốc lên tương xứng với đồng tiền bát gạo, đó là chỗ tùy hứng của từng người. Tun nâng ly kem, cố gượng cười rất tươi nói lấp liếm:
– Thì nó là “Không đề thứ nhất” và “không đề thứ hai” mà… nào chúng ta cùng nâng ly…
– Anh sáng tác nó trong hoàn cảnh nào? Cô phóng viên cứ bám riết dai dẳng.
– Ờ! ờ… anh cũng không nhớ nữa!
– Sao lại thế được! Anh phải nhớ lúc kí tên vào buổi sáng hay buổi chiều chứ!
Điều ấy quá chính xác, đứa con tinh thần sinh ra mang nặng đẻ đau sao quên được. Nhưng nói ra ý tưởng và tán hưu tán vượn điều ấy Tun chưa nói đã thấy ngượng mồm.
Tun chợt nhận ra như rơi vào kịch bản của nghệ sĩ tài ba hay đạo diễn lành nghề nào? Hay cô ta sắc sảo muốn tìm hiểu tận cùng sự việc; hay soi mói như bao cô gái khác…
Hồi Tun mới có ngôi nhà khu tập thể, cô sinh viên “Ngoại thương” tự nguyện đến sống thử vợ chồng và tự nguyện tháo tung hết quần áo làm mẫu để vẽ. Tun thấy cuộc đời tươi đẹp như bay lên tận thiên đường… Không ngờ đó chỉ là chỗ tạm dừng chờ đón một đại gia rồi đi không một lời tiễn biệt… mới đây tự nhiên dẫn xác đến nối lại tình xưa. Con người ấy mà tâm hồn trống rỗng thể xác nhạt nhẽo đến lợm giọng không khác gì “ca ve” mạt hạng…
Một lần lên biên giới, Tun nghe có dụng cụ tự thỏa mãn tình dục. Không ngờ vật đó làm Tun ngạc nhiên, gặp lại cảm xúc thoi thóp đập như con tim đang sôi sục, sau đó biết im lặng và trung thủy. Cái khoái cảm của máy móc này đã làm Tun si mê, quyến rũ thành thứ bệnh ma quái không thể dứt bỏ……
Những cô gái thơ trẻ kia có thật lòng đến chừng nào, chắc Tun cũng không tin cậy vì không phân biệt được thật giả…
Bây giờ Tun có người lau nhà, tưới hoa, quét sân, nhưng phòng vẽ vẫn ngổn ngang, luộm thuộm, không người quét dọn nào làm đúng ý. Tun tự ngụy biện gọi đó là “sự hỗn loạn trong thứ tự ?”… Cái luộm thuộm ấy đã thấm sâu vào con người Tun, đã trở thành bản chất, nó rất khó sửa… và không thể thay đổi!
Cũng như sự nghi ngờ về bạn gái, lúc nào cũng thấy sự dối trá và cạm bẫy, Tun dè dặt đến khắt khe mất cả lý trí, cũng không biết bao giờ mới sửa được.
Con người Tun ngày xưa đâu có thế!
L.B.H.