70 năm sau ngày ra đời, sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (1904 – 1949) đã “tái xuất” để đến với bạn đọc – Mai Kiều

Nhượng Tống là “bạn cùng thề” với Nguyễn Thái Học trong Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1945, để chuẩn bị sự kiện 15 năm ngày Việt Nam Quốc dân đảng bị dìm trong bể máu, lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 người đồng chí khác lên máy chém ở Yên Bái, Nhượng Tống đã hoàn thành cuốn sách này. Coi việc viết về Nguyễn Thái Học là nghĩa vụ của một người đồng chí may mắn còn sống sót, Nhượng Tống đã dựng lại một thời kỳ lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng đồng thời cũng là tiểu sử của chính lãnh tụ tổ chức này từ tuổi học trò…

Nhượng Tống là “bạn cùng thề” với Nguyễn Thái Học trong Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1945, để chuẩn bị sự kiện 15 năm ngày Việt Nam Quốc dân đảng bị dìm trong bể máu, lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 người đồng chí khác lên máy chém ở Yên Bái, Nhượng Tống đã hoàn thành cuốn sách này. Coi việc viết về Nguyễn Thái Học là nghĩa vụ của một người đồng chí may mắn còn sống sót, Nhượng Tống đã dựng lại một thời kỳ lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng đồng thời cũng là tiểu sử của chính lãnh tụ tổ chức này từ tuổi học trò.

Bằng góc nhìn của người trong cuộc, Nhượng Tống đã có thuận lợi tuyệt đối. Những tư liệu lịch sử quan trọng về biến cố chính trị một thời mà lâu nay chính sử chưa nhắc được tường tận thì gói gọn trong 140 trang sách, Nhượng Tống đã cho bạn đọc hôm nay biết đến. Đó là những đảng viên trung kiên như Cô Bắc, Cô Giang… diễn biến cuộc tấn công của Việt Nam Quốc dân đảng ở Hưng Hóa và Lâm Thao (Phú Thọ), diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái…

Đúng như nhà sử học Dương Trung Quốc trong lời giới thiệu sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống đã viết: “Sách chứa đựng nhiều tư liệu có giá trị để các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu và viết về Nguyễn Thái Học, tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng cùng cuộc khởi nghĩa Yên Bái”.

Tuy nhiên, cũng có một vài sai sót nhỏ trong khi tái bản cuốn sách này, hy vọng trong những lần tái bản sau, nhà xuất bản sẽ khắc phục được. Đó là việc có đến 3 năm sinh của Nguyễn Thái Học: 1902, 1903 và 1904. Ngoài bìa đề Nguyễn Thái Học (1902-1930). Trong chương 1 “Đời học sinh” viết: “Nguyễn Thái Học sinh ngày mồng 1 tháng mười hai năm 1904. Kỳ thực thì anh tuổi Quý Mão (1903)”.

Chi tiết thứ hai là chú thích ảnh Lễ tưởng niệm nhà yêu nước Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thái Học chưa được chính xác ở câu “Phạm Hồng Thái (người đã dùng bom tự tạo mưu giết Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh Pháp ở Thượng Hải”. Thực ra, Phạm Hồng Thái mưu sát Méc-lanh gắn với tiếng bom Sa Diện thuộc tỉnh Quảng Châu chứ không phải thành phố Thượng Hải.

M.K.


(Nguồn Thể thao & Văn hóa)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder