An Nam lại sinh thánh – Ngô Tất Tố (1894-1954)

Nghe  nói ngài đang dự định soạn một bộ kinh thánh để truyền bá cho  đời, không biết nay đã xong chưa! Tiếc rằng ngài sinh khí muộn,  nếu sớm được hai nghìn năm nữa… chắc đâu bây giờ ngài không là  một vị cứu thế? Đi ngược trở lại, ta còn thấy nhiều đức giáo chủ  khác cũng giống như giáo chủ Nhất tâm. Giáo chủ của Tam Kỳ đại  đạo, giáo chủ của Bạch liên giáo, đều sản ở Y châu tất cả. Coi đó  biết Y châu thật là cái ổ nở ra giáo chủ. Quý hóa thay!..

Nghe  nói ngài đang dự định soạn một bộ kinh thánh để truyền bá cho  đời, không biết nay đã xong chưa! Tiếc rằng ngài sinh khí muộn,  nếu sớm được hai nghìn năm nữa… chắc đâu bây giờ ngài không là  một vị cứu thế? Đi ngược trở lại, ta còn thấy nhiều đức giáo chủ  khác cũng giống như giáo chủ Nhất tâm. Giáo chủ của Tam Kỳ đại  đạo, giáo chủ của Bạch liên giáo, đều sản ở Y châu tất cả. Coi đó  biết Y châu thật là cái ổ nở ra giáo chủ. Quý hóa thay!

Thánh có nhiều hạng. Cái hạng thánh nhất trong các vị thánh là những ông lập ra tôn giáo. Từ nửa trên thế kỷ 20 về  trước, tất cả thế giới chỉ có bốn ông thánh về hạng này. Một là ông  Thích Ca Mầu Ni sáng lập ra đạo Phật, hai là ông Gia tô Cơ đốc  sáng lập ra đạo Gia tô, ba là ông Mô-hãn-mặc-đức sáng lập ra đạo  Hồi, bốn là cụ Khổng, thủy tổ của đạo Nho. Bốn vị đại thánh nhân  đó đều đẻ ra trong giải đất Y châu. Thích Ca là người ấn Độ, Gia  tô là người Do Thái, Mô-hãn-mặc-đức là người Thổ Nhĩ Kỳ, cụ  Khổng là người ở Trung Hoa. Đó là một điều rất lạ. Đất cát năm  châu không hẹp, cớ gì các ngài không đẻ san ra các nơi khác, lại  chen nhau sinh vào một khu? ông Lương Khải Siêu, một nhà thông minh bác học ở Tàu cũng không hiểu được lẽ đó, đã phải  đánh đố như vầy: Ai mà nói được cái cớ vì sao ba vị đại thánh  nhân ấy (Gia tô, Thích Ca, Khổng Tử) lại cùng đẻ ở châu Y thì tôi  xin cầm roi ngựa mà theo hầu. Nhưng xét ra cớ ấy cũng không có  gì là khó giải. Chẳng qua vì Y châu là nơi “thổ sản giáo chủ” cũng  như Sơn Tây là nơi “thổ sản rau muống”, Đình Bảng là nơi “thổ sản củ mài” vậy, cho nên các ngài mới cùng tìm đến Y châu mà đẻ.  Nói thế không phải là nói chày cối, tôi có nghiệm xét rõ ràng. Nếu  Y châu không phải là nơi thổ sản giáo chủ thì sao lại cứ sản ra  giáo chủ luôn luôn? Cho nên ngày nay của “hiếm có” ấy vẫn cứ nẩy  ra ở đại lục này như thường. Cái ông giáo chủ cuối cùng là người  nước ta, thánh hương ở ấp Bến Tam, tỉnh Biên Hòa, thánh húy là  đức Xã Phúng, đạo của ngài là đạo Nhất tâm. Theo báo Lục tỉnh  tân văn, đạo Nhất tâm xuất hiện mới 4 tháng nay, tín đồ hiện đã  đông lắm. Mỗi tháng cứ đến hai ngày rằm và mùng một là kỳ  giảng đạo, trong nhà thờ đèn nến sáng choang, đàn ông đàn bà  “con chiên” rải nệm ngồi la liệt từ ngoài đầu sân ngồi vào. Quá  luật của đạo này cũng giống quá luật của đạo Thiên chúa, ai đã  theo đạo thì phải theo gọn cả nhà, không được để ở nhà mình có  một người nào ngoại đạo. Lạ lùng nhất là phép chữa bệnh của đức  giáo chủ. Kẻ nào có bệnh xin chữa thì ngài hoặc dùng roi mây mà  quất vào đít, hoặc dùng nước lã mà đổ vào mũi, hoặc dùng bùa  giấy mà thọc vào trong cuống họng, để chảy ra rãi xanh, rãi vàng.  Vậy mà nhiều người cũng cứ đem bệnh đến cho ngài chữa. Nghe  nói ngài đang dự định soạn một bộ kinh thánh để truyền bá cho  đời, không biết nay đã xong chưa! Tiếc rằng ngài sinh khí muộn,  nếu sớm được hai nghìn năm nữa… chắc đâu bây giờ ngài không là  một vị cứu thế? Đi ngược trở lại, ta còn thấy nhiều đức giáo chủ  khác cũng giống như giáo chủ Nhất tâm. Giáo chủ của Tam Kỳ đại  đạo, giáo chủ của Bạch liên giáo, đều sản ở Y châu tất cả. Coi đó  biết Y châu thật là cái ổ nở ra giáo chủ. Quý hóa thay!

N.T.T

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder